Đề tài Tìm hiểu khái niệm thương nhân- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân theo luật Thương Mại Việt Nam

 PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU.

PHẦN II. NỘI DUNG.

A/ Khái niệm về thương nhân.

 1. Khái niệm.

 2. Phân tích khái niệm.

 3. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân.

B/ Quyền - nghĩa vụ của các Thương nhânViệt Nam thuộc các thành phần kinh tế.

 1. Quyền của các thương nhân Việt Nam.

 2. Nghĩa vụ của các thương nhân Việt Nam.

 C/ Quyền - Nghĩa vụ của các thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

 1. Hình thức hoạt động.

 - Văn phòng đại diện.

 - Chi nhánh.

2.Nội dung hoạt động. a. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện.

b. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh.

 PHẦN III. PHẦN KẾT.

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu khái niệm thương nhân- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân theo luật Thương Mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Thương Mại với các thương nhân nước ngoài . Theo luật Thương Mại Quốc Tế : thương nhân là các bên tham gia vào các hoạt động Thương Mại Quốc Tế để hưởng các quyền và các nghĩa vụ nhất định 2.Phân tích khái niệm - So với luật Thương Mại Việt Nam, thì luật Thương Mại Pháp lại có khái niệm hơi khác một chút ,theo bộ luật Thương Mại Pháp thì thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại và đó là nghề thương xuyên của họ. Luật Thương Mại Pháp còn làm rõ thêm là một người muốn được xác định là thương nhân thì không những họ phải thực hiện những hành vi thương mại mà công việc đó phải là nghề nghiệp thường xuyên của họ. -Một số quốc gia khác còn đưa thêm một dấu hiệu của thương nhân là phải thực hiện các hành vi Thương Mại nhân danh mình và lợi ích của bản thân mình. -Theo điều 104 Bộ luật Thương Mại Hoa Kỳ thì thương nhân là những người thực hiện các nghiệp vụ đối với một loại nghề nghiệp nhất định là đối tượng của các hợp đồng Thương Mại . Trong phần khái niệm về thương nhân này, chúng ta cần phải hiểu rõ một số khái niệm sau: a. Cá nhân: - Cá nhân muốn trở thành thương nhân phải thoả mãn một số điều kiện do pháp luật quy định. - Luật Thương Mại Việt Nam quy định:Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đân sự đầy đủ nếu có yêu cầu hoạt động Thương Mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân . Theo luật của ta thì những người có năng lực hành vi dân sự là những nhười có năng lực pháp luật tức là những người được pháp luật trao cho quyền và năng lực hành vi tức là khả năng của người đã được pháp luật giao quyền. theo bộ luật dân sự của Việt Nam, người chưa đủ 18 tuổi khi giao kết và thực hiện các hợp đồng dân sự phải được ngưòi đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các hợp đồng dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người đủ15 tuổi trở lên chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình ký kết thực hiện hợp đồng dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp có các quy định khác. Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá sản của gia đình, nếu toà án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi thì việc giao kết các hợp đồng dân sự có liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ hợp đồng dân sự nhỏ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.So với ta thì pháp luật của các nước phương tây có 2 điều kiện : điều kiện con người và điều kiện liên quan tới nghề nghiệp, công việc và hoạt động của họ.Về điều kiện liên quan tới con người,pháp luật các nước nói chung đều thống nhất là : Cá nhân muốn là thương nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi - điều này giống với luật của ta. Về điều kiện liên quan tới công việc, hoạt động của thương nhân , pháp luật các nước quy định không giống nhau. Ví dụ:Luật của Nhật Bản quy định “thương nhân là một người nhân danh bản thân mình tham gia vào các giao dịch Thương Mại như là một nhà kinh doanh” (Điều 4 Bộ luật Thương Mại Nhật Bản – luật số 48 ngày 9/3/1899) b.Pháp nhân :Theo diều 17 luật Thương Mại Việt Nam thì các pháp nhân có đủ điều kiện để kinh doanh Thương Mại theo quy định của pháp luật cản trở thành thương nhân và là chủ thể của luật Thương Mại Quốc tế đó là: - Các doanh nghiệp nhà nước (Luật doanh nghiệp nhà nước 1995) - Tổ hợp tác (Luật hợp tác xã 1996) - Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật công ty 1990) - Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996) - Nhóm kinh doanh. - Doanh nghiệp các tổ chức chính trị – xã hội. - Hộ gia đình. Trên đây ta thấy các loại doanh nghiệp nói trên đều có đặc diểm chung là: - Tài sản của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu (Hoặc quyền quản lý) của doanh nghiệp. - Là pháp nhân kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. - Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các