Đề tài Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

 

 

Trang

Lời cảm ơn 1

Mục lục 2

A. Phần mở đầu: 4

I. Lý do chọn đề tài : 4

II. Mục đích nghiên cứu: 4

III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

IV. Phạm vi nghiên cứu: 4 1. Về nội dung: 4

2. Về không gian: 4

V. Quan điểm nghiên cứu: 4

VI. Phương pháp nghiên cứu: 5

B. Phần nội dung: 6

Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên 6

1.1 Các khái niệm: 6

1.1.1 Tài nguyên. 6

1.1.2 Du lịch. 6

1.1.3 Tài nguyên du lịch. 6

1.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên. 6

1.2 Phân loại tài nguyên du lịch. 6

1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch: 6

1.4 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiên: 6

a. Tác động đến tài nguyên địa hình: 6

b. Tác động đến tài nguyên nước: 7

c. Tác động đến tài nguyên sinh vật 8

Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 10

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình. 10

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên. 10

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội. 11

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 13

2.2.1 Tài nguyên địa hình 13

2.2.2 Tài nguyên động, thực vật. 20

2.2.3 Tài nguyên nước: 22

Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 27

3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình. 27

3.1.1 Tài nguyên du lịch: 27

3.1.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch 28

3.1.3 Đầu tư cho phát triển du lịch: 29

3.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. 29

3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 30

3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch: 30

3.2.2 Định hướng phát triển không gian: 30

3.2.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 30

3.2.3 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư: 31

3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 31

C. Phần kết luận và kiến nghị: 34

I. Kết luận: 34

II. Kiến nghị: 34

Tài liệu tham khảo 35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng hiện nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất. Nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Vào mùa nước lớn, nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương. Động Phong Nha Cửa động rộng khoảng 20m, cao 10m, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng vẳng lên. Người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... Tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiếng trống.      Phong Nha có trên 20 buồng với hành lang chính dài tới 1500m và nhiều hành lang phụ dài hàng trăm mét. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước rộng khoảng 10m. Các hang phía trong, từ hang thứ 4 trở vào trần hang cao đến 25-50m. Từ buồng thứ 14, du khách theo các hành lang khác đi sâu hơn nữa dưới mặt đất đến những buồng to hơn rộng hơn nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là hang nước cạn do nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ. Động Tiên Sơn Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa Động Tiên Sơn phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau. Cư dân địa phương đã nhặt được một số hiện vật có thể là di chỉ di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửa động. Động Thiên Đường Động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài và quy mô lớn hơn nhiều. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 °C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 °C. Động Sơn Đoòng Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiện tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện và tiến hành thám hiểm. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này, hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước của sông ngầm ở động này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hết động này. Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm 2011. Trên thực tế, một người dân địa phương đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông đã không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đến cửa hang. Địa hình bờ, bãi biển: Quảng Bình có đường bờ biển dài với nhiều bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh, rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, tiêu biểu như bãi biển Nhật lệ và có địa hình bãi đá ven biển rất đặc biệt như bãi Đá Nhãy... Bãi biển Nhật Lệ Biển Nhật Lệ Bãi biển Nhật Lệ tọa lạc tại cửa sông Nhật Lệ. Bãi biển Nhật Lệ được thiên nhiên ban tặng bãi cát trắng và nước biển trong xanh, còn mang vẻ hoang sơ. Từ lâu bãi biển Nhật Lệ nổi tiếng với một vùng trời mây, sông, nước, gió lộng khí trời, khí biển mặn mà. Biển Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, những lúc trời thanh gió mát, bãi biển sạch như nệm mới, cát mịn, cứng óng ánh có thể đạp xe hay chơi bóng đá một cách thoải mái. Từ ngoài khơi xa từng lớp sóng bạc tiến vào bờ như những chùm hoa sóng tung bọt trắng xoá trông giống chuỗi ngọc trắng đang lăn vào bờ, ngân lên những âm thanh rì rào không dứt. "Trong nắng chiều vàng khi hoàng hôn buông xuống, biển Nhật Lệ như đang chìm trong giấc ngủ cuối ngày, khung cảnh trầm tư mà lãng mạn, ồn ào mà tĩnh lặng. Xa xa đoàn thuyền lại rộn vang tiếng nóicười trong ngày mới ra khơi, những khuôn mặt mang dấu ấn thời gian lại hiện lên một niềm vui lớn trong ngày mới". Khi đêm về, cửa biển Nhật Lệ sáng rực như một thành phố lung linh, đứng xa xa nhìn về cửa biển ta thấy như hàng ngàn ánh sao.. Bãi Đá Nhãy Theo Quốc lộ 1A, vượt đèo Ngang rồi sông Gianh với nhiều chứng tích lịch sử, du khách sẽ ngỡ ngàng thấy bãi Đá Nhảy là một quần thể núi (chữ Hán gọi là Hải Cốt) ở ngay bãi biển, dưới chân đèo Đá Nhảy (còn gọi là đèo Lý Hòa), cách Thành phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng 20km. Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi phục, đùa giỡn với sóng nước... Phải chăng vì thế mà bãi đá này được dân gian gọi tên là Đá Nhảy. Tại đây có một cái giếng (tục gọi là giếng Cóc) vì một tảng đá lớn hình con cóc che trên miệng, giếng đá tự nhiên càng tăng sự hấp dẫn của địa danh này. Giếng ở sâu trong hang Cóc, muốn lấy nước phải chui vào "bụng cóc" để múc từng gàu một. Nước giếng rất trong và sạch, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, được ngư dân lấy để cúng lễ ở đền thờ Nam Hải Đại Vương Bãi Đá Nhãy cạnh giếng Cóc. Đá Nhảy là một điểm du lịch hấp dẫn, một bãi tắm sạch, đẹp và có nhiều thắng cảnh với nhiều hang động kỳ thú. Đến Đá Nhảy, ấn tượng đầu tiên của du khách là một bãi tắm bằng phẳng, nước trong và sạch. Khách du lịch cùng một lúc vừa được bơi thuyền leo núi, săn bắn, vừa được dạo chơi trong rừng dương, tắm mình trong một bãi biển trong sạch, yên bình. Du khách đến đây có thể nghỉ chân ở khách sạn Đá Nhảy rồi bước vài bước ra biển thăm bãi Đá Nhảy... Mùa hè về, bãi biển Đá Nhảy chật kín khách du lịch từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, còn có cả người dân địa phương sau ngày làm việc vất vả ra đây thưởng thức những làn gió biển mát rượi, ngắm đại dương mênh mông với những con sóng mềm mại liên tục vỗ vào bờ cát trắng. Đá Nhảy không chỉ là khu du lịch nghỉ mát lý tưởng vì có bãi tắm đẹp nằm dưới chân núi, mây nước hữu tình nên thơ mà biển nơi đây có nhiều rạn ngầm, đó chính là nơi cư trú của nhiều loại hải sản quý như tôm, cá, cua, mực, ốc... có thể chế biến những món đặc sản biển hấp dẫn du khách. Địa hình đồi, núi: Địa hình đồi núi chiếm một diện tích rất lớn của tỉnh Quảng Bình, với mức độ chia cắt lớn cho nên nó gây ra khó khăn cho nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, thông tinh liên lạc...,nhưng với dạng địa hình như vậy thì nó lại là nguồn tài nguyên, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các đồi núi có thể khai thác phục vụ du lịch như núi Thần Đinh, đèo Ngang, đèo Lý Hòa... Núi Thần Đinh Núi Thần Ðinh, Quảng Bình là dãy núi ở miền tây Quảng Bình. Nơi đây có vẻ đẹp hùng vĩ của một bức tranh sơn thủy. Du khách đến thăm Quảng Bình có thể ghé thăm núi Thần Ðinh, nơi vốn nổi tiếng "lắm tiên nhiều Phật", "núi Thần Ðinh chót vót, khí thế nuốt phăng phăng bốn trăm châu" (Ô châu cận lục). Từ bao đời nay, Thần Ðinh trường tồn sừng sững như chiếc bình phong khổng lồ chở che bao bọc cho những con người lao động cần cù chịu khó ở miền tây Quảng Bình. Từ thành phố Ðồng Hới, theo hướng tây nam, khoảng 30 km, đến bến phà Long Ðại (huyện Quảng Ninh), có thể ngược dòng bằng thuyền để cảm nhận hết vẻ đẹp hùng vĩ của quần thể di tích núi Thần Ðinh. Giữa bập Núi Thần Đinh bềnh mênh mông sóng nước, những cảnh đẹp của núi Thần Ðinh dần hiện ra trước mắt như một bức tranh sơn thủy... Quần thể di tích núi Thần Ðinh, không chỉ có ý nghĩa nhiều mặt tâm linh, địa lý, lịch sử. Chiến lũy Trường Dục của Ðào Duy Từ đã dựa vào thế hiểm yếu và được bắt đầu từ chân núi Thần Ðinh. Người dân nơi đây kể lại, núi Thần Ðinh còn có tên là núi Chùa Non, vì ngày trước trên núi có một ngôi chùa mang tên chùa Non, gắn liền với tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Kinh, Vân Kiều anh em quen sống với nghề đi rừng và trồng trọt. Ghé thuyền vào Bến Chùa, đi thêm khoảng vài trăm mét về phía tây là đến chân núi Thần Ðinh. Ngước mắt lên ta thấy núi chót vót... Theo những bậc đá lên cao hai bên sườn núi, ta bắt gặp ngôi chùa Hang thiên tạo bằng đá. Trước cửa hang có hai hang nhỏ mang tên hang Chuông và hang Trống. Khi gõ nhẹ vào vách đá, có những âm thanh trong trẻo như tiếng trống đánh, chuông ngân. Nhìn kỹ và tưởng tượng, ta sẽ thấy những nhũ đá thật giống với những chiếc chuông, chiếc trống... Ði vào chùa Hang, du khách có thể khám phá vẻ đẹp thiên nhiên. Trần động có nhiều nhũ đá rủ xuống hình chiếc lộng vàng, hình voi chầu, ngựa phục. Rời chùa Hang, du khách tiếp tục bước theo các bậc đá và lên núi Thần Ðinh. Dấu tích của chùa Kim Phong linh thiêng như vẫn còn đâu đây. Theo thư tịch cổ, vào đời Hậu Lê, chùa có tám gian. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), sư Trần Gia Hội (chùa Thiên Mụ - Huế) đã dựng tạm một ngôi chùa tranh tre để tu hành. Bốn năm sau, hưu quan Lê Văn Trúc đã cho xây dựng bậc đá lên chùa và lợp thêm ngói, sửa sang lại chùa. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Kim Phong Tự nay chỉ còn là dấu tích, nhưng hằng năm, vào những ngày lễ, Tết, cư dân và du khách vẫn thường xuyên ra thắp hương cầu cho cuộc sống an lành, no ấm... Bước lên đỉnh núi Thần Ðinh khi trời đã về chiều, du khách tha hồ phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn bản làng của các dân tộc Kinh, Vân Kiều. Rời núi Thần Ðinh có thể ghé thăm hang Rào Trù - một nơi đóng quân trong những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Sau một ngày tham quan, buổi tối du khách có dịp ghé thăm những gia đình người Vân Kiều, người Kinh mến khách. Bên bếp lửa hồng ta được thưởng thức đậu phộng rang Trường Xuân, bắp nướng Rào Ðá, nhấp chén rượu Võ Xá, thưởng thức thịt dê núi, thịt bò núi Thần Ðinh. Đèo Ngang Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft), phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh. Đèo Ngang cách thị trấn Ba Đồn 24 km, sông Gianh 27 km, thị xã Đồng Hới 80 km về phía Nam, cách thị xã Hà Tĩnh 75 km về phía Bắc. Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được Đèo Ngang độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d'Annam. Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833 thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục để ngắm biển thì tuyệt đẹp, núi non kỳ vĩ, biển trời mênh mông. Gần đèo Ngang về phía Quảng Bình có đền thờ bà Liễu Hạnh di tích kiến trúc - nghệ thuật - tôn giáo, các bãi tắm Hòn La, Quảng Đông, Cảnh Dương với rừng dương xanh mướt, cát vàng óng ánh và các đảo ở ngoài khơi như Hòn La, Hòn Vụng Chùa, Hòn Cỏ, Hòn Gió, đảo Yến tạo thành những thắng cảnh tuyệt đẹp. Gần đèo Ngang về phía Hà Tĩnh có bãi tắm đèo Con sạch đẹp, thoải và kín gió. Đền thờ bà Bích Châu hay còn gọi là đền thờ bà Hải gần núi Cao Vọng, núi Ô Tôn, núi Bàn Độ, vũng Áng, là quần thể danh thắng du lịch bắc đèo Ngang. Ngày nay, khách qua đèo Ngang thường đi bằng đường hầm xuyên núi. Công trình này có chiều dài 2.849m gồm cả phần hầm và đoạn tuyến hai đầu do Tổng Công ty Sông Đà đầu tư, thi công và khánh thành thông xe ngày 21/8/2004. 2.2.2 Tài nguyên động, thực vật Tỉnh Quảng Bình có hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng có nhiều loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam cũng như sách đỏ của thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch tham quan, du lịch sinh thái..., tiêu biểu cho sự đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Bình là hệ động, thực vật trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng. Hệ động, thực vật trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng: Hệ thực vật Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với Táu Đá trong vườn quốc gia các loại thực vật đặc trưng như: nghiến Phong Nha – Kẽ Bàng (Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chò nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae). Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác. Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm. Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor). IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm 1996 đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần). Hệ động vật Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang. Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới. Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi Karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng (danh pháp khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis). Các nhà khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây. Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này. Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá Chình hoa (Anguilla marmorota) và cá Chình mun (Anguilla bicolo). Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng. Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. 2.2.3 Tài nguyên nước: Quảng Bình là một tỉnh có mật độ sông, suối khá dày đặc, nhiều con sông lớn có cảnh vật đẹp, hoang sơ và nhiều con sông gắn vói các di tích lịch sử, cách mạng. Đó là điều kiện, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch, tiểu biểu có một số con sông như sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Kiến Giang, suối nước khoáng Bang... Sông Nhật Lệ Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Sông có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán. Nhật Lệ là dòng sông tuyệt đẹp của vùng đất miền Trung. Tên sông có nghĩa là "sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời" đã được ngợi ca trong câu thơ cổ của Hồ Thiên Du "nhật chi lệ bất vô chi chúc giả" nghĩa là "sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được". Khi mặt trời nhô lên khỏi cồn cát Bảo Ninh, đứng ở bờ nam sông Nhật Lệ nhìn về hướng đông sẽ thấy con sông lấp lánh sáng rực rỡ suốt dọc chiều dài hàng trăm mét. "Người Đồng Hới vẫn có cái thú ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như mới thấy lần đầu. Sông Gianh Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trạch để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Diện tích lưu vực 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93x105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70-80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 - 90 m, lớn nhất 110-115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị trấn Ba Đồn , lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Sông Gianh, đoạn qua Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km. Sông Tuyên Hóa, Quảng Bình Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Phần thượng lưu sông Gianh có tên là Rào Nậy với những đặc điểm địa vật lý và địa chất dị thường của Rào Nậy - Hoành Sơn, một nhánh khác là Rào Son có động Phong Nha (vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới). Cửa sông có cảng biển gọi là Cảng Gianh. Trong lịch sử, sông Gianh được gọi là Linh Giang. Nếu Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từtổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn. Sông Kiến Giang Sông Kiến Giang là một nhánh của sông Nhật Lệ. Sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Sông dài 58 km. Đây là dòng sông của điệu Hò khoan Lệ Thủy, hàng năm vào ngày 2 tháng 9 có hội đua thuyền nổi tiếng. Đây là con sông đã chứng kiến sự sinh ra và lớn lên của những nhân vật nổi tiếng như Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm. Hầu hết các con sông ở Việt Nam đều chảy theo hướng đông nam, riêng con sông này chảy theo hướng đông bắc nên còn được gọi là nghịch hà. Trước đây, hàng năm con sông này gây lũ lụt cho vùng đồng bằng xung quanh do sông dốc, ngắn. Sau khi có đập An Mã ngăn ở thượng nguồn, nạn lũ lụt đã được khống chế. Tuyến Đường sắt Bắc Nam cắt qua con sông này tại Cầu Mỹ Trạch. Trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, cầu Mỹ Trạch là nơi chứng kiến Thảm sát Mỹ Trạch đẫm máu, nơi dân làng Mỹ Đua thuyền trên sông Kiến Giang Trạch bị quân Pháp đưa ra cầu xử bắn, nơi đây ngày nay vẫn còn "Bia căm hờn" ghi lại tội ác này.Là hợp lưu của nhiều nguồn sông suối phát nguyên từ vùng núi phía Tây-Nam huyện Lệ Thủy đổ về phường Luật Sơn ( xã Trường Thủy, Lệ Thủy) chảy theo hướng Nam Bắc. Từ đây, sông chảy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, về đến ngã ba Thượng Phong, sông chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, đến đoạn ngã ba PHú Thọ (An Thủy Lệ Thủy), sông đón nhận thêm nước của sông Cảm Ly ( chảy từ hướng Tây đồ về), tiếp tục chảy theo hướng trên, băng qua cánh đồng huyện Lệ Thủy ( đoạn này sông rất hẹp). Sắp hết đoạn đồng trũng huyện Lệ Thủy để vào địa phận huyện Quảng Ninh, sông được mở rộng và chảy băng qua phá Hạc Hải ( có chiều dài gần 2km2) về đến xã Duy Ninh (Quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_nien_luan1_6981.doc
Tài liệu liên quan