Phụ lục
Phần I : mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Phần II
Nội dung nghiên cứu
Chương I : cơ sở lý luận
I. Cơ sở ngữ âm
II. Những đạc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo
III. Nội dung và phương pháp luyện phát âm cho trẻ
Chương II : Khảo sát thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo
I. Cơ sở tiến hành khảo sát
II. Cách tiến hành khảo sát
III. Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng ở 3 lứa tuổi (bé, nhỡ, lớn) cho thấy kết quả phát âm của trẻ
Chương III. Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ
Phần III
Kết luận - Kiến nghị s ư phạm
I. Kết luận
II. Kiến nghị sư phạm
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Dị Nậu - Huyện Tam Nông - Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vô danh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không rung người ta chia ra :
+ Phụ âm hữu thanh : Dây thanh rung (d, v, y)
+ Phụ âm vô thanh : Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h)
- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành :
+/ Phụ âm môi : p, b, m, f, v
+/ Phụ âm lưỡi : d, t, s, z, l, n
+/ Phụ âm hầu : h
Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi hẹp : r, t, s, z, l, n; đầu lưỡi quật : đ, a.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần.
Ví dụ : Âm tiết Loan :
O là âm đệm
A là âm chính
N là âm cuối
Oan là phần vần.
II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa, lúc đầu trẻ hình thành thính giác. Âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.
Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm. ở tuổi mẫu giáo những điều kiện này đã đạt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm.
1. Lỗi về thanh điệu :
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy, ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc.
VD : Phát âm ngã thành ngá hoặc giã thành giá.
- Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn.
- Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng.
- Phát âm hỏi thành họi hoặc phát âm “hổ” thành “hộ”. Đến hết tuổi mẫu giáo lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn.
2. Lỗi về âm chính :
Lỗi về âm chính tập trung vào việc trẻ phát âm nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi kia.
Ví dụ : Trẻ phát âm “con hươu” thành “con hiêu”, con Ngỗng thành Con Ngống
Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương hoặc do nghe chưa chính xác, các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, phát âm khó khăn hơn.
3. Lỗi phụ âm đầu :
Trẻ thường hay nói lẫn lộn : l , n
Ví dụ : Con “lợn” thành con “Nợn”; Cái “nồi” thành cái “lồi”.
- Lỗi lẫn tr thành ch ; s - x; r - d…
“Gà trống” phát âm thành “gà chống”.
“Hoa sen” thành “Hoa xen”
Con rùa thành Con dùa.
- Lỗi lẫn r thành d; gi thành d : cái rổ thành cái dổ; cô giáo thành cô dáo.
Một số trẻ khi phát âm phụ âm P trẻ lẫn sang phụ âm “b”
VD : Đèn pin thành đèn bin
4. Lỗi về âm đệm :
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì thế âm đệm thường bị bỏ qua.
VD : Trẻ phát âm “quả quất” thành “quả cất”; “loắt choắt” thành “lắt chắt”
5. Lỗi về âm cuối :
Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp ch và nh trẻ phát âm thành t, n.
VD : Anh Tú thành ăn Tú, cây xanh thành cây xăn, vòng quanh thành vòng quăn…
III Nội dung và phương pháp rèn luyện phát âm.
Đối với trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo dễ hình thành sự phát âm đúng hơn khi đã trưởng thành. Điều quan trọng là cô giáo mẫu giáo đều cần phải nói đúng để làm mẫu cho trẻ.
