LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TÍNH ƯU VIỆT CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 2
1. LUẬT THUẾ GTGT ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN Ở NHIỀU QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI. 2
2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THUẾ GTGT 5
PHẦN II: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG
VẤN ĐỀ CÓ NẢY SINH KHI ÁP DỤNG THUẾ GTGT 12
1. MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ GIỮA TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT. 12
2. Ý KIẾN VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THUẾ GTGT. 12
3- Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ QUI CHẾ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT. 14
KẾT LUẬN 19
24 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu luật và kế toán thuế giá trị gia tăng - Một số ý kiến đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề có thể phát sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư thuế doanh thu, thuế GTGT sẽ góp phần tạo nên một sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Khi áp dụng thuế doanh thu mặc dù có nhiều thuế suất khác nhau nhưng do tính trên doanh thu không kể đến giá trị gia tăng thêm là bao nhiêu gây bất công lớn cho các doanh nghiệp.
Ưu điểm thứ hai của thuế GTGT cũng xuất phát từ đặc điểm chỉ thu trên phần GTGT của nó. Do đặc điểm này đối với sản phẩm có chu trình sản xuất là (sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua nhiều khâu sản xuất khác nhau) hay với chu trình sản xuất ngắn (sản phẩm chỉ cần qua một số ít khâu nhất định) số thuế GTGT phải nộp là như nhau. Chính vì vậy thuế GTGT sẽ là một nhân tố khuyến khích chuyên môn hoá và hiệp tác hoá. Một sản phẩm qua nhiều giai đoạn sản xuất, nếu chịu thuế doanh thu thì sẽ đội giá thành lên rất nhiều gây khó khăn cho việc tiêu thụ, điều này hạn chế việc phân công lao động. Chuyên môn hoá, hiệp tác hoá là xu hướng tất yếu khách quan trong quá trình sản xuất, làm năng suất chất lượng sản phẩm đi đôi với hạ giá thành. Đây là một ưu điểm có ý nghĩa to lớn của thuế GTGT trong việc tổ chức lại sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Một ưu thế của thuế GTGT so với thuế doanh thu là khả năng kích thích mở rộng sản xuất trong nền kinh tế. Với nước ta trong những năm vừa qua việc huy động vốn cho sản xuất gặp nhiều khó khăn, các tổ chức cá nhân ngần ngại bỏ vốn ra kinh doanh một phần là do tâm lý sợ vẫn bị tính thuế doanh thu mặc dù sản xuất kinh doanh chưa có lãi hoặc ít lãi, thuế doanh thu như vậy đã làm triệt tiêu động lực này. Thuế GTGT chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm tạo tâm lý yên tâm cho tổ chức, cá nhân mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh, điều này phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và phát huy nội lực của nền kinh tế.
Bên cạnh đó thuế GTGT còn có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hàng hoá khi đem xuất khẩu, chẳng những không phải chịu thuế GTGT mà còn được thoái trả lại toàn bộ thuế GTGT đã thu ở các khâu trước.
Khi áp dụng thuế GTGT thực hiện chặt chẽ nguyên tắc dựa vào hoá đơn mua hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước. Như vậy, nếu không có hoá đơn mua hàng ghi rõ số thuế GTGT đầu vào đã nộp ở khâu trước thì không được khấu trừ thuế. Điều này khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng phải đòi hoá đơn chứng từ và khi bán hàng phải xuất hoá đơn, đồng thời cũng hạn chế được những sai sót trong chế độ ghi chép hoá đơn chứng từ .
Đến đây một câu hỏi được đặt ra là khi áp dụng thuế GTGT, ngân sách Nhà nước sẽ không bằng thuế doanh thu, Nhà nước phải chịu thiệt thòi hay không? Trong ngắn hạn điều đó có thể là đúng do thuế GTGT hạn chế việc tính trùng. Tuy nhiên khi áp dụng thuế GTGT sẽ lập lại nề nếp việc sử dụng hoá đơn chứng từ trong việc mua bán giao dịch kinh tế, thuế GTGT thu ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế được thất thu so với thuế doanh thu. Bên cạnh đó do ưu điểm tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khuyến khích cạnh tranh tạo ra động lực cho nền kinh tế Nhà nước có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nữa. Thêm vào đó, việc khuyến khích đầu tư tạo ra sự mở mang, quy mô nền kinh tế NSNN sẽ được tăng nên do sự mở rộng quy mô này...
