MỤC LỤC
Tiêu đề Nội dung Trang
LỜI CẢM ƠN
Mục lục
PHẦN I - MỞ ĐẦU
Lý do chon đề tài 1
Lịch sử nghiên cứu 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng nghien cứu 3
Giả thiết khoa học 3
Giới hạn nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Những đóng góp mới của đề tài 3
PHẦN II - NỘI DUNG 3
Cơ sở lý luận 3
Những khái niệm 4
Yêu cầu 4
Thực trạng 4
Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng – dạy – học phần di truyền học chọn giống và hướng vận dụng. 5
Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phần di truyền học và chọn giống. 11
Hướng vận dụng 11
Phần III: kết luận 12
Ý nghĩa thực tiến 11
Kiến nghị 12
* Những cum từ viết tắt 11
* Tài liệu tham khảo 12
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3751 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thêm một số kiến thức về di truyền và chon giống, hướng vận dụng trong sách sinh học 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Giáo dục đào tạo có nhiệm vụ tham gia phát triển nguồn xon người đặc biệt là phát triển tiềm lực trí tuệ con người để tạo ra động lực ổn định, phát triển kinh tế xã hội góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
đất nước đang chuyển mình với sự nghiệp VNH – HĐH. Ngành giáo dục nói chung và công tác quản lý giáo dục cũng phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu đặt ra của nền kinh tế xã hội trong điều kiện mới, đặc biệt trong giai đoạn phổ cập THCS.
Với mục đích giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề học đi vfo cuộc sống lao động. Thí dinh học cụ thể là THCS đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Môn sinh học và môn công nghệ là hai môn học góp phần hướng nghiệp sản xuất. Môn sinh là môn khoa học gần như tổng hợp và hội tụ những kiến thức của môn khoa học cơ bản khác. Nhưng môn này thường bị coi nhẹ trong kiến thức của môn khoa học cơ bản khác, cho nên GV thường chỉ đưa ra những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, SGV mà ít tìm hiểu và liên hệ thực tế để làm cho bài giảng phong phú hấp dẫn đối với học sinh. Để góp phần dạy môn sinh ở trưởng PTCS và THCS trong đó có môn sinh học 9 của chương trình cũ và trong chương trình sinh học 9 mới được tốt hơn, đưa bộ môn sinh xứng đáng với vai trò của mình, đòi hỏi người GV phải nghiên cứu kỹ có liên hệ thực tế góp phần làm bài giảng phong phú sinh động, lôi cuốn được các em trong quá trình học tập bộ môn. Sinh học sẽ giúp giải thích nhiều sự vật hiện tưởng diễn ra xung quanh ta trong đó có di truyền và chọn giống.
Nhiều hiện tượng trong cuộc sống như di truyền tính trội, di truyền trung gian đột biết, tật di truyền bẩm sinh, sinh con trai hay con gái…nhiều vấn đề trong chăn nuôi trồng trọt như: Giống thuần chủng, thoái hoá giống, ưu thế lai… đều liên quan đến di truyền . Vậy di truyền là gì? Hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, thì ngày nay nhiều giáo viên còn mơ hồ, hiểu chưa sau, chưa sát, chưa ký và điều đó sẽ mất đi tính thực nghiệm đăch trưng của bộ môn, dẫn đến nhiều học sinh không còn thích hợp học môn này nữa.
Về phía học sinh, qua nhiều năm tôi guảng dạy và qua đồng nghiệp trao đổi . Tôi thấy rằng trong quá trình lĩnh hội kiến thức phần này học sinh cảm thấy trừu tượng và khó nắm bắt kịp thời. Đã từ lâu một câu hỏi đặt ra với tôi, phải làm gì? Và làm như thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất, làm như thế nào để nâng cao chất lượng môn học. Đây là câu hỏi lớn mà làm tôi chăn trở. Qua nghiên cứu, tìm hiểu và được bạn bề động viên tôi quyết định chọn đề tài.
Tìm hiểu thêm một số kiến thức về di truyền và chon giống
Hướng vận dụng trong sách sinh học 9.
Với phạm vi nghiên cứu chỉ là một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ tìm hiểu thêm và sâu một số kiến thức về di truyền học – chọn gống và chỉ ra hướng vận dụng trong chương trình sinh học tôi đã làm.