Sự phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, để dạy trẻ phát âm đúng cần thường xuyên luyện tập một số cơ quan phát âm như : môi, lưỡi, răng, sự phát triển linh hoạt của hàm. Cần giúp trẻ biết điều khiển nhịp nhàng các cử động của bộ máy phát âm. Sự phát âm rõ ràng các âm, các từ phụ thuộc vào sự chính xác và lực của các cử động của bộ máy phát âm. Rất nhiều trẻ nói không rõ, từ này trộn lẫn với từ kia thành một tập hợp âm khó hiểu. Nguyên nhân là cử động chậm chạp của môi và lưỡi, tính linh hoạt của hàm còn yếu do đó miệng của trẻ há không to và các nguyên âm phát ra không đúng, sự phát âm không rõ ràng, các từ phụ thuộc vào sự phát âm của các nguyên âm có đúng không và sau đó phụ thuộc vào sự điều hoà các hoạt động của bộ máy phát âm khi xác lập các phụ âm. Tập luyện cơ của bộ máy phát âm là trọng tâm và cần thiết như tập thể dục để phát triển cơ thể ở mẫu giáo, không nên xem việc dạy phát âm chỉ dành cho các cháu có tật mà làm cho tất cả các cháu.
Giờ dạy phát âm phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống, ở nhóm nhỏ hướng dẫn hàng ngày; còn ở nhóm lớn tối thiểu 3 - 4 lần trong 1 tuần. Những bài học luyện bộ máy phát âm ở trường mẫu giáo thường mang tính chất trò chơi như bắt chước tiếng kêu của các loài vật như : cạc cạc (vịt); gâu gâu (chó); meo meo (mèo); ộp ộp (ếch).
Trò chơi : “Con gì kêu đấy” : Cô giáo treo trên bảng tranh vẽ những con vật, đồ vật và cho cháu đoán hoặc bày lên bàn những đồ chơi là con vật hay đồ vật có tiếng kêu mà các cháu sẽ đố nhau, cô bảo các cháu nhìn lên tranh và lên đồ chơi rồi gọi tên chúng sau đó cô bắt chước tiếng kêu của từng con vật hoặc đồ chơi và yêu cầu trẻ nói đúng tên con vật và đồ vật đó.
VD : Cô nói tu tu, xình xịch các cháu phải nói tàu hoả; cô nói vịt vịt thì trẻ nói vịt con; chiếp chiếp thì nói gà con, cô nói ò ó o thì nói gà trống gáy… Hoặc cô có thể cho một cháu ra ngoài lớp, sau đó cô và cháu ở trong lớp chọn một con vật cất đi, cho cháu đó vào thì cô và cháu ở trong lớp bắt chước tiếng kêu của con vật đó hoặc tiếng động cơ của đồ chơi, sau đó cô bảo cháu đó nói tên con vật tên đồ chơi.
Trong mẫu giáo lớn để hoàn chỉnh cách phát âm thường sử dụng bài tập, đặc biệt học thuộc lòng các bài thơ, những câu nói nhanh là một hay nhiều câu khó phát âm mà trong đó một âm có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đầu tiên cô đọc mẫu, cô chọn những câu nói nhanh cần thiết trong một thời hạn dài, nếu trong một tháng trẻ học thuộc 1 trong 2 câu thì trong 1 năm cần chọn 10 -15 câu có mức độ phức tạp khác nhau. Cho trẻ làm quen với những câu dễ trước, câu khó sau. Trẻ sử dụng câu nói nhanh trong giờ học, trong khi chơi và các giờ hoạt động ngoài trời.
Những câu có thể dùng cho các cháu nói nhanh như :
Hoa sen, hoa súng
Hoa súng, hoa sen
Buổi sáng mặt trời mọc
Mặt trời mọc buổi sáng
Nồi đồng nấu ốc
Nồi đất nấu ếch
Mục đích của việc sử dụng những câu nói nhanh là tập luyện bộ máy phát âm. Trước khi cho trẻ tập nói cô giáo phải nói mẫu, cô đọc chậm rõ ràng sau đó nói nhanh dần rồi cho trẻ tự nói thầm một mình để nhắc lại câu nói nhanh, lúc đầu cô gọi các cháu có trí nhớ tốt và có cách phát âm đúng. Đầu tiên cho trẻ nói chậm rõ ràng sau đó nói nhanh dần cô gọi tiếp các cháu còn lại nhắc lại câu nói nhanh.
Khi hướng dẫn tập nói nhanh cô giáo phải tiến hành trình tự như trên không vội vàng, hấp tấp có thể làm cho trẻ mắc tật nói lắp, nói nhịu.
