Đề tài Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945

Bên cạnh những cảm xúc nồng nàn của lòng ham sống, của một tình yêu bao la, rộng lớn như vũ trụ, như một bàn tiệc gọi mời thì thơ Xuân Diệu cũng tràn đầy éo le và bi kịch. Càng chân thành say mê, càng thèm khát được giao cảm với đời thì càng cô đơn và xa cách :

Em là em, anh vẫn cứ là anh

Có thể nào qua Vạn lý trường thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật

Tác giả khát khao yêu đương, khát khao được hoà nhịp với con người, với tình yêu nhưng sao nó cứ xa vời khiến ông cảm thấy cô đơn và chống vắng. Em thì vẫn là em mà anh cũng vẫn là anh, hai hình ảnh anh - em ở cùng một thế giới nhưng lại có một bức tường ngăn cách anh và em không thể hoà làm một.Có thể là một động từ không độc lập chỉ khả năng, Vạn lý trường thành cao, xa thế biết khi nào mới tới được, càng mong thì càng thấy xa.Đó là một thách thức của tình yêu, nỗi khát khao, thèm muốn của Xuân Diệu càng dâng trào càng thấy xa sôi.Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn, làm sao có thể khám phá hết đây. Tất cả mọi bí mật đều ẩn chứa trong vũ trụ bao la và Xuân Diệu càng thấy mình nhỏ bé đơn côi.Tình yêu của ông đã gặp những trở ngại đầu tiên.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp tác giả Xuân Diệu. Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ, quê ở Hà Tĩnh vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu học Tiểu học ở quê, sau đó ra Hà Nội học, ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Xuân Diệu học được ở cha tính cần cù, siêng năng, kiên trì, lao động nghệ thuật. sống nhiều ở quê mẹ làm phong phú tâm hồn ông bởi cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp. Là nhà thơ trữ tình, một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khát khao yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu , âm thanh, và hương vị trong "thơ thơ" , pha lẫn chút vị đắng cay trong "gửi hương cho gió ". Hai tập thơ được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông, ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống . Và ca ngợi tình yêu thì không sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và là cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cữu, tất cả được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lí nhân sinh. 2. Hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu 2.1: Bảng khảo sát: Sau khi tìm hiểu cuốn "thơ tình Xuân Diệu" của tác giả Hà Minh Đức, chúng tôi có bảng khảo sát sau: Lớp động từ Tiểu loại Nhóm nhỏ Động từ Tỷ lệ(%) Động từ không độc lập Nhóm động từ chỉ ý nghĩa quan hệ Động từ chỉ quan hệ đồng nhất Là, làm 38,9 18,5 Động từ chỉ quá trình biến đổi Trở nên,tan biến,tan thành Động từ đối chiếu, so sánh. Như, tựa, Nhóm động từ tình thái Động từ chỉ sự cần thiết và khả năng Nên, cần, có phải,có thể,lần đầu,hoá 61,1 Động từ chỉ ý muốn, ý chí Định, dám, muốn Động từ chỉ sự chịu đựng,tiếpthu Được, bị Động từ độc lập Động từ tác động Bớt, bốc, ngừng, dò xét, gắn,khắng khít,đòi hỏi,riết,xô,nhìn,viết,xé,nắm, thêu,dệt,lỡ,thổi,đã,ngỡ,soi,pha,trông, đẩy,ngân,đánh,rủa 13,8 81,5 Động từ mang nghĩa trao nhận. Tặng,cho,biếu,lấy,dâng,đem,uống,chở,đưa,mang,gửi,mời,xin,thêm,nhận 7,1 Động từ gây khiến. Làm,đề