II/ Lịch sử nghiên cứu.
Việc nghiên cứu một số kiến thức về di truyền và chọn giống. Hướng vận dụng trong sách sinh học 9. Đây là vấn đề đã có nhiều người nghiên cứu, song ở Mường Bú tôi là người nghiên cứu đầu tiên.
III/ Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là góp phần nâng cao chất lượng bộ môn sinh học cho giáo viên và chất lượng học cho học sinh ở trường THCS Mường Bú.
Đề xuất hướng vận dụng trong quá trình cung cấp và lính hội kiến thức.
IV/ Đối tượng nghiên cứu , phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu.
Các kiến thức về di truyền và chọn giống.
- Thực tế công tác giảng dạy
- Các phương pháp vận dụng nâng cao chất lượng – giảng dạy – học môn sinh học ở trường THCS Mường Bú.
* Phạm vi nghiên cứu : Từ tháng 9 năm 2004 đến năm 2006.
V/ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng dạy môn nàu ở lớp 9 của trưưòng THCS Mường Bú.
- Nghiên cứu các thực trạng dạy học ở đó.
- Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất hướng vận dụng.
VI/ Giải thiết khoa học.
- Do điều kiện thời gian có hạn, sáng kiến này chỉ tập trung nghiên cứu các kiến thức về di truyền và chọn giống, hướng vận dụng ở trường THCS Mường Bú.
VII/ Giới thiệu nghiên cứu.
Chương trình sinh học 9 thời gian từ năm học 2004 – 2005 đến năm 2006.
VIII/ Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thống kê rút kinh nghiệm là chính.
Phương pháp hỗ trợ: - Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thu nhập – Phân tích tài liệu.
IX/ Những đóng góp mới của đề tài.
Bổ sung thêm các kiến thức cơ bản về di truyền và chọn gống cho giáo viên trường THCS Mường Bú.
Làm phong phú thêm lý luận bộ môn cho giáo viên và cán bộ quản lý trường.
Phần ii: nội dung
I/ Cơ sở lý luận.
Di truyền và biến dị là hai tính chất cơ bản của mọi sinh vật.
Di truyền đảm bảo sự tái bản mọi tính trạng và đặc tính của sinh vật từ thế hệ này sang thế hệ khác dẫn đến đặc tính đặc trưntg và ổn định của các loài vật.
Biến dị dẫn tới những biến đổi của sinh vật đảm bảo cho sinh vật có khả năng thích nghi phát triển tiến hoá.
Ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng và quy luật di truyền và biến dị được gọi là ngành di truyền học, xây dựng cơ sở lý luận để điều khiển định hưóng tính di truyền của mội sinh vật, chủ động điều khiển định hướng di truyền các loài theo hướng có lợi, phục vụ đời sống con người.
Hai hiện tượng di truyền và biến dị được loài người biết đến từ xưa, nhưng chỉ đến thế kỷ nài di truyền học mới trở thành một khoa học thực sự, khi có tác dụng khám phá đầu tiên của nhà di truyền học Menđen (Grêgo Menđen: 1822 – 1882) Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm. Men đen đã xây dựng các định luật di truyền cơ bản.
Từ đó đến nay, do các thành tự nối tiếp mạnh mẽ , di truyền học đã trở thành một ngành khoa học có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ ngành sinh học, làm cơ sở cho sinh học hiện đại. Đặc biệt là trong mấy chục năm gần đây nhờ có sự xâm nhập ngày càng sâu của kỹ thuật nghiên cứu hiện đại, di truyền học ngày càng sâu của các ngành khoa học cơ bản (Toán, lý, hóa..) Cùng với sử dụng các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu hiện đại, di truyền học ngày cáng đi sâu, phát hiện được các vấn đề cơ bản của sự sống. Nghiên cứu sâu bản chất cấu trúc và phát hiện được bản chất của vật chất cơ chế di truyền ơt cấp độ tổ chức phân tử đến tề bào, cơ chế quần thể.
Các thành tự về lý thuyết của di truyền học đã được ứng dụng và thực tiễn, phục vụ rất nhiều mặt của cuộc sống.
