Đề tài Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Bình phước

MỤC LỤC

1. MỤC LỤC 1

2. Lời cảm ơn 3

3. Các thuật ngữ viết tắt trong tiểu luận 4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 5

2. Mục đích nghiên cứu 6

3. Đối tượng nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

2. Một số lí luận liên quan đến đề tài 8

2.1 Khái niệm chung về động cơ

2.2 Khái niệm chung về động cơ học tập của học sinh

2.3 Chức năng của việc xác định động cơ học tập của học sinh

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH PHƯỚC

1. Khái quát về trường THPT Lê Quý Đôn 10

2. Khái quát tình hình học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn từ phía nhà trường 10

3. Thực trạng về động cơ học tập và tìm hiểu định hướng tương lai của học sinh: 11

3.1 Tìm hiểu và đánh giá về tình hình học tập từ phía học sinh 11

3.2 Thực trạng việc xác định động cơ học tập của học sinh 11

3.2.1 Từ phía gia đình

3.2.2 Từ phía trường học

3.2.3 Từ phía xã hội

3.2.4 Từ phía bản thân

3.3 Tìm hiểu định hướng tương lai của học sinh 14

4. Đánh giá chung 15

5. Phân tích nguyên nhân 15

 

 

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

1. Về phía gia đình 17

2. Về phía trường học 17

3. Về phía chính quyền và đoàn thể có con em học tập tại trường 18

3. Về phía Bộ ngành: 18

 

 

CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận: 19

2. Kiến nghị: 19

 

 

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

 

 

Phụ lục:

