MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 2
I.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2
I.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 5
I.3. THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 8
II. GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 13
II.1.THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (MỸ) 13
II.1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 13
II.1.2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ 14
II.1.3. THÀNH CÔNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN HẠN CHẾ KHI VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ. 19
II.1.4. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. 21
II.2. THỊ TRƯỜNG EU: 23
II.2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU : 23
II.2.2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO EU 25
II.2.3. THÀNH CÔNG, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 29
II.2.4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO EU 32
II.3. THỊ TRƯỜNG ASEAN 32
II.3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ASEAN 32
II.3.2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN 34
II.3.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU VÀO ASEAN 38
II.3.4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN 39
II.4. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TRUNG QUỐC 40
II.4.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC. 40
II.4.2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC. 40
II.4.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ, THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC. 45
II.4.4 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC. 47
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
I.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dép, thiết bị điện, sản phẩm âm thanh, thủy hải sản…
Mặt hàng XK
2009
2010
May mặc
Kim ngạch
5000
5.760
Tốc độ tăng %
15,2
Đồ gỗ
Kim ngạch
1.100
1.820
Tốc độ tăng %
65,45
Giày dép
Kim ngạch
1.038,8
1.620
Tốc độ tăng %
55,95
Thiết bị điện, sản phẩm âm thanh
Kim ngạch
639,7
778,6
Tốc độ tăng %
21,7
Thủy hải sản
Kim ngạch
522,1
646,4
Tốc độ tăng %
23,8
Thiết bị cơ khí và phụ tùng
Kim ngạch
406
621,2
Tốc độ tăng %
53
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 2: Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2009 và 2010 (ĐVT: triệu USD)
Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, năm 2010, Việt Nam giữ vị trí thứ 27/221 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất đạt 5,76 tỷ USD và tăng 15,2% so với năm 2009. Tiếp đến là đồ gỗ đạt 1,82 tỷ USD và giày dép đạt 1,62 tỷ USD. Thiết bị điện, sản phẩm âm thanh vượt lên chiếm vị trí thứ tư trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 778,6 triệu USD, tăng 21,7% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản của Việt Nam sang Mỹ năm qua đạt 646,4 triệu USD, tăng 23,8%.
Theo số liệu thống kê, thì nửa đầu năm 2011, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, với 7,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 19,58% so với tháng 6/2010.
Bảng : Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong Tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2010- 2011 (ĐVT: USD)
Mặt hàng
KNXK T6/2011
KNXK 6T/2011
KNXK 6T/2010
% tăng giảm KN so với T6/2010
% tăng giảm KN so với kỳ 2010
Tổng kim ngạch
1.531.945.163
7.685.447.907
6.299.690.950
19,58
22,00
hàng dệt, may
645.884.879
3.184.184.861
2.754.329.464
16,38
15,61
Giày dép các loại
167.875.944
880.769.770
619.282.137
40,08
42,22
Gỗ và sản phẩm gỗ
122.428.881
627.172.347
619.536.910
5,32
1,23
Hàng thuỷ sản
100.352.617
481.126.647
323.394.737
51,40
48,77
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
52.114.680
245.266.184
133.599.406
128,92
83,58
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
49.024.291
239.408.037
262.660.377
-19,26
-8,85
Túi xách, ví,vali, mũ và ôdù
43.368.306
223.960.043
14.611.442
1.347,24
1.432,77
Cà phê
22.151.432
210.444.012
113.011.945
70,88
86,21
Dầu thô
50.000.000
197.416.347
191.155.506
-15,31
3,28
Hạt điều
41.326.042
166.197.223
138.983.391
14,79
19,58
Sản phẩm từ sắt thép
28.435.908
115.789.941
49.386.342
209,92
134,46
Phương tiện vân tải và phụ tùng
13.542.921
85.504.018
Điện thoại các loại và linh kiện
16.655.903
84.156.110
129.159.016
-32,15
-34,84
Dây điện và dây cáp điện
14.469.634
83.957.653
Hạt tiêu
22.788.067
68.244.306
33.000.186
261,54
106,80
Giấy và các sản phẩm từ giấy
6.968.504
55.296.956
52.700.010
-47,15
4,93
Sản phẩm từ chất dẻo
10126557
53.891.196
50.685.154
1,79
6,33
Kim loại thường khác và sản phẩm
8.549.272
46.410.907
Cao su
8.479.477
35.711.864
17.067.377
52,24
109,24
Đá quý,kim loại quý và sản phẩm
3.944.363
30.428.038
22.560.476
-33,39
34,87