Di truyền học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các lĩnh vực nghiên cứu về con người, những năm gần đấy đã đi sâu, nghiên cứu về con người, di truyền về người nghiên cứu bảo vệ con người về mặt di truyền, chống lại hậu quả di truyền tai hại gây nên do tình hình ô nhiễm môi trường, ô nhiêm sinh quyển.
Di truyền hoc đã ứng dụng là nền tảng của khoa học hiện đại trong lĩnh vực chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh tật di truyền. Bên cạnh đó di truyền học còn được ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học , nhân chủng học, luật học, y pháp học, các lĩnh vực tâm lý, sư phạm, năng khiếu, cá tính….
Đối với nông nghiẹp, di truyền học là cơ sở cho công tác chọn giống góp phần giải quyết vần đề lương thực, thực phẩm tạo ra các giiống mới có năng xuất cao, phẩm chất tốt trong động vật, thực vật, ci sinh vật dẫn tới nhiều nhảy vọt trong năng xuất nở ra các cuộc cácch mạng về giống trong nông nghiệp , điển hình là cuộc cách mạnh xanh trên thế giới.
Chỉ trong mấy chục năm gần đây với những phát triển nhanh chóng về lý thuyết ứng dụng, di truyền học đã có vị trí trung tâm trong cuộc cách mạng sinh học, trực tiếp góp phần vào cách mạng công nghệ , trong đó có công nghệ sinh học.
Cùng với công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào vài chục năm trở lại đây công nghệ di truyền (Công nghệ sinh học hiện đại), sử dụng chủ yếu các kỹ thuật di truyền, kỹ thuật gen để sản xuất sản phẩm sinh học quan trọng phục vụ cho y học, chăn nuôi trộng trọt…công nghệ di truyền học tạo ra giống mới không chỉ bằng các phương pháp cổ truyền, truyền thống mà bằng kỹ thuật chuyển ghép ghe, lại tế bào, tạo AND lại do ghep nối các đoạn AND từ các phân tử AND trong cơ thể các loài, có thể hoàn toàn khác nhau, xa nhau trong hệ thống loài.
II/ Những khái niệm cơ bản.
Di truyền học là ngành khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Hiện tượng di truyền: Là hiện tượng đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu thông qua sinh sản.
Biến dị: Con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết, đôi khi thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện ccác đặc điểm đã có ở bố mẹ.
Gen: Là một đoạn AND mang thông tin di truyền quy đinh cấu trúc của một loại Prôtêin nhất định (Một tính trạng nhất định).
Đột biến: Là những biến đổi trong NST hoặc AND, phát sinh do các tác nhân lý hoá trọng ngaọi cảnh hoặc do những rối loạn trong tế bào gây ra những biến bổi bẩm sinh di truyền cho thế hệ sau.
Có hai dạng đột biết:
Đột biến
Đột biến gen Đột biến NST
Đột biến gen là những đột biết về số lượng, thành phần và trật tự của các cặp Nuclêôtít. Đay là những biến đổi của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Các dạng đột biết thường gặp là thay thế. đảo vị trí, mất hoặc thêm một cặp Nuclêôtít.
Nuclêôtít: Là đơn vị cấu tạo của AND.
Mỗi Nuclêôtít gồm 3 thành phần.
+ Một phân tử đường đêôxiribô
+ Một phân tử axít phốtphoric.
+ Một phân tử bazơ nitríc.
Có 4 loại bazơ nitríc chia thành 2 nhóm có kích thước khác nhau:
- Ađênin(A) và guanin (G) có kích thước lớn hơn
- Timin (T) và xitozin (X) có kích thước nhỏ hơn
* Nhiễm sắc thể: Là những cấu trúc trong nhân tế bào bắt mầu khi nhuộm tế bào đột biến nhiễm sắc thể: Là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng NST chia thành 2 loại: + đột biến cấu trúc NST . (Mất đoạn, lặp đọn, đảo đoạn, chuyển đoạn).
+ Đột biến số lượng NST:Thể dị bội, thể đa bội.
Thường biến: Là những biến đổi ở kiểu hình trên ảnh hưởng trực tiếp của môi trường trong quá trình phát triển cá thể.