Tài liệu tham khảo tham khảo chủ yếu 21

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19728 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Bình phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá chung 15 Phân tích nguyên nhân 15 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐỘNG CƠ HỌC TẬP 1. Về phía gia đình 17 2. Về phía trường học 17 3. Về phía chính quyền và đoàn thể có con em học tập tại trường 18 3. Về phía Bộ ngành: 18 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 19 2. Kiến nghị: 19 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Phụ lục: Tài liệu tham khảo tham khảo chủ yếu 21 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Huỳnh Lâm Anh Chương người đã trực tiếp giảng dạy em môn “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” và cung cấp cho em nhiều kiến thức cần thiết để hoàn thành bài tiểu luận này . Em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô đã giảng dạy em trong thời gian qua. Xin cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ , cung cấp tài liệu của các anh chị sinh viên năm ba và năm tư khoa Toán-Tin Học trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. Em xin cảm ơn thầy Trần Tuấn Ngà - hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn, thầy Nguyễn Văn Phát cán bộ trong nhà trường, toàn thể thầy cô giáo cùng các tập thể lớp đã tạo điều kiện và giúp đỡ em khi em tiến hành khảo sát thực tế. Em cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ, góp ý kiến của các bạn trong lớp Toán 2B suốt quá trình em làm đề tài. Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những nhận xét chủ quan. Kính mong sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để các sinh viên sau thực hiện tốt hơn. Tp Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2006 Sinh viên thực hiện Vũ Đức Sửu CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh THPT: Trung học phổ thông PTTH: Phổ thông trung học CBQL GD&ĐT II: Cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo 2 GS.VS: Giáo sư. Viện sĩ SVVN: Sinh viên Việt nam ĐH: Đại học GD-ĐT: Giáo dục đào tạo THCN: Trung học chuyên nghiệp XLHL: Xếp loại học lực HS: Học sinh TB: Trung bình MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đề tài này dùng phương pháp khảo sát, điều tra thực tiễn giúp cho bản thân em làm quen phương pháp, thu thập kinh nghiệm thực tiễn. Giúp em tiếp cận những học sinh THPT và qua đó nắm được một số suy nghĩ của các em góp phần hiểu thêm về tâm lí của lứa tuổi này làm tiền đề cho thực tập sư phạm cũng như phương pháp giảng dạy của một người giáo viên sau này… Trong hầu hết một lớp học nào, một trường THPT nào cũng có học sinh học trung bình, thậm chí yếu, cùng một lứa tuổi như nhau có thể một phần do sự phát triển về trí tuệ. Nhưng đa phần có lẽ là các em chưa xác định được động cơ học tập chính đáng vì thế dẫn đến hoạt động học tập chưa tốt. Vì thế việc xác định động cơ học tập cho bản thân là rất cần thiết. Nên đề tài này mang tính ứng dụng cao, có tính thực tiễn… Một người giáo viên không chỉ dạy học trò của mình kiến thức mà còn dạy cho học trò mình phương pháp tư duy hợp lí, không phải bất kì học sinh nào cũng xác định động cơ học tập đúng đắn vì thế người giáo viên cần phải giúp học sinh mình hiểu rõ động cơ học tập, muốn thế giáo viên cần hiểu rõ thực trạng động cơ học tập của học sinh ra sao… Thực tế cho thấy mỗi năm kì thi tuyển sinh qua từ sự thống kê của Bộ giáo dục thì tỉ lệ thí sinh dưới điểm sàn là con số khủng khiếp trong khi đó đề thi theo Bộ giáo dục đánh giá là bám sát chương trình Sách giáo khoa. Như vậy thực trạng học tập của học sinh có quan hệ như thế nào đến thực trạng động cơ học tập của học sinh? Đề tài này giúp em hiểu rõ hơn những vấn đề nan giải của ngành giáo dục nước nhà, cũng như những khó khăn của nền Giáo dục các tỉnh vùng sâu, vùng xa… Vùng Tây Nguyên nói chung và Tỉnh Bình Phước nói riêng là một địa bàn thuộc vùng sâu điều kiện học tập của học sinh còn hạn chế việc xác định động cơ học tập để từ đó xây dựng kế hoạch học tập hợp lí là cần thiết cho mỗi học sinh…Mà đặc biệt trường THPT Lê Quý Đôn là một ngôi trường điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên còn thiếu, đời sống người dân còn vất vả…Xác định động cơ cho học sinh càng vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nói trên em chọn nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Bình phước. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá đúng thực trạng về động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Bình Phước, và những nguyên nhân của nó, qua đó thu thập những đề xuất hợp lí. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn – Bình Phước. Những giải pháp để giúp học sinh xác định được động cơ học tập rõ ràng. 3.2 Khách thể nghiên cứu của đề tài: Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn của huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài dựa vào sách, báo, luận văn, Internet,…Cụ thể: Tìm một số bài tiểu luận, luận văn dựa vào đó để làm sườn để biết cấu trúc, và cách hành văn của một bài nghiên cứu. Trong đề tài này em đã dựa vào bài tiểu luận Giáo dục học của sinh viên Lê Công Ký lớp 3D ngành Toán – tin học, dựa vào luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của Nguyễn Thị Nhị chuyên ngành Quản lý giáo dục, trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, dựa vào luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Nhung chuyên ngành Khoa học giáo dục hoàn thành năm 2005. Tìm những sách đề cập đến trắc nghiệm tâm lý, cụ thể em dựa vào cuốn sách Những trắc nghiệm tâm lý tập 1 của tác giả Nguyễn Công Hoàn, dựa vào đây em nắm được cơ sở lý luận , mục đích nghiên cứu, nội dung và cách xử lý số liệu của một bài trắc nghiệm tìm hiểu tâm lý từ đó xây dựng cho đề tài một phiếu tìm hiểu phù hợp. Dựa vào Internet tìm kiếm lịch sử nghiên cứu vấn đề, các cuộc Hội thảo liên quan đến đề tài này. Đăng nhập vào Diễn đàn giáo dục trên website của bộ giáo dục và đào tạo, vào các forum của các báo như báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sinh viên Việt Nam…để tìm hiểu những nóng bỏng của nền Giáo dục nước nhà, những khó khăn của nó… 4.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu: Soạn ra một phiếu tìm hiểu dành cho học sinh gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến thực trạng động cơ học tập của học sinh THPT Lê Quý Đôn cụ thể gồm hai phần: phần 1 tìm hiểu động cơ học tập của học sinh, phần hai tìm hiểu về định hướng tương lai của các em. + Phần 1 gồm 18 câu hỏi, trong đó được phân ra làm bốn yếu tố cần nghiên cứu: Thứ nhất là tình hình học tập của học sinh từ phía các em tự đánh giá. Thứ hai là yếu tố gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của các em, có là động lực lớn cho em học tập hay không? Thứ ba là yếu tố trường học tác động như thế nào đến việc học cũng như định hướng cho các em về việc học. Thứ tư là yếu tố xã hội ảnh hưởng động cơ học tập của các em như thế nào. Thứ năm và quan trọng đó là từ bản thân các em đã có những xác định động cơ học tập ra sao? + Phần hai gồm 6 câu hỏi xem xét những mong muốn, những định hướng của các em về một tương lai gần trong bước đường đời của bản thân. Định hướng tương lai tốt cũng là một động cơ tốt để học tốt hơn. Tổng cộng số phiếu phát ra là 180 phiếu, thăm dò trên 5 lớp thuộc 3 khối lớp 10, 11 và 12. Trong đó lớp 12 gồm: 12A1 và 12A4, lớp 11 gồm: 11B1, lớp 10 gồm: 10C1 và 10C2. 4.3 Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Phỏng vấn một số thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy. Trao đổi với một số cựu học sinh trường THPT Lê Quý Đôn. Nội dung là những vấn đề về những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh mặt yếu trong công tác giảng dạy, thực trạng cũng như tình hình động cơ học tập của học sinh THPT trong trường. Vì tình hình thực tế là trường đang chuẩn bị thi học kì 1 cho nên việc phỏng vấn, trao đổi còn hạn chế. 4.4 Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu: + Tính trung bình. + Tính tỉ lệ phần trăm CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề thực trạng động cơ học tập của học sinh THPT nói chung đã được Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục và nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở cấp độ nghiên cứu sâu và tổng quát thì đã có một số cuộc Hội thảo liên quan vấn đề này như: + Hội thảo “Động cơ học tập và phương pháp học hiệu quả” được tổ chức trong 2 ngày 18 và 19/2/2002 tại Trường CBQL GD&ĐT II do bà Nelly Tondeur và Simone G . - chuyên gia giáo dục Vương quốc Bỉ trình bày , có 41 người dự . Hội thảo trang bị cho người dự hiểu rõ khái