Như vậy, xét trong dài hạn nếu áp dụng có hiệu quả thuế GTGT thì ngân sách Nhà nước không những không giảm mà còn gia tăng.
Nói tóm lại, thuế GTGT có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với thuế doanh thu. Việc áp dụng loại thuế mới này thể hiện sự đổi mới tư duy kịp thời, sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế.
2. Phương pháp kế toán thuế GTGT
a) Nguyên tắc chung:
w Cơ sở kinh doanh thực hiện luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào được kế toán như sau:
w Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính bất thường
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế :
+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có )mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT)
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, và đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)mà cơ sở kinh doanh được hưởng (Tổng giá thanh toán - bao gồm cả thuế).
+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán).
w Giá trị vật tư hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật tư hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).
b) Hoá đơn chứng từ
Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo qui định hiện hành của Bộ tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến kế toán thuế GTGT:
w Hoá đơn GTGT
w Hoá đơn bán hàng
w Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù
w Bảng kê hàng hoá, dịch vụ
w Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất
c) Tài khoản kế toán
C1. Để kế toán thuế GTGT, bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các chế độ kế toán hiện hành tài khoản 133"Thuế GTGT được khấu trừ "và đổi tên, nội dung tài khoản 3331như sau:
w Bổ sung tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Hạch toán tài khoản 133 theo các qui định sau:
- Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, về cước vận tải...) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT của tháng đó.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133
Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển só thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đầu vầo còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ, mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
w Đổi tên tài khoản 3331 "Thuế doanh thu" thành tài khoản 3331 "Thuế GTGT" phải nộp.
Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp, và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Kết cấu và nội dung phản ánh cuả TK 3331.
Bên nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ ;
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ.
- Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường.
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
Số dư bên có : Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Số dư bên nợ : Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3 :
+ Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra : Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu : Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
C2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
w Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Khi mua vật tư hàng hoá tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kế toán ghi :
Nợ 152, 153, 156, 211, 611...
Nợ 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán ).
- Khi mua vật tư dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh: hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán ghi :
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241,....
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào )
Có TK 111, 112, 331,.... (Tổng giá thanh toán ).
- Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ ghi :
Nợ TK3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ.
- Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước :
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112...
- Khi bán hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (Nếu có ), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, và phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (Chưa có thuế GTGT ) kế toán ghi : Nợ TK 111, 112, 131....(Tổng giá thanh toán )
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT ), hoặc
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế GTGT)
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, 138,.... (Tổng giá thanh toán )
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311)
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 721-Các khoản thu nhập bất thường(Giá chưa có thuế GTGT).
- Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT ghi :
Nợ TK 111, 112, 131.....
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511-Doanh thu bán hàng
Có TK 711-Thu nhập hoạt động tài chính (Lãi bán hàng trả chậm ).
- Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán ghi:
+ Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531- hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 111,112,131...
+ Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK111,112
+ Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 156 - hàng hoá
Có TK 632 - giá vốn hàng bán.
w Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT.
- Khi mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). Nếu trường hợp đơn vị hạch toán kép, thì khi mua hàng hoá, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 152,156,211,627,641,642...(bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).
Có TK 111,112,331...(Tổng số tiền phải trả cho người bán ).
-Khi bán hàng hoá dịch vụ kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền phải thu của người mua )
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng .
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
- Khi nộp thuế GTGT vào NSNN ghi :
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112 ....
- Khi được giảm thuế kế toán ghi :
Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ ghi :
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường .
Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền ghi :
Nợ TK 111,112
Có TK 721- Các khoản thu nhập bất thường
d) Báo cáo tài chính .
w Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán có bổ sung thêm chỉ tiêu có mã số 133 "Thuế GTGT được khấu trừ " dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoàn lại nhưng đến cuối kỳ kế toán NSNN chưa hoàn trả .
wBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :
- Phần I - Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm.
e) Chế độ sổ sách kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp:
Được thực hiện theo chế độ Kế Toán Doanh Nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141TC /QĐ /CĐKT ngày 01 tháng11năm1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, và có bổ sung ba mẫu sổ sau đây:
+ Sổ theo dõi GTGT
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại.
