Đề tài Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại học

Mục lục

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài . 2

2. Mục đích nghiên cứu .4

3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu . 4

4. Giả thuyết khoa học . 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 5

6. Giới hạn đề tài nghiên cứu . 5

7. Phương pháp nghiên cứu .5

Chương I. Một số vấn đề về trở ngại tâm lý.

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

2. Trở ngại tâm lý . 11

3. Đặc điểm khách thể khảo sát . 20

4. Trở ngại tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập

của sinh viên năm cuối . 25

5. Những đóng góp của đề tài . 26

Chương II. Thực trạng một số trở ngại tâm lý của sinh viên

năm cuối ở các trường đại học.

1. Nhận thức của sinh viên về trở ngại tâm lý . 27

2. Một số biểu hiện trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối . 32

3. Hành vi khắc phục trở ngại tâm lý của sinh viên qua một số tình huống . 56

4. Một số ý kiến về vấn đề khắc phục những trở ngại tâm lý

ở sinh viên năm cuối . 65

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2,17%. * Trường ĐHKTQD: - Đứng thứ hai là phương án C, với 21 người lựa chọn, chiếm 15,22%. - Cùng xếp vị trí cuối là phương án A và B, cùng có số lượng 6 ý kiến lựa chọn, chiếm 4,35%. Trong ba trường ĐHSPHN; ĐHQGHN; ĐHKTQD, chúng tôi nhận thấy, trường ĐHKTQD đứng thứ nhất về số lượng khách thể lựa chọn phương án hợp lý nhất (21 khách thể) trong khi ĐHSPHN chỉ có 10 khách thể và ĐHQGHN có 6 khách thể lựa chọn phương án hợp lý nhất. * Kết luận 1: Phần lớn khách thể khảo sát là sinh viên năm cuối các trường ĐH ở Hà Nội đều có những hiểu biết nhất định về những trở ngại tâm lý. Tuy nhiên nhận thức về trở ngại tâm lý của sinh viên chủ yếu thông qua những biểu hiện của nó. Chẳng hạn: tính e dè, ngần ngại, nỗi thất vọng, chán nản... mà chưa nắm được bản chất của những trở ngại tâm lý. 2. Một số biểu hiện trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối. 2.1 Những trở ngại tâm lý thường gặp ở sinh viên năm cuối. Chúng tôi đưa ra câu hỏi: ỎTheo anh (chị), sinh viên năm cuối ở các trường ĐH hiện nay đang có những trở ngại (khó khăn) tâm lý gì ?Õ kết quả thu được từ phía khách thể điều tra như sau: Bảng 2.1a Bảng 2.1a: Những trở ngại tâm lý thường gặp ở sinh viên năm cuối. Trường điểm-TB TNTL ĐH SPHN ĐH QGHN ĐH KTQD Tổng Điểm X TB Điểm X TB Điểm X TB Điểm X TB d. 177 1.28 1 171 1.24 1 146 1.06 3 494 3.58 1 a. 143 1.04 2 161 1.17 2.5 131 0.95 4 435 3.15 2 c. 140 1.01 3 161 1.17 2.5 126 0.91 5 427 3.09 3 e. 132 0.96 4 141 1.02 4 147 1.07 1.5 420 3.04 4 b. 120 0.87 5 94 0.68 5 147 1.07 1.5 361 2.62 5 f. 96 0.7 7 69 0.5 6 91 0.66 8 256 1.86 8 g. 103 0.75 6 66 0.48 7 120 0.87 6 289 2.09 6 h. 81 0.59 8 62 0.45 8 119 0.86 7 262 1.90 7 Ghi chú: TNTL: Trở ngại tâm lý. : Điểm trung bình. TB: Thứ bậc Những trở ngại tâm lý trên chúng tôi đưa ra với sự đánh giá cho điểm của khách thể khảo sát. Mỗi trở ngại tâm lý đều có 5 mức độ từ thấp đến cao, tương ứng với thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó, 1 điểm là mức độ thấp nhất, 5 điểm là mức độ cao nhất. * Qua bảng 2.1a chúng tôi nhận thấy: - Trở ngại tâm lý D: Không xin được việc làm đúng chuyên ngành, có điểm trung bình = 3,58; xếp thứ 1/8. Việc làm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối. Thực tế hiện nay cho thấy rõ sự khó khăn của sinh viên trong vấn đề xin được việc làm theo đúng chuyên ngành của