MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 2
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2
V.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I. CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP 4
II. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT 9
III. ĐẶC ĐIỂM HỌC SINH THPT 12
IV-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA GVCN VỚI TẬP THỂ HỌC SINH 13
V CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA GVCN LỚP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG 18
VI. CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA GVCN LỚP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG GD NGOÀI NHÀ TRƯỜNG 22
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN-DIỄN CHÂU- NGHỆ AN 25
I- ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG 25
II- THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯƠNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN-DIỄN CHÂU-NGHỆ AN 26
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGUYÊN XUÂN ÔN, DIỄN CHÂU, NGHỆ AN 42
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN, DIỄN CHÂU, NGHỆ AN 49
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
I. KẾT LUẬN 55
II. KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu phương pháp công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Diễn Châu - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là người mẹ.Vì vậy,GD gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp GD thế hệ trẻ.
- GVCN phải phối hợp với GĐ đẻ đảm bảo được tính thống nhất,toàn vẹn của quá trình GD,nhằm phát huy sức mạnh của GĐ trong công tác GD học sinh.
- Nội dung phối hợp giữa GVCN với GĐ học sinh;
+ GVCN cần có kế hoạch định kì(một hoặc hai tháng/lần) thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện của con em họ.
+ Gia đình cũng kịp thời thông báo cho GVCN biết về tinh thần học tập, sinh hoạt ứng xử, diễn biến tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình, cộng đồng dân cư, nhằm có những biện pháp giáo dục phù hợp.GĐ cũng cần thường xuyên trao đổi với GVCN về tình hình học tập của con em mình.
+ GVCN phải nắm vững khả năng và điều kiện của từng bậc phụ huynh để huy động tiềm năng, trí tuệ, khả năng của phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh.
+ GVCN thay mặt nhà trường vận động cha mẹ học sinh cùng nhà trường chăm lo xây dựng cơ sỡ vật chất để giáo dục con em: Công sức, tiền của, sữa chữa, mua sắm, nâng cấp bàn ghế, phòng học, đóng quỹ khuyến học.
+ GVCN tư vấn, bồi dưỡng cho cha mẹ học sinh về kiến thức tâm lí, phương pháp GD để cùng nhà trường GD con em.
+ GVCN giúp cha mẹ học sinh nhận thức đầy đủ trách nhiệm giáo dục con cái, trên cơ sở đó GĐ thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể, liên hệ mật thiết với nhà trường, với GVCN về các mục tiêu, nhiệm vụ GD.
2. GVCN phối hợp với chi hội cha mẹ học sinh.
- Tổ chức chi hội cha mẹ học sinh là 1 tổ chức của các bậc phụ huynh có con học cùng 1 lớp.Hoạt động của chi hội nhằm tổ chức,tập hợp tất cả các cha mẹ học sinh của lớp thành 1 lượng GD thống nhất,cùng nhà trường,GVCN thực hiện mục tiêu,nội dung,yêu cầu GD của nhà trường,của GVCN,giải quyết những khó khăn trong quá trinh GD các em.
- Để thực hiện tốt các chức năng trên,chi hội cha mẹ học sinh cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Đôn đốc và tổ chức gia đình học sinh thực hiện những yêu cầu, nội dung GD hhọc sinh ở trường gia đình theo kế hoặch của lớp của trường đặt ra.
+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm GD, giúp nhau có biện pháp GD con em có hiệu quả cao, đặc biệt là những cha mẹ có con là học sinh chậm tiến.
+ Liện hệ, vận động các tổ chức quần chúng, các lực lượng xã hội giúp đỡ nhà trường, giáo viên tổ chức tốt hoạt đông GD, khắc phục khó khăn về cơ sỡ vật chất của lớp của trường.
+ Hiệu quả của công tác trên phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức, vận động quần chúng phối hợp GD của GVCN.
3.GVCN với chính quyền,đoàn thể xã hội,cơ quan chức năng,tổ chức kinh tế ở địa phương.
Đây là sự phối hợp nhằm phát huy mọi sức mạnh củ nọi nguồn lực,,thực hiện xã hội hoá GD học sinh lớp chủ nhiệm.