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm.
phần II
Một số ý kiến đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề có nảy sinh khi áp dụng thuế GTGT
1. Mối quan hệ chặt chẽ giữa tài chính và kế toán thuế GTGT.
Thuế là một trong những công cụ của chính sách tài chính quốc gia, là cộng cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, định hướng các ngành nghề cần phát triển. Thuế có hiệu lực trên quy mô rộng lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường chính sách thuế có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan. Nó phản ánh và giám đốc một cách liên tục toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế.
Do thuế là một khoản chi của doanh nghiệp nên nó thuộc đối tượng phản ánh và giám đốc của doanh nghiệp. Thuế GTGT cũng vậy, nó gắn bó chặt chẽ với mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: Mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá tồn kho,... nên yêu cầu phải kế toán chính xác thuế GTGT càng đặt ra bức thiết. Trong nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hàng hoá của các loại hình doanh nghiệp, đa dạng hoá sở hữu cùng với hoạt động kinh tế muôn hình muôn vẻ đòi hỏi tính hợp lý của kế toán thuế GTGT.
2. ý kiến về việc triển khai thuế GTGT.
a) Cơ sở để thực hiện thành công thuế GTGTlà một nền kinh tế phát triển ổn định.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đanglan rộng và chưa có xu hướng dịu bớt ảnh hưởng. Đối với nước ta tuy không chịu sự tàn phá nặng nề của cuộc khủng hoảng như Thái lan, Hàn quốc, Inđonêxia... nhưng sự tác động của nó đã buộc nền kinh tế nước ta phải điều chỉnh lại một số chỉ tiêu. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế khu vực nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng.
ởtrong nước ta trong nước, chúng ta đang thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Nhìn chung các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng làm ăn kém hiệu quả kéo dài. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, thị trường cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là với các nước bị ảnh hưởng trong khu vực, bị thu hẹp nghiêm trọng do sức mua giảm, đặt các doanh nghiệp trước những thử thách gay gắt.
Đứng trước tình hình trên,việc áp dụng thuế GTGT cũng gặp những trở ngại bởi vì cơ sở cho việc áp dụng những thành công bất kỳ loại thuế nào là phải có một nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Do đó điều đảm bảo trước tiên cho sự thành công cho thuế GTGT là phải xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, hạn chế tối đa những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong giai đoạn trước mắt. Để làm được điều này, bên cạnh những giải pháp của chính phủ đề ra đã có nhiều ý kiến đóng góp nhưng theo ý kiến của em thì một trong những vấn đề cơ bản là phải từ phía các doanh nghiệp. Xuất phát từ quan điểm , mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, một cơ thể khoẻ mạnh chỉ khi nó có những tế bào khoẻ mạnh. Do vậy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự mình cơ cấu lại sản xuất, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá thành mới đứng vững được trong cạnh tranh, vượt qua thử thách.
b) Làm tốt công tác chuẩn bị khi áp dụng thuế GTGT.
Kể từ khi ban hành luật thuế GTGT cho đến khi áp dụng có thời gian là 18 tháng, đây là khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để tiến hành công tác chuẩn bị. Tuy nhiên, công tác ban hành khung pháp lý để triển khai lại tỏ ra là chậm chạp: Nghị định của chính phủ (11/5/98) và hai thông tư của Bộ tài chính (ngày 27/6/98 và 15/7/98) như vậy đã chiếm khoảng thời gian là hơn 12 ttháng làm cho công tác chuẩn bị lại càng khẩn trương, gấp gáp. Có tình trạng là cho đến nay ở mộ số nơi cả người chịu thuế (nhân dân) và người nộp thuế (các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh) trên thực tế vẫn chưa thấu hiểu đầy đủ bản chất của những khái niệm cơ bản cũng như các nghiệp vụ cần thiết về loại thuế mới này.
Khi áp dụng một loại thuế để đảm bảo thành công cần một khoảng thời gian khá dài cho công tác chuẩn bị. ở công hoà Pháp là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển và là nước đầu tiên áp dụng thuế GTGT phải mất tới 14 năm (từ 1954 đến 1968) để triển khai đại trà mở rộng ra cả nền kinh tế. Còn đối với Inđonexia, một nước có điều kiện kinh tế tương tự như ta họ đã lùi thời điểm dự kiến áp dụng ban đầu từ 1983 sang 1985.
