Đề tài Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU 2

I. Ngoại thương và ý nghĩa của ngoại thương: 2

II. Quy trình nhập khẩu về lý thuyết: 3

2. Mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C) 4

3.Thuê tàu hoặc lưu cước 5

4. Mua bảo hiểm 5

5. Làm thủ tục hải quan 6

6.Nhận hàng chở từ tàu chở hàng: 7

7.Kiểm tra hàng hoá (kiểm dịch và giám định) 8

8.Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu 8

9.Làm thủ tục thanh toán, khiếu nại (nếu có) về hàng hoá bị thiếu hụt hoặc tổn thất. 8

Chương 2: Giới thiệu chung về hoạt động nhập khẩu 10

linh kiện điện tử ở Hanel 10

I. Giới thiệu về công ty điên tử Hanel 10

1. Sự ra đời và phát triển của công ty: 10

2. Cơ cấu tổ chức công ty: 11

3. Sơ đồ tổ chức công ty: 14

4. Các lĩnh vực hoạt động, chức năng và đặc điểm của công ty 16

4.1 Các lĩnh vực hoạt động 16

4.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: 16

4.3 Những thành tựu đã đạt được: 17

4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: 17

5. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới: 18

5.1 Mục tiêu phát triển: 18

5.2 Phương hướng phát triển: 18

II. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử: 19

1. Tình hình xuất nhập khẩu của công ty: 19

2. Nhập khẩu linh kiện: 20

Chương III: Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của 21

công ty Hanel 21

I. Các bước nhập khẩu linh kiện điện tử ở Hanel: 21

1. Căn cứ hợp đồng mua hàng đã ký, nhân viên xuất khẩu xác định sản phẩm nhập khẩu, phương thức thanh toán và phương thức giao hàng. 21

2. Khi nhận được chứng từ nhận hàng từ phía người xuất khẩu, nhân viên xuất khẩu kiểm tra sự phù hợp của chứng từ so với hợp đồng, L/C, và giữa các chứng từ. 23

3. Khi đã có thông báo nhận hàng, nhân viên xuất khẩu chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu bao gồm những chứng từ sau: 23

