MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆT NAM 4
VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO 4
1. Khái quát về pháp luật đầu tư của Việt Nam 4
1.1. Pháp luật đầu tư Việt Nam trước khi ban hành Luật Đầu tư chung 4
1.1.1. Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6
1.1.2. Pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước 10
1.2. Pháp luật đầu tư Việt Nam từ khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005 12
1.2.1. Mục đích, yêu cầu sửa đổi pháp luật đầu tư và ban hành Luật Đầu tư chung 12
1.2.2. Nguyên tắc của việc ban hành Luật Đầu tư 17
1.2.3. Giới thiệu khái quát về Luật Đầu tư (2005) và những văn bản liên quan 18
2. Khái quát về pháp luật đầu tư của CHDCND Lào 21
2.1. Quá trình phát triển pháp luật về đầu tư tại CHDCND Lào 21
2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào 22
CHƯƠNG II 25
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆ NAM VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH 25
1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng luật Đầu tư 25
1.1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam 25
1.2. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 26
2. Quy định về nhà đầu tư 27
2.1. Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam 27
2.2. Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 29
3. Quy định về hình thức đầu tư 29
3.1. Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật Việt Nam 29
3.1.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp 29
3.1.2. Các hình thức đầu tư gián tiếp 31
3.2. Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 32
4. Quy định về thủ tục đầu tư 32
4.1. Quy định về thủ tục đầu tư theo pháp luật Việt Nam 33
4.2. Quy định về thủ tục đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 36
5. Quy định về địa bàn lĩnh vực đầu tư 37
5.1. Quy định về địa bàn lĩnh vực đầu tư theo pháp luật Việt Nam 38
5.2. Quy định về địa bàn lĩnh vực đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 39
6. Quy định về bảo đảm đầu tư 39
6.1. Quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật Việt Nam 39
6.2. Quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 41
7. Quy định về ưu đãi đầu tư 42
7.1. Quy định về ưu đãi đầu tư theo pháp luật Việt Nam 42
7.2. Quy định về ưu đãi đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 43
8. Các quy định khác (Về khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao) 44
8.1. Các quy định khác của Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam 45
8.2. Các quy định khác của Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 48
CHƯƠNG III 49
KINH NGHIỆM ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 49
CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 49
1. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật đầu tư của Việt Nam 49
1.1. Thống nhất điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài 49
1.2. Xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật về đầu tư hoàn thiện 50
2. Một số yêu cầu đắt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật Đầu tư của Là trong thời gian tới 52
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện ký kết các hiệp định song phương và đa phương ở phạm vi cấp Nhà nước, cấp địa phương và trong phạm vi các doanh nghiệp với nhau.”.
2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào
Thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó quy định các cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà còn là các nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, hoạt động trên cơ sở của pháp luật CHDCND Lào, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ bởi pháp luật của CHDCND Lào.
Pháp luật đầu tư của Lào bảo đảm tính liên thông giữa các văn bản pháp luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản ... trong đó Luật Doanh nghiệp quy định việc thành lập công ty,hình thức, loại hình và kể cả việc góp vốn của các nhà đầu tư. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, quy định về việc xem xét đơn xin phép đầu tư của các nhà đầu tư. Trong từng thời điểm cụ thể, CHDCND Lào đã ban hành một số các văn bản pháp luật về công nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài như: Pháp luật đầu tư nước ngoài ngay 09/04/1988 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài số 01/1994-QH ngày 14/3/1994, được Chủ tịch nước công bố áp dụng thông qua Sắc lệnh số 23/CTN ngày 21/4/1994; Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư trong nước số 03/95-QH ngày 14/10/1995 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước số 10/QH ngày 22/10/2004; Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý đầu tư của Nhà nước ngày 22/5/2002; Quyết định về tổ chức thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào ngày 22/3/2001, ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật liên quan khác.
Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày 19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài được Quốc Hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 ( sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào). Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo Điều 1 Luật này, nước CHDCND Lào khuyến khích tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào. Tư nhân và pháp nhân trên gọi là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động đầu tư trong mọi ngành kinh tế được Nhà nước cho phép đầu tư tại Lào bao gồm kinh doanh mở nhưng phải có điều kiện thông qua Uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài ( FIMC), còn những ngành nghề kinh doanh dành cho công dân Lào thì trong một số trường hợp, Uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài sẽ xem xét giải quyết nếu thấy sự cần thiết.
Cũng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc Hội CHDCND Lào thông qua ngày 22/10/2004, quy định đối tượng áp dụng như sau: Đầu tư trong nước là việc sử dụng nguồn vốn, tài sản, Khoa học công nghệ và tiềm năng khác vào việc sản xuất kinh doanh trong nước bởi các chủ thể chủ yếu là người Lào, người nước ngoài đã sinh sống lâu dài tại CHDCND Lào, kể cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài ( điều 2).