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
2.402.422
21.256.164
65.813.063
-79,79
-67,70
Xơ, sợi dệt các loại
4.597.887
19.737.560
Sản phẩm gốm sứ
2.514.846
19.494.072
16.249.912
38,17
19,96
sản phẩm từ cao su
4.579.967
19.400.829
16.139.129
40,16
20,21
Xăng dầu
2.662.832
15.088.400
thuỷ tinh và các Sản phẩm từ thuỷ tinh
2.955.098
14.862.158
25.810.617
-32,00
-42,42
Sản phẩm mây tre, cói và thảm
2.560.367
14.821.488
157.335.415
-92,03
-90,58
Hàng rau quả
2.616.090
13.785.474
11.737.468
23,13
17,45
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
2.262.043
13.369.561
11.112.316
11,57
20,31
Sản phẩm hoá chất
1.322.822
8608317
5.315.152
10,90
61,96
Hoá chất
2061603
7500468
5.893.691
7,77
27,26
Gạo
648.668
3.914.645
Sắt thép các loại
469.038
3.592.653
4.603.268
-41,24
-21,95
Chè
343.072
1.975.288
2.704.937
-31,87
-26,97
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong nửa đầu năm 2011 là : sản phẩm dệt may: 3,1 tỷ USD chiếm 41,4% tổng trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; giày dép: 881 triệu USD, tăng 42,3%; sản phẩm gỗ: 619 triệu USD; hàng thuỷ sản: 481 triệu USD,…
Trong nửa đầu năm 2011, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có thêm mặt hàng mới góp phần làm tăng kim ngạch đó là: xơ, sợi dệt các loại với 19,7 triệu USD và kim loại thường khác và sản phẩm với 46,4 triệu USD.
Nhìn chung, nửa đầu năm nay các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều tăng trưởng về kim ngạch. Đáng chú ý, mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ và ô dù, tuy nhiên kim ngạch chỉ đạt 223,9 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng cao nhất trong nhóm hàng xuất sang Hoa Kỳ (tăng 1.432,5%) so với nửa đầu năm trước.
Ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu rất lớn từ Hoa Kỳ, trong quý I năm 2011 mặt hàng đạt giá trị cao nhất trong số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là bông bao gồm vải dệt và sợi (đạt 150,8 triệu USD), đồng thời đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm 2010(286%). Đứng thứ hai về giá trị nhập khẩu từ Hoa Kỳ là máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng, với kim ngạch đạt 109,6 triệu USD, tăng 17,6%; tiếp đến là phương tiện giao thông với giá trị đạt 80,8 triệu USD, tăng 40,5%. Nhập khẩu thiết bị điện và phụ tùng từ Hoa Kỳ tăng mạnh trong quý đầu năm, với giá trị đạt 79,8 triệu USD, tăng 202%; nhập khẩu sắt thép và hàng nhựa của Mỹ đều đạt giá trị trên 54 triệu USD, tăng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2010.
II.1.3. THÀNH CÔNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN HẠN CHẾ KHI VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ.
a) Thành công và thuận lợi
Nhìn chung, các năm gần đây và nửa đầu năm 2011 các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều tăng trưởng về kim ngạch. Theo số liệu thống kê, thì nửa đầu năm 2011, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đây là thành công lớn góp phần vào sự phát triển kinh tế nước nhà đồng thời tăng mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chiếm khảo 24% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng chỉ chiếm 2,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Với một thị trường rộng lớn như Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để khai thác xuất khẩu
Hoa Kỳ cần nhập khẩu rất nhiều hàng hóa mà Việt Nam có thể sản xuất như: may mặc, giày dép, sản phẩm gỗ, các loại nông sản nhiệt đới...
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ nếu thực thi tốt sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và ra thị trường thế giới nói chung.
Chính phủ xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển lãm, tham quan, hội thảo về thị trường Mỹ.
Các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội ngành hàng của Mỹ có những chương trình phổ biến thông tin về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó các doanh nghiệp nắm những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập thị trường này từ đó đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.
b) Khó khăn hạn chế Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt ở những lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động khéo tay và ở phân khúc thị trường cần chất lượng và mức độ phức tạp của sản phẩm ở mức tương đối cao. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh trong sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, quy mô sản xuất nhỏ và dựa vào gia công thuần túy là những trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với các đối tác nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
Nước Mỹ có hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý hàng nhập khẩu rất phức tạp, đặc biệt cơ chế quản lý các mặt hàng dệt may, hàng nông sản thực phẩm.
Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ rất cao, hàng Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ sẽ phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, hàng hóa của các nước ASIAN, của các nước Nam Mỹ cùng chủng loại. Mặc dù từ năm 2006, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam, nhưng so với các nước khác trong khu vực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này còn ở mức khiêm tốn.
Hàng rào bảo hộ thị trường nội địa của Mỹ hết sức tinh vi: Mỹ dùng luật chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật: tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên vật liệu được phép sử dụng để sản xuất hàng, nguồn gốc xuất xứ hàng… Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về thị trường Mỹ còn hạn chế, cho nên đẩy mạnh xuất khẩu gặp khó khăn.
Mỹ đã bắt đầu áp dụng các biện pháp gây trở ngại cho hàng hóa Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ: như quy định giám sát nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may, áp dụng luật chống bán phá giá đối với cá ba sa, tôm sú…
Thị trường của Mỹ xa, chi phí kinh doanh lớn nếu như xuất khẩu nông sản thô không sử dụng công nghệ bảo quản tốt sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
II.1.4. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cũng như đưa hoạt động xuất khẩu vào quỹ đạo kiểm soát, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp thay vì sản xuất các mặt hàng giá thành cao, tập trung vào những đối tượng khách hàng có nhu cầu với những sản phẩm chất lượng trung bình trở lên, giảm sự cạnh tranh với những mặt hàng thấp giá rẻ của Trung Quốc. Việc tham dự các hội chợ triển lãm sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình một cách tốt nhất.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm những hàng rào bảo hộ mậu dịch của Mỹ.
Đối với những mặt hàng khó cạnh tranh bằng giá và số lượng thì cạnh tranh bằng tính độc đáo và khác biệt của sản phẩm để thâm nhập vào các thị trường ngách (niche market) có thể là chiến lược mà các doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn. Các doanh nghiệp cần phải tập trung đầu tư để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh nổi bật của Việt Nam hiện nay là lao động rẻ, khéo tay và dễ đào tạo, nhằm tạo ra những mặt hàng độc đáo khác với những sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường, nhất là những mặt hàng đòi hỏi tay nghề cao và có giá trị gia tăng tương đối cao để cạnh tranh xuất khẩu nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng.
Mỹ hiện đang là đất nước ứng dụng Thương mại điện tử lớn nhất thế giới, song Việt Nam chưa dùng nhiều công cụ này để tiếp cận thị trường, phục vụ xuất khẩu. Do đó, để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này năm 2011 các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và đẩy mạnh ứng dụng Thương mại điện tử nói riêng để có thể tìm được nhiều cơ hội hợp tác mới.
Cần xây dựng thương hiệu hàng xuất khẩu để vươn tới mạng lưới bán buôn và bán lẻ Hoa Kỳ. Biện pháp này có thể vẫn được áp dụng ít nhất tại thị trường Hoa Kỳ và Tây Âu trong vòng ít nhất 5 – 10 năm tới.
Trong vòng 5 năm tới để tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung và sang Hoa Kỳ nói riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam là tổ chức lại sản xuất để có thể cạnh tranh trở thành các nhà sản xuất theo hợp đồng cho các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Hoa Kỳ. Hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang phát triển theo hướng này.
Hiện nay, trên thế giới và Hoa Kỳ, có rất nhiều công ty bán buôn, bán lẻ, phân phối, hoặc kinh doanh thương mại chuyên bán các sản phẩm do các công ty khác sản xuất (Original Equipment Manufacturrer OEM). Tuy được gọi là Original Equipment Manufacturrer, song các công ty này thực tế không sản xuất mà chỉ bán hàng đến người tiêu dùng. Những hàng hóa họ tiêu thụ có thể do chính họ thiết kế sau đó đặt sản xuất hoặc do chính các nhà sản xuất thiết kế. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi chưa tự nghiên cứu và phát triển được sản phẩm và chưa có đủ năng lực tài chính để xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng, thì cách đi phù hợp nhất hiện nay là tận dụng lao động rẻ và khéo tay trong nước, tổ chức lại sản xuất hợp lý và hiệu quả để trở thành nhà sản xuất chiến lược theo hợp đồng cho các OEM và các công ty có nhu cầu out sourcing theo đề tài và mẫu/mốt hoặc thương hiệu của họ. Bước tiếp theo là tự thiết kế và sản xuất sản phẩm chào bán cho các OEM với thương hiệu của họ. Khi sản xuất đã ổn định với qui mô đủ lớn và có tích lũy tài chính, lúc đó có thể tính đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng của mình. Trước mắt, thay vì cho xây dựng thương hiệu sản phẩm nhắm đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (quảng bá khả năng sản xuất lớn, ổn định về số lượng và chất lượng, giá cả cạnh tranh, đảm bảo thời gian giao hàng) để thu hút sự hợp tác của các OEM.