4. Mở tờ khai hải quan : 25

5. Khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu, thông báo các phòng ban khác chuẩn bị nhận hàng. 25

II. Phân tích một quy trình nhập khẩu linh kiện cụ thể ở Hanel: 25

1. Hợp đồng giữa Hanel và công ty điện tử SICHUAN CHANGHONG- Trung Quốc. 25

2. Nhận xét: 27

III Một số ý kiến đề xuất: 28

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty hàng hải như: công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfracht), công ty đại lý tàu biển (VOSA)... 4. Mua bảo hiểm Hàng hoá chuyển chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Các chủ hàng nhập khẩu của ta, khi cần mua bảo hiểm đều mua tại công ty Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) hoặc là hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy). Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng (tức đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu) ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là: "Giấy báo bắt đầu vận chuyển" khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là: "Giấy yêu cầu bảo hiểm ". Trên sở "Giấy yêu cầu..."này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm . 5. Làm thủ tục hải quan Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây: - Khai báo hải quan Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất...), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào... tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết. - Xuất trình hàng hoá. Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Ðể thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan. - Thực hiện các quyết định của hải quan Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại...) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse) hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu... nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự… 6.Nhận hàng chở từ tàu chở hàng: Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng từ đó. Do đó đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận ( như Vietrans chẳng hạn), tiến hành: - Ký kết hợp dồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về. - Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận. - Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá (như vận đơn, lệnh giao hàng...) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải. - Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về sân ga giao nhận. - Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu. - Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận. Trong trường hợp hàng nhập khẩu xếp trong container có thể là một trong hai khả năng sau: +Nếu hàng đủ một container (FCL), cảng giao container cho chủ hàng nhận về cơ sở của mình và hải quan kiểm hoá tại cơ sở. + Nếu hàng không đủ một container (LCL), cảng giao container cho chủ hàng có nhiều hàng nhất mang về cơ sở để dỡ hàng, phân chia, với sự giám sát của hải quan. Nếu cảng là người mở container để phân chia thì chủ hàng làm thủ tục như nhận hàng lẻ. 7.Kiểm tra hàng hoá (kiểm dịch và giám định) Theo tinh thần các quy định của Việt Nam, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Cơ quan giao thông (ga cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp đặt không theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập biên bản giám định dưới tàu (Survery Reports). Nếu hàng chuyên chở đường biển mà bị thiếu hụt, mất mát phải có " biên bản kết toán nhận hàng với tàu" (Report on receipt of cargo) còn nếu bị đổ vỡ -phải có " biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng" (Cargo outturn report). Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi việc thiếu hụt mới bị phát hiện, chủ cửa hàng yêu cầu VOSA cấp " giấy chứng nhận hàng thiếu" (Certificate of shortlanded cargo). Doanh nghiệp nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phải lập thư dự kháng (letter of reservation), nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất sau đó phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định (Survey report), nêu tổn thất xảy ra bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm. Trong những trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng thư giám định (Inspection certificate). Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu là động hoặc thực vật. 8.Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu 9.Làm thủ tục thanh toán, khiếu nại (nếu có) về hàng hoá bị thiếu hụt hoặc tổn thất. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đỗ vỡ thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời gian khiếu nại. Ðối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn... Ðối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi cuả người vận tải gây nên. Ðối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá - đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tại nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm . Ðơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, COR, ROROC hay CSC v.v...), hoá đơn , vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm ) v.v... Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu thoả thuận trọng tài) hoặc tại Toà án. Chương 2: Giới thiệu chung về hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử ở Hanel I. Giới thiệu về công ty điên tử Hanel 1. Sự ra đời và phát triển của công ty: Công ty điện tử Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, đựoc thành lập vào ngày 17/02/1984 theoquyết định ssố 8733/QĐ-TCCQ của UBND thành phố Hà Nội. Công ty có trụ sở chính tại : Số 2 Chùa Bộc- Đống Đa- Hà Nội. Tên giao dịch là Hanel Mặc dù có quyết đinh thành lập từ ngày 17/12/1981 song công ty điện tử Hà Nội thực sự hinh thành với tư cách là một đơn vị kinh tế từ cuối năm 1985. Trong năm 1986, Hanel tiến hành tổ chức lại công ty, thành lập Xí nghiệp điện tử Thành Công, Xí nghiệp cơ khí-điện tử, Xí nghiệp sửa chữa và bảo hành lập nên bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh với một xưởng sản xuất, 8 phòng ban chức năng, 3 trung tâm nghiên cứu khoa học. Cùng với việc tổ chức lại công ty, Hanel đã đưa vào hoạt động dây chuyền lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng chỉ trong vòng 1 năm 1986. Từ năm 1985 đến 1990, Hanel lắp ráp các mặt hàng điện tử dân dụng dưói dạng SKD- dạng lắp ráp đơn giản nhất, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Thời gian này sản phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng của Tổng công ty điện tử Việt Nam. Sản phẩm tiêu thụ trung bình thời kỳ đạt 5917chiếc / 1năm, doanh thu đạt 58 tỷ đồng / năm. Từ năm 1991, Hanel lắp ráp các mặt hàng điện tử dân dụng dưới dạng CKD( complete knock down) tức là lắp ráp các linh kiện rời lại với nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng qua các khâu hàn gắp, căn chỉnh,…Đồng thời, công ty còn trang bị rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những năm từ 1994 đến 1999 có thể nói là thời kỳ phát triển nhanh và mạnh nhất của Hanel. Sản phẩm Tivi Hanel lần đầu tiên ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí trên thương trường. Hiện nay công ty đang trên đà phát triển, sản phẩm của công ty không những có mặt ở Việt Nam mà còn xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Đặc biệt trong năm 2001, Hanel còn tham gia vào nhiều liên doanh để mở rộng tầm hoạt động, nhờ đó công ty đã khắc phục được những kém về vốn và công nghệ như liên doanh với tập đoàn DAEWOO để sản xuất tivi màn hình phẳng, với tập đoàn ORION để sản xuất bóng đèn hình. Công ty cũng đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang rất nhiều lĩnh vực khác: viễn thông, tin học, đầu tư bất động sản và một số lĩnh vực sản xuất khác. Thời gian gần đây, công ty đã phảt triển hết sức mạnh mẽ nâng tổng số vốn của công ty lên tới 6 triệu USD. Công ty hiện nay có 9 liên doanh, 9 trung tâm, 12 công ty thành viên và 19 đơn vị trực thuộc. Công ty cũng đang triển khai rất nhiều các dự án đã được phê duyệt như sản xuất điện thoại di động, dự án khu du lịch sinh thái Đồn Đèn- Bắc Cạn, dự án sản xuất phôi thủy tinh đèn hình liên doanh với ACBC- Trung Quốc. 2. Cơ cấu tổ chức công ty: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu và hoạt động theo cơ chế một cấp quản lý. Theo cơ chế này, giám đốc là người đứng đầu công ty, toàn quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước về kết quả hoạt động của Hanel, chịu sự quản lý của Nhà nước, của cơ quan thành phố Hà Nội theo luật định. Giám đốc và phó giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong công ty,điều hành hệ thông tổ chức của công ty nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng của công ty luôn được duy trì và hoạt động hiệu quả,xác lập,phê duyệt chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng,bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về chất lượng phân công trách nhiệm cho cán bộ thuộc quyền. Tham mưu tư vấn cho giám đốc có phó giám đốc phụ trách sản xuất và phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Phó giám đốc phụ trách sản xuất là người trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất chính của công ty. Xí nghiệp sản xuất này đạt tại Sai Đồng B-Gia Lâm-Hà Nội . Sơ đồ : mô hình tổ chức bộ máy của công ty điện tử Hà Nội Phòng vật tư Phòng kế toán Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và bán hàng Phó GĐ kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế hoạch & đầu tư Phòng