Mục tiêu của việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại CHDCND Lào nhằm mở rộng các ngành kinh doanh thu hút vốn và ngoại tệ vào lưu thông trong nước, khuyến khích xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài để từ đó tiếp thu và học hỏi trình độ KHKT tiên tiến trên thế giới, phát triển và nâng cao trình độ cho người lao động trong nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống xã hội. Vì mục tiêu nêu trên mà nội dung cơ bản pháp luật đầu tư của Lào quy định những nguyên tắc trong hoạt động đầu tư, các loại hình và ngành nghề đầu tư, các biện pháp khuyến khích, bảo hộ và quản lý việc đầu tư trong nước và nước ngoài. Và quan trọng nhất đó là việc quy định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, do qui định ở trong những văn bản pháp luật khác nhau nân không tránh khỏi việc tồn tại những qui định khác nhau đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là bất cập, vướng mắc mà Việt Nam gặp phải trong thời gian trước đây.
CHƯƠNG II
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆ NAM VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương mở cửa và hợp tác, làm bạn với các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Một trong những trở ngại của quá trình mở cửa và hội nhập là sự khác nhau về pháp luật, đặc biệt là pháp luật thương mại. Sự khác nhau này đã cản trở giao lưu hàng hóa, lưu chuyển vốn và đầu tư. Chính vì vậy sự mở rộng giao lưu quốc tế phải đi kèm sự hợp tác về pháp luật.
Với CHDCND Lào điều đó càng cần thiết hơn vì Lào là một trong những quốc gia kém phát triển, việc mở cửa học hỏi tiếp thu văn minh pháp lý nhân loại thông qua sự sàng lọc sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những điều kiện giúp CHDCND Lào có được hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình, vừa tương thích với pháp luật quốc tế. Trong xu thế đoàn kết đặc biệt và hợp tác trong mọi mặt Lào-Việt Nam 25 năm từ 18/7/1977 đến 18/7/2002 và 40 hợp tác Đại sứ quán từ 7/9/1962 đến 7/9/2002, đó chính là tiền đề thúc đẩy hợp tác về nhiều mặt giữa Việt Nam và Lào nói riêng và việc mở cửa hội nhập với thế giới, tiếp thu văn minh pháp lý nhân loại là tiền đề cho cả hai nước hội nhập nhanh hơn sâu hơn và toàn diện hơn vào đời sống kinh tế và chính trị quốc tế.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả xin trình bày nội dung cơ bản pháp luật về đầu tư của Việt Nam và Lào nhìn từ góc độ so sánh, để từ đó có cái nhìn toàn diện, những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư.
1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng luật Đầu tư
1.1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Trước khi ban hành Luật Đầu tư chung 2005, hoạt động đầu tư ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau.
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế; đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm; mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổ chức cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam điều chỉnh hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, Luật Đầu tư chung (2005) mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều chỉnh hoạt động cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước và của tư nhân; đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Luật Đầu tư quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý Nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài ( Điều 1).
Đối tượng áp dụng của Luật là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư (Điều 2).
1.2. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào
Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày 19/4/1988 đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào). Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo điều 2 của Luật này, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư và vận hành doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế hợp pháp như nông lâm nghiệp, chế biến, năng lượng, khai thác mỏ, thủ công, thông tin liên lạc và vận tải, du lịch, thương mại, dịch vụ và các lĩnh vực khác… trừ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc nguy hại cho môi trường, sức khỏe, văn hóa hoặc vi phạm pháp luật của CHDCND Lào và các nhà đầu tư nước ngoài được Luật Đầu tư nước ngoài tại Lào quy định là tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào (Điều 1).
Cũng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 2004, nhà đầu tư có thể đầu tư sản xuất kinh doanh vào tất cả các ngành kinh tế, các khu vực kinh tế của Lào. Và theo luật này thì đối tượng áp dụng như sau: đầu tư trong nước là việc sử dụng nguồn vốn, tài sản, khoa học công nghệ và tiềm năng khác vào việc sản xuất kinh doanh trong nước bởi các chủ thể chủ yếu là người Lào, người nước ngoài, người không quốc tịch đã sinh sống lâu dài tại CHDCND Lào, kể cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài (Điều 2).