- GVCN phối hợp với các lực lượng xã hội dưới nhiều hình thức như:kết nghĩa,đỡ đầu,bảo trợ,tham gia tổ chức hoạt động của các cơ quan,các đơn vị bộ đội,cơ sở sản xuất,các đoàn thể xã hội...với lớp.trên cơ sở đó,GVCN phối hợp với các lực lượng liên nquan đẻ các hoạt động GD học sinh như:tuyên truyền,cổ động,bảo vệ môi trường,phòng chống các tệ nạn xã hội;tổ chức cho học sinh tham gia an toàn giao thông. Bảo vệ trật tự an ninh xóm làng,,tham gia các lễ hội,phong trào văn hoá ở địa phương...
- GVCN thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh về địa phương để có kế hoạch khen thưởng...
- Để phối hợp có hiệu quả,GVCN phải tìm hiểu,lựa chọn cho mình một đội ngũ cộng tác viên có uy tín,có năng lực hoạt động,thường xuyên trao đổi thông tin với GVCN,nhiệt tình cộng tác với GVCN tổ chức GD học sinh và vận động các lực lượng xã hội tham gia GD.
-GVCN phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm GD các học sinh cá biệt.
Chương II
Thực trạng của việc thực hiện phương pháp công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn-Diễn Châu- NGhệ an.
I- Đặc điểm của trường:
Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn được thành lập năm 1946.Trải qua quá trình phát triển 53 năm cho đến nay,trường là một trong mhững đơn vị GD có chất lượng giảng dạy và học tập nằm trong tốp đầu của các trường THPT của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói chung.
Trường năm ở trung tâm của huyện,tập trung một lượng học sinh của 15 xã khác nhau.Đây là trương công lập cho nên nhìn chung học sinh của trường hầu hết là những cá nhân cóđiẻm học tập và rèn luyện khá cao.
Trường nằm ngay trên đường quốc lộ,thuộc đơnh vị thị trấn quản lí-một khu vực có đời sống phát triển khá cao và khá sầm uât với các loại hình kinh doanh buôn bán là chủ yếu.
Về cơ cấu tổ chức: Hiện nay trường có 45 lớp với khoảng trên 2000 học sinh,hơn 50 giáo viên công tác và gfiảng dạy.cùng với đó là hệ thống các cán bbo0ọ,nhân viên ytế,văn thư,bảo vệ...cơ cấu tổ chức của trường khá chặt chễ,từ Ban giám hiệu,hội đồng nhà trường,tổ chức chi bộ,tổ chức Đoàn,các tổ chuyên môn...và không ngừng được kiện toàn.
Về công tác tổ chức các đơn vị lớp,nhà trường có sự phân chia theo 3 ban:ban KHTN,ban KHXHNV vcà ban cơ bản.Mỗi đơn vị lớp như vậy được phân công bmột GVCN và các GVBM theo từng năm học.
GVCN ở trường là người quản lí mọi mặt của một lớp học,nhất là trong côngt tác nhọc tập và rền luyện của học sinh.
II- Thực trạng phương pháp công tác chủ nhiệm ở trương THPT Nguyễn Xuân Ôn-Diễn Châu-Nghệ an .
1.Phương pháp công tác của GVCN với học sinh.
GVCN ở trương THPT Nguyễn Xuân Ôn thươngf thực hiện chức năng của mình trước hết với tập thể học sinh.
- ở công tác này,trước hết vào đầu mỗi năm học,các GVCN được phân công lớp nào đèu thực hiện công viẹc tìm hiểu,phân loại và vạch kế hoạch GD cho các đối tượng học sinh của mình,bởi vì lúc này giũa GVCN và tập thể học sinh chỉ mới bắt đàu làm quen với nhau, GVCN chua hiểu rõ cụ thể từng đối tượng học sinh.
- Vào đầu mỗi năm học,hầu hết các GVCN được phân công làm công tác chủ nhiệm ở trường đèu bằng một số biện pháp nhằm nhanh chóng năm bắt sơ bộ tình hình lớp(tổ chức lớp,những thành tích,tồn tại...)