kinh doanh thị trường Văn phòng Phòng quản lý kỹ thuật Phó GĐ kĩ thuật sản xuất Giám đốc Phân xưởng SKD Phân xưởng CKD Phó giám đốc phụ trách kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty và lập các chiến lược kinh doanh Phòng nghiên cứu và quản lý kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật sản xuất, kĩ thuật an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp, kiểm soát toàn bộ chất lượng nguyên liệu để đề xuất hướng sử dụng nguyên liệu và chương trình sản xuất. Xây dựng và hoàn thiện các quy trình vận hành sản xuất, hướng dẫn cho công nhân thực hiện. Quản lý máy móc thiết bị, lập kế hoạch sữa chữa và kế hoạch về thiêt bị , điện nước năng lượng đầu vào phục vụ sản xuất. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và bảo hành: Thực hiện các nhiệm vụ : Quản lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất theo tính chất đã định, đánh giá sản phẩm mới, xử lý những sản phẩm không phù hợp, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn, thực hiện tổ chức điều hành mạng lưới bảo hành của công ty. Phòng vật tư: là bộ phận làm chức năng cung ứng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện kiểm kê lưu giữ và giao nhận tại kho và từ các nguồn đi đến, quản lý phương tiện phục vụ cho công tác kho và quản lý tại các kho. Phòng kinh doanh và thị trừơng: Giới thiệu chào bán sản phẩm của công ty và thu thập thông tin thị trừơng nhằm phục vụ cho công tác tiêu thụ , nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đồng thời hoạch định chính sách giá, xây dựng phương án tiêu thụ, thực hiện các thủ tục bán hàng và thu tiền hàng, kiểm soát , điều hành hệ thống bán hàng, đảm phán mua vật tư linh kiện triển khai các hoạt động quảng cáo khuyến mại… Phòng kế toán: Giúp giám đốc kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính trong công ty, đề xuất và lập các quy chế nội bộ có liên quan cho giám đốc ký trước khi ban hành, lập thu chi tài chính kế hoạch tín dụng,quản lý các loại vốn, theo dõi công nợ… Phòng xuất nhập khẩu: phòng có nhiệm vụ thực hiện những hoạt động có liên quan đến việc xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa, thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu và giải quyết các vấn đề, thủ tục có liên quan đến hoạt động này, lập báo cáo theo quy định…. Phòng kế hoạch đầu tư: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty. Gồm có: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm…theo dõi việc thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch va thực hiện các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài… Văn phòng: Giúp giám đốc trong việc tuyển chon nhân viên, phân bổ đào tạo và quản lý nhân sự. Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động đào tạo, quy hoạch cán bộ, xây dựng và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cán bộ công nhân viên . Thực hiện công tác văn thư lưu trữ và các hoạt động công đoàn. 3. Sơ đồ tổ chức công ty: Văn phòng Công ty 2.P.Tài chính - Kế toán 3.P.Kế hoạch - Đầu tư 4.P.Thương mại 5.Văn phòng đại diện tại TPHCM Công ty mẹ Ban lãnh đạo Khối văn phòng Các đv trực thuộc 1.Trung tâm nghiên cứu & phát triển 2.Trung tâm Công nghệ phần mềm 3.Ban quản lý khu CN Sài đồng B 4.Trung tâm đào tạo Hanel 5.Nhà máy sản xuất thiết bị Điện tử Công nghệ cao Hanel 6.Xí nghiệp gia công hàng xuất khẩu Hanel 7.Công ty tài chính Hanel .Công ty cổ phần Hanel - Xốp nhựa 2.Công ty cổ phần Điện tử Công nghiệp tự động hoá Hanel 3.Công ty cổ phần Công nghệ thông tin Hanel 4.Công ty cổ phần Dịch vụ Điện tử Hanel 5.Công ty cổ phần Dịch vụ Khu Công Nghiệp Hanel 6.Công ty cổ phần dịch vụ Thương mại Hanel 7.Công ty Cổ phẩn Kinh doanh Bất động sản 8.Công ty Cổ phần Dịch vụ truyền thông Hanel. Các cty con 100% & trên 50%vốn nhà nước Ban lãnh đạo Các công ty thành viên Các cty mang thương hiệu Hanel Các ct liên kết với nước ngoài Các ct liên kết trong nước 1.Công ty cổ phần PJICO 2.Công ty cổ phần VICOSIMEX 3.Công ty cổ phần Hà nội Telecom 4.Công ty cổ phần Cơ khí điện tử 5.Công ty cổ phần Nội thất HANEL 1.Công ty TNHH đèn hình ORION - HANEL 2.Công ty TNHH điện tử DAEWOO-HANEL 3.Công ty TNHH thương mại DAEHA 4.Công ty TNHH DAEWOO- HANEL 5.Công ty TNHH tiếp vận Thăng long 6.Công ty TNHH SUMI - HANEL 7.Công ty TNHH SIN-HANEL 8.Công ty liên doanh HANEL - CÔ-OET 9. Công ty TNHH Noble Việt Nam 1.Công ty cổ phần vật liệu Điện tử 2.Công ty cổ phần Điện tử chuyên dụng HANEL. 3.Công ty cổ phần Thương mại & phát triển Công nghệ HANEL 4.Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại điện tử Hà nội 4. Các lĩnh vực hoạt động, chức năng và đặc điểm của công ty Các lĩnh vực hoạt động Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh dịch vụ điện tử Hàng điện tử dân dụng. Các sản phẩm công nghệ thông tin ( phần cứng và phần mềm) Viễn thông: Di động, cố định trong nước và quốc tế, Internet, IXP Nghiên cứu chế tạo và chuyển giao các sản phẩm công nghệ mới Các sản phẩm cơ Các sản phẩm xốp nhựa. Đào tạo công nhân kĩ thuật công nghệ cao. Xây dựng kinh doanh hạ tầng quản lý khu công nghiệp. Kinh doanh nhà, khách sạn và văn phòng cho thuê. Dịch vụ tư vấn tài chính, xây dựng và đào tạo. Dịch vụ vận tải đa phương thức. 4.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về điện tử (dân dụng và công nghiệp) máy tính, tin học và các sản phẩm khoa học tiêu dùng khác. Xây dựng, phát triển kinh tế kinh doanh và quản lý công trình hạ tầng vủa khu công nghiệp theo nghị định 1992/CP Kinh doanh nhà và khách sạn, xây dựng, tổ chức các trung tâm thương mại, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề. Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để tổ chức và phát triển sản xuất kinh doanh, đặt các chi nhánh văn phòng của công ty ở các tỉnh và thành phố làm đại diện, đại lý tiêu thụ sản phâm theo quy định hiện hành. Được xuất khẩu và làm ủy thác xuất khẩu cho các đơn vị kinh tế khác trên cơ sở được bộ thương mại cho phép. Những thành tựu đã đạt được: Là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam và Hà Nội hình thành và phát triển theo mô hình công ty mẹ và công ty con. Là một trong những công ty đẩu tiên ở Việt Nam thí điểm thành công cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc. Là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam đầu tư , phát triển khu công nghiệp Sài Đồng B làm cơ sở chính sách cho các khu công nghiệp ở Hà Nội và cả nước. Là công ty điện tử tại Hà Nội đầu tiên có trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm với những đề tài cấp Nhà nước đạt được những thành công. Là một trong ba công ty điện tử đầu tiên ở Việt Nam có sản phẩm công nghiêp trọng điểm quốc gia-máy thu hình màu. Là công ty đầu tiên tại Việt Nam có hệ thông dịch vụ bán hàng bảo hành trên 61 tỉnh thành trên cả nước. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Bảng: Kết quả kinh doanh của công ty 2002-2005 Chỉ tiêu số liệu hàng năm Mức tăng trưởng 2002 2003 2004 2005 2003/2002 2004/2003 2005/2004 SP tiêu thụ 50459 64373 80501 57963 126% 125% 72% Tổng DT 128,5366 132,083 158,740 235,660 106% 120,2% 148,46% Nộp ngân sách 10.244,8 12.235 21.165 12.474 150% 173% 58,94% Từ kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2002 đến năm 2005 ta có thể thấy được sự phát triển của công ty, mặc dù năm 2005 số lượng sản phẩm tiêu thụ có dấu hiệu đi xuống. Nhưng nhìn chung tổng doanh thu của 4 năm tăng liên tục, tổng doanh thu năm 2005 gần gấp đôi năm 2002. Năm 2002 lượng tiêu thụ đạt 50459 chiếc, năm 2003 đạt 64373 chiếc tăng 26% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 80501 chiếc bằng 159,5% năm 2002. Có được kết quả này là do công ty luôn tìm kiếm, nghiên cứu đưa ra những mẫu mã, chủng loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 5. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới: 5.1 Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển lâu dài của nghành công nghiệp nói chung và của công ty nói riêng là thực hiện thành công quá trình điện tử hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xây dựng nghành điện tử thành một nghành nũi nhọn của đất nước, nhằm góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Mục tiêu phát triển của công ty từ nay đến năm 2010 là: Công ty phấn đấu trở thành một trung tâm lắp ráp mạnh, hệ thống thiết bị , cấu kiện linh kiện điện tử hoàn chỉnh. Phấn đấu trở thành một công ty có trình độ tiên tiến về chế tạo sản xuất thiêt bị, linh kiện điện tử hiện đại. Phấn đấu phát triển về ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trính sản xuất bình quân đạt từ 25% đến 30% mức tăng trưởng trên năm. Mở rộng thị trường cấp 2 và cấp 3 nhằm chiếm lĩnh nhóm thị trường này một cách triệt để. Thực hiện liên doanh , liên kêt cới các công ty điện tử tn học lớn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư của công ty và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được một hiệu quả đáng kể trong công tác đóng thuế và tạo công ăn việc làm cho người lao động. 5.2 Phương hướng phát triển: Công ty thực hiện xây dựng nghành công nghiệp điện tử theo chiều hướng xuất khẩu, chuẩn bị và hoàn thiện các điều kiện để sớm hòa nhập vào mạng lưới sản xuất, dịch vụ và thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Chủ động xây dựng và phát triển sản phẩm thị trường và đầu tư theo hai khu vực: Khu vực đầu tư sản xuất sản phẩm mà trong nước có thể chủ động về vốn và công nghệ và thị trường thì ưu tiên cho