niệm và biết những yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của học sinh và động cơ làm việc của giáo viên. (Theo báo cáo của trường CBQL GD&ĐT II trên webside: về Dự án VVOB về quản lý trường học ở các tỉnh phía nam). + Những cuộc Hội thảo, điều tra, tìm hiểu về động cơ học tập của sinh viên thì rất nhiều, còn tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh THPT thì hầu như còn rất hạn chế. Mỗi công trình nghiên cứu đều đề cập đến những vấn đề khác nhau về thực trạng động cơ học tập của học sinh THPT và giải pháp của nó. Tuy nhiên cho đến nay theo sự tìm hiểu của em thì chưa có nghiên cứu hay sự tìm hiểu nào sâu về thực trạng động cơ học tập của học sinh THPT của tỉnh Bình Phước nói chung của trường THPT Lê Quý Đôn nói riêng. 2. Một số lí luận liên quan đến đề tài: 2.1 Khái niệm chung về động cơ: “Những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”.(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) “Cái có tác dụng chi phối thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động”. (Theo từ điển Tiếng Việt). 2.2 Khái niệm chung về động cơ học tập của học sinh: Là những gì đó thôi thúc học sinh học tập, nó gắn liền với những nhu cầu mà học sinh đặt ra. Động cơ học tập học sinh xuất phát từ bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân. 2.3 Chức năng của việc xác định động cơ học tập của học sinh: Như định nghĩa đã xác định, việc xác định động cơ học tập sẽ thôi thúc học sinh học tập tích cực hơn, động cơ học tập là tiền đề của hành động, là cơ sở của mục đích. Động cơ xác định hợp lí thì hành động mới chính xác và đạt được kết quả đặt ra. Nếu không có động cơ học tập rõ ràng, chúng ta sẽ không thể nỗ lực hết mình để vượt qua được mọi khó khăn trong học tập. Động cơ học tập của học sinh ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, qua đó ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, chất lượng giảng dạy của nhà trường cũng như ảnh hưởng kết quả giáo dục của ngành Giáo dục… Theo GS.VS Nguyễn Văn Hiệu-người gắn bó với giảng đường ĐH hơn 40 năm: “Chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Yếu tố thứ nhất là người học muốn học và có động cơ học tập chân chính: học để hiểu biết, thành người có tài phục vụ cho xã hội và làm giàu cho bản thân. Yếu tố thứ hai là người thầy. Để học trò đạt được những mơ ước chân chính cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, muốn giúp cho học trò của mình đạt được điều đó”(Theo bài viết: “GS.VS Nguyễn Văn Hiệu - Thành công bắt nguồn từ đam mê và sáng tạo” của tác giả: Trần Đỗ Diệp Anh đăng tải trên trang Webside của Đại học quốc gia Hà Nội theo đường link: Đó là những nhận định của GS. VS Nguyễn Văn Hiệu ở góc độ ĐH. ĐH hay THPT cũng là Giáo dục mặt khác THPT là cơ sở của ĐH vì thế việc xác định động cơ học tập của học sinh là vô cùng cần thiết. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH PHƯỚC 1. Khái quát về trường THPT Lê Quý Đôn: Trường THPT Lê Quý Đôn thành lập năm 1999 trực thuộc của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước. Trường thuộc xã: Đức Liễu, huyện: Bù Đăng, tỉnh: Bình Phước trên tuyến đường Quốc lộ 14. Trong những năm đầu mới thành lập là trường PHTH Lê Quý Đôn (trường cấp 2,3). Đến 2004 được sự cho phép của Sở GD-ĐT trường PTTH Lê Quý Đôn đã tách thành hai trường đó là trường THCS Nguyễn Trường Tộ và trường THPT Lê Quý Đôn. Năm học 2005 – 2006 vừa qua theo thống kê của trường THPT Lê Quý Đôn trường có 788 học sinh ở 3 xã: Đức Liễu, Nghĩa Trung, Thống Nhất thuộc huyện Bù Đăng học tập. Chia làm 3 khối lớp: 10, 11 và 12. Khối 10 gồm 9 lớp với tổng số học sinh là 289 học sinh, khối 11 gồm 8 lớp với tổng số học sinh là 264 học sinh, khối 12 gồm 7 lớp với tổng số học sinh là 235 học sinh. 2. Khái quát tình hình học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn từ phía nhà trường: Năm học 2005 – 2006 theo báo cáo Tổng kết của nhà trường tình hình học tập của học sinh các khối lớp của trường THPT Lê Quý Đôn như sau: XLHL Khối Giỏi Khá TB Yếu Kém 10 3 44 105 118 19 11 2 40 98 113 11 12 3 42 91 92 7 Tổng kết xếp loại học lực của học sinh toàn trường: XLHL Tổng Giỏi Khá TB Yếu Kém 788 (HS) 8 (HS) 1,02% 126 (HS) 15,99% 294 (HS) 37,31% 323 (HS) 40,99% 37 (HS) 4,69% 3. Thực trạng về động cơ học tập và tìm hiểu định hướng tương lai của học sinh: 