MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Phương pháp nghiên cứu 1
3. Mục đích chọn đề tài 1
4. Phạm vi đề tài 1
5. Bố cục đề tài 2
NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan nguồn tài nguyên du lịch Hà Nam 3
1.1. Khái quát về đất và người Hà Nam 3
1.2. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên 5
1.3. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn 7
* Tiểu kết chương 1 8
Chương 2. Một số tài nguyên du lịch nhân văn ở Hà Nam 10
2.1. Các di tích lịch sử 10
2.1.1. Chùa Đọi Sơn 10
2.1.2. Đền Trúc 12
2.1.3. Đền Trần Thương 13
2.2. Lễ hội 14
2.2.1. Hội hát Giặm làng Quyển Sơn 14
2.2.2. Hội vật võ Liễu Đôi 15
2.2.2. Một số lễ hội khác ở Hà Nam 16
2.3. Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nam 18
2.4. Ẩm thực Hà Nam với một số đặc sản 19
* Tiểu kết chương 2 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
PHỤ LỤC
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu ở Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại của con người như chùa Đọi Sơn, chùa Bà Đanh... Lễ hội là nơi sinh hoạt cộng đồng chung, Hà Nam có một số lễ hội nổi tiếng cả nước như: hội vật võ Liễu Đôi, hội hát Giậm Quyển Sơn... Đây là nơi gắn kết cộng đồng tạo nên tinh thần sức mạnh của nhân dân mang nét văn hoá riêng của Hà Nam.
Với cảnh quan thiên nhiên mà địa hình mang lại cũng như truyền thống văn hoá mà Hà Nam lưu giữ được là tiềm năng du lịch quan trọng cho Hà Nam phát triển du lịch.
1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên không phải là thế mạnh của du lịch Hà Nam. Hà Nam không có những điểm sáng về cảnh quan thiên nhiên như: Quảng Ninh với Hạ Long, Lào Cai với Sapa... Tuy vậy, Hà Nam cũng được ưu ái với những cảnh quan thiên nhiên hài hoà hấp dẫn. Đó là các hang động karst ở vùng núi đá vôi thuộc huyện Thanh Liêm và Kim Bảng với sự hài hoà của sông núi, làng mạc tạo nên bức tranh phong cảnh sơn thuỷ hữu tình hấp dẫn du khách như: Ngũ Động Sơn, hồ Tam Chúc, hang Dơi, hang Luồn, khu Bát Cảnh Tiên(Kim Bảng); Kẽm Trống, hang chùa Châu(Thanh Liêm)... Tiêu biểu nhất đó là Ngũ Động Sơn, Kẽm Trống và núi Đọi.
Ngũ Động Sơn nằm trong quần thể di tích đền Trúc - Ngũ Động Sơn. Đền tôn thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Ngũ Động Sơn là hệ thống hang động hấp dẫn độc đáo nằm trong lòng núi Cấm. Ngũ Động Sơn bao gồm năm hang động nối liền nhau thành một dải dài liên hoàn sâu vào lòng núi dài hơn 100 m. Sự kì ảo trong lòng động gây ấn tượng mạnh cho du khách. Ngay hang Châu đầu tiên màu sắc luôn luôn thay đổi theo ánh sáng mặt trời tạo nên sự huyền ảo trong từng không gian. Trong các hang động khác cũng hấp dẫn du khách với vô vàn các hình khối của các thạch nhũ. Thạch nhũ từ trên vòm động rủ xuống, từ sườn động nhô ra, từ nền động mọc lên khi phản chiếu ánh sáng mặt trời tạo một vẻ đẹp lung linh huyền ảo gợi trí tưởng tượng cho du khách tới nhiều hình thù khác nhau như con rùa, con đại bàng, sư tử... Du khách có thể thả mình trong không gian huyền ảo này như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh. Động năm ngăn với động bốn bằng những nhũ đá rủ xuống sát đáy tạo nên rèm đá độc đáo, ở đó cũng có các nhũ đá hình voi chầu dáng vẻ trang nghiêm. Du khách qua cửa đá có cảm giác như vào chốn nghiêm cung huyền thoại. Ngũ Động Sơn có vẻ đep riêng, có sức hấp dẫn du khách, là một thắng cảnh đẹp ở Hà Nam - một tài nguyên du lịch quý giá.