- Lô cút: Chỉ vị ví các loại gen.
- Kiểu gen: Là toàn bộ các gen trong tế bào của cá thể sinh vật nhận được từ bố mẹ truyền lại.
- Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của một cá thể, kiểu hình là sự biểu hiện ra ngoài của kiểu gen trong một điều kiện môi trường nhất định.
- Tính trạng: (Còn gọi là dấu hiệu) Là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lý riêng cho cơ thể nào đó, giúp phân biệt dễ dàng nó với cơ thể khác.
- Người ta chia: + Tính trạng tương phản.
+ Tính trạng tương ứng.
* Cơ sở khoa học của cải tién giống, tạo giống mới.
Phải làm thay đổi tính di truyền , tạo nguồn biến dị cho chọn giống trong đó lao giống vẫn là phương pháp cơ bản để tạo nguồn biến dị cho chọn giống, ngoài ra có thể dùng phương pháp gây đột biến nhân toạ bằng các tác nhân lý hoá, từ đó lựa chọn ra những bíen dị mong muốn, bồi dưỡng để tạo ra những giống đạt tiêu chuẩn rồi nhân giống đưa vào đại trà.
* Tạo dòng chuẩn cho lai giống: Định luật 1,3 Menđen đều xuất phát từ lai các cặp bố mẹ khác nhau về các cặp tính trạng thuẩn chủng tương phản, nên tạo dòng thuần, có các cặp gen đồng hợp bằng cách tiến hành tự thụ phấn bắt buộc (đối với thực vật) và giao phối gần (giao phối cận huyết) để làm giảm dần tỷ lệ dị hợp và tăng tỷ lệ đồng hợp, tạo ra dòng thuần chủng bị cho lai khác dòng tạo ưu thể lai. Tuy nhiên, trong thực tế trồng trọt và chăn nuôi, tự thụ phấn và giao phối gần sẽ dẫn tới thoái hoá giống.
* ưu thế lai: Khi lai giữa hai dòng thuần có các kiểu gen khác nhau, cơ thể lai F1 thường có các đặc điểm vượt bố mẹ về sức sống, sinh trưởng, phát triển, chống chịi bệnh tốt, năng xuất cao. Đó là hiện tượng ưu thế lai.
Vì vậy, tạo ra các dòng thuần là khâu quan trọng, cần thiết để nhận các dạng có ưu thế lai.
ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó thường giảm dần ở các thế hệ sau (do tỷ lệ dị hợp giảm dần). Trong chăn nuôi, người ta sử dụng ưu thế lai trong lai kinh tế nghĩa là cho giao phối giữa cặp vatạ nuôi bố mẹ thuộc hai phần giống khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm cung cấp cho thị trường mà không dùng đê nhân giống.
III/ Những yêu cầu cần đạt trong dạy học di truyền học và chọn giống:
1/ Kiến thức: Học sinh phải nắm được.
- Hiện tượng di truyền, tính quy luật của hiện tượng đó được phát hiện qua thực nghiệm và được diễn đạt thành một số quy luật cơ bản có ý nghĩa đại cương chung cho thực vật, động vật và cả người, giúp chúng ta chủ động lựa chọn các cặp giao phối có những tổ hợp tính trạng mong muốn ở con lai.
- Tính quy luật của các hiện tượng di truyền.
- Các loại biến dị, nguyên nhân phát sinh, tính chất, vai trò.
- Cơ sở di truyền của công ác chọn giống, nhiệm vụ, phương pháp nguyên tắc.
- Hiểu được mối quan hệ giữa di truyền học với con người và nhữung ứng dụng của nó trong lĩnh vực công nghệ sinh học, y học và chọn giống, giải thích được mối quan hệ giữa cá thể với môi trường thông qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái và sinh vật.
2/ Kỹ năng:
- Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát thí nghiệm và kỹ năng học tập đặc biệt là tự học (biết thu thập, sử lý thông tin, lập bảng, biểu, sơ đồ, làm việc cá nhân. làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp).
- Phát triển tư duy thực nghiệm, quy nạp chú trọng phát triển tư duy lý luận (Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá. Đặc biệt là kỹ năng nhận dạng, đặt và giải quyết vấn đề phái trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống).