mình. Rất nhiều sinh viên sau khi ra trường phải làm trái nghành, đặc biệt, làm những công việc không hề có chút liên quan gì đến ngành học của mình. Sinh viên là những người trực tiếp đối mặt với những vấn đề bất cập đó, chính vì vậy trở ngại tâm lý này được họ qua tâm đưa lên hàng đầu, xếp thứ 1/8 trở ngại tâm lý thường gặp đối với sinh viên năm cuối. - Trở ngại tâm lý A: Lo lắng kết quả học tập không cao, có điểm trung bình = 3,15; xếp thứ 2/8. Kết quả học tập là một trong những mục tiêu học tập quan trọng mà sinh viên cần phấn đấu, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, đến toàn bộ quá trình học tập của mỗi sinh viên. Chính vì vậy, khi kết quả học tập không cao sẽ là một trong những trở ngại tâm lý đối với sinh viên. Điều này được khẳng định khi trở ngại tâm lý này được đa số khách thể điều tra xếp thứ 2/8. - Trở ngại tâm lý C: Lo lắng kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án, có điểm trung bình = 3,09; xếp thứ 3/8. Khi bước vào năm học cuối, hầu hết sinh viên đều có ý thức cố gắng phấn đấu, hoặc dù không muốn thì cũng phải quan tâm đến việc trả bài thi, trả nợ môn, nợ trình nếu còn. Kỳ thi tốt nghiệp và bảo vệ đồ án, khoá luận có ảnh hưởng rất lớn đến bảng điểm tổng kết của mỗi sinh viên. Mặt khác, đây là những yêu cầu trong quá trình học tập mà sinh viên phải huy động tối đa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, cũng như huy động tối đa sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Mặc dù không được đánh giá cao bằng trở ngại tâm lý D và A, song, vấn đề Ỏthi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ ánÕ vẫn được sinh viên chú ý quan tâm, xếp loại hàng thứ 3/8. - Trở ngại tâm lý E: Thất nghiệp, có điểm trung bình = 3,04; xếp thứ 4/8. Khái niệm Ỏthất nghiệpÕ có nghĩa rộng hơn khái niệm Ỏkhông tìm được việc làm đúng chuyên ngànhÕ. Khi không tìm được việc làm đúng chuyên ngành, sinh viên vẫn có thể tìm kiếm được những công việc khác phù hợp với năng lực bản thân, nhưng khi thất nghiệp, có nghĩa là hoàn toàn không có công ăn việc làm. Hiện nay, với tính năng động của mình, sinh viên thường chấp nhận làm trái ngành hơn là chấp nhận sự thất nghiệp. Chính vì vậy sinh viên không đánh giá cao trở ngại tâm lý này, Ỏthất nghiệpÕ chỉ đứng thứ 4/8. - Trở ngại tâm lý B: Lo lắng kiến thức chưa đầy đủ, có điểm trung bình = 2,62; xếp thứ 5/8. Quá trình học tập trên ghế nhà trường chủ yếu là quá trình thu lượm, tính luỹ kiến thức nhằm phục vụ cho công tác nghề nghiệp sau này. Kiến thức cũng là một trong những lĩnh vực quan tâm của sinh viên. Qua khảo sát ý kiến của nhiều sinh viên thuộc trường ĐHSPHN và trường ĐHKTQD bằng phương pháp phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rất nhiều sinh viên cho rằng: vấn đề học đại học hiện nay còn nhiều bất cập. Một số vấn đề dễ thấy như, học không đi với hành, nặng về lý thuyến mà thiếu tính thực tế, phương pháp kiểm tra thi cử chưa đánh giá đúng thực học của người học, hầu như sinh viên ra trường đều rất bỡ ngỡ trước công việc mình đảm nhiệm... những lý do đó khiến cho sinh viên hiện nay ít coi trọng vấn đề kiến thức. Họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề điểm, và vấn đề việc làm. Chính vì vậy, vấn đề Ỏkiến thức chưa đầy đủÕ chỉ được sinh viên xếp đứng thứ 5/8. - Trở ngại tâm lý G: Quan hệ xã hội không được tốt, có điểm trung bình = 2,09; xếp thứ 6/8. Đối với sinh viên, vấn đề quan hệ xã hội có ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề xin việc làm sau khi ra trường, đồng thời nó cho thấy tính năng động, quảng giao của sinh viên. Sinh viên hiện nay có những mối quan hệ rất đa dạng, có mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống do đặc điểm tâm lý và đặc điểm môi trường hoàn cảnh của họ mang lại. Mặt khác họ là những con người năng động, không ngại giao tiếp, không ngại tham gia vào bất cứ mối quan hệ phức tạp nào, sẵn sàng và có nhu cầu giao tiếp rất cao, chính vì vậy, vấn đề Ỏquan hệ xã hộiÕ không phải là trở ngại tâm lý lơn đối với sinh viên, nó chỉ đứng hành thứ 6/8. - Trở ngại tâm lý H: Lo lắng tiền ăn học, có điểm trung bình = 1,90; xếp thứ 7/8. Tiền ăn học là một trong những điều kiện không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Bởi lẽ trong tất cả mọi vấn đề từ sinh hoạt, học phí... đều phải cần có tiền chi trả, trong khi đó không phải lúc nào sinh viên cũng sẵn có và có thể đáp ứng được hết tất cả những nhu cầu đó. Chính vì vậy, khi lâm vào tình trạng thiếu thốn về tiền bạc, cũng thường khiến cho sinh viên những trở ngại tâm lý nhất định, chẳng hạn sự thiếu tập chung vào học tâp, bị phân tán tư tưởng vv... Hiện nay, chủ yếu sinh viên có tiền ăn học là do phía gia đình, người thân chu cấp, tuy nhiên cũng có một bộ phân sinh viên soay sở làm thêm để có tiền ăn học, hoặc phụ giúp gia đình. Chính vì vậy, trở ngại tâm lý về vấn đề tiền ăn học chỉ đứng hàng thứ 7/8. - Trở ngại tâm lý F: Lo lắng về chuyện tình cảm, có điểm trung bình = 1,86; xếp thứ 8/8. Đối với nhiều sinh viên việc xác định tư tưởng phấn đấu, dành tâm trí cho việc học tập là nhiệm vụ hàng đầu. Vấn đề tình cảm đối với sinh viên không phải là không có những khó khăn, những trở ngại vướng mắc, song, so với nhiệm vụ học tập, vấn đề tình cảm (chủ yếu là tình lứa đôi, tình cảm bạn bè cùng giới hoặc khác giới) chỉ là thứ yếu, không quan trọng bằng. Đây là lý do cho thấy, phần lớn khách thể điều tra xếp trở ngại tâm lý F ở hàng cuối cùng 8/8. Như vậy chúng ta có thể kết luận về một số những trở ngại tâm lý thường gặp đối với sinh viên ở năm cuối như: - Không xin được việc làm đúng chuyên ngành. - Lo lắng về kết quả học tập không cao - Lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án - Thất nghiệp Mốt số các trở ngại tâm lý khác nhưng không phổ biến như: Lo lắng kiến thức chưa đầy đủ; Quan hệ xã hội của mình không được tốt; Lo tiền ăn học. * So sánh khách thể điều tra giữa các trường, chúng tôi nhận thấy: Thứ bậc giữa các trở ngại tâm lý có sự chênh lệch không đáng kể. Đó là: - Trở ngại tâm lý D: Không xin được việc làm đúng chuyên ngành: + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 1,28; xếp thứ 1/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 1,24; xếp thứ 1/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 1.06; xếp thứ 3/8. - Trở ngại tâm lý A: Lo lắng kết quả học tập không cao: + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 1,04; xếp thứ 2/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 1,17; xếp thứ bậc 2,5/8 (cùng thứ bậc với trở ngại C). + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,95; xếp thứ 4/8. - Trở ngại tâm lý C: Lo lắng kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án: + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 1,01; xếp thứ 3/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 1,17; xếp thứ bậc 2,5/8 (cùng thứ bậc với trở ngại A). + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,91; xếp thứ 5/8. - Trở ngại tâm lý E: Thất nghiệp: + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,96; xếp thứ 4/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 1,02; xếp thứ bậc 4/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 1,07; xếp thứ bậc 1,5/8 (cùng thứ bậc với trở ngại tâm lý B). - Trở ngại tâm lý B: Lo lắng kiến thức chưa đầy đủ: + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,87; xếp thứ 5/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,68; xếp thứ bậc 5/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 1,07; xếp thứ bậc 1,5/8 (cùng thứ bậc với trở ngại tâm lý E). - Trở ngại tâm lý G: Quan hệ xã hội không được tốt: + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,75; xếp thứ 6/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,48; xếp thứ bậc 7/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,87; xếp thứ bậc 6/8. - Trở ngại tâm lý F: Lo lắng chuyện tình cảm : + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,7; xếp thứ 7/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,5; xếp thứ bậc 6/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,66; xếp thứ bậc 8/8. - Trở ngại tâm lý H: Lo tiền ăn học: + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,59; xếp thứ 8/8. + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,45; xếp thứ bậc 8/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,86; xếp thứ bậc 7/8. Chúng tôi cho rằng, về cơ bản những trở ngại tâm lý kể trên ở các trường khác nhau nhưng có thứ bậc tương đối giống nhau. Với kết quả này chúng tôi khẳng định thứ bậc các trở ngại tâm lý thường gặp ở sinh viên năm cuối giữa khách thể điều tra là sinh viên thuộc trường ĐHSPHN; ĐHKTQD và ĐHQGHN có mối quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Điều này khẳng định những trở ngại mà khách thể điều tra là sinh viên trường ĐHSPHN thường xuyên gặp thì cũng thường gặp đối với khách thể điều tra là sinh viên trường ĐHQGHN và sinh viên trường ĐHKTQD. Sự giống nhau này do khách thể điều tra thuộc sinh viên trường ĐHSPHN; ĐHKTQD và ĐHQGHN không bị sự chi phối của những khác biệt về đặc điểm tâm lý, đặc điểm môi trường hoàn cảnh giao lưu vv... mà cùng có những nỗi lo lắng chung về quá trình học tập và sau khi ra trường. * So sánh giữa nam và nữ: Bảng 2.1e. Những trở ngại tâm lý thường gặp ở sinh viên năm cuối – phân chia theo giới tính. Giới tính điểm-TB TNTL Nam Nữ Tổng Điểm TB Điểm TB Điểm TB d. 249 1.80 1 245 1.78 1 494 3.58 1 a. 220 1.59 2 215 1.56 4 435 3.15 2 c. 200 1.45 3 227 1.64 3 427 3.09 3 e. 190 1.38 4 230 1.67 2 420 3.04 4 b. 185 1.34 5 176 1.28 5 361 2.62 5 g. 145 1.05 6 144 1.04 6 289 2.09 6 f. 129 0.93 7 127 0.92 8 256 1.86 8 h. 119 0.86 8 143 1.04 7 262 1.90 7 * Nhận xét: Qua bảng 2.1e, chúng tôi nhận thấy thứ bậc các trở ngại tâm lý giữa khách thể điều tra là sinh viên nam và khách thể điều tra là sinh viên nữ có mỗi quan hệ khá gần với nhau. Chẳng hạn: - Trở ngại tâm lý D: Không xin được việc làm đúng chuyên ngành: + Sinh viên nam: có điểm trung bình = 1,80; xếp thứ 1/8. + Sinh viên nữ: có điểm trung bình = 1,78; xếp thứ 1/8. - Trở ngại tâm lý C: Lo lắng kỳ về kì thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án: + Sinh viên nam: có điểm trung bình = 1,45; xếp thứ 3/8. + Sinh viên nữ: có điểm trung bình = 1,64; xếp thứ 3/8. - Trở ngại tâm lý B: Lo lắng kiến thức chưa đầy đủ: + Sinh viên nam: có điểm trung bình = 1,34; xếp thứ 5/8. + Sinh viên nữ: có điểm trung bình = 1,28; xếp thứ 5/8. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số chênh lệch về thứ bậc các trở ngại tâm lý. Chẳng hạn: - Trở ngại tâm lý A: Lo lắng vết quả học tập không cao: + Sinh viên nam: có điểm trung bình = 1,59; xếp thứ 2/8. + Sinh viên nữ: có điểm trung bình = 1,56; xếp thứ 4/8. - Trở ngại tâm lý E: Thất nghiệp: + Sinh viên nam: có điểm trung bình = 1,38; xếp thứ 4/8. + Sinh viên nữ: có điểm trung bình = 1,67; xếp thứ 2/8. - Trở ngại tâm lý H: Lo tiền ăn học: + Sinh viên nam: có điểm trung bình = 0,86; xếp thứ 8/8. + Sinh viên nữ: có điểm trung bình = 1,04; xếp thứ 7/8. Điều này cho thấy, giữa nam sinh viên và nữ sinh viên không có những khác biệt lớn về những trở ngại tâm lý thường gặp ở năm cuối. Bởi lẽ, trên thực tế quá trình học tập của sinh viên, sự chi phối, ảnh hưởng của các trở ngại tâm lý, như : Kết quả học tập, sự thất nghiệp, khó khăn trong tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành đào tạo v.v... là tác động như nhau đối với cả nam và nữ sinh viên trong cùng hoàn cảnh hiện nay. * Kết luận 2.1: - Trong quá trình học tập của mình, sinh viên năm cuối gặp phải nhiều trở ngại tâm lý thuộc nhiều lình vực khác nhau có liên quan đến quá trình học tập. Những trở ngại tâm lý điểm hình thường gặp nhất và được sinh viên xếp thứ bậc cao nhất như: + Không xin được việc làm đúng chuyên ngành. + Kết quả học tập không cao + Kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án + Thất nghiệp. - Thứ bậc các trở ngại tâm lý ở khách thể điều tra là sinh viên các trường là tương đối giống nhau; giữa nam sinh viên và nữ sinh viên cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. 2.2 Mức độ ảnh hưởng của những trở ngại tâm lý đối với sinh viên. Chúng tôi đưa ra câu hỏi: ỎNhững trở ngại tâm lý nào có ảnh hưởng không tốt tới quá trình học tập của anh (chị) ?Õ kết quả khảo sát chúng tôi thu được từ phía khách thể như sau: Bảng 2.2a: Bảng 2.2a: Mức độ ảnh hưởng của những trở ngại tâm lý đối với sinh viên năm cuối. Trường điểm-TB TNTL ĐH SPHN ĐH QGHN ĐH KTQD Tổng Điểm X TB Điểm X TB Điểm X TB Điểm X TB b. 151 1.09 1 91 0.66 5 119 0.86 1 361 2.62 4 c. 144 1.04 2 135 0.98 3 104 0.75 4 383 2.78 2 a. 139 1.01 3 154 1.12 1 93 0.67 5 386 2.80 1 d. 125 0.91 4 136 0.99 2 115 0.83 2 376 2.72 3 e. 107 0.78 5 103 0.75 4 108 0.78 3 318 2.30 5 g. 98 0.71 6 52 0.38 8 88 0.64 7 238 1.72 7 f. 87 0.63 7 76 0.55 6 79 0.57 8 242 1.75 6 h. 83 0.60 8 61 0.44 7 92 0.67 6 236 1.71 8 Ghi chú: TNTL: Trở ngại tâm lý. : Điểm trung bình. TB: Thứ bậc Những trở ngại tâm lý trên chúng tôi đưa ra với sự đánh giá cho điểm của khách thể khảo sát. Mỗi trở ngại tâm lý đều có 5 mức độ từ thấp đến cao, tương ứng với thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó, 1 điểm là mức độ thấp nhất, 5 điểm là mức độ cao nhất. * Kết quả khảo sát cho thấy: - Trở ngại tâm lý A: Lo lắng kết quả học tập không cao, có điểm trung bình = 2,80; xếp thứ 1/8. Kết quả học tập là một trong những yếu tố được sinh viên quan tâm hàng đầu trong quá trình học tập của mình, chính vì vậy, trở ngại tâm lý về kết quả học tập được khách thể điều tra đánh giá ở thang điểm cao nhất, và xếp thứ nhất trong số những trở ngại tâm lý ảnh hưởng không tốt tới quá trình học tập. Mặt khác, kết quả học tập cũng là một trong những tác động trực tiếp nhất, thường xuyên nhất đối với quá trình học tập của mỗi sinh viên. Những nguyên nhân quan trọng đó đã phản ánh đúng kết quả khảo sát. - Trở ngại tâm lý C: Lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án, có