- Để làm được điều này,các GVCN thương sử dụng phương pháp ngiên cứu học sinh thông qua việc tổ chức cho học sinh tự làm phiếu kê khai lý lịch của bản thân và gia đình theo mẫu chung của nhà trường,giáo viên.
- Sau đó các GVCN thu thập phiếu kê khai mang về nhà và phân loại theo một số nội dung nhất định như hoàn cảnh gia đình học sinh(thành phần gia đình,thu nhập...),đặc điểm của học sinh(kế quả rèn luyện và học tập của năm trước,năng khiếu riêng của từng học sinh),về mong muốn,kiến nghị củaphụ huynh học sinh.GVCN tập hợp những nội dung đó rồi ghi vào sổ công tác chủ nhiệm của mình.
- Ngoài ra GVCN cũng thường nghiên cứu kĩ học bạ của học sinh,nhât là học sinh lớp 10 để có cái nhìn đúng đắn hơn.
- Đối với học sinh lớp 11 và 12 GVCN thường tổ chức trao đổi với các GVCN cũ của lớp để nắm rõ hơn về đặc điểm tình hình,những mặt mạnh và mặt yếu của lớp,năm rõ những đối tượng học sinh các biệt,trên cơ sở đó định hướng cho mmình phương hướng công tác có hiệu quả,sát với đối tượng.Qua GVCN cũ,GVCN mới cũng nắm bắt được những thông tin bao quát về lớp hơn trước khi tiếp cận với lớp.
- Sau khi thu thập được thì các GVCN thường tạm thời tiến hành phân loại học sinh.Từ đó vạch ra cụ thể kế hoạch công tác cho mình.
- Tiếp đó các GVCN thường tổ chức tìm hiểu học sinh của mình thông qua các hình thức như quan sát học sinh qua các hoạt động của trường,của lớp,qua sổ điểm,sổ ghi đầu bài của lớp và qua các bài kiểm tra đánh giá.Trên cơ sở đó GV có điều kiện đánh giá đúng học sinh của mình hơn.
- Ngoài ra vào đầu mỗi năm khi vào nhận lớp,một công việc không thể thiếu được với GVCN của trường là lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự đièu hành họt động tập thể của lớp gồm một lớp trưởng,3 lớp phó,các tổ trưởng...
- Đối với các lớp 10 thì hầu hết các gVCN lụa chọn đội ngũ cán bộ đó dụa trên cơ sở nghiên cưu hồ sơcủa học sinh,một số GVCN lại lấy tinh thần xung phong của các em.
- Còn đối với học sinh lớp 11 và 12 thì GVCN để cho tập thể tự lụa chọn, bầu cử, thông qua hình thức bỏ phiếu và thăm dò ý kiến của GVCN cũ
- Đối với những em được lớp tín nhiệm lựa chọn vào hàng ngũ cán bộ lớp nhừg vẫn không chịu làm vì sợ công việc của lớp ảnh hưởng đến việc học tập của mình thì GVCN đã động viên,giảng giải,thuyêt phục các em nhận nhiệm vụ.
- Sau đó GVCN giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh và hướng dẫn các em cách theo dõi,quản lý và điều hành tập thể lớp
- Qua đội ngũ cán bộ lớp,GVCN có điều kiện đánh giá sát sao học sinh của mình hơn.
- GVCN xây dựng những tiêu chí đánh giá,xếp loại cho cán bộ lớp để tiên hàn với lớp.
- Cuối mỗi tuần,GVCN cho lớp trưởng lên điều hành buổi sinh hoạt lớp,thông báo tình hình của lớp cho GVCN biết và đè xuât những ý kiến thắc mắc,phản ánh tâm tư,nguyện vọng của cá bạn cho GV nghe.GVCN giải quyết cá thăc mắc của học sinhy và phổ biến các nội dung của tuần tới.
- Hàng tuần GVCN thường làm việc với lớp vào 15 phút sinh hoạt đầu buổi. Cũng có tuần GV chỉ xuống lớp có vài ba buổi,cho học sinh tự tổ chức giờ sinh hoạt của mình theo yêu cầu của nhà trường.