Để luyện tập cách phát âm cho cháu cô giáo có thể đọc cho các cháu nghe những bài thơ , những đoạn văn trong đó có những từ mà các cháu thường nói sai, cho các cháu đọc lại những bài thơ những đoạn văn này và rèn luyện cách phát âm cho các cháu.
VD : Để luyện phát âm l và n cô giáo có thể dùng các bài thơ sau :
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Tập tầm vông
Tay nào không
Tay nào có
Tập tầm vó
Tay nào có
Tay nào không
Khi chữa lỗi phát âm cho trẻ không nên nhắc nhiều đến lỗi, cần hướng sự tập trung của trẻ vào phát âm cho đúng. Bộ máy phát âm của trẻ được hoàn chỉnh vào những năm đầu của tuổi mẫu giáo (4 -5 tuổi) cho nên ở mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ cùng một lúc phải củng cố những âm khó và xoá bỏ lỗi nói ngọng do đặc điểm lứa tuổi gây ra.
* Chú ý : Chưa có thể phân tích với các cháu rằng muốn phát đúng thì bộ máy phát âm phải như thế nào? Phải cho các cháu sử dụng nhiều lần âm vị định luyện, tác dụng âm học sẽ thúc đẩy hình thành những tác động cấu âm tương ứng.
Nhìn chung trẻ mẫu giáo lớn tiếp thu nhậy bén cách phát âm của những người xung quanh, trẻ chuyển giọng rất nhanh. Khi chuyển chỗ ở từ địa phương này sang địa phương khác, tác dụng của môi trường xung quanh rất quan trọng. Vì vậy phải tạo một môi trường với cách phát âm đúng quy cách. Trong các gia đình, cha mẹ và những người lớn tuổi chú ý đến cách phát âm của mình; ở trường mẫu giáo cô phải phát âm đúng làm mẫu cho các cháu học nói, ngôn ngữ của cô giáo trong việc giáo dục trẻ có thể gọi là ngôn ngữ hoàn chỉnh, khi nói chuyện với nhau người ta ít chú ý đến sự chính xác của các âm và thường có lỗi về phát âm đó là ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Còn trong trường mẫu giáo cô phải sử dụng ngôn ngữ hoàn chỉnh, ngôn ngữ hoàn chỉnh có đặc điểm khi nói các âm nghe rõ ràng chính xác và âm điệu chậm rãi. Trong đời sống hàng ngày thỉnh thoảng cô có thể sử dụng ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Cô mẫu giáo nên tổ chức cho các cháu nghe đài phát thanh , xem vô tuyến, nghe băng, nghe đĩa. Cô hướng trẻ chú ý nghe các phát thanh viên phát âm rõ ràng, chính xác. Cô giáo cần bỏ thời gian công sức học tập để đạt tới ngôn ngữ văn học.
Chương II
Khảo sát thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn
I. Cơ sở tiến hành khảo sát
Khảo sát thực trạng khả năng phát âm của 30 cháu ở trường Mầm non Dị Nậu - Tam Nông - Phú Thọ. Trường thuộc một xã vùng nông thôn miền núi. Các cháu chủ yếu là con em nông thôn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn. Các lớp học xây dựng không đúng tiêu chuẩn. Hiện nay nhà trường có 3 lớp 5 tuổi đang tiến hành chương trình thực nghiệm về “Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ trong trương mầm non” cho nên các cháu có rất nhiều thuận lợi trong học tập.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Tổng số giáo viên của trường là 6 người.
1 Hiệu trưởng : Cao đẳng
1 hiệu phó : Trung cấp (trực tiếp giảng dạy)
4 giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Trang thiết bị và đồ dùng dạy học : Còn thiếu thốn nhiều. Hàng năm nhà trường thường xuyên mua thêm đồ dùng, đồ chơi mới và phát động thi đua làm đồ dùng, đồ chơi đồng thời huy động sự đóng góp về phía cha mẹ học sinh để làm phong phú thêm đồ chơi cho các cháu.
Các giáo viên đều yêu nghề mến trẻ, nắm chắc các phương pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ trong trường mầm non.