tài khoản, nợ của doanh nghiệp không thuộc phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý của doanh nghiệp. *Pháp nhân: Là 1 tổ chức,nghĩa là 1 số người liên kết với nhau, có quyền hạn ngang nhau và hình thành ra 1 tổ chức đăng ký đúng thủ tục pháp luật, có cơ cấu chặt chẽ, có tài khoản, có trụ sở giao dịch, có con dấu chính thức và chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động của mình và tự chịu trách nhiệm trước pháp lý về toàn bộ hoạt động của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. - Các doanh nghiệp tư nhân theo luật Thương Mại Việt Nam thì không phải là những chủ thể của luật Thương Mại. Các doanh nghiệp tư nhân thực chất là các cá nhân có địa vị pháp lý nhưng khôn phải là pháp nhân vì các thành viên không có trách nhiệm ngang nhau.Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp, do đó trong khuôn khổ pháp luật họ tự quyết định các hoạt động kinh doanh của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ, và chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động của mình và chịu trách nhiệm bằng toànbộ tài sản cuả mình trong đó doanh nghiệp tư nhân có thể có 1 cơ cấu tổ chức hoặc không có cơ cấu tổ chức. cơ cấu tổ chức đựợc tính toán rất chặt chẽ, các doanh nghiệp tư nhân tuỳ thuộc vào quy mô có thể đăng ký ở huyện hoặc ở tỉnh,toàn bộ vốn huy động vào kinh doanh phải đăng ký đầy đủ theo pháp luật. * Tổ hợp tác:được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã của từ 3 cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản và công sức, cùng hưởng lợi, và cùng chịu trách nhiệm pháp lý về các hoạt động của mình. * Hộ gia đình:Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất đai, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể của hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực đó. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình, giao kết các hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ gia đình, những thành viên trong gia đình có thể là chủ hộ. 3.Những trường hợp không được công nhận là thương nhân : - Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dan sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù. - Người đang trong thời gian bị toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hành và các tội khác theo quy định của pháp luật. Trên đây ta thấy so với luật Thương Mại Quốc Tế , Luật Thương Mại Việt Nam có những điểm khác: Ví dụ như so với luật Thương Mại của Bộ Luật Thương Mại Pháp thì những quy định các trường hợp cá nhân không thể trở thành thương nhân như sau: - Những người thuộc loại “Bất khả kiêm nhiệm” như công chức, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, một số đối tượng khác như cố vấn pháp lý, kiểm toán viên. Điều này khác với luật của ta, theo luật của ta thì bất cứ ai ( cá nhân )đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và các pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định pháp luật nếu có giấy chứng nhận kinh doanh thì trở rhành thương nhân và trong những trường hợp không được công nhận là thương nhân theo luật Thương Mại Việt Nam cũng không quy định về điều kiện “Bất khả kiêm nhiệm này” B. Thương nhân Việt Nam Thuộc các thành phần kinh tế có những quyền và nghĩa vụ sau đây 1. thương nhân có quyền 1.Trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý điều hành hoạt động thương mại: *Việc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại phải được lập thành văn bản hợp đồng. *Thương nhân phải chịu trách nhiệm về những hoạt động thương mại của người mình thuê theo nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng. * Người được thuê quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm với thương nhân theo hợp đồng đã ký với thương nhân. 2.Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại: Thương nhân được thuê,cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật. 3 Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân: *Thương nhân được đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước ở nước ngoài theo quy định của luật pháp. * Nội dung và phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân. 4. Tạm ngừng hoạt động thương mại. *Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động thương mại, thương nhân phải niêm yết thời hạn tạm ngừng tại địa chỉ giao dịch chính thức của thương nhân;nếu tạm ngừng hoạt động thưong mại trên 30 ngày thì ngoài việc niêm yết thương nhân phải thông baó cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh và cơ quan thuế . 5.Chấm dứt hoạt động thương mại: Trong các trường hợp sau đây thì các hoạt động thương mại của thương nhân bị chấm dứt: + Thương nhân tự chấm dứt hoạt động thương mại; + Hết thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể . + Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thùa kế không tiếp tục hoạt động thương mại . Trong trường hợp chấm dứt hoạt động thương mại thì quyền và nghĩa vụ của thuơng nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật 6.Hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do chính phủ quy định và sau khi đăng ký với bộ thương mại. 7.Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho đưong sự trong thời hạn quy định tại khoản 1 diều 21 mục 3 về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Luật Thương Mại nước Việt Nam. Trong trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án theo quy định của pháp luật . 8. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh. Cá nhân cơ quan ,tổ chức được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh ,cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả lệ phí. 2. Thương nhân có nghĩa vụ. 1.Đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng nội dung đã đăng ký - Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật . - Nội dung đăng ký kinh doanh : + Tên thương nhân , tên người đại diện có thẩm quyền. + Tên Thương Mại , biển hiệu . + Địa chỉ giao dịch chính thức . + Ngành nghề kinh doanh +Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu. + Thời hạn hoạt động . + Chi nhánh , cửa hàng ,văn phòng đại diện nếu có. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về nội dung đã đăng ký, thương nhân phải đăng ký những thay đổi này . 2. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh Thương nhân phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật . 3. Tên Thương Mại ,biển hiệu . -Thương nhân phải có tên Thương Mại ,biển hiệu . Tên Thương Mại có thể kèm theo biểu tượng . - Tên Thương Mại ,biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử ,văn hoá , đạo đức và thần phong mỹ tục Việt Nam. - Tên Thương Mại , biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt Nam ,hoặc có thể được vết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn. - Tên Thương Mại phải được ghi trong các hoá đơn , chứng từ ,giấy tờ giao dịch của các thương nhân. 4. Mở sổ kế toán và việc lưu giữ hoá đơn ,chứng từ ,giấy tờ có liên quan. - Thương nhân phải mở sổ kế toán ,phải ghi chép lưu giữ sổ kế toán ,hoá đơn chứng từ ,giấy tờ có liên quan đến hoạt động Thương Mại theo quy định của pháp luật . - Việc huỷ bỏ sổ kế toán ,hoá đơn chứng từ giấy tờ có liên quan đến hoạt động Thương Mại được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định. 5. Đăng ký thuế kê khai thuế và nộp thuế Thương nhân phải đăng ký , kê khai và nộp thuế . 6. Mở và sử dụng tài khoản Thương nhân phải mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật . 7. Niêm yết giá . - Thương nhân phải niêm yết giá hàng hoá , dịch vụ tại điểm mua bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ.Việc niêm yết giá phải rõ ràng không gây nhầm lẫn cho khách hàng. 8. Lập hoá đơn ,chứng từ. - Khi bán hàng , cung ứng dịch vụ ,thương nhân phải lập hoá đơn chứng từ hợp pháp và giao cho khách hàng một bản. Xoá đăng ký kinh doanh -Thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động. -Trong trường hợp phá sản , thương nhân phải làm thủ tục xoá đăngký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quyết định của toà án tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật . - Trong trường hợp giải thể , thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể . - Trong trường hợp thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế thì trong thời hạn 1tháng kể từ ngày thương nhân chết , cơ quan đăng ký kinh doanh xoá đăng ký kinh doanh . - Trong trường hợp thương nhân chấm dứt hoạt động Thương Mại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định . c. Quyền - nghĩa vụ của các thương nhân nước ngoài hoạt động Thương Mại tại nước chxhcn việt nam. Có thể nói , đã nhắc tới thương nhân theo luật nước Việt Nam , thì chúng ta cũng không thể chỉ nhắc tới những thương nhân Việt Nam mà cũng phải đề cập tới vấn đề thương nhân nước ngoài hoạt động Thương Mại tại Việt Nam bởi chính các thương nhân này góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao, giao dịch , buôn bán hàng hoá quốc tế với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới . Luật nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội thông qua cuối năm 1986 đã mở cửa thị trường Việt Nam , tạo điều kiện cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức đầu tư trực tiếp ,thực hiện các dự án sản xuất và dịch vụ, làm ăn kinh doanh tại Việt Nam . Từ những năm cuối thập kỷ 80, bằng một văn bản dưới luật , nhà nước đã tạo điều kiện cho người nước ngoài thành lập các văn phòng đại diện tại Việt Nam để tìm hiểu thị trường Việt Nam và xúc tiến các hoạt động Thương Mại .Sau Luật đầu tư nước ngoài , Luật Thương Mại đánh dấu một bước phát triển quan trọng mở cửa , tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh nước ngoài được hoạt động