3/ Tư tưởng:
Củng cố quan điểm duy vật và phương pháp tư duy biện chứng.
- Học sinh hiểu khái quát rằng hiện tượng di truyền và biến dị tuy phức tạp song cũng là phương thức vận động của vật chất.
- Học sinh hiểu các đặc tính di truyền của mỗi loài là bất biến mà biến đổi trong những mối liên hệ phức tạp với ngoại cảnh.
- Học sinh tăng lòng tin vào khả năng nhận thức của con người bằng các phương pháp hiện đại.
Củng cố niềm tin vào khả năg của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.
- Có ý thức vận dụng các tri thức kxy năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng với chính sách của đảng và nhà nước về dân số và môi trường.
IV/ Thực trạng dạy – Học bộ môn sinh học 9 phần di truyền và chọn giống:
1/ Khái quát về tình hình chuyên môn trường THCS Mường Bú.
Trường THCS Mường Bú có 3 tổ:
Tổ: Toán - Lý
Tổ: Văn – Sử.
Tổ: Sinh hoá - Môn chung.
Tổ sinh hoá và môn chung có:
1- Sinh , Kỹ.
1- Sinh, Hoá, Địa, Kỹ.
3- Hoá, Sinh.
2- Thể dục.
3- Ngoại ngữ.
1- Nhạc.
1- Hoạ (mỹ thuật).
Là một tổ mới được thành lập năm học 2004-2005, các thành viên trong tổ tuổi đời, tuổi nghề đều rất trẻ có đến quá nửa mới ra trường, kinh nghiệm chưa nhiều.
Đặc biệt có môn chuyên (Thể dục, ngoại ngữ, mỹ thuật, âm nhạc) nên việc đánh giá rút kinh nghiệm còn hạn chế.
2/ Thực trạng quản lý mchuyên môn:
Hoạt động chuyên môn tuy được quản lý chặt chẽ những chưa sau, tổ trưởng mới chỉ quản lý về hồ sơn sổ sách, chưa chú ý nhiều đến dạy và học.
a. Hoạt động của giáo viên trên lớp.
Chỉ chú ý đến tập trung sộan đủ bài, đúng phương pháp, đủ thời gian. Do đó bài soạn chất lượng chưa cao, chưa có nhiều tính sánh tạo phù hợp với học sinh. Hồ sơ đúng mẫu nhưng chưa chi tiết, sạch sẽ.
Năng lực chuyên môn nhiều đồng chí còn hạn chế nên phương pháp chưa thống nhất kỹ dẫn đến chất lượng dạy có xu hướng đi xuống.
b- Hoạt động của học sinh:
Xuất phát từ giáo viên do đó ý thức của học sinh kém, tỷ lệ học sinh giỏi của môn học chưa cao, nhiều em còn yếu kém.
3/ Kết luận thực trạng.
a) Thành công:
Hoạt động dạy của tổ đã thành công ở việc chất hành đúng mục tiêu kế hoạch dạy, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của thành phần. Giáo viên đã soạn, giảng đầy đủ.
Đây là phần kiến thức khó-> giáo viên chưa thật sự chuyên tâm còn hời hợt do đó học sinh tiếp thu bài thụ động, chưa hứng thú học tập, khả năng lưu giữ thông tin yếu, vận dụng còn hạn chế.
Giáo viên chưa mạnh dạn cải tiến phương pháp, dạy học còn đơn độc.
V- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – Học phần di truyền học và chọn giống; Hướng vận dụng.
1- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – Học phần di truyền học và chọn giống.
a) Trang bị những kiến thức cơ bản về dạy học môn sinh:
Cần truyền thị cho học sinh trước hết là các tri thức sau:
- Những hiểu biết đại cương về di truyền học và chọn giống.
- Những tri thức cơ bản về mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học sinh . Đặc biệt là người thầy phải nắm vững chương trình SGK.
- Những tri thức cụ thể về việc lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị và tiến hành từng bước lên lớp.
b) Rèn luyện những kỹ năng cơ bản về dạy học môn sinh.
Cần rèn luyện cho học sinh trước hết là kĩ năng :
- Tìm hiểu chương trình SGK, các sách tham khảo.