Kẽm Trống là một danh thắng thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Kẽm Trống là tên gọi khoảng trống giữa hai dãy núi đá vôi mà dòng sông Đáy chảy qua như một nét chấm phá, một bức tranh thuỷ mặc do thiên nhiên ban tặng. ở cảnh quan thiên nhiên có sự hoà hợp giữa núi sông, đồng ruộng và cỏ cây... thành một quần thể hoàn chỉnh. Dòng sông Đáy uốn lượn giữa hai dãy núi tạo nhiều dáng vẻ khác nhau. Núi xanh, trời trong, mây trắng, nước biếc như lồng vào nhau tạo nên vẻ thơ mộng của danh thắng này. Núi đá ở Kẽm Trống có nhiều hang động đẹp như: hang Nứt, hang Tiên... Kẽm Trống nổi tiếng về vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên đẹp nhất vào dịp cuối hạ đầu thu. Buổi sớm mai núi bồng bềnh trên sương mù gợi những huyền thoại, cổ tích đầy quyến rũ. Kẽm trống hứa hẹn nhiều ấn tượng cho du khách khi đến đây.
Núi Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên. Núi cao 80 m nổi lên giữa đồng ruộng, làng mạc trù phú của xã. ở phía đông là dòng Châu Giang chảy êm ả góp thêm vào bức tranh làng xã thanh bình càng tạo cho Đọi Sơn một vẻ uy nghi độc đáo. Đọi Sơn nằm trên thế đất đẹp, thế đất Rồng, đất sinh thành của các bậc đế vương.ở đây vẫn lưu truyền :
"Đầu gối Đọi Sơn
Chân dọi Tuần Vường
Phát tích đế vương
Lưu truyền vạn đại".
Trên đỉnh Đọi Sơn phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể bao quát một vùng quê trù phú xanh tươi gợi một cảm giác sảng khoái, thanh bình. Đến với Đọi Sơn du khách còn được thăm chùa Đọi Sơn. Nơi đây lưu giữ nhiều nhiều giá trị văn hoá hấp dẫn. Đến với Đọi Sơn du khách có thể hết hợp ngắm cảnh và tìm hiểu di tích lịch sử.
1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là một thế mạnh của du lịch Hà Nam. Bởi Hà Nam có bề dày lịch sử văn hoá. Các di tích lịch sử văn hoá ghi lại công lao của các danh nhân cũng như truyền thống văn hoá của nhân dân. Các làng nghề truyền thống cũng như nền văn hoá phi vật thể mà Hà Nam đã tạo cho mình một nét riêng. Tiêu biểu như: chùa Đọi Sơn, đền Lảnh Giang, đình Lũng Xuyên (Duy Tiên); chùa Bà Đanh, đền Trúc, đền Bà Lê Chân (Kim Bảng); chùa Châu, chùa Tiên, khu di tích Đinh - Lê, khu văn hoá Liễu Đôi (Thanh Liêm); nhà từ đường Nguyễn Khuyến, đình Cổ Viễn, đình Bồ Đề (Bình Lục). Các làng nghề tiêu biểu như: làng thêu An Hoà- Hoà Ngãi (Thanh Liêm); làng dệt lụa Nha Xá ( Duy Tiên ), làng nghề sừng Đô Hai (Bình Lục); làng nghề mây tre Hoàng Đông (Duy Tiên)...
Tài nguyên du lịch nhân văn thúc đẩy sự phát triển du lịch của Hà Nam bởi các di tích mang đậm giá trị văn hoá. Đền Trúc nơi thờ Lý Thường Kiệt - người anh hùng dân tộc đánh tan giặc Chiêm ca khúc khải hoàn ăn mừng tại đây. Đình Yên Trạch (Lý Nhân) thờ Triệu Quang Phục, đền Ba Dần thờ tướng Đinh Nga... Đặc biệt có chùa Đọi Sơn được đón tiếp nhiều vua nhà Lý, nhà Trần và nhà Lê; chùa nổi tiếng với bia Sùng Thiện Diên Linh, Sáu pho tượng Kim Cương hay tượng người mình chim... Đây là ngôi chùa có giá trị văn hoá đặc biệt, có giá trị tầm cỡ quốc gia.