điểm trung bình = 2,78; xếp thứ 2/8. Thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án tốt nghiệp là một trong những chướng ngại vật, rào cản mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải vượt qua và hoàn thành trước khi ra trường. Đây là thời kỳ thử thách cao độ đối với mỗi sinh viên, đòi hỏi phải tập trung nhiều nhất công sức và trí lực. Nếu kết quả không tốt, chắc chắn điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của mỗi sinh viên. Trong thực tế, điểm thi tốt nghiệp và điểm làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp rất được sinh viên quan tâm vì nó sẽ giúp cho bảng điểm tổng kết quá trình học tập của sinh viên nâng lên hay giảm xuống đáng kể. Vì vậy đa số khách thể điều tra đều cho rằng mức độ ảnh hưởng qua trọng thứ hai (sau trở ngại tâm lý A), xếp thứ 2/8. - Trở ngại tâm lý D: Không xin được việc làm đúng chuyên ngành, có điểm trung bình = 2,72; xếp thứ 3/8. Tìm được việc làm đúng chuyên ngành hay không cũng là một trong những mối quan tâm lo ngại của sinh viên trong quá trình học tập. Tuy nhiên nó không thường xuyên và không trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên. Trong thực tế qua tiếp xúc với sinh viên bằng phương pháp phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng Ỏnếu tương lai xin việc mà sáng sủa (tức là có nhiều cơ hội tìm được việc là đúng ngành nghề đào tạo) thì cảm thấy rất phấn khởi và có quyết tâm phấn đấu trong học tập nhiều hơn.Õ Điều này khẳng định mức độ ảnh hưởng của vấn đề Ỏtìm việc làm đúng chuyên ngành Õ có một ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập, phấn đấu rèn luyện nghề của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên xếp trở ngại tâm lý này đứng thứ 3/8 đã phản ánh đúng thực tế đánh giá của sinh viên. - Trở ngại tâm lý B: Lo lắng kiến thức chưa đầy đủ, có điểm trung bình = 2,62; xếp thứ 4/8. Trở ngại tâm lý về kiến thức cũng là một trong những trở ngại tâm lý thường gặp, tuy vậy, kết quả điều tra cho thấy, đây không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của sinh viên. Mặc dù kết quả học tập không phải là tất cả, song nó cũng phản ánh phần nào kiến thức mà sinh viên tích luỹ và có được. Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy có tới 82,25% khách thể điều tra có tổng kết những kỳ học trước từ 6,5 trở lên. Đồng thời có tới 81,4% khách thể điều tra tự nhận xét yên tâm với kết quả học tập mình đã đạt được ở các kỳ học trước. Như vậy điều đó cũng phần nào phản ánh trở ngại tâm lý Ỏkiến thức không đầy đủÕ không được đánh giá cao, chỉ đứng thư 4/8. Điều này cũng phù hợp với mức độ 5/8 của trở ngại tâm lỳ này khi sinh viên đánh giá mức độ thường gặp so với những trở ngại tâm lý khác. - Trở ngại tâm lý E: Thất nghiệp , có điểm trung bình = 2,30; xếp thứ 5/8. Như trên đã trình bày, khái niệm Ỏthất nghiệpÕ bao hàm nghĩa rộng hơn so với vấn đề Ỏkhông tìm được việc làm đúng chuyên ngànhÕ. Vấn đề thất nghiệp, được sinh viên đánh giá là một trong những trở ngại tâm lý ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của mình. Nguyên nhân cũng giống như trở ngại tâm lý D. Bởi lẽ nếu có cơ hội, có nhiều khả năng tìm được việc làm, thì từ đó sinh viên sẽ có nhiều động lực, phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn trong học tập. Hiện nay sinh viên ít chấp nhận thất nghiệp mà thường chấp nhận làm những công việc khác mặc dù trái ngành nghề đào tạo. Chính vì vậy đây không phải là trở ngại tâm lý có ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập của sinh viên, trở ngại tâm lý này chỉ đứng thứ 5/8 theo đánh giá của khách thể khảo sát. - Trở ngại tâm lý F: Lo lắng về chuyện tình cảm, có điểm trung bình = 1,75; xếp thứ 6/8. - Trở ngại tâm lý G: Quan hệ xã hội không được tốt, có điểm trung bình = 1,72 ; xếp thứ 7/8. - Trở ngại tâm lý H: Lo tiền ăn học, có điểm trung bình = 1,71; xếp thứ 8/8. Ba trở ngại tâm lý F; G và H lần lượt đứng ở vị trí 6; 7 và 8, ở phía cuối của bảng xếp thứ bậc. Đây là những trở ngại tâm lý ít có liên quan đến vấn đề học tập của sinh viên, vì thế không được coi là gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập. Mặt khác, trên thực tế khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn, chúng tôi nhận định sinh viên năm cuối thường chỉ quan tâm và tập chung sự chú ý nhiều cho vấn đề việc làm và kết quả học tập, vấn đề thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp mà ít quan tâm đến các vấn đề khác. Những lý do đó khiến cho những trở ngại tâm lý này chỉ đứng ở hàng dưới so với các trở ngại tâm lý khác. * So sánh khách thể điều tra giữa các trường: Thứ bậc giữa các trở ngại tâm lý có sự chênh lệch không đáng kể. Đó là: - Trở ngại tâm lý A: Lo lắng kết quả học tập không cao: + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 1,12; xếp thứ 1/8. + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 1,01; xếp thứ 3/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,67; xếp thứ 5/8. - Trở ngại tâm lý D: Không xin được việc làm đúng chuyên ngành: + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,99; xếp thứ 2/8. + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,91; xếp thứ 4/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,83; xếp thứ 2/8. - Trở ngại tâm lý C: Lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án: + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,98; xếp thứ 3/8. + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 1,04; xếp thứ 2/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,75; xếp thứ 4/8. - Trở ngại tâm lý E: Thất nghiệp: + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,75; xếp thứ bậc 4/8 + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,78; xếp thứ 5/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,78; xếp thứ bậc 3/8. - Trở ngại tâm lý B: Lo lắng kiến thức chưa đầy đủ: + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,66; xếp thứ bậc 5/8. + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 1,09; xếp thứ 1/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,86; xếp thứ bậc 1/8 - Trở ngại tâm lý F: Lo lắng chuyện tình cảm : + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,55; xếp thứ 6/8. + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,63; xếp thứ bậc 7/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,57; xếp thứ bậc 8/8. - Trở ngại tâm lý H: Lo tiền ăn học: + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,44; xếp thứ bậc 7/8. + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,60; xếp thứ 8/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,67; xếp thứ bậc 6/8. - Trở ngại tâm lý G: Quan hệ xã hội không được tốt: + ĐHQGHN: có điểm trung bình = 0,38; xếp thứ bậc 8/8. + ĐHSP HN: có điểm trung bình = 0,71; xếp thứ 6/8. + ĐHKTQD: có điểm trung bình = 0,64; xếp thứ bậc 7/8. Sự chênh lệch nêu trên về thứ bậc mức độ ảnh hưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại học.doc
Tài liệu liên quan