- Lập kế hoạch dạy – Học, chuẩn bị từng tiết lên lớp, tiến hành một giờ dạy, thực hiện kiểm tra đánh giá.
- Tiến hành các hoạt động ngoại khoá.
c) Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp. Phẩm chất đạo đức cho học sinh:
Ngoài việc làm cho học sinh thấy rõ vai trò, vị trí của các tri thức và kỹ năng cần luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết; Kiên trì, vượt khó, cẩn thận, chính xác, tính kế hoạch, thói quen kiểm tra.
d) Phát triển năng lực đào tạo, tư duy nghiên cứu của giáo viên:
Năng lực này thể hiện trước hết ở khả năng, kết hợp với quá trình đào tạo, tăng cường yếu tố tự học, tự đào tạo trong học tập và trong rèn luyện.
d) Dạy cho học sinh kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng theo tinh thần sẵn sàng ứng dụng.
e) Tăng cường vận dụng thực hành.
f)Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Trong quá trinh thực hiện các biện pháp này giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc dạy học như sau:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và tính mền dẻo của tư duy.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người thầy và vai trò tự giác, tích cực độc lập của trò.
2- Hướng vận dụng
- Xuất phát từ thực trạng việc giảng dạy bộ môn học sinh ở trường THCS do đó môn sinh học là bộmôn cùng môn công nghệ chủ công trực tiếp cho vấn đề lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, lao động sản xuất. Nó là bộ môn khoa học tổng hợp cả kiến thức khoa học cở bản của môn địa lý, hoá học, công nghệ.
- Như vậy bộ môn Công nghệ có vai trò quan trọng nhưng bộ môn sinh học còn quan trọng hơn. Nhưng cách nhìn nhận chung, việc giảng dạy bộ môn còn qua loa chiếu lệ chưa xác thực, làm cho các em không thích học bộ môn, không có lòng yêu thích bộ môn và như vậy sẽ khó áp dụng vào thực tế.
- Muốn hướng các em vào học tập thì đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có sự hiểu biết khoa học, thực tế với vốn kiến thức sẵn có thì quá trình giảng dạy mới đạt kết quả cao. Căn cứ vào nội dung kiến thức, kinh nghiệm sống trên cơ sở nắm chắc kiến thức bộ môn cũng như nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn sinh học ở THCS mà mỗi giáo viên có thể vận dụng vào.
+ Dùng để lĩnh hội kiến thức bằng cách mở rộng cơ sở khoa học.
+ Dùng để củng cố
+ Dùng để kết thúc bài.
+ Dùng để ngoại khoá.
Vận dụng như vậy chắc chắn rằng sẽ nâng cao chất lượng bài giảng, tạo lòng yêu thích bộ môn ở các em, đạt được mục đích, yêu cầu bài dạy.
* Một số bài soạn mẫu:
Tiết 2: Lai một cặp tính trạng.
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của menden.
+ Học sinh hiểu biết và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiều gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
+ Học sinh hiểu và phát biểu được nội dung và quy luật phân ly.
+ Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của menden.
- Kỹ năng :
+ Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình.
+ rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu, tư duy lôgic và kỹ năng hoạt động nhóm.
- Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.
II- Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to H2.1;2.2;2.3 trong SGK . Kẻ bảng phụ (bảng 2 SGK).
HS: Đọc trước bài. Kẻ bảng 2 trang 8 trong SGK vào vở bài tập.
B- Phần lên lớp:
I- Kiểm tra (5’).
? Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của menđen?
HS:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng, thuần chủng, tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
II- bài mới.
* Vào bài: GV sử dụng phầm kiểm tra bài cũ.
Vậy: Sự dỉtuyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu thể hiện như thế nà. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung học sinh ghi
G
H
G
G
?
H
?
?
G
H
G
?
H
?
* HĐ1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen.
- Tiến hành: Hoạt động độc lập - hoạt động nhóm..
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 2.1 -> giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
Quan sát tranh theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
Sử dụng bảng để phân tích các khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội , tính trạng lặn.
Y/c HS nghiên cứu bảng 2 trong SGK => thảo luận nhóm về kiểu hình ở F1.
Nhận xét kiểu hình gì ở F1?