3.1 Tìm hiểu và đánh giá về tình hình học tập từ phía học sinh: Căn cứ vào phiếu tìm hiểu và thông qua thống kê, tổng kết số liệu: Với 180 học sinh được hỏi: Bạn có yên tâm về việc học của mình: (Câu 2) 4% Rất yên tâm 35% Bình thường 61% Rất lo lắng Bạn đang tích cực học tập: (Câu 16) 53% Tích cực 44% Bình thường 3% Ít quan tâm Ở nhà bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học: (Câu 14) 22% Trên 5 giờ 74% Từ 1 đến 5 giờ 4% Dưới 1 giờ Buổi tối (từ 20h đến 22h) bạn thường dành thời gian chủ yếu để: (Câu 15) 80% Học tập 11% Giải trí 9% Ngủ sớm Từ những số liệu trên có thể thấy rằng đa số các em đang tích cực học tập song vẫn còn không ít các em chưa có thái độ học tập tích cực (44% bình thường, 3% ít quan tâm), các em có sự đầu tư thời gian cho việc học. Tuy nhiên có lẽ do áp lực học tập có thể từ gia đình, nhà trường hay điểm số mà phần đông học sinh đều rất lo lắng về việc học của mình (61% rất lo lắng). 3.2 Thực trạng việc xác định động cơ học tập của học sinh: 3.2.1 Từ phía gia đình: Dựa vào những câu hỏi: Gia đình có tạo nhiều áp lực đối với việc học tập của bạn: (Câu 3) 14% Nhiều 54% Bình thường 32% Không nhiều Bạn học là vì cha mẹ: (Câu 7) 9% Đúng 70% Đúng một phần 21% Không đúng Cha mẹ bạn theo dõi việc học của bạn (Câu 18) 41% Thường xuyên 48% Thỉnh thoảng 11% Không bao giờ Căn cứ số liệu trên ta có thể thấy rằng một số gia đình đã có quan tâm đến việc học tập của học sinh, nhưng phần lớn gia đình chưa thật sự quan tâm lắm (41% thường xuyên, 48% thỉnh thoảng, 11 không bao giờ). Chính vì thế mà gia đình chưa thực sự là nơi tạo được động cơ học tập tích cực cho các em. Có thể do yếu tố khách quan hay chủ quan tác động đến: trình độ hiểu biết và nhận thức của cha mẹ về việc học tập của con cái chưa cao, do bận rộn với công việc… 3.2.2 Từ phía trường học: Dựa vào những câu hỏi: Tập thể lớp có ảnh hưởng đến việc học của bạn: (Câu 17) 21% Nhiều 68% Bình thường 8% Không nhiều Bạn đã chọn cho mình một khối thi mình sẽ thi Tuyển sinh Đại học chưa: (Câu 13) 53% Đã xác định 38% Đang lưỡng lự 9% Chưa xác định Có ý kiến cho rằng “Học sinh học để thi Đại học” theo bạn: (Câu 8) 10% Đúng 74% Đúng một phần 16% Không đúng Từ những số liệu trên cho thấy các em có chịu tác động của yếu tố nhà trường tuy nhiên không nhiều đến động cơ học tập của mình. Nhà trường cần là nơi giáo dục cho các em xác định động cơ học tập đúng đắn và đồng thời cũng là nơi tạo hứng thú, kích thích cho các em học tập. 3.2.3 Từ phía xã hội: Dựa vào những câu hỏi: Bạn đang học tập vì muốn có một nghề nghiệp ổn định: (Câu 12) 80% Đồng ý 19% Đồng ý một phần 1 % Chưa nghĩ đến Nhiều người nghĩ học để làm giàu, bạn nghĩ sao: (Câu 6) 18% Đúng 59% Không đúng lắm 23% Không đúng Xã hội Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, với những thay đổi đó cũng có tác động không nhỏ đến suy nghĩ của các em, các em đã xác định được rằng học tập giúp cho các em có một nghề nghiệp ổn định (80% đồng ý), xã hội đã đặt ra những yêu cầu đó. Ngoài ra từ thống kê trên còn nhận thấy có phần đông các em đồng ý với ý kiến (18% đúng, 59% không đúng lắm) cho là học để làm giàu, học có nghề nghiệp ổn định, và mục tiêu là có cuộc sống sung túc hơn, đầy đủ hơn, vả lại một đất nước đang mở rộng quan hệ Quốc tế như Việt nam thì tiềm năng kinh tế là cần thiết. 3.2.4 Từ phía bản thân: Dựa vào những câu hỏi: Bạn đã bao giờ xác định: “Mình học làm gì?”: (Câu 1) 67% Đã xác định 27% Đang lưỡng lự 6% Chưa xác định Học tập để mở rộng kiến thức là điều mà bạn: (Câu 4) 84% Rất mong muốn 15% Có nghĩ đến 1% Không quan tâm Học tập là để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân là điều mà bạn: (Câu 5) 57% Hằng mong muốn 41% Có nghĩ đến 2% Chưa nghĩ bao giờ “Học tập là niềm vui, là hạnh phúc”: (Câu 9) 73% Hoàn toàn đồng ý 26% Đồng ý một phần 1% Không đồng ý Học tập thường xuyên, học tập suốt đời đó là việc bạn: (Câu 10) 66% Mong muốn 23% Chưa nghĩ đến 11% Thấy xa vời Học tập là để sống hữu ích, để có đạo đức tốt, đó là điều bạn: (Câu 11) 67% Rất mong muốn 32% Mong muốn 1% Chưa nghĩ đến Từ những trả lời của các em ta thấy rằng đa số các em đã xác định cho mình con đường học tập, và động cơ học tập rất trong sáng và đúng đắn, đa số các em học tập với mong muốn mở rộng kiến thức cho bản thân mình (84%), mong muốn sống hữu ích, có đạo đức tốt (67% rất