nghị,bảo,khiến,để,hãy,xích, nhắc,giấu,chớ,hỡi,vờn,rụng,kèm,bắt,gặp,hẹn,cứ,rứt,mau,gấp,xịch,giục,hái, lan,tràn,chói,mở,đợi,trút,chảy,tuôn, gảy,buộc 16,8 Động từ cảm nghĩ – nói năng. Tiếc,hờn,yêu,mơ,hiểu,biết,nghe,nhớ,mong,sợ,ghét,căm giận,tin tưởng,thấy , thờ ơ,tưởng,buồn,ngẩn ngơ,ngơ ngác,nói,khóc,ước mơ,giận,vui,nghĩ, thấu,nghi,nghen,saysưa,cười,trêu,giận dỗi,giận hờn,e ấp,thắm,vội vàng,gặp gỡ,run run,chợt,cung kính,rung động,ngơ ngẩn,cầu nguyện,hận,bâng khuâng,mơn trớn 28,6 Động từ chỉ vận động di chuyển. Ra,vào,lên,xuống,về,qua,sang,lại,tới, đến,đi,phấtphơ,bước,múa,dẫn,trôi,dạo, dời,xê xích,đổ,rơi,buông xuống 12,8 Động từ tồn tại. Có,còn,nở,mọc,sống,chết,tàn,tắt,tan tác,đốt,bừng,núp,cháy,thấm,chìm,vỡ,mất,ở,nảy 9,7 Động từ tư thế. Ngồi,nằm,đứng,ngủ,giơ,ôm,ghì,gần gũi,chở che,nâng,cưỡi,sát,kề,quấn ,kéo,lướt,gối,ngó,đặt,vướng 11,2 2.2 : Nhận xét chung : Trong mỗi câu thơ Xuân Diệu hầu hết đều có sử dụng các động từ để diễn tả cảm xúc, đọc thơ ông ta thấy hiện lên một số lượng lớn động từ như đã tổng kết ở bảng trên. Số lượng động từ được tác giả sử dụng chiếm đến 1/3 số lượng từ. Chỉ với hơn 20 bài thơ trong tâp thơ mà có tới hơn 300 động từ được Xuân Diệu sử dụng, trong đó có nhiều động từ được tác giả nhắc lại nhiều lần; Tạo nên những lớp lang ngệ thuật trong thơ ông. Một giọng thơ riêng biệt, một hồn thơ tràn đầy niềm khát khao giao cảm với đời : Hư vô bóng khói trên đầu lạnh Cành biếc run run chân ý nhi _ Thu _ Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân _ Thơ duyên _ Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh Lung linh, bóng sáng, bỗng rùng mình _ Nguyệt cầm _ Với những câu thơ không thể lẫn được dù có trộn giữa trăm nghìn câu thơ của các nhà thơ khác, những câu thơ đậm chất Xuân Diệu- Bởi trong làng thơ Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới có hồn thơ luôn thức giấc giác quan để sống, nhận thức, khám phá, sáng tạo, biểu hiện nghệ thuật.Và cũng chỉ có Xuân Diệu mới có cách sử dụng rất nhiều lần và rất đạt các động từ chỉ hoạt động và trạng thái tâm linh của cái tôi trữ tình,của các nhân vật trữ tình để thể hiện cảm xúc, cảm giác mãnh liệt, dữ dằn trong cuộc sống nói chung và đặc biệt là trong tình yêu đôi lứa. 2.3 Ngữ nghĩa động từ trong thơ tình Xuân Diệu 2.3.1 Động từ không độc lập : Với Xuân Diệu, việc sử dụng động từ trong thơ ông là một nét độc đáo. Ông không hề bỏ qua một lớp động từ nào. Trong tập "thơ tình Xuân Diệu" của Hà Minh Đức, ông sử dụng những động từ không độc lập như : là, như, định, dám, muốn, được...Tuy số lượng không đáng kể, nó chỉ chiếm 18,5% so với tổng số lượng động từ được sử dụng. Những động từ không độc lập mà Xuân Diệu dùng là những động từ phụ trợ nhằm bổ sung ý nghĩa, nhấn mạnh cho những hành động yêu của ông, để thấy được tình yêu của Xuân Diệu càng mạnh mẽ hơn, mãnh liệt hơn, cuống quyết hơn. Tình yêu ở Xuân Diệu không nhè nhẹ, hiu hiu, đau khổ có nhưng trong lòng nhà thơ không bao giờ nguôi lạnh, không chết dù là một ít, yêu là sự cho và nhận, cho rất nhiều nhưng không đòi hỏi nhận lại. Xuân Diệu hết mình vì tình yêu, nó sôi nổi, nồng nàn, cuồng nhiệt: Như kẻ hành nhân quáng nắng thiêu Ta cần uống ở suối thương yêu Hãy tuôn âu yếm lùa mơn trớn Sóng mắt, lời môi nhiều thật nhiều... ............... Trời