II.2. THỊ TRƯỜNG EU:
II.2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU :
Giới thiệu thị trường EU
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Bao gồm: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan , Đan Mạch, Ireland, Anh , Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha , Áo, Phần Lan, Thụy Điển ,Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp, Romania, Bungary.
Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc, mô tô, hàng không, nhựa, dược phẩm, hóa chất, nhiên liệu, sắt và thép, kim loại không chứa thép, giấy và các sản phẩm từ bột giấy, dệt kim, thịt, hàng tiêu dùng hàng ngày, cá, đồ uống có chứa cồn
Mặt hàng nhập khẩu : Máy móc, phương tiện vận tải, hàng không, nhựa, dầu thô, hóa chất, hàng dệt may, kim loại, thực phẩm
Đặc điểm thị trường EU:
EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới, tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2009 đạt gần 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 21% GDP toàn cầu tính theo ngang giá sức mua. Tổng kim ngạch ngoại thương đạt trên 3.600 tỷ USD, chiếm gần 15% thương mại toàn cầu. Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch ngoại thương lên tới 5.600 tỷ USD, chiếm 23% thương mại thế giới. EU còn đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm gần 41% thị phần thế giới, gấp 2 lần Mỹ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 37% FDI toàn cầu và nhận khoảng 20% đầu tư từ bên ngoài. EU cũng là nhà tài trợ phát triển lớn nhất thế giới, chiếm 60% tổng viện trợ của thế giới. Cả khối đã cung cấp 49 tỷ Euro viện trợ trong năm 2009 cho các nước đang phát triển. Năm 2010, EU có 161 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới. Đồng tiền chung Euro tuy mới ra đời, nhưng đã nhanh chóng trở thành đồng tiền chủ chốt toàn cầu. Với ưu thế của một thị trường thống nhất, thực thi chính sách kinh tế thương mại chung một đồng tiền chung. Với sức mạnh kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, EU trở thành mục tiêu đối ngoại của nhiều nước.
EU là một thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát triển bền vững. Hơn thế EU là một thị trường “sang trọng” và rất “khó tính”. Thị hiếu của người tiêu dùng EU hướng nhiều về các yếu tố sức khỏe và thể chất. Người dân châu Âu đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế hóa chất. Người tiêu dùng khu vực này ngày càng có xu thế ăn uống lành mạnh, tăng các hoạt động ngoài trời có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra việc thu nhập tăng và dân trí cao khiến người dân ở đây quan tâm hơn đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính cá thể, người tiêu dùng muốn họ là trung tâm, sản phẩm phải phục vụ nhu cầu và đề cao tính cá nhân của họ.
Tăng trưởng kinh tế của EU giai đoạn 2000 - 2010
GDP của khu vực EU trong giai đoạn 2000 - 2010 thể hiện cụ thể như ở bảng dưới.
Bảng: Thống kê GDP của EU giai đoạn 2000 - 2010
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
GDP
13.577.391
14.374.629
16.574.443
17.607.657
17.465.138
17.175.742
Đơn vị tính : Triệu USD Nguồn: IMF
Bảng: Tốc độ tăng trưởng GDP của EU giai đoạn 2000 - 2010
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009**
2010**
EU-27
3,9
2,0
1,2
1,3
2,5
2,0
3,2
2,9
0,7
-4,1
1,7
Nguồn: European Commission: Statistical Annex of European Economy, Spring 2010.