- GVCN cũng thường xuyên trao đổi với học sinh của mình một số vấn đề mà học sinh thắc mắc,phản ánh tâm tư,nguyện vọng với các GVBM và nhà trường.
- ở trường các GVCN thường quan tâm đến học sinh,tập thể lớp,tạo mọi điều kiện đẻcho phong trào của lớp ngày càng đi lên,luôn luôn thúc bách học sinh trong mọi hoạt động,mquan tâm đến công tác tổ chức sinh hoạt,giữ gìn vệ sinh trường lớp,bảo vệ cơ sở vật chất...
- Vào tiết sinh hoạt cuối tuần, thông qua đánh giá của cán sự lớp và phản ánh của GVBM,đặc biệt là những học sinh vi phạm làm ảnh hưởng đến phong trào chung của lớp,GVCN căn cứ và múc độ vi phạm nặng hay nhẹ của học sinh mà có những biện pháp,hình thức xử lý khác nhau như viết bản kiểm điểm,thông báo cho học sinh,phản ánh lên nhà trường...
- GVCN thường xuyên động viên,quan tâm tới những khó khăn của các em,biết tháo gỡ mọi bế tắc cho các em,kể cả những chuyên tế nhị nhất.Đối với những học sinh cá biệt thì GV thường nhẹ nhàng khuyên bảo,không có ác cảm với các em...nhằ tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò,xoá bỏ mọi ngăn cách.
- GVCN ở trường thường tổ chức đấnh giá các em ở 2 mặt:học tập và hạnh kiểm dựa trên các chỉ tiêu đánh giá của nhà trường đã quy định và đề ra vào cuối mỗi kì học và năm học.
- Các GVCN cũng tổ chức cho học sinh tự đánh giá bằng cách phát cho mỗi em một phiếu đánh giá có in sẵn các chỉ tiêu đánh giá bằng điểm. rồi tổng kết đánh giá theo 4 mức độ:tốt,khá,trung bình,yếu.
- Sau đó GVCN tổ chức tập thể lớp đánh giá và phân loại rồi các tổ trưởng báo cáo cho GVCN.
- GVCN nghiên cứu kết quả đánh giá của học sinh và tập thể,tiến hành xem xét một cách khách quan,công bằng về kết quả học tập,rèn luyện toàn diện của học sinh so với mục tiêu,kế hoạch đã đặt ra.
Bên cạnh những mặt tích cực trên thì phương pháp công tác chủ nhiệm ở trường với học sinh ở trường THPT Nuyễn Xuân Ôn vẫn còn nhiều hạn chế:
- Việc tìm hiểu, nghiên cứu học sinh ở trường mới chỉ được các GVCN tiên hành thông qua tìm bhiểu sơ yếu lý lịch,phần kê khai của học sinh tức là mới chỉ tìm hiểu được từ một phía,GVCN chưa tìm hiểu sâu sát vào thực tế học sinh và đến tân gia đình học sinh.Do đó việc tìm hiểu vẫn còn nhiều thiếu sót và khả năng chính xác chưa cao dẫn đến việc phân loại các đối tượng học sinh chưa phù hợp.vì thế việc áp dụng cá biện pháp GD với học sinh chưa có hiệu quả.
- Vẫn còn hiện tượng một số GVCNchưa thực sự quan tâm thường xuyên đến tình hình của lớp,mỗi tuần chỉ thoáng qua lớp một vài lần, phó thác hoàn toàn trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp,không thường xuyên làm việc trực tiếp với lớp, do đó không thể hiểu hết về tập thể học sinh, phong trào của lớp.
- Đối với đội ngũ cán bộ của lớp, nhiều GVCN vẫn còn thiếu quan tâm trong việc động viên hướng dẫn các em trong việc tổ chức, qunả lý lớp. Khi phong trào thi đua của lớp đi xuống, một sồ trường hợp GVCN lại đỗ lỗi cho các em. GVCN chưa biết đi sâu đi sát vào thực tế của lớp để tìm ra mọi nguyên nhân của nó.