mong muốn, 32% mong muốn) và ngoài ra các em cũng rất muốn học để cống hiến cho đất nước sau này (57%). Đa số các em xem học tập là niềm vui là hạnh phúc, điều này rất tác dụng giúp các em học tập một cách tích cực hơn, học tập một cách tự giác. 3.3 Tìm hiểu định hướng tương lai của học sinh: Dựa vào 6 câu hỏi: Bạn đã xác định cần trang bị cho mình những gì cho tương lai chưa? (Câu 19) 49% Đã xác định 42% Đang lưỡng lự 9% Chưa xác định Đại học hoặc cao hơn nữa là điều bạn: (Câu 20) 62% Đã nghĩ đến 28% Chưa nghĩ đến 4% Không nghĩ đến Trong một tương lai gần bạn đặt kế hoạch học tập của mình là phải: (Câu 21) 60% Đậu đại học 34% Đậu cao đẳng/ THCN 6% Chưa nghĩ đến Sau khi tốt nghiệp bạn mong muốn: (Câu 22) 75% Học tiếp lên cao 17% Đi làm 8% Chưa xác định Theo ý nguyện của bạn, bạn mong muốn việc học tập của bạn phải có: (Câu 23) 23% Bằng trên Đại học 58% Bằng Đại học 19% Bằng Tốt nghiệp Nếu đặt trường hợp bạn thi không đậu Đại học hoặc Cao đẳng bạn: (Câu 24) 76% Quyết tâm ôn thi lại 23% Học một nghề nào đó 1% Ở nhà phụ giúp cha mẹ Từ những số liệu trên ta có thể thấy rằng có nhiều em đã xác định con đường học tập cho tương lai của mình (60% muốn đậu ĐH, 75% muốn học tiếp lên cao sau khi tốt nghiệp THPT). Chính vì thế mà đa số các em đặt quyết tâm rất cao cho việc học tập thể hiện đó là nếu không đậu Đại học với 70% quyết tâm ôn thi lại. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa xác định được tương lai của bản thân mình ra sao (với 42% đang lưỡng lự, 9% chưa xác định). 4. Đánh giá chung: Từ những thống kê và phân tích trên có thể thấy rằng yếu tố tác động đến việc xác định động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn chủ yếu đó là tự bản thân mỗi cá nhân. Gia đình, trường học, xã hội có ảnh hưởng nhưng chưa tác động sâu, chưa làm động lực thật sự cho các em phấn đấu học tập. 5. Phân tích nguyên nhân: 5.1 Phía gia đình: Gia đình chưa tạo động lực để các em học tập, cho nên động cơ các em chưa gắn liền với gia đình. Có thể là do từ phía gia đình thiếu sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em. Đa phần gia đình các em làm nông nghiệp quá bận rộn với công việc thiếu điều kiện vật chất cũng như thời gian để chú ý nhiều đến việc học của con cái. Cũng nhìn nhận rằng nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của học tập của con cái còn hạn chế. 5.2 Phía trường học: Trường học cũng chưa làm tròn vai trò giáo dục của mình, thiết nghĩ trường học không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà cần cung cấp cho em một sự phấn khởi, sự hứng thú với việc học tập. Có thể là do trường mới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu (thực chất như vậy: trường chưa có thư viện riêng, phòng Đoàn hội không có, công cụ giảng dạy của giáo viên thiếu rất nhiều, khuôn viên trường còn lủng củng chưa ổn định,…). Do phương pháp giảng dạy của một số thầy cô giáo chưa thực sự gây hứng thú cho các em học tập. Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội chưa tạo được sự thi đua học tập, chưa kết hợp được với gia đình làm tốt công tác quản lý, giáo dục học sinh. 5.3 Phía xã hội: Xã hội ta chưa tạo nên được một xã hội học tập, còn nhiều tiêu cực trong ngành Giáo dục, chưa đầu tư hợp lí cho Giáo dục nước nhà, đầu tư thiếu sự đồng đều… CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐỘNG CƠ HỌC TẬP 1. Về phía gia đình: Giáo dục con cái nói chung và chăm lo việc học hành của các em nói riêng là một chức năng của gia đình. Sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc học của con một mặt giúp nâng cao kết quả học tập của các em, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, mặt khác rèn luyện cho các em thói quen tốt trong học tập, lao động.Chính vì thế mà để các em xác định động cơ học tập đúng đắn thì gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu. Muốn thế đầu tiên cần nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ về trách nhiệm đối với việc học tập của các em. Để các em xác định động cơ học tập đúng đắn thì gia đình cần giúp các em nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa của việc học trước mắt và lâu dài. Gia đình cần động viên, khích lệ tinh thần cho các em, gây hứng thú và niềm vui trong học tập cho các em bằng cách theo dõi nắm được những khó khăn, khúc mắc, động viên đúng mức, kịp