Đến với Hà Nam du khách có thể tự tìm hiểu truyền thống văn hoá của điạ phương. Hà Nam vốn có truyền thống liên kết cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển như bao nhiêu nơi khác. Truyền thống liên kết ấy đã sản sinh ra những sinh hoạt văn hoá chung đặc sắc như: hát Giậm Quyển Sơn, lễ hội vật võ Liễu Đôi, hội đình Đô Xá, hội đền Ba Dần... Chính trong những lễ hội này quan hệ xã hội được mở rộng và khăng khít hơn. Khi lễ hội diễn ra, thu hút đông đảo mọi người tham dự. Trước để tìm hiểu truyền thống văn hoá quê hương, đất nước và cuội nguồn của lễ hội. Sau là tham gia các trò chơi dân gian truyền thống. Lễ hội là nơi lưu giữ những truyền thống văn hoá, lưu giữ những trò chơi dân gian. Khi du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu tìm hiểu về lễ hội và các trò chơi dân gian cũng là điều tất yếu. Chính vì vậy, Hà Nam có thể dựa vào các lễ hội với các trò chơi dân gian để thu hút khách du lịch tham dự.
Hà Nam - một miền quê đồng chiêm trũng, canh tác nông nghiệp là phương thức chính để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ngoài thời gian chính vụ là thời gian nông nhàn người dân phải làm nghề phụ để đảm bảo kinh tế. Vì vậy, ở Hà Nam đã phát triển một số làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng làm trống Đọi Tam, là làng nghề làm trống nổi tiếng cả nước có kĩ thuật làm trống riêng; làng chạm khắc sừng Quế Sơn với những sừng trâu, sừng bò dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân từ những nguyên liệu vô hồn kia đã được dựng thành những sản vật thủ công mỹ nghệ đầy sức cuốn hút. Bên cạnh đó còn một số làng nghề khác như: làng thêu ren An Hoà, làng làm bún Đinh Xá...
Cũng chính vùng đồng chiêm trũng này, con ngời Hà Nam hay lam hay làm cần cù chịu khó mà các món ăn trở thành đặc sản vùng miền tạo nên nền ẩm thực phong phú với cá kho Nhân Hậu, bánh cuốn chả Phủ Lý, bánh đa Kiện Khê...
* Tiểu kết chương 1
Hà Nam không có nhiều thắng cảnh cũng như di tích nổi tiếng như ở các tỉnh khác. Song tự nhiên cũng không quá hà khắc khi ban tặng những cảnh đẹp ở Hà Nam. Với những gì thiên nhiên đã ưu ái, Hà Nam hoàn toàn có thể tận dụng khái thác phát triển du lịch. Chính những cảnh sắc mà thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hoá mà Hà Nam lưu giữ được, là tài nguyên quý giá hấp dẫn du khách nếu biết cách kết hợp phát triển đồng bộ. Các khu danh thắng thường gắn với các di tích lịch sử. Như vậy, khi tham quan du khách có thể hoàn toàn được tìm hiểu các giá trị văn hoá của vùng cũng như về di tích lịch sử đồng thời khách còn đợc chiêm ngưỡng cảnh đẹp, thưởng ngoạn cùng thiên nhiên như các khu danh thắng di tích Đền Trúc - Ngũ Động Sơn, chùa và núi Đọi Sơn, hồ Tam Chúc... Đây là những tài nguyên tiềm năng cho du lịch Hà Nam.
Chương 2
Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn ở Hà Nam
2.1. Các di tích lịch sử văn hoá
Hà Nam vốn có địa lý cảnh quan đa dạng và bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Hà Nam tiềm ẩn trong mình nguồn tài nguyên du lịch tìm hiểu về văn hoá phong phú và quan trọng. Tiêu biểu như các di tích lịch sử và văn hoá. Đây là nơi lưu giữ những văn hoá mà trong quá trình hoạt động phát triển và tồn tại của con người để lại. Qua thời gian, những thế hệ nối tiếp nhau, bàn tay và trí óc của con người mà các di tích ấy còn tồn tại đến ngày nay. Chính vì vậy, mỗi di tích đều mang giá trị văn hoá lịch sử ở những mức độ khác nhau. Tiêu biểu nhất là chùa Đọi Sơn, đền Trần Thương, đền Trúc và từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến .
2.1.1. Chùa Đọi Sơn
Chùa Đọi Sơn cách thị trấn Đồng Văn chừng 15 km về phía đông của thị trấn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên. Chùa toạ lạc trên núi Đọi Sơn - một thế đất đẹp: thế đất cửu long. Chính thế đất này đã tạo cho chùa một vẻ uy nghi, linh thiêng. Chùa có tên chữ là Diên Hựu tự và Long Đọi Sơn tự.
