Đề tài Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng trong tương lai

PHẦN A: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRẠM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KINH DOANH - XUẤT NHẬP KHẨU TỪ SƠN

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

II. Vị trí vai trò của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn

III. Điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế kỹ thuật xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu.

IV. Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển của Trạm trước mắt và lâu dài.

PHẦN B: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRẠM VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI.

I. Công tác tổ chức kinh doanh của Trạm kinh doanh.

II. Công tác tổ chức quản lý ở Trạm kinh doanh.

III. Vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược của Trạm nói chung và chiến lược sản phẩm của Trạm.

IV. Công tác tiêu thụ sản phẩm tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu.

V. Công tác kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu.

VI. Công tác xuất nhập khẩu tại Trạm kinh doanh.

VII. Quản lý các yếu tố sản xuất kinh doanh của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn.

VIII. Tổ chức hạch toán kinh tế của Trạm kinh doanh.

IX. Quản lý giá thành, giá cả sản phẩm của Trạm.

X. Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn.

XI. Hiệu quả kinh tế và hạch toán kinh tế nội bộ của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i năm 2000. Sự tăng này hoàn toàn là do tăng giá đây là một biểu hiện không tốt vì tăng giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường đặc biệt là những thị trường mới. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho những năm tới thì Trạm cần xem xét lại chính sách giá cả, cần điều chỉnh mức giá tối ưu hợp lý để đạt được lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến việc cạnh tranh trên thị trường. Trạm cần khai thá tiềm năng thị trường cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Xét về mặt cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm những mặt hàng chủ yếu sau: Hồi, Quế, Hạt sen, Tỏi, Lạc nhân, đâu tương….. Trong khi đó các mặt hàng này ở nước ta có giá trị rất đa dạng và phong phú. Do vậy Trạm cần phải có chính sách đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và khai thác triệt để tiềm năng của thị trường cũng như tiềm năng xuất khẩu ở nước ta. Bảng cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Trạm năm 2001 Mặt hàng Sản lượng (tấn) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Hạt sen 243 436572 26,8 Quế 228 54377 33,6 Lạc nhân 235 186350 11,4 Hồi 302 354543 22,3 Tỏi 44 96630 5,9 Tổng cộng 1052 1631472 100 Qua bảng này ta có thể khẳng định rằng mặc dù mặt hàng của Trạm còn ở dạng thô, giá trị kinh tế thấp. Song cơ cấu mặt hàng nói chung khá đa dạng đáp ứng được phần nào chính sách đa dạng hoá của trạm đề ra. Những năm tới Trạm cần phải tăng hàng xuất khẩu có giá trị cao để nâng cao uy tín trên thị trường. * Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu của Trạm. Thuận lơi: Do vị trí nằm ngay cạnh đường quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và giao dịch góp phần giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Trạm. - Đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, cần cù nhiệt tình, tạo điều kiện tăng chất lượng sản phẩm. - Tổ chức Trạm ổn định, gọn nhẹ và đã phát huy được tác dụng. - Trạm được sự ủng hộ, tin cậy của khách hàng thông qua thời gian làm ăn khá lâu của Trạm với khách hàng - Nguồn nguyên liệu đa dạng cả về số lượng, chủng loại và tương đối ổn định. Khó khăn: Khó khăn về vốn đây là một vấn đề nan giải, nó gây ra những bất lợi cho hoạt động của Trạm. - Hệ thống nhà kho đang xuống cấp nghiêm trọng. - Do cơ chế thị trường gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong cả khâu thu mua và tiêu thụ. - Bộ máy quản lý chưa có kinh nghiệm làm ăn với các đối tác nước ngoài nên thì bị các đối tác chèn ép trong đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như trong mua bán. 2. Tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp. Về lĩnh vực nhập khẩu thì trong thời gian qua Trạm chưa xâm nhập vào nhiều, đây cũng là một nhược điểm của Trạm. Vì trong kinh doanh thương mại thì phương thức hàng đổi hàng là tối ưu nhất vì nó tạo điều kiện cho đồng vốn được quay vòng nhanh và sinh lời lớn. Nhận thức được vấn đề này Trạm kinh doanh đã và đang tìm giải pháp để không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể tăng từ 241596 USD năm 2000 lên 305137 USD năm 2001 tăng 26% đây là kết quả khá tốt trong lĩnh vực này. Do khả năng nắm bắt thị trường chưa được tốt nên mặt hàng nhập khẩu của Trạm chỉ gồm phân bón và hàng tiêu dùng: Cụ thể năm 2001 Trạm nhập hàng phân bón với giá trị là 250.432 USD, mặt hàng tiêu dùng là 54.750 USD. Tóm lai: Trong chính sách đa dạng hoá hoạt động kinh doanh thì hoạt động nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng có tiềm năng Trạm cần chú ý duy trì và phát triển nó thành một hoạt động chủ yếu của Trạm. Vii. quản lý các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1. Lao động và tiền lương - tiền thưởng. a. Lao động: a1. Vai trò của cơ cấu lao động tối ưu: 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Lao động được xem là quan trọng nhất. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải biết sử dụng lao động một cách hợp lý nhất, linh hoạt nhất, tạo ra một cơ cấu lao động tối ưu nhất. Cơ cấu lao động được xem là tối ưu khi nó đủ về chất lượng và số lượng và được bố trí một cách rõ ràng cả ef chức năng với nhiệm vụ, bố trí đúng người, đúng việc giữa các khâu phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho nhau khi làm việc, phải ăn khớp nhịp nhàng để cùng tạo ra một sức mạnh tuyệt đối. Một doanh nghiệp có được cơ cấu lao động tối ưu hay không điều này còn phụ thuộc vào người lãnh đạo doanh nghiệp đó. Nếu người lãnh đạo có trình độ kinh nghiệm tổ chức thì sẽ xây dựng được cơ cấu lao động hợp lý và ngược lại vì người lãnh đạo doanh nghiệp có quyền quyết định tiếp nhận, bố trí công việc, vị trí cho người lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đo để đảm bảo có được một cơ cấu lao động tối ưu, hợp lý thì trong khâu tuyển dụng và sử dụng lao động cần chú ý đến những vấn đề sau: - Số lượng, chất lượng lao động cần tuyển phải xuất phát từ công việc. - Khi tuyển chọn phải có tiêu chuẩn cụ thể như: Trình độ văn hoá, chuyên môn… nhưng vẫn đảm bảo thu hút được nhiều người tham gia. - Tuỳ theo yêu cầu công việc mà thực hiện hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn. + Đảm bảo phân công đúng người đúng việc. + Đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động. + Giao việc cho lao động phải rõ ràng dứt khoát. + Việc sử dụng phải đi đôi với đào tạo. + Có chế độ khen thưởng, xử phạt nghiêm minh. a2. Tình hình sử dụng lao động tại Trạm. Ta có bảng sau: Bảng tình hình lao động qua 3 năm gần đây. Lao động 1999 2000 2001 1. Trong danh sách 51 50 44 Gồm: Biên chế 20 18 17 Hợp đồng 31 32 27 2. Thuê ngoài theo mùa vụ 49 48 41 Tổng 100 98 85 Qua bảng ta thấy số lao động của Trạm có xu hướng giảm đi là do việc bố trí người đúng việc hơn, do đó năng suất lao động tăng lên và cũng một phần do khối lượng hoạt động kinh doanh có phần giảm Bảng tình hình lao động của các bộ phận qua 2 năm. Bộ phận 2000 2001 Trong danh sách Thuê ngoài Trong danh sách Thuê ngoài 1. Văn phòng 14 1 12 1 2. Cửa hàng 5 5 1 3. Tổ vận chuyển 14 17 12 13 4. Tổ gia công tái chế 17 30 15 26 Tổng 50 48 44 41 Nhìn chung lao động trong các bộ phận của Trạm có chiều hướng giảm (chỉ có cửa hàng kinh doanh tổng