Nhờ những yếu tố trên trẻ học ở trong trường có đủ điều kiện phát triển toàn diện đồng thời việc rèn khả năng phát âm cho trẻ cũng có thuận lợi hơn.
I. Khách thể nghiên cứu :
Chọn 30 cháu mẫu giáo lớn của 3 lớp 5 tuổi tại trường mầm non Dị Nậu - Tam Nông - Phú Thọ.
Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo lớn tôi đánh giá xếp loại khả năng phát âm đúng của trẻ theo 4 loại : tốt, khá, trung bình, yếu :
- Cháu không mắc lỗi : Tốt
- Cháu mắc từ 1 - 3 lỗi : khá
- Cháu mắc từ 4 - 6 lỗi : trung bình
- Cháu mắc từ 7 lỗi trở lên : Yếu
II. Cách tiến hành khảo sát :
Tôi đã sử dụng các biện pháp khảo sát sau :
- Biện pháp thứ nhất : trò chuyện với trẻ để biết khả năng phát âm của trẻ.
- Biện pháp thứ hai : Tôi gọi trẻ lên đọc các bài ca dao, đồng dao mà cháu thích để nghe phát âm của trẻ.
- Biện pháp thứ 3 : Tôi đưa tranh các con vật, đồ vật, đồ chơi, các loại hoa, loại quả cho trẻ xem để nghe khả năng phát âm của trẻ.
Biện pháp thứ 4 : Gọi trẻ lên đọc các bài thơ để nghe phát âm của trẻ.
Từ những kết quả trên tôi đã lập bảng khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ như sau :
Bảng
III . Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng
lứa tuổi mẫu giáo lớn
Qua khảo sát thực trạng cho thấy kết quả phát âm của trẻ mẫu giáo lớn ở 3 lớn 5 tuổi ở trường mầm non Dị Nậu - Tam Nông - Phú Thọ thu được kết quả như sau :
1. Lớp 5 tuổi A
Loại trung bình : 7 cháu = 70%
Loại yếu : 3 cháu = 30%
2. Lớp 5 tuổi B
Loại khá : 02 cháu : 20 %
Loại trung bình : 5 cháu = 50%
Loại yếu : 03 cháu = 30%
3. Lớp 5 tuổi C
Loại tốt : Không
Loại khá : 01 cháu : 10 %
Loại trung bình : 4 cháu = 40%
Loại yếu : 05 cháu = 50%
Phân tích kết quả cho thấy khả năng phát âm của trẻ cũng tăng dần theo tháng tuôỉ của cháu. Cháu nào sinh vào những tháng cuối năm thì khả năng phát âm hơi yếu hơn các cháu sinh vào những tháng đầu năm.
Sau đây là một số cháu mắc lỗi nhiều với lý do cụ thể như sau :
- Cháu Nguyễn Quang Minh sinh ngày 6/10/1998 bị mắc 09 lỗi, gia đình cháu ở trang trại trong rừng, cả hai bố mẹ đều làm nghề buôn bán không có thời gian quan tâm đến con caí dẫn đến khả năng phát âm của cháu kém.
cháu bị suy dinh dưỡng hay ốm hay nghỉ học nên cháu còn mắc nhiều lỗi phát âm.
- Cháu Trần Minh Thắng lớp 5 tuổi C sinh ngày 15/12/1998 có bố mẹ đều làm ruộng nên không có thời gian quan tâm để ý đến cháu. Gia đình cháu sống ở xã Dị Nậu là nơi dân thường phát âm sai lẫn lộn giữa n - l ; s - x; r - d nên cháu cũng bị ảnh hưởng, cháu mắc 10 lỗi trong đó có cả lỗi về thanh điệu.
- Cháu Hán Thị Hà lớp 5 tuổi C sinh ngày 12/10/1998 sức khoẻ của cháu yếu, bị suy dinh dưỡng độ 2, cháu ít giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh nên khả năng phát âm còn nhiều hạn chế, cháu mắc 9 lỗi phát âm.