Tăng trưởng kinh tế của EU trong 10 năm đầu thế kỷ XXI có diễn biến đa chiều, trong đó có khoảng 4 năm (2004 - 2007) kinh tế EU được đánh giá là phát triển ổn định và có khoảng 2 năm (2008 - 2009) kinh tế EU lâm vào suy thoái do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
II.2.2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO EU
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), đến giữa năm 2010, EU vẫn vượt Mỹ, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu các thị trường Nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Năm 2009, EU nhập khẩu từ Việt Nam 9,38 tỷ USD trong tổng kim ngạch XNK 15.2 tỷ USD. Hàng hóa EU NK từ Việt Nam chủ yếu tập trung vào những chủng loại sản phẩm sử dụng nhiều lao động như giày dép, thủy – hải sản, nông sản, đồ gỗ… chiếm tới 80% tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang EU. Đến nay, EU là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam (sau Nhật Bản) xét trên pương diện tổng vốn đầu tư được giải ngân. Thời điểm năm 1990, EU chỉ có vài dự án FDI tại Việt Nam, thì đến giữa năm 2010 đã có hơn 800 dự án của 20 (trong tổng số 27 nước thành viên EU) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 12 tỷ USD. EU là nhà đầu tư có tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký cao nhất, chiếm khoảng hơn 60% (đạt trên 7 tỷ USD). Các dự án FDI của EU đang hướng vào những lĩnh vực mà Việt nam đang có nhu cầu lớn như dầu khí, xây dựng hạ tầng cơ sở, chế biến nông sản, thủy sản.
Dưới đây là bảng số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU theo nguồn của Eurostat.
Bảng: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU
Đơn vị tính: triệu Euro
Tổng KN XNK
VN- EU
Tổng KN XNK
năm 2007
Tổng KN XNK
năm 2008
Tổng KN XNK
năm 2009
Tổng KN XNK
năm 2010
Qúy I năm 2011
VN xuất khẩu
7.866,333
8.550,869
7.773,188
8.571,429
3.051,324
VN nhập khẩu
3.591,299
3.351,090
3.747,996
3.950,000
966,417
Cán cân
+4.275,034
+5.199,779
+4.025,192
+3.941,428
+2.084,907
Tổng kim ngạch XNK
11.457,632
11.901,959
11.521,184
12.521,429
4.017,742
Nguồn của Eurostat.
Qua bảng số liệu ta thấy rằng cho tới cuối năm 2010 Việt Nam là nước xuất siêu vào thị trường EU.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU
STT
1 số mặt hàng XK chủ lực của VN
(Mã số)
Tổng KN XK năm 2008
Tổng KN XK năm 2009
Tổng KN XK năm 2010
Tổng KN XK 3 tháng đầu năm 2011
1
Giày dép
(64011010 – 64SSS999)
2.287,047
1.873,958
1.969,669
542,594
2
Dệt may
(61011010 – 62SSS999)
1.248,855
1.197,381
1.349,830
406,819
3
Cà phê các loại
(09011100 – 0901S071)
766,372
633,288
665,261
225,814
4
Gỗ - nội thất từ gỗ
(Mã 44 và mã 94)
824,728
694,082
782,481
281,288
5
Thuỷ hải sản
(03011010 – 03SSS999)
684,442
682,564
742,341
184,730
6
Valy, túi sách
( Mã 42 )
258,403
242,165
292,167
55,187
7
Hàng CN nhẹ, đồ gia dụng và TCMN
( Mã 45-60 và 65 -70)
417,063
358,528
434,701
84,381
Đơn vị tính: Triệu Euro
Nguồn của Eurostat.
STT
1 số m/h VN NK từ EU(Mã số)
Tổng KN XNK năm 2008
Tổng KN XNK năm 2009
Tổng KN XNK năm 2010
Tổng 3 tháng đầu năm 2011
1
SP điện tử, linh kiện
(85011010 – 85SSS999)
416,331
415,760
391,634
76,680
2
Máy móc, thiết bị CN
(84011000 – 84SSS999 )
870,419
863,812
983,690
22,425
3
Dược phẩm,thiết bị y tế
(30011010 - 30SSS999)
215,945
255,368
310,238
82,405
4
Mỹ phẩm - hoá chất (33011000 – 38SSS999)
128,396
145,201
208,907
53,781
5
Sắt thép &K/loại khác
(72011011 – 80SSS999)
183,719
350,351
336,402
652,621
Bảng: Số liệu nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam từ EU
Đơn vị tính: Triệu Euro
Nguồn của Eurostat.
Nhận xét: Qua bảng số liệu thống kê trên ta có thể thấy rằng :
+ Xuất khẩu:
Năm 2008 tình hình xuất khẩu của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ: các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thu về 1 khoảng ngoại tệ lớn cho đất nước.
Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam giảm mạnh và bắt đầu tiếp tục tăng trở lại vào năm 2010 và triển vọng năm 2011 sẽ tiếp tục tăng.
Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu ở các mặt hàng yêu cầu cần nhiều lao động như hàng giày dép, dệt may là 2 ngành chiếm giá trị kim ngạch lớn nhất.