Chùa được Lý Nhân Tông cho xây dựng vào đầu thế kỉ XII. Chùa toạ lạc trên đỉnh núi có bậc xây rộng rãi từ dưới lên, lại kề cận trục giao thông thuỷ, bộ thuận tiện cho du khách thăm viếng . Chùa có tháp Sùng Thiện Diên Linh được xây ở giữa trung tâm, xung quanh được bao bọc bởi các công trình: cung tứ giác ở bên tả, khám vuông bên hữu, đằng trước là sân rộng có bậc thềm. Tháp cao mười ba tầng theo hình vuông bốn mặt. Tầng đế và tầng trên cùng không trổ cửa còn tất cả các tầng có cửa đón gió tứ phương. Trên các tầng đều treo các chuông nhỏ, khi gió thổi các chuông va vào nhau tạo nên những âm thanh lúc trầm lúc bổng. Thân tháp được trang trí mỹ thuật công phu tượng các tiên đồng, ngọc nữ và chim thần... ở tầng dươí tháp có một nhóm tám tượng là những võ sĩ oai hùng đứng chống kiếm trang nghiêm chia đều bốn cửa. Trên đỉnh tháp có tượng Tiên Khánh bưng mâm hứng nước ngọc cho trời tạnh ráo. Nhìn tổng thể tháp Sùng Thiện Diên Linh như một tượng đài sừng sững, phức hợp. Chùa và tháp Đọi Sơn vươn cao cùng núi Đọi hùng vĩ thu hút khách không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên mà nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị :
Bia Sùng Thiện Diên Linh :
Tấm bia đá cao 2.88 m, rộng 1.40 m, chân chạm hình sóng nước. ở giữa chạm đôi rồng đội lên. Bệ bia là khối đá hình chữ nhật dài 2.40 m, rộng 1.80 m, cao 0.50 m tạo hình con rùa. Diềm bia chạm mời tám ô quả trám và trong từng ô đều có chạm rồng. Những hình rồng uốn lợn tượng trưng cho mỹ thuật thời Lý. Trên bia chữ được khắc đầy hai mặt. Mặt trước là bài thơ của Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 phản ánh sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Lý Nhân Tông và đời sống kinh tế văn hoá của dân tộc ta thời đó. Mặt Sau khắc bài thơ của Lê Thánh Tông (1586) và khắc việc sửa chùa thời Mạc (1591). Sùng Thiện Diên Linh là tấm bia quý có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.
Sáu pho tượng Kim Cương :
Đây là những pho tượng quý hiếm. Tượng Kim Cương được tạc dưới thời Lý ở chùa Đọi Sơn là nhiều nhất. Các tượng có chiều cao 1.6 m mặc võ phục, gươm chống trước ngực. Tất cả là những khối đá, các hoa văn trên tượng, áo giáp và gươm đều tượng trưng cho điêu khắc thời Lý.
Tượng đầu người hình chim (tượng chim thần Kinair) :
Tượng này bắt nguồn từ hình tượng thần thoại trong nghệ thuật Chăm pa. Đây là một di vật quý. Tượng cao 40 cm tạc mặt người là thân trên còn thân dới là hình chim với chân có các móng, lông cánh và đuôi chim rất sinh động. Trên đầu tượng có tóc tết thành hình cầu, có một vành khăn từ trán rủ xuống ngang vai. ở hai cánh chim khắc chìm những đường cong cong và bên trong là những đường xoáy chôn ốc cách điệu hình hoa lá chạm nổi, hai bàn tay đang đánh bạt về trước. Đây là công trình mang đậm nét nghệ thuật và văn hoá thời Lý.
Ngoài ra chùa Đọi Sơn còn lưu giữ tượng đồng Di lặc được đúc năm 1864, các viên gạch nung có hình vũ nữ hình rồng đặc trưng của thời Lý... Tất cả đã tạo nên một Đọi Sơn thu hút du khách về giá trị cũng như địa mạo.
2.1.2. Đền Trúc
Đền Trúc nằm trong quần thể di tích lịch sử và thắng cảnh thuộc xã Thi Sơn huyện Kim Bảng. Từ thị xã Phủ Lý theo quốc lộ 21, 9 km là đến đình.