Qua đó ta thấy Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều chỉnh hoạt động cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
2. Quy định về nhà đầu tư
2.1. Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Trước khi ban hành Luật Đầu tư 2005, đối tượng nhà đầu tư (chủ thể của quan hệ đầu tư) được quy định không giống nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với các quan hệ đầu tư trong nước, chủ thể của quan hệ đầu tư được quy định trong nhiều văn bản pháp luật (Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật Hợp tác xã 2003, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành). Theo đó cho thấy, chủ thể của các quan hệ pháp luật đầu tư trong nước có phạm vi rất rộng, bao gồm các tổ chức cá nhân không bị cấm đầu tư vốn để kinh doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Đối với đầu tư nước ngoài, chủ thể của quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tham gia quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài do Luật Đầu tư nước ngoài điều chỉnh bao gồm: các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên; nhà đầu tư nước ngoài (gồm các tổ chức kinh tế nước ngoài và cá nhân nước ngoài); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài); các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO, BT (bao gồm các Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc TW).
Theo Luật Đầu tư năm 2005, chủ thể nhà đầu tư trong quan hệ pháp luật đầu tư được mở rộng và được quy định thống nhất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm :
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực;
- Hộ kinh doanh, cá nhân;
- Tổ chức cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 4, Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005)
Quy định về nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 thể hiện quan điểm không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào
Theo Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào thì nhà đầu tư được quy định là tư nhân và pháp nhân người nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào. Điều 1 của luật quy định : “ Nhà nước CHDCND Lào khuyến khích tư nhân và pháp nhân người nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào, tư nhân và pháp nhân trên gọi là nhà đầu tư nước ngoài.
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước quy định nhà đầu tư gồm các chủ thể chủ yếu là người Lào, người nước ngoài, người không quốc tịch đã sinh sống lâu dài tại CHDCND Lào, kể cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài.
3. Quy định về hình thức đầu tư
3.1. Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hình thức đầu tư kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng; mỗi hình thức đầu tư có những đặc điểm riêng nhất định về cách thức đầu tư vốn, tính chất liên kết và phân chia kết quả kinh doanh giữa các nhà đầu tư. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình, các nhà đầu tư có quyền lựa chọn các hình thức đầu tư thích hợp theo quy định của pháp luật. Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam phân chia các hình thức đầu tư thành 2 nhóm là: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
3.1.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư nắm quyền quản trị kinh doanh; quyền đầu tư vốn (chủ đầu tư) đồng thời là người sử dụng vốn. Theo Luật Đầu tư 2005, các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm:
- Đầu tư vào tổ chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn)
Đầu tư vào các tổ chức kinh tế có nội dung là việc nhà đầu tư bỏ vốn thành lập mới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyền quản trị của đơn vị kinh doanh đang hoạt động. Theo quy định hiện hành, đầu tư vào tổ chức kinh tế bao gồm các nhóm hình thức đầu tư chủ yếu sau:
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư. Thuộc nhóm hình thức đầu tư này bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên (do 1 các nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu), hộ kinh doanh cá thể.
Thành lập, góp vốn vào tổ chức kinh tế có sự hợp tác giữa nhiều nhà đầu tư. ở nhóm hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có thể thành lập hoặc góp vốn vào công ty hợp danh, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty Cổ phần, tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Trong nhóm hình thức đầu tư vào tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư được tiến hành thông qua tư cách pháp lý của các tổ chức kinh tế. Ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, việc thành lập, tổ chức hoạt động của các tổ chức kinh tế còn chịu sự điều chỉnh của các quy định trong các văn bản pháp luật về hình thức tổ chức kinh doanh.
- Đầu tư theo hợp đồng
Khác với hình thức đầu tư vào tổ chức kinh tế, ở nhóm hình thức đầu tư theo hợp đồng, việc đầu tư vốn để kinh doanh của nhà đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc giữa nhà đầu tư với Nhà nước (các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh với tư cách pháp lý của mình phù hợp với nội dung thoả thuận trong hợp đồng. Khi nhà đầu tư lựa chọn đầu tư theo hợp đồng, ngoài việc phải tuân thủ Luật Đầu tư, việc giao kết, thực hiện hợp đồng còn phải phù hợp với các quy định chung về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại. Theo quy định hiện hành, đầu tư theo hợp đồng bao gồm các hình thức sau:
Hợp tác kinh doanh (hợp doanh): là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), và hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT): BOT, BTO và BT là những hình thức đầu tư thông qua hợp đồng được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Theo các hợp đồng này, nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước theo những phương thức thanh toán, đền bù khác nhau.
- Đầu tư phát triển kinh doanh
Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức đầu tư theo đó, nhà đầu tư bỏ vốn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh. Đầu tư phát triển kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hiện có đồng thời bổ sung vốn đầu tư mới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của cơ sở kinh doanh. Đầu tư phát triển kinh doanh bao gồm các hình thức cụ thể là : mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh (thành lập chi nhánh), văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc…); đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập sang doanh nghiệp nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo đó nhà đầu tư nhận chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có thanh toán.