đầu tư trong nước. Khu vực đầu tư sản xuất những sản phẩm mới có chất lượng cao mà hiện nay công ty chưa có khả năng sản xuất và sản xuất trong nước chưa đạt hiệu quả thì công ty có thể góp vốnn. Còn nếu không chủ động về vốn, thị trường thì dành cho liên doanh hay hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Định hướng chiến lược thị trường đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm tốt hơn , đi từ sản xuất thiết bị cũ sang sản xuất linh kiện hiện đại. Thực hiện liên minh kinh tế kỹ thuật lâu dài về điện tử viễn thông với những doanh nghiệp mạnh trên thế giới, trên từng nhóm thị trường cụ thể. Kiện toàn bộ máy sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Rà soát sắp xếp lực lượng lao động, gắn trách nhiệm về năng suất và chất lượng sản phẩm với người lao động. Giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới, tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu. Phấn đấu tăng sức cạnh tranh bằng cách giảm giá thành xuống 15%-20%, tìm nguồn cung cấp những linh kiện có chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử: 1. Tình hình xuất nhập khẩu của công ty: Công ty Hanel đang tìm cách mở rộng thị trường ngoài nước. Thị trường xuất khẩu của công ty hầu hết ở những nước thuộc Trung Đông như : Ả rập Xê út, Cô oét. Ngoài ra còn có ở Châu Mỹ như Cu Ba, ở Châu Phi như Ăngôla Thị trường Tỉ lệ Ả rập Xê út 35,4% Cô oét 25,5% Ăng gô la 18,7% Cu Ba 20,4% Bảng: Cơ cấu thị trường nước ngoài Những mặt hàng xuất khẩu chính của công ty: Quạt rút, quạt treo tường, Đèn hình, Tivi màu MHF21” Tamco Hanel , đầu VCD, máy vi tính. Để tiết kiệm chi phí sản xuất công ty cũng tăng cường tìm kiếm nhiều đối tác cung cấp nguyên liệu rẻ, chất lượng cao. Hai thị trường nhập khẩu lớn của công ty là : Trung Quốc, Hàn Quốc. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: Bộ linh kiện Tivi màu Hanel 21”, Tivi màu MHF Hanel 25”, tivi màu 16”, tivi màu 14”. 2. Nhập khẩu linh kiện: Tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2005: 1.621.470 USD. Trong đó kim nghạch của hàng linh kiện điện tử chiếm 1.511.780 USD, hàng hoá khác 109.680 USD. Như vậy hàng linh kiện chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch nhập khẩu của công ty Hanel. Lượng nhập khẩu linh kiện điện tử đóng góp10,2% trong tổng giá trị sản xuất của công ty trong năm 2005 . Chương III: Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty Hanel Các bước nhập khẩu linh kiện điện tử ở Hanel: Xác định sản phẩm nhập khẩu Thông báo các phòng ban khác chuẩn bị nhận hàng Bước 1 Xác định phương thức thanh toán Xác định phương thức giao hàng Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu Mở tờ khai hải quan Bước2 Bước3 Bước4 Bước5 Căn cứ hợp đồng mua hàng đã ký, nhân viên xuất khẩu xác định sản phẩm nhập khẩu, phương thức thanh toán và phương thức giao hàng. Xác định sản phẩm nhập khẩu: Nếu là linh kiện tivi: Vì đây là loại linh kiện được nhà nước ưu tiên nên cần phải làm hồ sơ sin xác nhận tỷ lệ nội địa hóa để được hương thuế suất nhập khẩu thấp hơn. Căn cứ danh mục linh kiện do người bán gửi, chuẩn bị hồ sơ nội địa hóa dựa trên các mẫu biểu có sẵn trong máy tính. Sau đó gửi hồ sơ nội địa hóa cho Bộ công nghiệp gồm 3 bản chính: Công văn xin xác nhận tỷ lệ nội địa hóa Giải trình tính toán tỷ lệ nội địa hóa. Bản đăng ký kế hoạch nhập khẩu, sản xuất,tiêu thụ. Bản danh mục giá trị nhập khẩu linh kiện. Sau đó chờ công văn xác nhận tỷ lệ nội địa hóa của Bộ Công nghiệp.   Tỷ lệ nội địa hóa được xác định theo công thức sau:                         Z – I                             I                 N = ------- x 100% = (1 - ----- ) x 100%                         Z                                  Z         Trong đó:         - N (%) : Tỷ lệ nội địa hóa của một loại sản phẩm hoặc phụ tùng         - Z : Giá trị nhập khẩu (CIF) của bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu hoặc mua lại hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp khác (đơn vị tính USD). I : Giá trị nhập khẩu (CIF) của bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu hoặc mua lại hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp khác (đơn vị tính USD). Thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài động trong các lĩnh vực: Sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh thuộc ngành cơ khí-điện-điện tử, sản xuất, lắp ráp phụ tùng của các sản phẩm hoàn chỉnh nêu trên. Trong trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, phụ tùng cần ưu tiên thì thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa được tính giảm như sau:                         Tk = Ts x (1-k)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0639.doc
Tài liệu liên quan