Chính vì vậy thuế GTGT áp dụng ở nước ta có điều kiện học hỏi kinh nghiệm ở nhiều quốc gia khác trong việc tổ chức thực hiện ( cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 100 quốc gia áp dụng thuế GTGT ở nhiều nước trên thế giới cho thấy là phải xây dựng được thói quen sử dụng hoá đơn chứng từ trong nhân dân hoá đơn bán hàng là chứng từ ban đầu làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra khi kê khai nộp thuế. ở nước ta hiện nay, chưa có con số thống kê chính thức số lượng hàng hoá lưu chuyển không có hoá đơn chứng từ là bao nhiêu nhưng thực tế cho thấy con số này rất lớn,đặc biệt là các doanh nghiệp như các hộ kinh doanh cá thể và các tầng lớp nhân dân vẫn chưa có thói quen sử dụng hoá đơn, chứng từ trong thanh toán. Nước ta hiện nay có hơn 6000 DNNN, trên 50.000 công ty TNHH, công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân hơn 1800 doanh nghiệp có vốn ĐTNN và gần 40.000 hộ kinh doanh đã mở sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn khi bán hàng. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay còn có trên 600000 hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện việc mở sổ sách hoá đơn.
Do đó việc chấn chỉnh lại chế độ hoá đơn chứng từ là công việc vừa cấp bách vừa lâu dài, nó là nhân tố quyết định cho sự thành công của thuế GTGT. Để làm được điều này theo em cần làm tốt các mặt sau:
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng để cho nhân dân thấy rõ được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ trong mua bán, giao dịch hàng hoá. . Theo quan điểm của em thì việc tuyên truyền về thuế GTGT phải được tổ chức sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, có cuộc thi tìm hiểu về thuế GTGT, các đợt vận động với quy mô như khi chúng ta trưng cầu ý kiến về luật dân sự.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán hoá đơn , chứng từ trong các doanh nghiệp .
- Để hình thành thói quen sử dụng hoá đơn, ngoài các biện pháp tuyên truyền vận động và các quy định của Nhà nước cần phải vận động kết hợp với các biện pháp hành chính đó là kiểm soát nghiêm ngặt hàng hoá lưu thông ngoài thị trường, xử phạt những trường hợp vận chuyển hàng hoá mà không có hoá đơn, chứng từ. Biện pháp này có thể là quá cứng rắn trong điều kiện hiện nay nhưng trên cơ sở nhận thức được lợi ích của thuế GTGT, vai trò của thuế với công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc mọi người cũng sẽ vui vẻ chấp hành. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng ở giai đoạn đầu nhằm hình thành ý thức và tạo ra thói quen trong sử dụng hoá đơn chứng từ, tuy nhiên phải lấy việc tuyên truyền vận động là cơ bản.
3- ý kiến đề xuất về qui chế tài chính và kế toán thuế GTGT.
a) Vấn đề xử lý tài sản cố định và hàng hoá tồn kho trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai luật thuế .
Trong luật thuế GTGT , chúng ta không đề cập đến vấn đề bồi hoàn thuế cho tài sản cố định và hàng hoá tồn kho trước khi áp dụng luật thuế GTGT (01/01/1998). Cho tới thời điểm này , các doanh nghiệp đang có khuynh hướng chần chừ đợi thuế GTGT có hiệu lực mới mua sắm tài sản cố định . Còn đối với hàng tồn kho cũng nhằm lẩn tránh thuế GTGT , từ 20/11/1998 hàng loạt hộ buôn bán và nhà sản xuất ở Thành phố HCM đã đua nhau tung hàng công nghiệp trong kho ra bán hạ giá và khuyến mãi . Đến đầu tháng 12/1998 , hàng điện tử đã giảm giá khá lớn mức giảm từ 10 đến 15% so với giữa tháng 11 và giảm 20 đến 25% so với cùng kỳ năm trước . Các mặt hàng khác chịu thuế suất thuế GTGT cao cũng xảy ra tình trạng tương tự . Điều này gây xáo trộn hàng hoá trên thị trường , gây thiệt hại cho các hộ kinh doanh . Như vậy cách xử lý này đúng đắn không ? Chúng ta cùng trở lại vấn đề giải quyết tài sản cố định mua sắm trứơc thời điểm hiệu lực thuế , hàng hoá tồn kho đem vào sử dụng sau ngày 01/01/1998.Có hai cách xử lý :
- Tiếp tục áp dụng thuế doanh thu đối với lượng hàng tồn kho .