3.1.2. Các hình thức đầu tư gián tiếp
Sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức đầu tư trực tiếp và các hình thức đầu tư gián tiếp là mức độ, phạm vi quản lý và kiểm soát của chủ đầu tư đối với hoạt động kinh doanh. Trong các hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý , điều hành qúa trình thực hiện và sử dụng các nguồn lực đầu tư. Nhà đầu tư gián tiếp về cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh tế từ hoạt động đầu tư. Các hình thức đầu tư gián tiếp bao gồm những hình thức phổ biến như đầu tư thông qua mua chứng khoán (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác); đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; đầu tư thông qua ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm…
3.2. Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào
Theo điều 4 Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào CHDCND Lào theo 2 hình thức sau: liên doanh với một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào; doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Theo điều 5 Luật này, liên doanh là đầu tư nước ngoài được thành lập và đăng ký theo pháp luật của CHDCND Lào, trong đó cùng sở hữu và kinh doanh với một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào. Việc điều hành tổ chức và hoạt động của liên doanh và mối quan hệ giữa các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng được ký kết giữa các bên và điều lệ về liên doanh, phù hợp với pháp luật của CHDCND Lào. Cũng theo điều 6 của luật này, nhà đầu tư trong liên doanh phải góp vốn tối thiểu là 30% tổng đầu tư của liên doanh. Vốn góp của một bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài trong liên doanh sẽ được chuyển đổi sang tiền Lào phù hợp với pháp luật của CHDCND Lào.
Theo điều 7, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là đầu tư nước ngoài của một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự tham gia của nhà đầu tư Lào, được đăng ký theo pháp luật của CHDCND Lào. Doanh nghiệp được thành lập ở Lào có thể là một công ty mới hoặc là một chi nhánh hoặc một văn phòng đại diện của một công ty nước ngoài.
Đầu tư trong nước là hình thức đầu tư trực tiếp, đó là việc sử dụng nguồn vốn, tài sản, khoa học công nghệ và tiềm năng khác vào việc sản xuất kinh doanh trong nước (Điều 2 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ).
Theo Điều 4 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước: nhà đầu tư trong nước có thể đầu tư trong mọi loại hình thức doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp
4. Quy định về thủ tục đầu tư
Mục đích chủ yếu của việc quy định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời thông qua đó Nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư .
4.1. Quy định về thủ tục đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Theo Luật Đầu tư 2005, các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư được quy định theo 3 nhóm dự án đầu tư là: Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư và dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư.
a. Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện đầu tư thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư ( khoản 1, điều 45, Luật Đầu tư 2005)/
b. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
Đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam, không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu đăng ký đầu tư tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư các tỉnh.
Đối với các dự án đầu tư trong nước, nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án. Nội dung đăng ký đầu tư gồm :
- Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
- Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
- Kiến nghị ưu đãi đầu tư ( nếu có)
Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với dự án đầu tư nước ngoài, việc nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư là để cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ. Hồ sở đăng ký đầu tư ngoài các văn bản về nội dung đăng ký đầu tư như các dự án đầu tư trong nước còn phải thêm các giấy tờ sau:
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp (nếu có)
c. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư
Đối với 1 số loại dự án phải thẩm tra theo quy định của pháp luật thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Những loại dự án phải thẩm tra
+ Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện;
+ Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện.
- Hồ sơ thẩm tra:
Chủ đầu tư phải lập hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm tra. Đối với mỗi nhóm dự án đầu tư thì yêu cầu về hồ sơ thẩm tra có khác nhau:
+ Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện:
Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư; văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về : mục tiêu, địa điểm đầu tư; nhu cầu sử dụng đất; quy mô đầu tư, vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; giải pháp công nghệ; giải pháp về môi trường.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài hồ sở thẩm tra còn bao gồm : hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp (nếu có)
+ Đối với các dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện
* Nếu dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam, hồ sơ gồm:
Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; các giấy tờ khác như hồ sơ đăng ký đầu tư.
* Nếu dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên, hồ sơ gồm:
Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; các giấy tờ khác như hồ sơ thẩm tra đầu tư dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện.
Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi theo hồ sơ dự án.
- Nội dung thẩm tra
+ Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì nội dung thẩm tra gồm:
Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu kỹ thuật – hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên và khoáng sản;
Nhu cầu sử dụng đất;
Tiến độ thực hiện dự án;
Giải pháp bảo vệ môi trường;
+ Đối với các dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì nội dung thẩm tra là những điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng. Nếu dự án có quy mô từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên, nội dung thẩm tra còn bao gồm các nội dung như nội dung thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào.doc