hợp tăng 1 lao động) - Lao động trong danh sách từ 50 người năm 2000 xuống còn 44 người năm 2001. - Lao động thuê ngoài theo mùa vụ từ 48 người năm 2000 xuống 41 người năm 2001. b. Tiền lương. b1. Vai trò kinh tế của tiền lương. Tiền lương là khoản tiền mà người lao động được nhận tương xứng với sức lao động mình bỏ ra và nó còn phụ thuộc vào kết quả công việc được giao. Nếu tiền lương hợp lý nó sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại. Ngoài ra tiền lương hợp lý còn làm cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý con người trong doanh nghiệp. Nếu xét về khía cạnh lao động thì tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền lương sau khi đã trang trải mà vẫn còn để tích luỹ thì nó tạo cho người lao động yên tâm phấn khởi trong công việc. Đây chính là động lực thúc đẩy người lao động làm việc và ngược lại b2. Chức năng của tiền lương. Có 4 chức năng sau: - Tiền lương phải đảm bảo chi phí để tái sản xuất sức lao động đây là chức năng cơ sở của tiền lương. - Tiền lương phải đảm bảo tính kích thích, thúc ép, tạo niềm say mê trong công việc của người lao động. - Tiền lương đảm bảo vai trò điều phối lao động. - Tiền lương phải thực hiện được vai trò quản lý. b3. Phương pháp xác định quỹ lương tại Trạm. Theo quy định hiện nay Nhà nước không trực tiếp quản lý quỹ lương của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có quyền xây dựng tiền lương nhưng phải hợp pháp. Doanh nghiệp có quyền tự chọn các hình thức quỹ tiền lương trên nguyên tắc phân phối lao động. Mỗi lao động đều được hưởng một mức lương phù hợp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, phụ thuộc vào năng suất lao động của mình nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định với từng thời kỳ, khu vực ngành nghề nhất định. Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn quỹ lương được xác định trên cơ sở thực hiện các bộ phận. Cụ thể ta có bảng sau: Quỹ lương tháng 12 năm 2000 (VNĐ) Tên bộ phận Quỹ lương thực hiện Thực chi Tiền thiếu 1. Văn phòng 7.725.000 7.731.200 -6200 2. Cửa hàng kinh doanh 2.220.834 2.262.500 -41.666 3. Tổ vận chuyển 1.155.000 4.934.300 +220700 4. Tổ gia công 5.021.000 4.895.600 +123370 Tổng 20121834 19785600 336234 Ta có cách lập quỹ lương của từng bộ phận như sau: - Văn phòng: Quỹ lương = Doanh thu x Hệ số x Tỷ lệ %. - Cửa hàng kinh doanh. Quỹ lương = Số lượng (tấn) x Đơn giá (đồng/tấn) - Tổ gia công tái chế. Quỹ lương = số lượng tấn x Đơn giá Việc lập quỹ lương dựa vào kế hoạch ước tính sản lượng sau khi thực chi, số thừa sẽ dùng vào việc khen thưởng nếu kinh doanh có hiệu quả. Còn nếu hiệu quả kinh doanh không tốt sẽ tính vào làm giảm chi phí. b4. Cách tính lương của Trạm. + Cửa hàn kinh doanh. Cuối tháng căn cứ vào quỹ lương trong tháng để tính vào công ngày. - Đơn giá công ngày = Quỹ lương cửa hàng kinh doanh:Tổng số công tính cho từng công nhân - Lương cá nhân = Đơn giá ngày công x Tổng công/tháng + Đội bốc xếp vận chuyển. Đơn giá công = Quỹ lương tổ : Tổng số công. Lương cá nhân = Đơn giá công x tổng công/tháng + Tổ gia công: Cũng tương tự. + Văn phòng. Số lương = Quỹ lương văn phòng : Lương bình quân tổng số lương thực tế. Lương cá nhân = Lương bình quân x hệ số cấp bậc. Ta có hai bảng sau về tình hình tiền lương của Trạm. Bảng lao động và tiền lương các bộ phận năm 2000 Đơn vị tính: VNĐ Bộ phận Số lao động Quỹ lương thực hiện Lương bình quân 1. Văn phòng 14 94912553 524382 2. Cửa hàng kinh doanh 5 26712448 429350 3. Tổ vận chuyển 14 64354115 403767 4. Tổ gia công 17 63756301 339854 Tổng 50 249635420 448730 Số tiền công của 48 lao động thuê ngoài là: 42672520 đồng Bảng lao động và tiền lương các bộ phận năm 2001 Đơn vị tính : VNĐ Bộ phận Số lao động Quỹ lương thực hiện Lương bình quân 1. Văn phòng 12 95 013 169 542 083 2. Cửa hàng kinh doanh 5 27 819 170 445 167 3. Tổ vận chuyển 12 64 482 049 429 583 4. Tổ gia công 15 63 914 127 359 066 Tổng 44 251 228 515 462 021 Số tiền công của 41 lao động thuê ngoài là 41 957 300 đồng. Vậy ta thấy tiền lương bình quân trung bình của toàn Trạm từ 448 730đ năm 2000 thì năm 2001 tăng lên là 462 021 đồng tăng tương ứng là 2,96% và tiền lương các bộ phận đều tăng 2. Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn. A. Lý luận chung. A1.Phân tích tình hình vốn. Đây là việc đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng thể số vốn của doanh nghiệp để biết được trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ, bố trí giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh có hợp lý hay không, để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn a. Đối với tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản phải có xu hướng tăng lên, sự gia tăng đó thể hiện cả về quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên và trình độ quản lý sản xuất cũng cao hơn. Có thể nói TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên chưa phải là biểu hiện tốt bởi vì doanh nghiệp đã đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị quá lớn nhưng lại thiếu nguyên vật liệu hay sử dụng không hết công suất thiết kế. Từ đó làm dư thừa vốn cố định - gây lãng phí vốn đầu tư. Do vậy để đánh giá tính hợp lý của nó ta phải xem xét tỷ trọng của TSCĐ đối với vốn lưu động so với những lĩnh vực kinh doanh cụ thể có thể hợp lý hay không. Nếu xét tỷ trọng của TSCĐ trong tổng giá trị tài sản. Thì TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh phải tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Còn TSCĐ không cần dùng hoặc chờ xử lý chiếm tỷ trọng nhỏ nhất thì có thể định giá đầu tư TSCĐ trong doanh nghiệp là hợp lý. b. Đối với TSCĐ lưu động. TSLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng về tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng số giá trị tài sản. Điều này thể hiện TSLĐ được tổ chức tốt, tổ chức dự trữ vật tư hợp lý, tiết kiệm được vốn lưu động tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên để đánh giá tính hợp lý của sự biến động TSLĐ ta phải kết hợp việc so sánh tỷ trọng giữ TSLĐ và TSCĐ kết hợp với phân tích các bộ phận cấu thành TSLĐ và tốc độ luân chuyển của nó. Nếu tài sản dự trữ tăng lên do quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng nhiệm vụ sản xuất tăng trong trường hợp xác định tốt mức dự trữ thì được đánh giá là hợp lý. Ngược lại nếu tài sản dự trữ tăng lên do dự trữ vật tư quá mức sản phẩm dở dang, hàng tồn kho nhiều thì bị đánh giá là không tốt. - Tài sản dự trữ giảm do thiếu vốn được đánh giá là không tốt. Vốn vay bằng tiền: Nếu vốn vay bằng tiền giảm thì được đánh giá là tích cực vì không dự trữ tiền quá nhiều. Số tiền cần được sản xuất để sinh lời và tăng tốc độ vòng quay. Đối với tài sản trong thanh toán. Tài sản trong thanh toán thể hiện vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động liên doanh và bị các đơn vị khác chiếm dụng tài sản trong thanh toán được đánh giá là tốt khi doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết mà số tài sản trong thanh toán không tăng hoặc tăng với tốc độ nhỏ hơn. Nó thể hiện số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng thấp. Vì vậy không phải lúc nào doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết cũng được đánh giá là tốt. Mà ta cần phải so sánh giữa các mức độ gia tăng, mức độ chiếm dụng để đánh giá và cũng không phải vốn bị chiếm dụng tăng lên là xấu vì có trường hợp doanh nghiệp mở rộng quy mô tăng doanh thu, thì khoản tăng lên đó là điều tất yếu. Nếu vấn đề đặt ra là xem xét số vốn bị chiếm dụng có hợp lý hay chưa. A2. Phân tích tính hình nguồn vốn. Nội dung: a. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn thay đổi nguồn vốn doanh nghiệp, nếu nguồn vốn này tăng lên cả về tỷ trọng và tuyệt đối thì được đánh giá là tích cực nó cho thấy tình hình biến động của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt, biểu hiện sản xuất tăng, tích luỹ tăng. Thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, biểu hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cụ thể là: - Nếu nguồn vốn tăng do bổ sung từ lợi nhuận và vốn liên daonh thì đây là biểu hiện tốt, cho thấy mức phấn đấu của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Nếu nguồn vốn tăng lên về tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng điều này ta thấy có thể nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên với tốc độ lớn hoặc số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn. Ta cần phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn thanh toán để đưa ra kết luận chính xác: - Nếu nguồn vốn tăng do xây dựng cơ bản, quỹ doanh nghiệp và thu nhập chưa phân phối đây là biểu hiện tích cực do các khoản tích luỹ nội bộ tăng lên. - Nếu nguồn vốn giảm, vốn pháp định giảm đây là biểu hiện không tốt. b. Nguồn vốn tín dụng: Nếu nguồn vốn tín dụng tăng do doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tăng trong khi nguồn vốn khác không đủ đáp ứng thì được đánh giá là tốt. Ngược lại nguồn vốn tín dụng tăng do dự trữ quá nhiều vật tư hàng hoá do không tiêu thụ được do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều, đây là biểu hiện không tốt, cho thấy tình hình tài chính có khó khăn. Nếu nguồn vốn tín dụng do giảm quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì được đánh giá là không tích cực. Ngược lại do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và nguồn vốn đi chiếm dụng hợp lý thì được đánh giá là tích cực. c. Nguồn vốn trong thanh toán. Được đánh giá là tích cực khi giảm về số tương đối và tăng về số tuyệt đối. Đối với các khoản nộp ngân sách Nhà nước cần phải phân tích nguyên nhân nộp ngân sách chậm trễ khi xảy ra và từ đó đánh giá tình hình nộp ngân sách. Đối với các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên và bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần phải xem xét việc thanh toán có đúng kỳ hạn hay không. Tóm lại: Khi phân tích nguồn vốn trong thanh toán không chỉ nhìn vào số liệu đầu kỳ và cuối kỳ mà phải căn cứ vào từng trường hợp theo từng chủ nợ, khi phát sinh cho đến khi thanh toán để đánh giá chính xác thực trạng của vấn đề. A3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được đánh giá như sau: Hiệu quả sử dụng vốn = Doanh thu (đã trừ thuế) Số dư bình quân vốn sản xuất Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với doanh thu và tỷ lệ nghịch với vốn kinh doanh trong kỳ. Để nâng cao chỉ tiêu này ta cần phải nâng cao doanh thu và tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh tới mức tốt nhất cho phép. Hệ số sinh lời trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn sản xuất Hệ số này cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để thấy rõ khả năng của từng loại vốn, ta phân tích các hệ số sau: a. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hvcđ = Doanh thu Vốn cố dịnh Hệ số sinh lời trên vốn cố định = Tổng số (trừ thuế lợi tức) Vốn cố định bình quân Sức sinh lời của vốn cố định = Doanh thu Vốn cố định bình quân Các chỉ tiêu trên cho ta thấy cứ một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, bao nhiêu đồng doanh thu. Vốn cố định của doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả khi các chỉ tiêu này cao. b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để tính số vòng luân chuyển VLĐ ta có hệ số sau: Số vòng luân chuyển VLĐ = Doanh thu Vốn lưu động bình quân Hệ số này cho biết chu kỳ kinh doanh của vốn lưu động trong một năm. Nếu hệ số vòng luân chuyển càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả. Và hệ số này cũng cho biết cứ một đồng VLĐ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Kỳ luân chuyển vốn = 360 Số vòng luân chuyển Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn có nghĩa là VLĐ được sử dụng có hiệu quả hơn. Do tổng mức luân chuyển được cộng dần cả kỳ phân tích nên vòng quay chịu ảnh hưởng bởi độ dài kỳ phân tích do dó để loại trừ ảnh hưởng của kỳ phân tích nên sử dụng chỉ tiêu số ngày một vòng luân chuyển. Muốn đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của VLĐ cần phải tăng thu và giảm nhu cầu vốn. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Tình hình cung cấp nguyên liệu (số lượng, chất lượng, thời gian) tình hình dự trữ nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất. - Tiến độ sản xuất không đảm bảo, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, trang thiết bị không đồng bộ, dẫn đến ứ đọng sản phẩm dở dang, kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Công tác tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm và mức độ phù hợp của sản phẩm. - Tình hình phương thức thanh toán, khả năng thu nợ. c. Các chỉ số tài chính. C1.Tình hình thanh toán: Khi đi vào phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ta phải xác định các khoản thu chi để thấy được sự thực về mặt tài chính. Khi phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp ta phải đánh giá được tính hợp lý của sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm nguyên nhân dẫn đến bất lợi trong thanh toán nhằm giúp tài chính của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh. C2. Phân tích các khoản phải thu. Phương pháp phân tích là so sánh tỷ lệ giữa tổng só phải thu và nguồn vốn lưu động tự có ở đầu năm và cuối năm, nếu cuối năm tăng so với đầu năm thì có ảnh hưởng không tốt đến tài chính của doanh nghiệp và ngược lại. Tỷ lệ giữa tổng số phải thu và VLĐ tự có = Tổng số nợ phải thu x 100% Tổng số vốn lưu động tự có C3. Phân tích các khoản phải trả: Phương pháp phân tích cũng giống như phân tích các khoản phải thu. Nếu thấy tỷ lệ đó tăng thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ lệ giữa tổng số nợ phải trả và VLĐ tự có = Tổng số nợ phải trả x 100% Tổng số vốn lưu động tự có Ta phải tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chi trả để có biện pháp xử lý, đặc biệt đối với các khoản nợ đã đến hạn hay quá hạn. C4. Phân tích khả năng thanh toán. Doanh nghiệp có thể dùng toàn bộ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu để trả nợ. Trong trường hợp tất cả các khoản trên không đủ thanh toán thì doanh nghiệp phải bán vật tư hàng hoá thậm chí cả TSCĐ để thanh toán nợ. Để đánh giá khả năng thanh toán ta dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số thanh toán = Số tiền có thể dùng trong thanh toán Số tiền phải thanh toán Nếu hệ số thanh toán >1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Nếu hệ số thanh toán <1 doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tình hình tài chính không tốt. Để đánh giá khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp ta dùng hệ số: Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Tổng nợ đến hạn Trong một số trường hợp hệ số này cao, song chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp do vật tư hàng hoá ứ đọng, không phải lúc nào cũng chuyển thành tiền được Hệ số thanh toán cấp thời = Tổng số TSCĐ - TS dự trữ Tổng nợ đến hạn b. Phân tích tình hình sử dụng vốn và tài sản tại Trạm vốn và quản lý vốn, tài sản. Theo bảng cân đối kế toán của Trạm ta sẽ phân tích tình hình biến động về vốn và tài sản của Trạm như sau: - Giá trị TSLĐ cuối năm 2001 là 1912450274 đồng so với đầu năm là 1763054100 đồng tăng 149396 174 đồng và tương ứng tăng 8,5%. Trong đó: - Tiền mặt tồn quý tăng 29754205 đồng Như vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên. - Tài sản dự trữ (hàng tồn) tăng 53057125 đồng đây là điều bất lợi cho doanh nghiệp, nó làm tăng chi