- Một số GVCN của trường còn thờ ơ trước một số hiện tượng học sinh cá biêt, thường xuyên vi phạm nội quy của lớp,ít gần gủi, quan tâm tới các em, thiếu sự quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tình cảm...
- Đôi lúc GVCN còn có định kiến khắt khe với học sinh, quá nguyên tắc đối vơí việc áp dụng các quy định của nhà trường mà không tính đến đặcđiểm , hoàn cảnh, tình hình cụ thể của từng học sinh và tập thể lớp. GVCN đặt ra một số yêu cầu quá cao so với điều kiện, khả năng của học sinh nên gây ra cho học sinh nhiều áp lực,việc thực hiện các biện pháp tác động giáo dục không mang lại hiệu quả như mong muốn, chỉ là lý thuyết trên giấy tờ.
- GVCN của trường vẫn còn chưa thấy hết khả năng tiềm ẩn của học sinh cho nên không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em trong việc đưa phong trào của lớp đi lên,chưa thấy được vai trò chủ htể của đội ngũ cán bộ lớp trong việc tổ chức các hoạt động mà còn có tư tưởng áp đặt các em theo chủ kiến của mình.
- Việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động của trường vẫn còn nhiều hạn chế
- Phưong pháp đàm thoại - trò chuyện của GVCN với học sinh và GVBM vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả, vì thế GVCN chưa thể tìm hiểu toàn diện về học sinh của mình.
- Vào tiết sinh hoạt cuối tuần một số GVCN vẫn còn gây tâm lý căng thẳng cho học sinh trong việc áp dụng các hình phạt quá nặng nề, khắt khe. Do đó vẫn còn nhiều học sinh hoạt động mọi việc theo tư tưởng đối phó mà không có động lực vươn lên.
- GVCN vẫn chưa quản lý đựoc hiện tượng học sinh trốn tiết, bỏ học, chưa xử lý đúng đắn các trường hợp học sinh cá biệt, nhiều GV vẫn đang có tư tưởng sợ sệt những đối tưọng này,thiếu gần gũi, quan tâm đến các em.
- Hoạt đọng đánh giá của GVCN đối với học sinh vẫn còn chưa mang tính khách quan,đúng đắn, chưa nhìn nhận học sinh đầy đủ ở mọi phương diện dẫn đến nhiều trưòng hợp còn đánh giá lệch lạc.
-Phương pháp công tác chủ nhiệm của trường vẫn còn thiếu tính nghệ thuật, khả năng ứng xử sư phạm khéo léo của GV đối với học sinh chưa cao,do đó công tác GD vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.Đâu đó vẫn còn hiện tượng GVCN lớp xúc phạm đến lòng tự trọng hoặc gây cho học sinh của mình cảm giác mặc cảm, tự ti trước tập thể lớp dẫn đến việc GV không được sự ủng hộ đồng đều trong học sinh đối với công tác chủ nhiệm lớp của mình.
- Một số GV còn thiếu kiên quyết đối với học sinh trong một số vấn đề dẫn đến tình trạng nhiều học sinh vô kỉ luật vô tổ chức,tình trạng mất đoàn kết trong lớp vẫn nhiều cản trở phong trào tập thể đi lên...
2. Công tác phối hợp của GVCN với các lực lượng GD trong nhà trường.
2.1. GVCN với Ban giám hiệu nhà trường:
* Ưu điểm:
- GVCN của trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã thay mặt nhà trường làm khá tốt công việc quản lý,GD học sinh lớp mình được phân công chủ nhiệm.
- GVCN thường xuyên tiếp nhận các nội dung,yêu cầu chỉ đạo của Ban giám hiệu và triên khai hoạt động theo kế hoạch đến học sinh của mình.
- Mỗi tháng một lần,hầu như các GVCN của trường thường mời thầy hiệu phó hoặc hiệu trưởng tham dự cá tiết sinh hoạt của lớp.Qua đó BGH đã có điều kiện kiểm tra,đánh giá công tác của GVCN cũng nhue hoạt động tổ chức cử lớp một cách khách quan,chính xác hơn.Đồngd thời GVCN cũng có điều kiện phản ánh vơi BGH những khó khăn,thắc mắc của học sinh trong các vấn đề,đây cũng là cơ hội đẻ học sinh trục tiếp được tiếp xúc vơi BGH,hỏi trực tiếp về những khúc mắc của mình.