Qua khảo sát thực trạng phát âm của trẻ thì ở độ tuổi mẫu giáo lớn các cháu vẫn còn mắc lỗi về phụ âm , thanh điệu, phần vần. Trẻ phát âm khó, còn lẫn lộn phụ âm và thanh điệu với một số phần vần phát âm khó và thanh điệu gãy. Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ như môi, lưỡi chuyển động chưa được linh hoạt nên dẫn đến sai sót trên; Do tiếng địa phương hay nói ngọng (l, n) cho nên các cháu cũng ảnh hưởng phụ âm đó; Do một số gia đình các chaú làm nông nghiệp không có điều kiện quan tâm đến sự phát âm của trẻ, không sửa sai cho trẻ; Do các cháu nhút nhát ít giao tiếp nói năng với bạn bè, cô giáo. Khi cô giáo hỏi không dám nói còn sợ sệt cũng ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ. Vì vậy trẻ phát âm sai mà không biết.
CHương III
Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo lớn
1. Dạy phát âm là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần của âm tiết, không ngọng, không lắp. Muốn dạy trẻ phát âm đúng ta cần phải có biện pháp sau :
- Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật, đồ vật và gọi đúng tên.
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ, những câu ca dao, câu đồng dao.
- Trò chuyện cùng với trẻ để sửa lỗi phát âm.
Những biện pháp tác động vào trẻ để luyện khả năng phát âm đúng cụ thể như :
1. Cho trẻ bắt chước tiếng các con vật, đồ vật và gọi đúng tên của con vật đồ vật đó :
Cô đưa tranh ô tô ra cho trẻ nói tên sau đó cho trẻ bắt chước tiếng còi ô tô Pin, pin. Một số trẻ phát âm thành Bin, bin. Cô sửa sai ngay cho các cháu bằng cách cô phát âm lại cho trẻ nghe và dạy trẻ cách phát âm, cách bật môi. Cháu lắng nghe và quan sát cô phát âm sau đó cho trẻ phát âm lại vài lần để sửa lỗi.
Cô treo tranh “con Hươu” Một số cháu sẽ phát âm sai thành “con Hiêu” cô trực tiếp sửa sai ngay. Cô nói chậm, rõ ràng sau đó cô cho cả lớp phát âm lại rồi gọi từng cháu lên đọc lại. Mỗi trẻ phát âm lại từ “con Hươu” 2 -3 lần để luyện cách phát âm đúng.
Việc sửa lỗi phát âm cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên, dùng các trò chơi gọi tên và bắt chước tiếng kêu của con vật, đồ vật, động cơ… để gây được hứng thú cho trẻ thì sẽ đem lại kết quả tốt hơn.
2. Dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao thông qua đó để luyện phát âm.
Việc rèn phát âm cho trẻ bằng cách dạy trẻ học thuộc các bài ca dao, đồng dao chính là để rèn bộ máy phát âm của trẻ. Muốn rèn phát âm cho trẻ thì trước hết cô phải là người phát âm đúng, chính xác. Lúc đầu cô cho trẻ đọc các bài thơ ngắn, đơn giản rồi sau đó cô nâng dần lên với những bài thơ dài hơn và khó hơn để làm tăng khả năng phát âm của trẻ. Cô chú ý vào những từ trẻ hay mắc lỗi, cho trẻ đọc nhiều lần và kiên trì sửa sai cho trẻ.