+ Nhập khẩu:
Việt Nam chủ yếu nhập các mặt hàng có tính áp dụng khoa học kỹ thuật như linh kiện điện tử, máy móc thiết bị công nghiệp.
Mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm hóa chất cũng chiếm giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn.
II.2.3. THÀNH CÔNG, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
a. Thành công và thuận lợi
Trải qua 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Eu, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn:
Trong thời gian qua EU đã trở thành đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước EU đang mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu.
Mở rộng quan hệ bạn hàng với các tập đoàn lớn của Châu Âu.
Duy trì và phát huy lợi thế của Việt Nam các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam dần dần mang tính chất công nghệ cao hơn.
Gia tăng xuất khẩu các sản phẩm có tính chất chế biến, tính tinh xảo cao (nông sản, thủy sản, giày da, đồ gỗ...)
Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sáng Eu gia tăng về chủng loại hàng hóa cũng như kim ngạch xuất khẩu
Thương mại hai chiều giữa EU và Việt Nam đã đạt gần 13 tỷ USD vào năm 2009, so với 1,5 tỷ USD trong năm 1995.
b. Khó khăn và hạn chế:
Khả năng quản lý và tầm nhìn chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
Quy mô các doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại ở quy mô vừa và nhỏ tương đối nhiều.
Sự thiếu vốn đầu tư cơ sở vật chất, vốn sản xuất kinh doanh gây cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít khó khăn.
Trình độ khoa học kỹ thuật của các Doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giớ.
Một số mặt hàng của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Eu.
Một số doanh nghiệp làm ăn “gian lận” làm ảnh hưởng tới hình ảnh hàng Việt Nam trên thị trường.
Khả năng về ngôn ngữ quốc tế còn hạn chế.
c. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU:
Trên phương diện tổng thể, quan hệ thương mại Việt Nam – châu Âu có cả cơ hội và thách thức:
Cơ hội:
Quan hệ chính trị - ngoại giao song phương cơ bản tốt. Chính phủ Việt Nam củng cố và phát triển quan hệ đối tác chặt chẽ nhiều mặt với các nước châu Âu.
Thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu.
Sức mua của người tiêu dùng châu Âu lớn và tương đối bền vững, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, Thụy Điển, Nga, Ucraina và Ba Lan.
Việt Nam và Eu có nên kinh tế tương hỗ lẫn nhau: Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm mà EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao như công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn… Ngược lại Eu nhập khẩu các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam như hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản, cà phê, chè, hạt tiêu,…
Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tương đối đông có nhu cầu tiêu dùng và phân phối hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khá lớn.
Tình hình an ninh, chính trị tại hầu hết các nước châu Âu đều cơ bản ổn định. Đây là nhân tố quan trọng tạo tâm lý an tâm cho các doanh nhân và góp phần giảm thiểu các chi phí phòng ngừa rủi ro.
Thách thức:
Hàng rào thuế quan: một số sản phẩm của Việt Nam như giày mũ da, xe đạp, chốt cài inox vẫn thuế cao trên thị trường châu Âu.
Hàng rào kỹ thuật được Uỷ ban châu Âu áp dụng đối với thủy sản (tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm), hàng dệt may (thay đổi cách phân loại), hóa chất và các sản phẩm dùng hóa chất (qui định về đăng ký và cấp phép), v.v....
Bên cạnh đó, các hàng rào thương mại phi thuế quan khác vẫn còn được sử dụng.
Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như thủy sản, đồ gỗ, rau quả, thực phẩm có thể sẽ gặp khó khăn khi EC ban hành các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Với qui mô EU ngày càng mở rộng, việc thiết kế và quyết định chính sách thương mại chung cho cả khối sẽ trở nên ngày càng khó khăn và chậm chạp. Việc vận động hành lang đối với các chính sách này cũng trở nên vô cùng nan giải và tốn kém, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Suy thoái kinh tế tại châu Âu làm giảm nhu cầu nhập khẩu và có thể lặp lại theo chu kỳ.
Tại một số nước hoặc khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định về an ninh nội bộ và trong quan hệ với các nước láng giềng.
Khác biệt về tập quán kinh doanh : Trong khi châu Âu có văn hoá kinh doanh phương Tây (dựa vào luật pháp và uy tín thương hiệu) thì Việt Nam vẫn mang đậm đặc trưng văn hoá phương Đông (chịu ảnh hưởng lớn của quan hệ và uy tín cá nhân).
Trở ngại ngôn ngữ.
II.2.4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO EU
Đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH083.doc