Theo truyền thuyết năm 1069 Lý Thường Kiệt đã cho thuỷ quân theo sông Đáy đi chinh chiến phương nam qua đây, có cơn cuồng phong bẻ gãy cột buồm cuốn lá cờ đại nghĩa của đoàn binh lên đỉnh núi. Thấy điềm lạ Lý Thường Kiệt cho quân lên bờ làm lễ tế trời đất và đặt tên cho núi là núi Cuốn Sơn. Sau khi chiến thắng trở về, Lý Thường Kiệt cho quân dừng lại nơi đây ăn mừng chiến thắng. Dân cư quanh vùng ra hát mừng chiến thắng. Từ đây mà hình thành nên " hát Giậm" - một hình thức hát dân ca riêng biệt của Hà Nam.
Đền Trúc thờ người anh hùng dân tộc Lý Thờng Kiệt. Đền nằm ven sông Đáy, tam quan mở từ huớng đông với bốn cột trụ cao từ 4 - 6 m. Qua một sân rộng đến nhà tiền đường gồm năm gian, cao hơn sân khoảng 1 m. Ba gian hậu cung cùng được xây dựng theo một phong cách. Ngôi đền đươc lợp ngói vẩy cá và có vườn trúc bao quanh. Lớp cây trúc thanh mảnh, thân vàng, lá xanh mọc thẳng đứng tạo cho ngôi chùa một vẻ trang nghiêm bề thế. Cảnh quan núi, cây, ngôi đền và sông nước tạo nên một bức tranh thuỷ mặc rất đỗi trữ tình. Hàng năm khi đón xuân, đền lại mở lễ hội dâng hương tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Trong lễ hội có hát Giậm và một số hoạt động văn hoá thu hút khách thập phương.
2.1.3. Đền Trần Thương
Ngôi đền Trần Thương ẩn mình dưới gốc cây đa già xum xuê cành lá, thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân.
Huyền thoại xa lưu truyền nơi đây kể rằng xa kia đây là mảnh đất có thế đất đẹp nên được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho đặt kho lương để nuôi quân đánh giặc. Khi chiến thắng trở lại nơi đây Trần Quốc Tuấn cho cắm sinh phần. Từ đây đã xuất hiện câu ngạn ngữ nói về Trần Quốc Tuấn " Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc". Sau khi ông qua đời, dân địa phương dựng đền ngay trên nền kho lương cũ để ghi công và tưởng nhớ.
Đền Trần Thương hiện nay có kiến trúc tam toà giải vũ, hai bên đầu có tới 19 gian. Đền được dựng bằng những cột lim to chắc. Các đầu bảy của xà ngang, xà dọc được chạm khắc hình "cúc hoá rồng" bằng nghệ thuật bong kênh của nghệ nhân xưa rất độc đáo. ở cung đệ tam xa có bộ khảm lớn được chạm khắc rất công phu thể hiện chân dung Trần quốc Tuấn, ở đó còn có pho tượng đồng Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương đặt trang trọng trong tư thế ngồi, tỉ lệ cân đối, bộ mặt uy nghiêm như đang suy nghĩ về kế sách giữ nước lâu dài. Tam quan của đền khá đẹp và chỉnh với gác chuông trên chính giữa. Chuông đồng có niên đại từ thời Lê. Tiếng chuông ngân vang đôi bờ sông Nhị Hà, gợi nhớ hào khí Đông A với tiếng trống đồng đuổi giặc Nguyên thuở nào.
Đền Trần Thương toạ lạc trong khung cảnh ngoạn mục hài hoà của thiên nhiên và làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình, ở đền còn có năm giếng nước tạo thế "hình nhân bát tướng". Tất cả đã tạo nên một di tích lịch sử quan trọng và có giá trị ở Hà Nam.
2.2. Lễ hội
Lễ hội là một nét văn hoá chung của người Việt Nam và ở Hà Nam cũng vậy. Lễ hội phản ánh tôn giáo tín ngưỡng của con ngời nói chung cũng như gìn giữ những thói quen sinh hoạt hàng ngày của con ngời. ở Hà Nam có hai lễ hội tiêu biểu đó là hội hát Giậm Quyển Sơn, hội vật võ Liễu Đôi và các lễ hội khác mang đậm văn hoá dân gian.