Vd : Để luyện lỗi phát âm lẫn lộn giữa “l” và “n” ta có thể dùng bài đồng dao sau :
Nu na nu nống
Con cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Tập tầm vông
Tay nào không
Tay nào có
Tập tầm vó
Tay nào có
Tay nào không
Khi chữa lỗi phát âm cho trẻ không nên nhắc nhiều đến lỗi, cần hướng sự chú ý của trẻ tập trung vào phát âm cho đúng. Khi dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ cô rèn cho trẻ cách phát âm đúng chữ “n” trong bài “nu na nu nống’. Khi đọc các cháu phải đặt đầu lưỡi chạm vào răng hàm trên và miệng mở khi phát âm “n” . Cô phát âm mẫu rồi cho cả lớp phát âm lại. Cô tập cho trẻ phát âm nhiều lần các từ đó rồi cho các cháu học thuộc thì các từ khó, dễ nhầm các cháu sẽ dần dần sửa được. Sửa lỗi cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như kể chuyện cho trẻ nghe; cho trẻ đàm thoại; kể chuyện và trong các hoạt động khác. Cô hướng dẫn trẻ khi đọc chữ L thì lưỡi để lên phía trước của hàm răng trên, uốn lưỡi cong lên phía trên chỗ người ta gọi là hàm ếch. Cô đọc nhấn mạnh để trẻ cố gắng phát âm đúng. Cho cháu đọc đi đọc lại nhiều lần đến khi thuộc lòng thì về căn bản cháu sẽ sửa được lỗi.
Với những cháu phát âm sai L thành N, cô cũng rèn bàng cách cho trẻ đọc những bài thơ có âm L như sau :
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mồng bảy trăng láu…
Hoặc bài
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo ra leo vào.
Cô dạy các cháu thuộc hai bài thơ trên nhằm luyện phát âm L cho trẻ. Trước khi dạy trẻ thì cô phải đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng nhịp điệu bài thơ, để cảm nhận cái hay cái đẹp của bài thơ. Từ đó giúp trẻ có hứng thú trong việc học thì việc luyện phát âm sẽ có kết quả hơn. Phụ âm “l” là phụ âm đầu lưỡi, hướng dẫn các cháu đọc chữ “l”, khi đọc đầu lưỡi để lên phía trước của hàm răng trên một chút, uốn lưỡi cong lên phía trên người ta gọi là hàm ếch. Cô phát âm lại “l” cả lớp đọc theo cô và đọc thuộc baì thơ. Trong khi đọc thơ cô cũng sửa sai phát âm cho các cháu bằng cách cô đọc các từ có âm “l” nhấn mạnh để trẻ biết được và cố gắng phát âm đúng. VD khi đọc câu thơ “mồng hai lá lúa” từ “lá lúa” cô đọc nhấn mạnh để các cháu sửa sai. Các câu thơ sau cũng sửa như vậy và cuối cùng cô cho trẻ đọc thuộc bài thơ.
Với những cháu phát âm phần vần “oanh, anh” đọc thành “oăn, ăn”, cô sử dụng những bài thơ có vần “anh, oanh” rèn phát âm cho trẻ như :
Bắp cải xanh
Xanh man mát
Lá bắp cải
Sắp vòng tròn
Bắp cải non
Nằm ngủ giữa
Với những bài thơ để luyện phát âm phần vần cho trẻ cô cũng sử dụng biện pháp đọc nhấn mạnh phần vần và đọc nhiều lần cho trẻ nghe. Đồng thời cô khuyến khích động viên trẻ đọc giống cô để sửa sai.
Với các cháu phát âm sai phụ âm”r” và “d” thì cô sử dụng những bài thơ sau :
Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Tối lặn mặt trời
úp nhà đi ngủ
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Chân gày chân béo…
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến khi trời nắng
Đem vải ra phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Rềnh rềnh ràng ràng
Dạy trẻ đọc thuộc những bài thơ, ca dao, đồng dao nhằm mục đích để luyện phát âm cho trẻ , giúp cho sự chuyển động của lưỡi được linh hoạt dẫn đến sự phát âm đúng.
Để luyện cho những cháu phát âm sai “s” và “x” cô sử dụng bài :
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương man mát
Lá sen xanh ngắt
đọng hạt sương đêm
gió rung êm đềm
sương long lanh chạy.
3. Trò chuyện cùng với trẻ
Khi trò chuyện cùng với trẻ cô phát hiện ra trẻ phát âm sai để cô kịp thời uốn nắn riêng cho từng cháu. Biện pháp luyện phát âm cho trẻ là cô luyện phát âm ở mọi lúc, mọi nơi , với giờ hoạt động vui chơi “hoạt động góc”, cô cùng trao đổi với trẻ về các đồ chơi, đồ dùng học tập, các trò chơi dân gian. Cô chú ý sửa sai cho các cháu ngay sau khi trẻ mắc lỗi.