cao treo nhử chén xanh êm Biển đắng không nguôi nổi khát thèm Nên lúc môi ta kề miệng thắm Trời ơi, ta muốn uống hồn em. Ngay từ đề bài thơ "vô biên" ta đã thấy tình yêu của Xuân Diệu rộng lớn và bao la đến vậy.Một tình yêumãnh liệt đến vô tận :"Hãy tuôn,đùa mơn trớn".Tình yêu có thể tuôn được sự âu yếm ,lùa mơn trớn ,nó mạnh mẽ biết bao.Bởi tình yêu đẹp mà "ta cần uống...,khát thèm",tác giả thèm muốn tình yêu đến tuột bậc .Không phải chỉ "uống" mà là "cần uống" như một sự cần thiết không thể không uống .Tình yêu dâng lên "kề miệng thắm", nó đến gần với chúng ta, lúc này tác giả khao khát được yêu vô biên : " trời ơi, ta muốn uống hồn em". "Muốn uống" là hai động từ được đi kềm với nhau đẻ bổ sung ý nghĩa cho nhau,khi nỗi khát thèm không nguôi,thì ta muốn uống cả hồn em - lúc này tình yêu dào dạt ,cuồng nhiệt đến mãnh liệt. Nhà thơ quan niệm tình yêu như là "phần ngon nhất của cuộc đời " mà con người không thể thiếu được .Nhà thơ viết về tình yêu với những cung bậc khác nhau. Cảm xúc tình yêu trong thơ Xuân Diệu mãnh liệt ,mặn nồng,nhưng chân thành và mới mẻ . Đó là một tình yêu đích thực ,không nghiêng về nhục cảm mà hài hoà rất trần thế nhưng cũng rất lý tưởng, rất nhục thể nhưng cũng rất tâm linh .Có người từng nói : "Xuân diệu không quan niện tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất,cái đích cao nhất trong tình yêu " Đối với Xuân Diệu, một con người luôn tha thiết, rạo rực và say đắm trong tình yêu thì tình yêu luôn luôn và sẽ mãi là chưa đủ : Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Anh tham lam anh đòi hỏi quá nhiều Anh biết rồi, em đã nói em yêu ; Sao vẫn nhắc một lời đã cũ ....... Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái Em phải nói, phải nói và phải nói Xuân Diệu đã yêu và đòi hỏi quá nhiều trong cái tình yêu đó bởi ông luôn muốn yêu tha thiết, yêu giục giã, yêu cuồng si, ông cho rằng yêu tha thioết vẫn chưa đủ, và "đòi hỏi" tình yêu. Mặc dù cô gái "đã nói" đã thừa nhận yêu anh nhưng Xuân Diệu vẫn "nhắc" những lời đã cũ, một lần nữa ta lại thấy được cái ham muốn, cái khát khao mà ông mong chờ ở tình yêu là không bao giờ đủ. Tác giả đã sử dụng rất nhiều động từ trong đoạn thơ trên, sự kết hợp hài hoà giữa hai loại động từ độc lập và động từ không độc lập để bổ trợ cho nhau, để thể hiện hết tâm tình và ước mong của Xuân Diệu. Ông đã lặp đi lặp lại tổ hợp động từ "phải nói" như mộy sự yêu cầu, một sự thúc giục phải yêu và phải yêu cho đến nghìn lần, cho đến mãi mãi.Bởi vì với Xuân Diệu yêu là mãi mãà khônh bao giờ hết và cho đến lúc chết ông vẫn không quên phải yêu. Đó là biểu hiện của lòng ham sống, Xuân Diệu sống trẻ, sống yêu cho đến phút cuối. Bên cạnh những cảm xúc nồng nàn của lòng ham sống, của một tình yêu bao la, rộng lớn như vũ trụ, như một bàn tiệc gọi mời thì thơ Xuân Diệu cũng tràn đầy éo le và bi kịch. Càng chân thành say mê, càng thèm khát được giao cảm với đời thì càng cô đơn và xa cách : Em là em, anh vẫn cứ là anh Có thể nào qua Vạn lý trường thành Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật Tác giả khát khao yêu đương, khát khao được hoà nhịp với con người, với tình yêu nhưng sao nó cứ xa vời khiến ông cảm thấy cô đơn và chống vắng. Em thì vẫn ‘‘là’’ em mà anh cũng vẫn ‘‘là’’ anh, hai hình ảnh anh - em ở cùng một thế giới nhưng lại có một bức tường ngăn cách anh và em không thể hoà làm một.’