- Với những đối tượng học sinh cá biệt,GVCN đã áp dụng nhiều phương pháp mà vẫn không tiến triển thù GVCN đã chủ động báo cáo với BGH để phối hợp cùng giải quyết,do đó hiệu quả GD mag lại khá cao.
-Trong công tác đánh giá,xếp loại cá mặt học tập,ren luyện nhưng có những trường hợp đặc biệt có nguyên nhân phù hợp như ốm đau, hoàn cảnh, điều kiên, tâm lý....thì một số GVCN đã trực tiếp báo cáo với BGH và xin ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.
- BGH cũng thương xuyên có những đợt kiêm tra đột xuất từng lớp cung như công tác chủ nhiệm của GVCN trên lớp,ngoài ra còn có kế hoạchkiểm tra,đánh giá công tác chủ nhiệm của các lớp.BGH tổ chức rút kinh nghiệm trong phương pháp công tác của GVCN,có tuyên dương,phê bình và đưa ra các biên pháp khắc phục những hạn chế,tồn tại.
*Nhược điểm:
- Sư phối hợp giữa GVCN và BGH truờng THPT Nguyễn Xuân Ôn vẫn không diễn ra thường xuyên và còn nhiều bất cập và thiếu sự đồng bộ.
- GVCN chưa phản ánh kịp thờivới BGH về những khó khăn trong công tác chủ nhiệm của mình và trong việc triên khai kế hoạch,nội dung công tác của BGH đến với học sinh.
- Một số GVCN còn giấu giếm về tình trạng học sinh cá biệt trong lớp của mình hoặc phản ánh không đầy đủ vơi BGH vì sợ ảnh hưởng đến công tác thi đua,khen thưởng trong công tác của mình,sợ bị khiển trách,phê bình trước tập thể.
- Một số GVCN không phản ánh những nguyện vọng của học sinh ,do đó GVCN không biết đẻ giải quyết,gây tâm lí bức xúc cho học sinh.
- Một số GVCN luôn có một khoảng cách quá lớn vơi BGH,không mạnh dạn trao đổi,đề xuất ý kiến của mình vơi BGH trong công tác tổ chức,quản lý học sinh.
- Một số GVCN còn làm việc mang tính chất dối phó với voíư BGH,chư bọc lộ hết khả năng,tinh thần trách nhiệm của minh vào những nhiệm vụ được phân công,còn duy trì chủ nghĩa hình thức.
- Một số GVCN phổ biến nội dung,kế hoạch củ BGH đến với học sinh còn chậm,không hướng dẫn cụ thể cho học sinh thực hiện.
- Mặt khác BGH của trừng vẩn còn bộc lộ nhiều hạn chế trong sự phối hợp với GVCN lớp: Chưa thực sự quan tâm đến công tác GVCN, các hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GVCN, các hội thảo chuyên đề, tập huấn công tác nghiên cứu khoa học GD cho giáo viên vẫn còn rất ít, không thường xuyên.
- BGH còn thờ ơ trong việc giải quyết những kiến nghị đề bạt của GVCN, chưa có những chính sách quan tâm, động viên những thành tích của GVCN.
- BGH nhà trường nhiều khi còn có tư tưởng bảo thủ, làm việc theo chủ nghĩa cá nhân, không nhìn nhận rõ đóng góp của GVCN trong công tác phối hợp, quản lí GD. Do đó gây cho GVCN tâm lí bi quan, chán nản, không phát huy được khả năng của mình trong việc đề xuất những sáng kiến kinh nghiệm GD.
2.2. GVCN với tổ chức Đoàn TNCSHCM ở trong nhà trường.
2.2.1 Đối với chi đoàn học sinh trong lớp.