Với giờ hoạt động ngoài trời, cô cùng trẻ quan sát cảnh vật xung quanh, cô trò chuyện với các cháu về một vài chủ đề nào đó như về các mùa chẳng hạn : Với trẻ phát âm sai “trời nắng” thành “trời lắng” cô sửa ngay bằng cách cô phát âm mẫu rồi cho trẻ phát âm lại hai, ba lần. Thỉnh thoảng cô kiểm tra lại xem mức độ tiến bộ của trẻ đến đâu. Nếu trẻ chưa phát âm đúng cô kiên trì sửa lại cho trẻ.
Trong quá trình thử nghiệm việc luyện phát âm cho trẻ bằng các biện pháp trên ta thấy nếu có sự quan tâm tác động thường xuyên tới trẻ thì khả năng phát âm đúng của trẻ sẽ tiến bộ rất nhiều, bởi vì trẻ tiếp thu rất nhạy bén cách phát âm của người lớn xung quanh, nhất là cô giáo là người luôn theo dõi uốn nắn. Chính vì vậy mà khi thực hiện các biện pháp trên để luyện phát âm đúng cho trẻ tôi thấy khả năng phát âm của trẻ tăng lên rõ rệt.
Sau đây là bảng khảo sát kết quả sau khi đã làm thực nghiệm sử dụng các biện pháp luyện phát âm tác động vào trẻ
Bảng ngang
Sau khi dùng các biện pháp tác động vào trẻ để luyện phát âm, ta có kết quả sau :
1. Lớp 5 tuổi A:
Loại tốt : 3 cháu 30%
Loại khá :6 cháu 60%
Loại TB : 1 cháu 10 %
2. Lớp 5 tuổi B
Loại tốt : 4 cháu = 40%
Loại khá : 5 cháu 50%
Loại TB : 01 cháu = 10%
3. Lớp 5 tuổi C
Loại tốt : 2 cháu 20%
Loại khá : 7 cháu 70%
Loại TB : 1 cháu 10%
Bảng so sánh khả năng phát âm của trẻ qua hai giai đoạn
1. Lớp 5 tuổi A
Stt
Nguyễn Thế Bường
Ngày sinh
Thực trạng
Sau khi tác động
1
Tạ Thuý Hằng
12/6/1998
Trung bình
Tốt
2
Nguyễn Bích Ngọc
6/5/1998
Trung bình
Khá
3
Lê Mạnh Hùng
6/5/1998
Trung bình
Khá
4
Nguyễn Thị Hương
11/4/1998
Trung bình
Khá
5
Phạm Thu Hà
20/3/1998
Yếu
Khá
6
Trần Xuân Cường
7/10/1998
Trung bình
Tốt
7
Trần Xuân Huy
20/11/1998
Trung bình
Tốt
8
Tạ Mai Linh
15/7/1998
Yếu
Khá
9
Đinh Quang Huy
20/2/1998
Trung bình
Khá
10
Nguyễn Quang Vinh
6/10/1998
Yếu
Trung bình
2. Lớp 5 tuổi B
Stt
Họ và tên
Ngày sinh
Thực trạng
Sau khi tác động
1
Trần Nam Phương
16/5/1998
Yếu
Khá
2
Nguyễn Hán Phượng
22/2/1998
Trung bình
Tốt
3
Nguyễn Bích Thuỷ
10/3/1998
Trung bình
Khá
4
Nguyễn Thái Ngọc
12/4/1998
Trung bình
Tốt
5
Tạ Thị Thư
6/5/1998
Khá
Tốt
6
Tạ Thị Thuý
20/3/1998
Trung bình
Khá
7
Phan Thế Toản
12/6/1998
Yếu
TB
8
Ngô Văn Tuấn
7/6/1998
Trung bình
Tốt
9
Nguyễn Minh Huệ
6/10/1998
Khá
Tốt
10
Trần Tuấn Toàn
18/10/1998
YếU
Khá
Lớp mẫu giáo 5 tuổi C
Stt
Họ và tên
Ngày sinh
Thực trạng
Sau khi tác động
1
Nguyễn Văn Cơ
12/10/1998
Trung bình
Khá
2
Tạ Minh Hải
20/6/1998
Khá
Tốt
3
Hán Thị Hà
12/10/1998
Yếu
Trung bình
4
Bùi Mạnh Dương
21/12/1998
Trung bình
Tốt
5
Tạ Minh Thoa
16/12/1998
Khá
Khá
6
Tạ Thuỳ Tiên
26/11/1998
Trung bình
Khá
7
Trần Minh Thắng
15/12/1998
Yếu
Khá
8
Bùi Minh Phú
26/10/1998
Yếu
Khá
9
Bùi Minh Thành
27/12/1998
Yếu
Khá
10
Tạ Công Phú
17/10/1998
Trung bình
Khá
Kết luận