‘Có thể’’ là một động từ không độc lập chỉ khả năng, Vạn lý trường thành cao, xa thế biết khi nào mới tới được, càng mong thì càng thấy xa.Đó là một thách thức của tình yêu, nỗi khát khao, thèm muốn của Xuân Diệu càng dâng trào càng thấy xa sôi.Vũ trụ ‘‘chứa’’ đầy những điều bí ẩn, làm sao có thể khám phá hết đây. Tất cả mọi bí mật đều ẩn chứa trong vũ trụ bao la và Xuân Diệu càng thấy mình nhỏ bé đơn côi.Tình yêu của ông đã gặp những trở ngại đầu tiên. Tình yêu trong những giây phút đằm thắm nhất, đam mê nhất không hạ thấp con người mà năng họ lên tầm cao mới: Rồi ngó mê nhau, ta mỉm mắt cười Và lặng lẽ thấy lòng cao chín bệ Không cần nói. Trái tim dường mở hé Hoa muôn năm nghe nở tiếng thần tiên Trong tình yêu, con người được năng lên tầm cao, không phải mỉm miệng cười mà đã trở thành mỉm mắt cười. Người ta thường nói ‘‘ đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn’’, Xuân Diệu cười bằng mắt và bằng cả tâm hồn mình. Và ông cảm thấy tâm hồn thanh thản, cao quí hơn. ‘‘Cần’’ là động từ chỉ sự cần thiết, ở đây ông ‘‘không cần nói’’ không cần đến nhiều lời mà dùng chính trái tim chân thành của mình hé mở một trái tim yêu đương để đón lấy tình yêu. Và ngay cả hoa ngàn năm ‘‘nở’’ còn ‘‘nghe’’ được tiếng thần tiên, quả là một điều kì diệu.Thế giới nhân vật trong thơ Xuân Diệu là những con người khát khao sống, thèm muốn hạnh phúc và yêu đương. Và cuối cùng con người khát yêu ấy cũng là con người lạc bước: Lòng ta là một cơn mưa lũ Đã gặp lòng em là lá khoai Những hình ảnh được so sánh độc đáo qua cách sử dụng động từ không độc lập ‘‘là’’.Lòng ta được ví như một cơn mưa lũ, còn lòng em lại ví như lá khoai. Người ta thường thấy trên lá khoai những giọt nước đọng lại sau cơn mưa.Nhưng ở đây không còn đơn thuần là mưa mà đã thành lũ, một cơn lũ ‘‘gặp’’ lá khoai thì làm sao có thể đọng lại những giọt nước long lanh đầy màu sắc, và như vậy lòng anh gặp lòng em cũng chỉ là một sự lạc bước mà thôi. Trong cái xã hội xám xịt, Xuân Diệu không tìm được niềm giao cảm nào. Đó cũng là bi kịch lớn nhất trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Nhà thơ cũng ý thức được rằng trong cái xã hội mà ‘‘cơm áo không đùa với khách thơ’’ thì: Ta như cô khách khoảng đìu hiu Đã gặp chiều hôm, lại bước liều Muốn trốn sầu đơn muôn vạn kiếp Lại tìm sa mạc của tình yêu Tác giả lại một lần nữa sử dụng phép so sánh nhưng lần này ông ví mình ‘‘như’’ cô khách đìu hiu, buồn bã, cô đơn trong bóng chiều hôm. Tác giả đã ‘‘bước’’liều khi gặp cảnh chiều hôm và ông ‘‘muốn trốn’’ khỏi cái sầu muôn vạn kiếp và đi ‘‘tìm’’ xa mạc tình yêu. Do vậy, thơ ông tràn đầy những trăn trở, tiếc nuối về những phút trao yêu quá ngắn ngủi, về ‘‘tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại’’. Ông rất nhạy cảm với sự đổi thay của người đời ‘‘ sự thật hôm nay không thật đến ngày mai, đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn’’. Điều đó làm Xuân Diệu hốt hoảng, vội vàng, giục giã để tìm hiẻu và tận hưởng hạnh phúc. Nhưng càng tìm kiếm lại càng cô đơn và tội nghiệp. Điều này tạo nên âm hưởng bi kịch trong lời thơ, giọng điệu thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu từng vội vàng: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Luôn mang trong mình niềm khát khao giao cảm với đời, với thiên nhiên và luôn yêu hết mình, Xuân Diệu không muốn thời gian làm chảy trôi tất cả, ông muốn mọi cảnh đẹp luôn ở bên mình để tận hưởng, để xẻ chia. Ông ‘‘muốn tắt, muốn buộc’’ - muốn nắng, gió ở lại vui đùa cùng thi sĩ. Ông muốn kìm hãm nhịp bước của thời gian để tận hưởng tuổi trẻ, ông từng gịuc giã : Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi tình non đã già rồi Xuân Diệu thúc giục chúng ta phải ‘‘mau’’, phải ‘‘vội vàng’’ yêu nếu không tình non sẽ già và sẽ không thắm thiết như xưa Nhà thơ phát biểu hết sức chân thành những cảm xúc thiết tha, mãnh liệt với trái tim tràn đầy cháy bỏng : Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và cây và cỏ rạng Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi. Khát khao yêu cháy bỏng của Xuân Diệu thật mãnh liệt biết bao, Xuân Diệu khát yêu đến vô biên, đến lớn lao. Ông muốn ‘‘ôm’’ tất cả mọi thứ về phía mình để hưởng thụ hết những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống, của tình yêu. Xuân Diệu ‘‘muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu…’’.Đó là một một ước muốn luôn âm ỉ cháy trong tâm hồn tác giả. Từ cái sự sống mới bắt đầu mơn mởn, cho tới mây, gió và cả tình yêu ông đều muốn ôm hết vào mình để lấy hơi thở nhẹ nhàng của tìmh yêu. Tác giả lặp đi lặp lại động từ ‘‘cho’’ để thấy được niềm khát khao cháy bỏng đã được đền đáp, mùi thơm, ánh sáng và thanh sắc thời tươi đã tràn đầy cả không gian để mộy lần nữa Xuân Diệu cảm thấy mình đã được lạc giữa vườn tìmh ái. Cho đến một hành động vô cùng táo bạo ‘‘cắn’’ vào xuân hồng, phải chăng xuân hồng là một người hay một vật nào đó rất đẹp hiện hữu trong không gian khiến tác giả muốn thưởng thức ngay bằng vị giác của mình. Nhưng thật diệu kỳ, xuân hồng là những hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp, của mùa xuân hồng thắm. Tình yêu trong sáng nhất luôn chứa đựng màu hồng, một hình ảnh vô cùng đẹp mà chúng ta không thể cầm nắm được. Điều đó càng kích thích sự chú ý, tò mò của một con người thiếu thốn yêu thương và Xuân Diệu không hề băn khoăn gì mà thoải mái thực hiện hành động táo bạo của mình… 2.3.2 Động từ độc lập : Động từ độc lập trong thơ tình Xuân Diệu là một khối lượng rất lớn, chiếm 81,5% trong tổng số động từ đã được tác giả sử dụng. Những động từ độc lập trong thơ tình Xuân Diệu tiêu biểu như : thâu, riết, say, cắn, ôm, hôn, hờn, gấp....là những động từ chính để thể hiện những cảm xúc trong tình yêu của Xuân Diệu, những cung bậc tình yêu, sự nồng nàn, bồng cháy, khát yêu đến mãnh liệt, cuồng nhiệt.Sự cuống quyết , vội vã yêu và phải yêu cho đến suốt đời. Xuân Diệu – một chàng trai trẻ ngây ngô luôn muốn khám phá, tìm tòi cái thế giới mộng ảo của tình yêu. Lúc đầu Xuân Diệu cũng chưa hiểu gì về tình yêu, nên ông luôn muốn đi tìm định nghĩa tình yêu và ông đã thử định nghĩa: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu Hay : Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết Tình yêu là gì? Xuân Diệu băn khoăn không biết phải hiểu nó như thế nào "làm sao cắt nghĩa" ngay từ khi bước vào cái thế giới tình yêu đầy bí ẩn ấy ông đã thể hiện trạng thái tâm hồn mình