Thương Mại trên lãnh thổ Việt Nam 1.Hình thức hoạt động . -Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép đặt văn phòng đại diện , chi nhánh tại Việt Nam . (Theo điều 37- mục 4 – Luật Thương Mại Việt Nam.) 2.Nội dung hoạt động. - Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện , chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài. a.Văn phòng đại diện - quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện tại Việt Nam. -Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Namlà đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài , được thành lập theo pháp luật Việt Nam để xúc tiến Thương Mại . -Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam. * Quyền và nghĩ vụ của văn phòng đại diện . Quyền của văn phòng đại diện Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau : - Hoạt động đúng mục đích, phạm vi, thời hạn được quy định trong giấy phép. - Thuê trụ sở , nhà ở , thuê mua các phương tiện , vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện . - Tuyển dụng người lao động là người Việt Nam , người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Mở tài khoản bằng ngoại tệ , bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được phép sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng dại diện . - Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Có con dấu mang tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nghĩa vụ của văn phòng đại diện Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau: - Tuân thủ pháp luật Việt Nam . - Không được mua bán hàng hoá , cung ứng dịch vụ Thương Mại . - Không được ký kết các hợp đồng Thương Mại , trừ những trường hợp có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài . - Nộp thuế , phí , lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật . b.Chi nhánh, quyền và nghĩa vụ của chi nhánh. Chi nhánh : Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài , được thành lập và hoạt động Thương Mại tại Việt Nam theo quyết định của chính phủ Việt Nam. *Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh: Quyền của chi nhánh : chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau : + Thực hiện các hoạt động Thương Mại được quy định trong giấy phép. + Thuê trụ sở , nhà ở ; thuê , mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh . + Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Giao dịch , ký kết hợp đồng Thương Mại tại Việt Nam hpù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép . + Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam , bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. + Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Có con dấu mang tên chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nghĩa vụ của chi nhánh + Tuân thủ pháp luật Việt Nam + Đăng ký , kê khai và nộp thuế ,phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam + Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài Chính Việt Nam chấp thuận . 4. Báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương Mại đối với các thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam . - Luật Thương Mại điều chỉnh các hàng vi Thương Mại , xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc , chuẩn mực trong hoạt động Thương Mại tại Việt Nam. - Các hoạt động Thương Mại phải tuân theo các quy định của luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan. - áp dụng các điều ước quốc tế , pháp luật nước ngoài và tập quán Thương Mại quốc tế trong hoạt động Thương Mại với nước ngoài . Như vậy, ta thấy rõ được ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề “ thế nào là thương nhân , quyền và nghĩa vụ của thương nhân .” * Việc nghiên cứu ,nắm rõ Luật Thương Mại và áp dụng Luật Thương Mại vào thực tế là việc hết sức quan trọng , trong đó ván đề về thương nhân , xác định rõ quyền và nghĩavụ của các thương nhân giúp cho nước ngoài quản lý và điều chỉnh nền kinh tế ở tầm vĩ mô đạt hiệu quả cao. * Nghiên cứu và chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài giúp cho chúng ta phân biệt được chức năng của chúng: - Đối với văn phòng đại diện thì chức năng chính của nó chỉ là việc xúc tiến Thương Mại - đó là hoạt động nhằm tìm kiếm , thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ Thương Mại ( theo mục 5- điều 5- mục I –Luật Thương Mại Việt Nam) không được phép hoạt động Thương Mại . - Đối với chi nhánh thì hoạt động của nó là hoạt động Thương Mại nhằm tìm kiếm lợi nhuận Từ đó nhà nước , chính phủ lấy đó làm căn cứ , cơ sở để điều chỉnh các nguồn luật điều chỉnh các hoạt động Thương Mại , tiến hành sửa đổi , bổ sung Luật Thương Mại nước mình sao cho thật hợp lý để đảm bảo lợi ích quốc gia , lợi ích nhân dân , của thương nhân và đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản mà nhà nước ta đã đề ra trong hoạt động Thương Mại và các chính sách Thương Mại