Kiểu hình ở F1 mang tính trạng trội (của bố hoặc của mẹ)
Thế nào là kiểu hình và tinh trạng trội.
Trình bày thí nghiệm của Menđen dựa trên sơ đồ H2.1.
Y/c HS thảo luận nhóm xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Báo cáo kết quả thảo luận – Nhận xét – Bổ sung.
Chuẩn kiến thức.
Hoa đỏ/Hoa trắng = 705/224 = 3,14/1 = 3/1.
Thân cao /Thân lùn = 484/277 = 2,8/1 = 3/1.
Quả lục/Quả vàng = 428/152 = 2,8/1 = 3/1.
Từ kết quả tính toán -> rút ra tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Kiều hình ở F2 là 3:1
Dựa vào H2.2 trong SGK -> trình bày thí nghiệm.
Y/c HS làm bài tập điền từ trong SGK/9.
Lựa chọn từ cần điền
Cụm từ cần điền: một đồng tính
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung quy luật phân ly.
Vậy menđen giải thích kết quả này như thế nào ta sang phần 2.
* HĐ2: Tìm hiểu về việc giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen.
- Tiến hành: Hoạt động độc lập .
Giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hoà hợp.
Y/C HS làm bài tập mục /9SGK.
Tỷ lệ các loại giao tử F1 và tỷ lệ các loại hợp tử ởt F2?
- GF1:1A:1a
- Hợp tử F2 có tỷ lệ 3 hoa đỏ và 1 hoa trắng?
Vì hợp tử A a biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA.
Giải thích kết quả thí nghiệm theo menđen?
HS trả lời – Nhận xét - kết luận
Yêu cầu học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa.
Đọc kết luận trong sách giáo khoa.
15
I- Thí nghiệm của menđen.
a. Các khái niệm:
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của CT
- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
b. Thí nghiệm:
- Lai hai giống đậu Hà lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD: P hoa đỏ x hoa trắng
F1: Hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng (kiểu hình có tỉ lệ 3 trội 1 lăn)
c. Nội dung quy luật phân ly:
- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tươngphản thì F2 phân ly tính trang theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn.
II -Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
- Theo định luật Menđen:
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
+ trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân ly của cặp nhân tố di truyền.
+ Các nhân tố tổ hợp lại trong thu tinh
* Kiểm tra đánh giá: (5phút)
? Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm theo menđen?
Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho ví dụ minh hoạ?
III/ Hướng dẫn họ bài ở nhà: (5 phút)
Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK.
- Đọc trước bài “Lai một cặp tính trạng” (tiếp)
- Làm bài tập 4 (GV hưóng dẫn học sinh cách quy ước gen và viết sơ đồ lai).
Tiết 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
A/ Phần chuyển mục.
I/ Mục tiêu.
- Kiến thức.
+ HS trình bày sự biêns đổi số lượng thường thấy có ơ một số cặp NST.
+ Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).
+ Nên được hậu quả của đột biến số ưlượng opử từng cặp NST
- Kỹ năng.
+ Rèn kỹ náưng qan sát hình và phát hiện kiến thức.
+ Phát triển tư duy phân tích so sánh.
- Thái độ:
+ Có ý thức tìm tòi trong môn học.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to hình 23.1,2 trong SGK
HS: Ôn lại NTS tương đồng, NST lưỡng bội, NST đơn bội.
B/ Phần trên lớp
I/ Kiếm tra (5 phút).
? Đột biến cấu trúc NST là gì? có những dạng đột biết cấu trúc NTS nào?
H: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Các dạng: Mật đoạn. lắp đoạn, đảo đoạn.
II/ Bài mới.
* Vào bài: Đột biến NTS xảy ra ở một hoặc số cặp NST: Hiện tượng dị bội thể.
Tất cả bốNT: hiện tượng đa bội thể.
Vậy hiện tượngbổi thể là gì? Và có cơ chế phát sinh như thế nào? Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay?
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung học sinh ghi
G
?
H
?
H
?
H
G
?
H
G
?
G
G
?
H
?
H
G
?
H
G
?
H
?
H
?
H
?
G
*HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể?
Mục tiêu:Trình bày được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phần di truyền học và chọn giống.doc