2.2.1. Hội hát Giậm Quyển Sơn
Hát Giậm là một hình thức diễn xướng nghi lễ âm nhạc tôn thờ người anh hùng dân tộc lý thường kiệt, hội được tổ chức vào dịp xuân mới tại làng quyển sơn, xã thi sơn, huỵện kim bảng. Phong cảnh quyển sơn hùng vĩ nên thơ có 5 ngọn núi bao quanh làng, có dòng châu giang chảy qua. Hình sông thế núi như ôm ấp những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính nơi đây. Bốn mùa cảnh sắc đổi thay, cỏ cây hoa lá tốt tơi. Mùa xuân đến dòng châu giang lững lờ xanh biếc thuyền bè xuôi ngợc trên các ngả đường từng đoàn người già trẻ, trai gái mặc quần áo đẹp đi trảy hội .
Hội hát được mở ra để tưởng nhớ đến công ơn của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, diễn xướng Giậm được tổ chức trên hai địa điểm tại đình Trung và đền Trúc (đền thờ Lý Thường Kiệt).
Thời gian hát Giậm: hát vào đám bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng giêng cho đến hết ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch, hát Giậm chủ yếu vào các buổi tối, ban ngày các thôn xóm tế thành hoàng, dưới sông thi bơi trải .
Phường Giậm là một tổ chức hát múa có từ 30 con giậm trở lên. Con giậm là những cô gái tuổi từ 13 - 15, là những cô gái thanh tân xinh đẹp, có tài múa hát. Ai có chồng hoặc có đại tang thì không được hát. Đứng đầu phường là cụ trùm vốn là con giậm có tài nhớ và tài múa hát nhất phường. Riêng cụ trùm lập gia đình rồi vẫn được hát. Cụ trùm phải là người có đạo đức và tài nghệ được cả làng công nhận.
Bản hát Giậm được ghi chép thành sách bằng chữ Nôm để lưu truyền. Khi biểu diễn thì không được dùng sách. Sách hát có đầu đề là "Lý đại vương bình Chiêm sự tích diễn ca". Về trang phục cụ trùm mặc áo thụng vàng, vấn khăn vàng, đi dép cong. Con giậm mặc áo ba mớ: áo the đen bên ngoài rồi đến áo the xanh, trong áo nhiễu đỏ, yếm đỏ, váy lĩnh, vấn khăn đỏ, đội "mũ tiên" da ngoài có đính những bông ngọc xanh, đỏ, tím, vàng; con giậm không được đi dép. Nhạc khí gồm có một bộ phách giành cho cụ trùm và 4 hoặc 6 chiếc trống khẩu. Đạo cụ gồm 4 đến 6 thanh kiếm ( kiếm gỗ sơn son thiếp vàng) . Quạt giấy dùng đủ cho số con giậm .
Hát Giậm là phần diễn xướng quan trọng của hội gồm 30 tiết mục với trên 1000 câu thơ. Mỗi tiết mục là một mô hình âm nhạc như hát mở đầu, cần miêu, hát làm nhà, anh xinh...
Hội hát Gậm Quyển Sơn là biểu hiện của niềm tự haò về quê hương đất nước, về con người và cuộc sống. Hát Giậm mang đậm truyền thống dân tộc từ lâu đời nay. Tìm hiểu và khai thác hát Giậm là một yếu tố thu hút khách du lịch đến Hà Nam.
2.1.2. Hội vật võ Liễu Đôi
". . . Tùng , tùng , tùng. . .
Trống giục tùng tùng
Hội vật Liễu Đôi
Mồng năm cho đến mồng mười
Khắp nơi kéo đến, người người đua chen" .(1)
Khoẻ để giữ làng, giữ nước, khoẻ để dựng làng dựng nước. Hội vật võ Liễu Đôi cũng một phần từ lý do này mà phát triển và tồn tại. Hội vật võ Liễu Đôi còn gọi là hội Thánh Tiên, diễn ra theo truyền thuyết. Thánh Tiên, đó là chàng trai họ Đoàn người Liễu Đôi có được giải khăn đào và thanh kiếm quý. Nhờ những vật quý đó mà chàng giành nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc.
Hội tổ chức trên mảnh đất "Nương Cửi"- đất Thánh ( với hình thể "tiền tam thái, hậu ngũ nhạc") từ sáng mồng 5 cho đến sáng mồng 10 mới rã đám. Hội gồm những lệ, lễ theo truyền thuyết như: rước Thánh vào dóng, lễ phát hoả, lễ trao gươm và thắt khăn đào...