thời những tiến bộ của các em. Không khí học tập trong gia đình và tấm gương tự học của gia đình cũng như anh chị em họ hàng cũng là động lực cho các em học tập. Gia đình có không khí học tập tốt, mọi người ham học sẽ ảnh hưởng đến động cơ, thái độ học tập của học sinh. Gia đình không nên tạo quá nhiều áp lực thành tích học tập cho các em, mà ngược lại cần chia sẻ những áp lực mà các em gặp phải. Gia đình cần kết hợp với nhà trường quan tâm việc học tập của các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập cần tránh nuông chiều dẫn đến các em đua đòi, ăn chơi… Đặc biệt gia đình cần tạo được không khí thoải mái, đầm ấm, tránh bất hòa, mâu thuẫn, ghen tị, tạo sự đoàn kết, niềm tin cho các em vào gia đình. Gia đình xảy ra chuyện bất hòa là dễ làm các em chán nản, bất cần đời từ đó dẫn đến không thiết học… 2. Về phía trường học: Nhà trường cần rà soát lại đội ngũ giáo viên để đánh giá đúng năng lực từng giáo viên. Đối với giáo viên yếu kém về năng lực cần được bồi dưỡng kịp thời. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đủ điều kiện phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục... Giáo viên cần lồng ghép bài giảng của mình với tình huống thực tế, hay hình ảnh sinh động… Đoàn Thanh niên, Hội Phụ huynh…cần tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập, động viên, khích lệ các em học tập, kết hợp vui chơi, giải trí với việc học. 3. Về phía chính quyền, các đoàn thể có con em học tập tại trường: Cần tạo điều kiện tốt nhất có thể để các em được học tập. Kết hợp chặt chẽ với trường học để giải quyết những khó khăn. Cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục truyền thống học tập của dân tộc cho học sinh… 4. Về phía bộ ngành: Trên các forum giáo dục của các báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Sinh viên Việt nam…có rất nhiều ý kiến và nhiều giải pháp đặt ra cho ngành Giáo dục nước nhà nói chung, và giáo dục THPT nói riêng cho nên tại đề tài này em không đưa ra ý kiến hay giải pháp cụ thể nào. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Đề tài đã làm sáng tỏ thực trạng động cơ học tập và những định hướng sơ khởi cho tương lai bản thân mình của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn Đề tài đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định động cơ học tập của học sinh, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh hưởng ít. Từ thực trạng này đề tài đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể để các em học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn. Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, cộng thêm những số liệu báo cáo của trường, đề tài cũng đã chỉ ra một thực trạng đáng buồn đó là tình hình học tập cũng như kết quả học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn là đáng báo động. Số học sinh yếu kém khá lớn. 2. Kiến nghị: Nên có những nghiên cứu quy mô lớn hơn để tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh THPT trên diện rộng so sánh, đối chiếu giữa các trường, các vùng để tìm ra nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em. Nên có những nghiên cứu về thực trạng: tình hình giảng dạy của giáo viên, chất lượng của giáo viên THPT Lê Quý Đôn nói riêng và của các trường THPT trên toàn quốc nói chung, , thực trạng về việc sử dụng thiết bị dạy học phù hợp với chương trình đổi mới sách giáo khoa… NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Lần đầu tiên làm tiểu luận với những khó khăn nhất định cho nên đề tài khó tránh khỏi những sơ xuất và chưa rõ ràng. Thời gian hoàn thành quá ngắn cho đề tài này chính vì vậy đề tài chưa được bao quát hết vấn đề cần nghiên cứu. Trường THPT Lê Quý Đôn ở xa cộng thêm thời gian có hạn, thiếu thốn về điều kiện cho nên việc tiếp cận thực tiễn còn rất nhiều hạn chế. Trong thời gian này hầu hết các em học sinh đang chuẩn bị kì thi học kì 1, trường đang bận rộn tổ chức ôn thi học kì 1, lập kế hoạch tổ chức thi học kì 1 cho nên thực tế khảo sát mang tính hơi vội vàng, sự chuẩn bị chưa được kĩ lưỡng. Nguồn tài liệu quá ít, thư viện sách tham khảo của Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM về tâm lí học giáo dục và tâm lí học sư phạm cũng như tài liệu tham khảo các vấn đề liên quan thiếu nhiều. Cho nên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Bình phước.doc
Tài liệu liên quan