phí bảo quản hàng hoá và tăng lượng vốn bị ứ đọng lên. - Các khoản phải thu tăng 66584844 đồng đây là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp và lượng vốn của doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng. Để hiểu thêm về tình hình VLĐ của Trạm ta xét bảng so sánh sau: ĐVT: VNĐ Năm 2000 2001 Số dư đầu kỳ 1625724284 1763054100 Số dư cuối kỳ 1763054100 1912450274 Chên lệch + 137328816 + 149396174 Qua tình hình trên ta thấy doanh nghiệp phải tìm giải pháp để thu hồi vốn nhanh hơn để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho, tạo điều kiện cho vốn được quay vòng nhanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Các chỉ tiêu về vốn lưu động + Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2000 = Doanh thu = 18904965240 = 11,2 vòng VLĐ bình quân 1694389192 + Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2001 = 21.900.054.000 = 11,2 vòng 1837752187 Qua đây ta có thể nhận xét rằng tốc độ luân chuyển của VLĐ năm 2001 đã tăng so với năm 2000 (cụ thể tăng 0,7 vòng). Điều này cho ta thấy rằng tăng VLĐ năm 2000 là chấp nhận được, vì tốc độ tăng ảu nó nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Và cũng chính vì điều này mà kỳ luân chuyển của VLĐ năm 2001, đã rút ngắn hơn so với năm 2000. 360 - 360 = 1,89 11,2 11,9 - Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động. Năm 2000 = 312536820 = 0,18 1694389192 Năm 2001 = 352735015 = 0,19 1837752187 Ta thấy cứ một đồng vốn bỏ ra kinh doanh trong năm thì thu được 0,19 đồng lợi nhuận và ta có thể kết luận rằng vốn lưu động của năm 2000 khi bỏ ra kinh doanh có hiệu quả cao hơn năm 1999, và cụ thể tăng 0,01 đồng lợi nhuận. C. Tài sản cố định và vốn cố định. C1. Một số khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó có đủ 2 điều kiện sau: - Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên. - Có thời gian sử dụng trên một năm. Những đặc điểm của TSCĐ - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. - Giữ nguyên hình thức vật chất và đặc tính sử dụng. - Giá trị được chuyển dần vào giá thành sản phẩm. Những đặc điểm của VCĐ. Trong quá trình sử dụng VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm - Vốn cố định hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý VCĐ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến trang bị kỹ thuật do đó việc quản lý VCĐ đòi hỏi hết sức chặt chẽ và hợp lý. C2. Phân loại tài sản cố định. Phân loại giúp cho việc quản lý và sử dụng được dễ dàng nên người ta dựa vào những tiêu chuẩn nhất định để phân chia TSCĐ thành các loại. Có rất nhiều cách phân loại khác nhau. - Căn cứ vào hình thái biểu hiện gồm 2 loại. 1. TSCĐ hữu hình: Là những tài sản không thể biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà thể hiện bằng những khoản giá trị đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, uy tín, nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế. Tác dụng của cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được một cách tổng thể về cơ cấu TSCĐ từ đó làm căn cứ quan trọng để ra các quyết định đầu tư và biện pháp quản lý sử dụng cho phù hợp. - Căn cứ vào tình hình sử dụng gồm 3 loại. - TSCĐ đang dùng: Đây là những tài sản đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm trong doanh nghiệp tỷ trọng TSCĐ đang dùng càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. - TSCĐ không cần dùng: Đây là những tài sản hư hỏng không sử dụng được hoặc sử dụng được thì lại lạc hậu về mặt kỹ thuật. - TSCĐ chưa cần dùng: Là loại tài sản do nguyên nhân chủ quan, khách quan chưa kể đưa vào sử dụng được như tài sản dự trữ, tài sản mua sắm tác dụng của các phân loại này giúp cho người quản lý thấy được khái quát tình hình huy động và sử dụng TSCĐ cũng như chất lượng hiệu quả của TSCĐ, từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0491.doc
Tài liệu liên quan