bằng những động từ. Tình yêu như một cái gì đó luôn vận động, không dừng lại ở bắt cứ cảm xúc nào, khiến chúng ta phải chạy theo nó, phải "cắt" thành nhiều phần nhỏ để hiểu cặn kẽ từng phần của tình yêu. Tình yêu ắt hẳn phải có sức mạnh vô biên, nó có thể " chiếm" hết hồn ta Lúc đầu , cậu học trò Xuân diệu cũng như tất cả chúng ta,đều yêu bằng một thứ tình yêu thực ít mộng nhiều "Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả đã cành hoang, nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lần đầu rung động nổi thương yêu" "Chúng tôi lặng lẽ bước trong mơ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ" Tình yêu được Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả bằng đủ mọi giác quan , thật tinh tế và sâu lắng.Xuân Diệu "nghe" đượ ý tứ của con người ,không phàm cảm nhận bằng linh cảm mà "nghe" trực tiếp làm tác giả thấy xao xuyến ,rung động .Trong tình yêu mộng ảo, chúng ta như đang "lạc bước" giữa những cơn mơ ,những niềm êm ả không có giới hạn . Nhưng rồi sau cái giây phút mộng ảo ấy ,sau cái giây phút thử nghiệm ban đầu ấy ,tình yêu như một thứ men say khiến Xuân Diệu với trái tim như điên như dại tiếp tục đi khám phá cái thế giới thực cuă tình yêu .Tình yêu có gì thì thơ Xuân Diệu có cái ấy Từ những khát khao cuồng nhiệt đặc trưng của tình yêu trai gái : "Ôi mắt người yêu ,ôi vực thẳm ! Ôi trời xa: vừng trán của người yêu Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng." Trong cái tình yêu cuồng nhiệt ,nồng cháy, Xuân Diệu sống hết mình, cho hết mình vì tình yêu vĩnh cửu .Có thẻ trong sâu thẳm đôi mắt ngưòi yêu , ở xa xôi vừng chán người yêu thì Xuân Diệu không "thấy" gì ở đó nhưng tình cảm mãnh liệt không cho phép ông dừng lại ở đó .Mặc dù trong thất vọng nhưng Xuân Diệu vẫn "riết" lấy nó .Tiếng "riết "sao mà mãnh liệt , cuồng nhiệt như đúng là Xuân Diệu, không muốn bỏ qua bất kì tình yêu nào. Đến những yêu thương , trìu mến : "Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quyết cả mình xuân Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hoá rễ để hút mùi dưới đất". Trong tình yêu không thể thiếu được vị ngọt , sự đằm thắm thiết tha . Những động từ "ôm, quấn quýt" để thể hiện tình yêu thương , họ luôn quấn quýt bên nhau không muốn xa rời. ở đây , Xuân Diệu cũng sử dụng cách kết hợp động từ "muốn" và "đi" để nhấn mạnh , bổ sung ý nghĩacho nhau. tác giả không chỉ đi ở vườn trần mà còn muốn đi tung hoành yêu đương khắp mọi nơi. Sử dụng động từ trong cách nhân hoá đã tạo ra nét riêng biệt của Xuân Diệu . Chân "hoá" rễ và có thể "hút" được mùi dưới đất.Đối với thiên nhiên, cây cỏ, chúng sử dụng rễ của mình để hút lấy chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Xuân Diệu so sánh vớitình yêu của con người, con người cũng cố gắng chuyển mình, tìm cách hưởng thụ vị ngọt tình yêu. Rồi những tôn thờ, sùng bái : Từ lúc yêu em sau buổi gặp đầu tiên Anh đã tạc hình ảnh của em trên nền thương nhớ Ơ đâu có nhớ thương, anh đã đặt tượng em vào đó Chỉ bắt đầu từ lần ‘gặp’’ đầu tiên, có lẽ duyên số đã định cho hai người gặp nhau, và anh đã thấy yêu em, tình yêu đến bất chợt làm con người ta sao xuyến, bâng khuâng. Bởi cái ấn tượng lần đầu gặp ấy mà hình ảnh em đã được anh ‘tạc’’ trên nền thương nhớ , không phải là ‘ghi’ hay ‘nhớ’ mà là ‘tạc’. Như vậy hình ảnh em đã mang đến cho anh một cái nhìn tôn thờ , và yêu thương chỉ dành riêng cho em, anh chỉ đặt riêng tượng em vào nền thương nhớ. Sau những giây phút yêu say đắm, Xuân Diệu cũng giật mình và sợ những mất mát lo âu trong tình yêu : ‘‘Tiếc nhau chi mai mốt đã xa rồi Xa là chết hãy tặng tình lúc sống Chớ chia rẽ – dễ gì ta gặp mộng ! Những dòng đời muôn kiếp đã chia trôi’’ ‘‘Tình yêu đến tình yêu đi ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt’’ Tuy say đắm nhưng Xuân Diệu cũng không đến mức quá mù quáng quên hết tháng ngày. Ông cũng lo tới chuyện ‘‘sống chết’’, một qui luật tự nhiên mà con người không thể chống lại được. Nếu lúc sống ta không biết quí trọng tùnh yêu, không trao nhau những gì thắm thiết nhất, đẹp đẽ nhất thì khi xa nhau rồi chỉ để lại niềm tiếc nuối. ‘‘Chớ’’ không hẳn là một mệnh lệnh, nó như một yêu cầu hay cũng có thể là một lời khuyên. Tình yêu không dễ gì có được nên phải biết chân trọng, không phải lúc nào cũng có thể ‘‘gặp’’ mộng như ý. Nhưng dòng đời không thiếu được nỗi chia trôi và tình yêu cũng không phải bên mình mãi mãi. Tình yêu ‘‘đến’’ rồi ‘‘đi’’ không ai biết được, nó như một cái bóng vô hình quẩn quanh bên ta. Sự ‘‘gặp gỡ’’ luôn ẩn chứa mầm ‘‘li biệt’’. Và cả những cơn ghen khủng khiếp cũng cho thấy một Xuân Diệu yêu say đắm : Tại em cố chấp Tại anh đã mất Con đường đi tới trái tim em ! Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu ? ‘‘Ghen’’ là một biểu hiện của tình yêu, có yêu thì mới có ghen. Cuộc sống là cả một thế giới bao la, rộng lớn nuôi dưỡng con người, nếu chết đi thì thế giới chỉ còn là một màu đên xám xịt. Tác giả đã sử dụng các động từ mạnh " giết, vứt" thể hiện cái "ghen" thật mãnh liệt, nó khiến con người ta có thể mất hết cả phương hướng, chỉ hành động theo cảm tính. Hành động "vứt xác anh" đã đưa tình yêu lên đỉnh điểm, tình yêu nà cô gái dành cho chàng trai là vô cùng lớn lao, trong cơn ghen cô gái đã có một hành động táo bạo đến vậy. Xuân Diệu ham sống, ham yêu, yêu từ hiện thực cho đến cả cõi hư : Hãy để cho tôi được giã từ Giã từ cõi thực để vào hư Trong hơi thở chót dâng trời đất Cũng vẫn si tình đến ngất ngư Xuân Diệu yêu hết mình và ông muốn được "giã từ" giã từ cõi thực để vào hư, "hãy"- là sự kêu gọi của tác giả với mong muốn được đi vào hư vô. Nhưng trong cái thế giới hư vô ấy, trong hơi thở đã"dâng" trời đất đã trao hết cho đất trời,Xuân Diệu vẫn yêu và vẫn si tình. Tình yêu nồng nàn đủ sức làm ấm cả cõi chết.Trong một bài thơ nhan đề "Đa tình" Xuân Diệu tạo một tứ thơ độc đáo: Sau khi chết không xương chỉ có huyền bồ, bóng dáng anh vẫn yêu và tình anh đủ làm đuốc sáng soi rạng cõi âm ty để nhận ra những Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Phi... toàn những người đẹp nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Chết lại hoá hội ngộ, đại hội ngộ Hồn đông thế tôi sợ gì cô độc Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau Kẻ đa tình không cần đủ thịt da Khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma Xuân Diệu không hề "sợ" nỗi cô độc trong cõi chết, ở cõi âm ty vẫn luôn có một tình yêu âm ỉ, ma thì"ôm ấp" ma, ma cũng có tình cảm như con người trần gian. "cần" là một động từ không độc lập chỉ sự cần thiết, con