- áp dụng ngay thuế GTGT đối với số hàng hoá tồn kho và đối với tài sản cố định.
Đối với giải pháp thứ hai lại có hai cách xử lý :
+ Cho phép số tài sản cố định hàng hoá tồn kho này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào .
+ Không hoàn thuế cho những trường hợp này .
Nếu tiếp tục áp dụng thuế doanh thu đối với vật tư hàng hoá trong thời kỳ quá độ thì sẽ gây ra cú sốc về giá cả, các doanh nghiệp vẫn chủ động trong sản xuất kinh doanh , sẽ không có hiện tượng bán giảm giá các mặt hàng như hiện nay . Tuy nhiên , việc tại cùng một thời điểm áp dụng cả hai loại thuế sẽ gây ra nhiều bất cập , khách hàng thì cũng sẽ không phân biệt được đâu là hàng hoá mua trước và sau thời điểm áp dụng thuế GTGT do vậy dẫn đến hiện tượng tuỳ tiện nâng giá . Mặt khác đối với các mặt hàng chịu thuế suất thuế GTGT cao mà cho tiếp tục áp dụng thuế doanh thu sẽ gây nên cơn sốt về các loại hàng hoá này , các doanh nghiệp sẽ ra sức thu mua loại hàng này để bán tại thời điểm thuế GTGT được áp dụng nhằm tiếp tục hưởng thuế doanh thu , còn các loại hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT thì tình hình lại diễn ra ngược lại . Như vậy giải pháp này là không chấp nhận được .
Nếu triển khai áp dụng ngay thuế GTGT đối với hàng hoá vật tư tồn kho sẽ phát huy được những ưu thế của thuế GTGT . Tuy nhiên chúng ta lại có hai cách xử lý như trên . Về mặt lý thuyết phần lớn các nhà kinh tế đều nhất trí rằng Nhà nước nên bồi hoàn lại số thuế gián thu mà các doanh nghiệp đã phải thanh toán với các lý do sau :
+ Bảo đảm số thuế GTGT không bị trùng lắp trên số thuế gián thu đã bao gồm trong tài sản cố định trong hàng hoá vật tư tồn kho .
+ Ngăn ngừa sự tăng giá không hợp lý của các nhà sản xuất đối với tài sản cố định khi họ muốn bù đắp lại phần thuế gián thu đã nộp trước đó vì sự tăng giá nhất thời như vậy có thể dẫn tới một sự tăng giá lâu dài trong trường hợp không có sự kiểm soát giá nghiêm ngặt của Nhà nước. Còn với hàng hoá tồn kho, các doanh nghiệp cùng có thể tăng giá do họ không được khấu trừ thuế đầu vào .
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ đối phó với luật thuế mới bằng cách hoãn lại đầu tư tài sản cố định , giảm hàng hoá vật tư tồn kho gây ra sự bất ổn định trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT .
Tuy nhiên cái khó của cách xử lý này như đã trình bày ở phần trên chính là chúng ta không có hoá đơn chứng từ để khấu trừ để bồi hoàn cho hàng hoá vật tư, tài sản cố định . Giả sử Nhà nước bồi hoàn thuế cho TSCĐ , khấu trừ cho hàng hoá vật tư tồn kho sẽ gây ra thất thu lớn cho NSNN , bên cạnh đó chúng ta phải xác định đối tượng và số lượng bồi hoàn và khấu trừ đòi hỏi công tác kiểm kê tính toán và xác định số tiền phải bồi hoàn cho mỗi người. Đây là công việc rất phức tạp và tốn kém, trong lịch sử Hà Lan đã bỏ ra 32% số thuế doanh thu năm 1968 để bồi hoàn và khấu trừ cho TSCĐ và hàng hoá vật tư tồn kho khi áp dụng thuế GTGT. Trường hợp của Cộng Hoà Liên Bang Đức là 8% giá trị tài sản cố định . Do đó, giải pháp này sẽ g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1262.doc