Hội vật ở đây có nhiều kiểu, miếng vừa hữu hảo, đẹp mắt lại vừa quyết liệt nghiêm túc. Những miếng võ như: xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng táng... Đặc biệt ở Liễu Đôi có miếng háng là sở trường. Đấu vật võ, ngoài sức lực các đô còn phải có kĩ thuật, có miếng mới mong thắng nổi đối phương. Hội rất chú ý đến sinh mạng và tình nghĩa con người. Trong lúc giao đấu, miếng độc, miếng hiểm bị nghiêm cấm.
Hội bao giờ cũng có giải thưởng cho bất kì ai tham dự để khuyến khích dân chúng. Giải cọc là giải giành cho người chiến thắng trong các phần thi.
Vật võ Liễu Đôi là nét văn hoá đặc biệt của Hà Nam. Hội vật võ thuộc làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm.
2.3. Một số lễ hội khác ở Hà Nam
STT
Tên Lễ Hội
Thời Gian
(Â L)
Địa Điểm
Nội Dung
1
Lễ hội đình Ngọc Động
8,9,10/1
Hoàng Đông - Kim Bảng
Tưởng nhớ các vị thần trấn quốc.
Lễ hội có hát Giậm, rước kiệu và các trò chơi dân gian.
2
Hội đình Đinh Xá
2-6/1và 1/8
Tiên Nội - Duy Tiên
Thờ bà Phạm Thị Hồng và 2 vị tướng đời Trần.
Lễ hội có rước kiệu và các trò chơi dân gian .
3
Hội đình chùa Cổ Viễn
13/1
Hưng Công - Bình Lục
Thờ Hoàng tướng công và Phan công chúa .
Lễ hội có tế lễ, đấu võ và đánh cờ người .
4
Hội đình Yên Trạch
24-26/1
Bắc Lý - Lý Nhân
Thờ Triệu Quang Phục.
Lễ hội có tế lễ , dâng hương, rước kiệu bát vương.
5
Hội đền Ba Dần
8,9,10/2
Tân Sơn - Kim Bảng
Thờ tướng Đinh Nga .
Lễ hội có đánh cờ , múa gậy và các trò dân gian.
6
Hội đình Đồng Lư
10/2
Chân Lý - Lý Nhân
Kỷ niệm ngày sinh của đệ nhất Nguyên Hồng, đệ nhị Nguyễn Thiện.
Lễ hội có thi bơi chải và các trò dân gian .
7
Hội đình Đống Cầu
10/2
Liêm Túc - Thanh Liêm
Thờ Tả Giám Đan Nguyên Văn.
Lễ hội có tế lễ, rước kiệu và các trò chơi dân gian.
8
Hội đình Công Đồng
9-11/2
An Mỹ - Bình Lục
Tưởng niệm 3 vị tướng thời Hùng Vương.
Lễ hội có rước kiệu, tế thần, múa rồng , múa sư tử.
9
Hội chùa Đọi
19-21/3
Đọi Sơn - Duy Tiên
Thờ Phật và bà ỷ Lan phu nhân.
Lễ hội có lễ phật và các trò chơi vui.
Đây là những lễ hội mang sắc thái dân gian cổ truyền. Các lễ hội này đang được phục hồi để gìn giữ truyền thống văn hoá cũng như thu hút khách du lịch đến đây.
2.3. Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nam
Trong tương lai, du lịch Hà Nam sẽ thực sự phát triển. Góp phần vào sự phát triển chung của du lịch, có mặt của những sản phẩm truyền thống nổi tiếng của các làng nghề truyền thống. Du khách không mất nhiều công sức, thời gian để có thể thưởng thức, mắt thấy, tay mang về những sản phẩm nổi tiếng của Hà Nam. Các làng nghề truyền thống tiêu biểu như:
Làng làm trống Đọi Tam :
Thuộc huyện Duy Tiên, làng Đọi Tam với nghề làm trống có từ lâu đời. Nghề làm trống Đọi Tam nổi tiếng khắp nơi, nghề cha truyền con nối. Theo quy định, kĩ thuật làm trống chỉ được truyền cho con trai. Thợ làng Đọi Sơn làm đủ các loại trống: trống dùng trong đình chùa, trống chèo, trống trường, trống trung thu... Để làm ra cái trống phải mất ba bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da chọn làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước để khử mùi rồi phơi khô. Gỗ làm tang chủ yếu là gỗ mít - loại gỗ dẻo mềm không bị cong vênh, nứt vỡ hơn nữa "Gỗ mít đánh ít kêu nhiều ". Bưng trống: da trâu được quây căng tròn hết cỡ trên mặt trống rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết.