người sống ai cũng cần có thịt da, nhưng với Xuân Diệu, ông xuất hiện trong cõi âm ty với không cần đủ thịt da nhưng ông vẫn yêu, trong ông tình yêu luôn là vĩnh cữu, chiến thắng mọi sự đời .Và khi "chết" Xuân Diệu cũng xin được yêu ma Đa tình thế, Xuân Diệu đáng được gọi là đệ nhất tình nhân của thời đại chúng ta. Anh đã yêu ngược vào thời gian, thắng cả cái chết. Và bây giờ anh yêu choán cả không gian : Buổi chiều hôm ấy đáng muốn hôn Hôn gió hôn mây với cả hồn Hôn cái khúc đường, hôn cả bóng Hàng cây xanh biếc dưới hoàng hôn Xuân Diệu yêu không có bến bờ, yêu khắp cả không gian, yêu cái hoàng hôn buổi chiều thật êm ả và dịu dàng. Hàng loạt động từ ‘‘hôn’’ được tác giả miêu tả, nhắc lại nhiều lần để thể hiện rằng ông đang yêu mạnh mẽ, yêu tất cả mọi thứ của không gian bao la, từ gió , mây, hồn, cái khúc đường và cả cái bóng hoàng hôn. Tất cả chỉ là những vật vô hình và chúng ta phải cảm nhận bằng các giác quan nhưng với Xuân Diệu ông không dừng lại ở đó mà ông còn muốn chạm vào nó để thấy được vị ngọt ngào của không gian. Khi yêu, anh coi vũ trụ như bàn tiệc ‘‘bữa tiệc đôi ta sáng nước mây’’ và một dáng áo, một dấu nằm đều thành những ý thơ tứ tuyệt: ‘‘Em đi để lại dáng hình Treo trên mắc áo cho mình thấy thương’’ ‘‘Dấu nằm cũng vẫn xinh thay Đường vai phảng phất nét tay mơ màng’’ Em đã ‘‘đi’’ nhưng đã dể lại một dáng hình, một dáng áo để từ đó kích thích vào thị giác của anh, cho anh thấy thương. Rồi một đường vai phảng phất, mơ màng nhưng vẫn xinh tươi, vẫn đáng yêu. Cảm giác cô đơn trong thơ Xuân Diệu thật thấm thía: ‘‘Tôi như con nai bị chiều đánh lưới’’, cái tôi cô đơn bơ vơ cũng là một hình tượng thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8- 1945, cô đơn ngay cả khi tưởng rằng hạnh phúc đã gần kề Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ Trong cô đơn Xuân Diệu chỉ có một mình giữa thế giới bao la rộng lớn, lúc này ông mới hiểu được cảm giác của con nai bị chiều đánh lưới. Cho dù có nhiều người tưởng rằng ông sẽ khỏi bơ vơ nhưng rồi hạnh phúc chạy đi, nỗi buồn vây kiến.Xuân Diệu vẫn lạc giữa dòng đời dòng người. ‘‘Bớt’’ chỉ là một chút nhỏ bé, đơn xơ nhưng ông cũng không có được, nỗi buồn cũng không vơi đi một chút dù chỉ một chút thôi. Và nỗi buồn da diết tràn ngập tâm hồn ông: Gió sáng bay về thi sĩ nhớ Thương ai không biết đứng buồn trăng Xuân Diệu thương, Xuân Diệu nhớ nhưng niềm thương nỗi nhớ ông biết gửi ai đây: ‘‘không biết’’ và chỉ còn trăng làm bạn cùng người. Tác giả ‘‘Thi nhân việt nam’’ đã khái quát: ‘‘Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi, mất bề rộng ta tìm bề sâu, nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh’’.Nhận xét đó dường như tiêu biểu cho Xuân Diệu: Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da Cái tôi sợ hãi trong giá băng đã lạnh lẽo tới mức ‘‘buốt’’ cả xương, da nhưng càng buốt ta càng thấy thấm thía chiều sâu của tác giả. Vội vàng là bản tuyên ngôn của niềm khát sống và thèm yêu đến mãnh liệt. Chính khát vọng sống mãnh liệt, yêu cuồng nhiệt ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng trong thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu ví mình như ‘‘ con chim đến từ xứ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8.doc
Tài liệu liên quan