như : quyền hoạt động Thương Mại ; quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động Thương Mại ; cạnh tranh trong Thương Mại ; bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng; các chính sách của nhà nước đối với những thành phần kinh tế của nhà nước. Tìm hiểu mục 3,4 của Luật Thương Mại về thương nhân và thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực chất là xác định địa vị pháp luật của thương nhân Cho đến năm 1998, nước ta đã đàm phán và ký kết hơn 60 hiệp định Thương Mại song phương và đa phương với các nước trên thế giới như hịêp định về buôn bán hàng dệt may với EU (12-1992), gia hạn tháng9-1998 ;Hiệp định khung hợp tác Việt Nam-EU (7-1995); Gia nhập ASEAN (7-1995) và tham gia khu vực mậu dịch tự do của ASEAN(AFTA) từ 1-1-1996. Các hiệp định nói trên quy định những nguyên tắc pháp luật cơ bản, điều chỉnh hoạt động Thương Mại của nước ta với các nước , các khối có liên quan. Hầu hết các hiệp định Thương Mại đều cam kết dành cho nước cùng ký sự đãi ngộ Thương Mại về thuế quan, phi thuế quan, các ưu tiên khác như trong việc cấp giấy phép Xuất Nhập Khẩu Hải Quan trong lĩnh vực thanh toán. Song nước ta hiện nay chưa phải là thành viên của tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) – một công cụ Thương Mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền Thương Mại Quốc Tế . Chúng ta cũng chưa có một hệ thống Luật phù hợp để vận hành hệ thống Thương Mại phù hợp với các lĩnh vực của WTO để điều chỉnh như luật về quyền sở hữu trí tuệ , luật ngân hàng, luật bảo hiểm, luật viễn thông và các chế định khác phục các rủi ro trong hoạt động Thương Mại . Đạo luật Thương Mại Việt Nam (10-5-1997) cũng đã dành một số diều quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, nhưng cũng mới chỉ tạo ra các nguyên tắc chung nhất điều chỉnh quan hệ mua bán quốc tế mà chưa có những chế định cụ thể phù hợp đáp ứng nguyện vọng của các thương nhân Việt Nam có quan hệ Thương Mại quốc tế.Đó sẽ là những khó khăn và thách thức với nước ta trước hiệp định Thương Mại Việt -Mỹ (7-12-2001).Khó khăn lớn và bao trùm nhất là tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam;đến nay việc nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam không còp là một khẩu hiệu chung nữa mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách . Hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ được phê chuẩn trước mắt sẽ có tác động mạnh tới hoạt động Thương Mại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Tuy nhiên chúng ta cũng không kỳ vọng có nhiêug đột biến bởi chúng ta sẽ phải thạm gia một luật chơi mới đầy khó khăn trong khi đó nước ta lại là một quốc gia có quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tương đối ngắn,hơn nữa chúng ta chưa thực sự có được một khung pháp lý đủ thông thoáng phù hợp thông lệ quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế về Thương Mại không chỉ là nguồn luật của công pháp, tư pháp quốc tế mà còn là một bộ phận không thể thiếu của khung luật pháp mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay Incorterm 2000 ,công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế. Năm 1980 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm loại bỏ những vấn đề liên quan đến thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng của các bên trong mua bán quốc tế. Đạo luật Thương Mại Việt Nam cũng đẫ dành một số quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nhưng cũng chỉ mới tạo ra những nguyên tắc chung nhất điều chỉnh quan hệ mua bán quốc tế nhưng đáp ứng được nguyện vọng giao dịch, buôn bán của các thương nhân Việt Nam có quan hệ Thương Mại quốc tế. Do Việt Nam chưa phê chuẩn hầu hết các công ước nói trên, mặt khác,luật quốc gia đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa có sự điều chỉnh bằng pháp luật một cách triệt để ở những khâu then chốt trong hoạt động Thương Mại như thanh toán, vận tải, giao nhận hàng hoá là một lý do dẫn đến sự suy giảm trong buôn bán với nước ngoài của Việt Nam;đó là những khó khăn của ta đối với hiệp định Thương Mại Việt – Mỹ. Song việc hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ được thông qua cũng tạo cho nước ta những cơ hội lớn , tạo điều kiện cho quá trình đổi mới , nỗ lực hơn nữa để tiến hành CNH - HĐH đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế của nước ta. Phần III: kết luận Bộ luật Thương Mại Việt Nam từ khi ra đời đã phát huy được tác dụng của nó nhưng cũng cần có một số sửa đổi bổ sung để nâng cao hiệu quả kinh tế nước nhà. Em xin mạnh dạn đưa ra một số điều như sau: - Nước ta cần sớm phê chuẩn một số công ước quốc tế đặc biệt là công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam giúp cho họ có cơ sở pháp lý để đàm phán trong quan hệ Thương Mại với các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7163.doc
Tài liệu liên quan