* Ưu điểm:
- Vào đại hội chi đoàn của lớp của hàng năm, tất cả GVCN trong trường đều tham dự và đóng góp ý kiến của mình vào hoạt động của đoàn cũng như cơ cấu tổ chức của chi đoàn trong lớp.
- Trong bộ máy tập thể của lớp GVCN tham mưu, cử những đoàn viện hoặc những cán bộ đoàn có năng lực vào đội ngũ cán bộ của lớp và các cán bộ chức năng trong lớp, khuyên khích các em phát huy vai trò của đoàn trong mọi hoạt động.
- GVCN cũng thường xuyên dự các cuộc sinh hoạt, cuộc họp của chi đoàn và ban chấp hành chi đoàn, qua đó cố vấn, góp ý cho các em về phương hướng, phương pháp nội dung hoạt động có hiệu quả nhất nhằm xây dựng chi đoàn của lớp ngày càng vững mạnh.
- Hàng năm các GVCN đã tiến hành góp phần tham mưu, đóng góp ý kiến với chi đoàn lớp mình trong việc phát triển đoàn viên mới, nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ trong chi đoàn của mình với những quan điểm chính xác, tôn trọng tinh thần dân chủ của chi đoàn.
* Hạn chế:
- Một số GVCN vẫn chưa thực thực sự để ý,quan tâm đến các hoạt động của chi đoàn trong lớp,một số GVCN lại can thiệp quá thô bạo vào chi đoàn,không tôn trọng tính độc lập của chi đoàn.
- Một số GVCN khác chưa tạo được sự kết hợp đồng bộ giữa hoạt động của tập thể lớp với chi Đoàn,nên dẫn đến tình trạng "trống đánh xuôi,kèn thổi ngược ", do đó hiệu quả của phương pháp giáo dục tác động, kết hợp không cao, còn rời rạc, đôi khi còn xảy ra tình trạng mâu thuẫn.
- Trong một số hoạt động giáo dục của lớp, một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự coi chi đoàn là lực lượng nòng cốt, do đó không phát huy được vai trò tiên phong, tích cực, tính sáng tạo của mỗi đoàn viên. Một số phong trào hoạt động của chi đoàn vẫn không được giáo viên chủ nhiệm ủng hộ, hưởng ứng, còn nhiều định kiến khiến cho các em khó khăn trong việc tổ chức hoạt động của mình.
2.2.2. Đối với đoàn trường.
* Tích cực:
- ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp với BCH Đoàn trường tổ chức cho học sinh lớp mình tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp ủng hộ người nghèo, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
- Giáo viên chủ nhiệm đã biết động viên học sinh của mình hưởng ứng các phong trào do đoàn trường tổ chức, phát huy thế mạnh của tập thể lớp mình qua các phong trào đó, đồng thời giải thích cho các em hiểu về ý nghĩa tích cực của các hoạt động do đoàn trường tổ chức.
- Một số giáo viên chủ nhiệm đã thường xuyên trao đổi với BCH đoàn trường về một số nhiệm vụ, công tác, hoạt động của Đoàn, đề xuất những ý kiến cho sự phát triển của đoàn.
- Giáo viên chủ nhiệm đã chịu thời phản ánh lên BCH Đoàn về hoạt động của chi đoàn lớp mình và một số hiện tượng đoàn viên cá biệt trong tập thể lớp để có phương hướng phối hợp giải quyết.
- Một số giáo viên là thành viên của BCH chi đoàn trường rất năng nổ, nhiệt tình trong mọi công tác, thực sự là tấm gương cho các đoàn viên ở trường noi theo.
* Hạn chế:
- Thực tế ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, nhiều giáo viên chủ nhiệm mới chỉ quan tâm đến chi đoàn của lớp mình mà thực sự không quan tâm đến hoạt động của đoàn trường, còn lơ là trước các phát động của đoàn trường.
- Trong một số hoạt động do đoàn trường tổ chức và phát động một số giáo viên còn phản đối không đồng tình và ủng hộ, do đó gây khó khăn cho đoàn trường trong công tác của mình.