Qua khảo sát ta thấy khả năng phát âm đúng của trẻ được tăng dần theo tháng tuổi là phù hợp với sự phát triển của trẻ, phù hợp với sự hoàn thiện của cơ quan phát âm một cách bình thường. Tuy nhiên sự tác động của cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát âm của trẻ. Trong quá trình học phát âm đúng của trẻ, cô giáo mẫu giáo có vai trò hết sức quan trọng. Nếu cô giáo mẫu giáo luôn chú ý đến việc luyện phát âm cho trẻ thì khả năng phát âm đúng của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn là lứa tuổi hoàn thiện khả năng phát âm nhanh nhất. Muốn vậy, việc luyện phát âm đúng cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc. Việc luyện phát âm cho trẻ có thể thông qua một số biện pháp cơ bản như :
- Cho trẻ bắt chước tiếng kêu con vật, đồ vật
- Dạy trẻ đọc thuộc các bài ca dao, đồng dao
- Trò chuyện với trẻ để sửa lỗi phát âm.
Thông qua việc làm thực nghiệm tác động các biện pháp trên để luyện phát âm đúng với các cháu mẫu giáo lớn ở trương mầm non Thuỵ Vân - Việt Trì . Kết quả thu được sau khi làm thực nghiệm là khả năng phát âm đúng của các cháu tăng lên rõ rệt.
PHầN III
Kết luận - kiến nghị sư phạm
I. Kết luận
Dạy trẻ phát âm đúng là dạy trẻ phát âm chính xác những thành phần của âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối). Dạy trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn là biết điều chỉnh âm lượng khi nói, đồng thời phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giúp trẻ có thuận lợi trong học tập cũng như trong giao tiếp với những người xung quanh.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải dùng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và trao đổi các vấn đề với nhau. Thông qua ngôn ngữ nói, nếu muốn người nghe hiểu được thì phải có ngôn ngữ mạch lạ, muốn có ngôn ngữ mạch lạc thì trước tiên phải luyện phát âm tốt, cho nên việc luyện phát âm đúng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy trẻ phát âm đúng.
Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, ở lứa tuổi mẫu giáo lớn các cháu phát âm còn mắc nhiều lỗi, không phát âm được những âm khó. Vì vậy cô giáo cần phải thường xuyên luyện tập phát âm cho trẻ. Do đặc điểm ở lứa tuổi này trẻ rất dễ bắt chước tiếng phát âm của cô, theo đó cô nên chú ý luyện phát âm cho trẻ bằng nhiều biện pháp và sáng tạo ra các loại bài tập phát âm để luyện cho trẻ.
Thông qua các biện pháp tác động tới trẻ mẫu giáo lớn ta thấy nếu có sự tác động tích cực của cô giáo và người lớn xung quanh thì các cháu sẽ nhanh chóng phát âm đúng làm cho ngôn ngữ nói của trẻ được mạch lạc. Khi nói người nghe dễ hiểu nội dung muốn trình bày.
Kiến nghị sư phạm
1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo cần có những gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan 7.doc