Trống Đọi Tam nổi tiếng nhờ độ bền đẹp nhờ bí quyết riêng cũng như tinh thần trách nhiệm của người thợ.
Làng làm bún :
Làng Tái thuộc xã Đinh Tái, huyện Bình Lục, có nghề làm bún lâu đời. Bún Tái vừa trắng bóng vừa mềm mại như láng mỡ nhưng quan trọng nhất là độ thuần khiết cao vì không pha chế bất kì chất hoá học nào. Nếu du khách một lần được thưởng thức món bún Tái chấm nước mắm, vắt thêm một lát chanh, chút ớt thì chắc hẳn còn nhớ mãi hương vị của món ăn dân dã này.
Để có được món bún Tái ngon, khách hàng ưa chuộng, có tiếng vang xa, ngời làm bún phải vất vả và công phu lắm. Từ khâu chọn gạo cho đến khi xay bột hay ngâm bột cung đòi hỏi sự tỉ mỉ và thận trọng. Chỉ có người dân làng Tái mới có thể biết vớt bún ra khi nào. Nếu vớt ra sớm bún sẽ dai, nếu vớt ra muộn bún sẽ nhạt và nhũn...
Quanh năm suốt tháng, người dân làm bún tất bật từ sáng đến khuya để có những mẻ bún toả ra khắp nơi ghi danh tên làng.
2.4. ẩm thực Hà Nam với một số đặc sản
Khi du khách đến Hà Nam du lịch, hương vị các món ăn cũng chiếm lĩnh phần quan trọng trong cảm tình của du khách. Đó là những món ăn mang nét riêng của quê hương Hà Nam với các đặc sản tiêu biểu như:
Bánh cuốn chả Phủ Lý:
Dọc theo quốc lộ 1A, từ đầu tỉnh đến thị xã Phủ Lý, du khách có thể thấy rất nhiều biển hiệu "Bánh cuốn chả nóng" của các nhà hàng. Bánh cuốn được tráng mỏng, nhiều nhân mục nhĩ với hành phi ăn kết hợp với chả nướng, các loại rau thơm cùng với nước chấm nóng và các loại ra vị khác.
Chả được làm từ thịt lợn ba chỉ, thái mỏng sau khi ướp gia vị, người ta xiên vào những que tre đặt lên chậu than hoa đang cháy đỏ. dưới bàn tay khéo léo của người quạt chả đảo đều, thịt chín nhanh toả mùi thơm phức. Món nước chấm được pha chế cầu kì sau đó đun nóng. Chả chín được thả vào nước chấm cùng với một số dưa góp làm từ đu dủ xanh. Thịt nướng thơm ngậy, dưa góp đu đủ chua giòn, nước chấm nóng cùng với bánh cuốn cuộn vào nhau tạo thành một mon ăn đặc trưng khó tả níu chân du khách đến đây.
Các món ăn mang hương vị "hương đồng gió nội":
Hà Nam là vùng đồng chiêm trũng. Chính vì vậy, các món đặc sản cũng mang đậm hương đồng gió nội như món bún riêu cua dọc trên quốc lộ 21 từ Phủ Lý đi Nam Định, du khách có dịp thưởng thức hương vị thơm ngon của nó hay món canh hến có vị ngon đặc biệt của hến sông Đáy. Canh hến được nấu với rau xanh hay nấu canh riêu với một ít thì là đều cho hương vị đông quê rõ nét.Với những món ăn mang hương sắc đồng nội chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách .
Đến với Hà Nam về làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, du khách sẽ được thưởng thức chuối Ngự. Đây là một đặc sản nổi tiếng xa từng được dâng vua. Đó là buồng chuối nhỏ nhưng rất đẹp, quả căng tròn, vàng óng, cuống xanh, đầu ruồi có ba chiếc tua cong cong đẹp mắt lạ thường. Chuối có vị ngọt thơm, càng ăn càng thấy ngon.
Ngoài ra, Hà Nam còn nổi tiếng với quýt Lý Nhân, hồng không hạt Lý Nhân... Đó là những đặc sản mang hương vị riêng của vùng quê.
* Tiểu kết chương 2
Có thể nói rằng Hà Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 96.doc