- Do thiếu quan tâm nên một số giáo viên chủ nhiệm không nắm vững được các chủ trương và kế hoạch, công tác của đoàn trường, không tổ chức được cho học sinh tham gia đúng thời gian, có hiệu quả dẫn đến phong trào thi đua của chi đoàn lớp mình không đạt kết quả cao.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự phối hợp nhiệt tình với BCH đoàn trường trong công tác tổ chức bồi dưỡng phương pháp và nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ đoàn, thậm chí còn thờ ơ, phó thác trách nhiệm và coi đó không phải là nhiệm vụ của mình.
2.3. Giáo viên chủ nhiêm với các giáo viên bộ môn.
* Tích cực:
- Hầu hết các giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã thường xuyên trao đổi, tiếp nhận phản ánh của giáo viên bộ môn về tình hình học tập và ý thức trong giờ học của học sinh lớp mình. Thông qua đó giáo viên có điều kiện tìm hiểu rõ hơn về từng đối tượng học sinh để có phương pháp tác động giáo dục có hiệu quả.
- Một số giáo viên đã chủ động xin các giáo viên bộ môn dự giờ tiết học của lớp mình nhằm trực tiếp quan sát ý thức, hứng thú học tập và phát hiện những khó khăn của học sinh lớp mình.
- Giáo viên chủ nhiệm đã kịp thời phản ánh với giáo viên bộ môn về nguyện vọng, yêu cầu của học sinh về môn học, nội dung, phương pháp giảng dạy của họ và thông báo cho các giáo viên bộ môn về một số trường hợp học sinh đặc biệt, gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh, điều kiện học tập và rèn luyện. Thông qua đó giáo viên bộ môn có điều kiện hiểu rõ đặc điểm tình hình của lớp để điều chỉnh phương pháp, nội dung giảng dạy và giáo dục phù hợp.
- Một số giáo viên chủ nhiệm đã có ý thức động viên giáo viên bộ môn trong việc tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém, bồi dưỡng thêm cho học sinh khá giỏi, có kế hoạch ôn tập cho học sinh tốt nhất đặc biệt là trong thời gian học sinh chuẩn bị thi cuối kỳ, cuối năm, ôn thi tốt nghiệp...
* Hạn chế:
- Trong nhiều trường hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn chưa có sự thống nhất với nhau trong công tác giáo dục cũng như việc nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện cho học sinh, thiếu sự liên kết, hoạt động rời rạc.
- Một số giáo viên chủ nhiệm vì sợ mất tình cảm đồng nghiệp mà không dám phản ánh những ý kiến phản đối của học sinh cho giáo viên bộ môn biết cho nên dẫn đến tình trạng các giờ học của lớp không có chất lượng vì không phù hợp với thực tế đòi hỏi, nguyện vọng của học sinh. Giáo viên bộ môn còn ảo tưởng quá nhiều về mình.
- Vẫn còn xảy ra tình trạng hiểu nhầm giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp mình, còn thiếu công bằng, khách quan.
- Một số giáo viên chủ nhiệm nữa ít khi trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, nhất là trong việc giải quyết quyền lợi cho học sinh.
- Một số trường hợp khác khi nghe những ý kiên trao đổi, góp ý của giáo viên bộ môn nhưng về lớp vẫn không thực hiện, áp dụng, điều chỉnh do đó không mang lại hiệu quả tác động cao đến học sinh.
2.4. Giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên chủ nhiệm cùng khối.
Nhìn chung công tác này ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã được thực hiện khá tốt.
- Các giáo viên chủ nhiệm trong khối luôn trao đổi, bàn bạc thống nhất với nhau về nội dung, kế hoạch, hoạt động công tác chủ nhiệm, để triển khai đến lớp mình. Ngoài ra họ còn trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và hợp tác cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Do đều là giáo viên chủ nhiệm cùng khối cho nên vẫn xảy ra hiện tượng ganh tị của các giáo viên trong vấn đề xếp hạng của từng đơn vị lớp, nhiều giáo viên vẫn còn có hiện tượng dấu diếm kinh nghiệm của mình, tình trạng so đo hơn thiệt , tị nạnh giữa giáo viên chủ nhiệm các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập công tác chủ nhiệm.doc