Đề tài Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của người dân xã Thái Ninh huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ hiện nay

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

3. Mục tiêu nghiên cứu 3

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Giả thuyết 6

7. Khung lý thuyết 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1. Cơ sở lý luận 8

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12

1.3. Một số khái niệm liên quan 13

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 20

2.2. Thực trạng nghèo đói 23

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của người dân 42

2.4. Xu hướng 48

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 49

 

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của người dân xã Thái Ninh huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số chỉ tiêu (ngưỡng) nghèo hợp lý hơn cho nghiên cứu của mình. Giới hạn nghèo đói là nhóm có thu nhập dưới 200 ngàn VNĐ/ người/ tháng. Tính theo cách tính mới năm 2004. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh - Những trung tâm công nghiệp, thương mại hàng đầu của cả nước khoảng 100km nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng. Đồng thời Phú Thọ có vị trí tiếp giáp với các tỉnh miền núi nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, lại có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi nối với các vùng này nên Phú Thọ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Phú Thọ sau gần 20 năm đổi mới và hơn 7 năm tái lập vẫn là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng một diện mạo mới thì đã được định hình với 2 tiểu vùng kinh tế rõ rệt: Tiểu vùng thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên lập và phía tây huyện Cẩm Khê là vùng có cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Tuy nhiên , ở vùng này có tiềm năng về lâm nghiệp và khoáng sản. Còn tiểu vùng đồi gò, bát úp xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, hữu ngạn sông Lô, tả ngạn sông đà và đồng bằng tương đối tập chung ở huyện Lâm Thao là vùng được khai thác từ lâu đời, có khả năng phát triển thành nguồn nguyên liệu giấy, cây công nghiệp và chăn nuôi. Mặc dù mới tái lập, song kinh tế Phú Thọ thời gian qua đã có mức tăng trưởng khá. Thu nhập quốc nội tăng bình quân giai đoạn 2000-2004 đạt 9,5%. Giá trị nông nghiệp có nhịp độ tăng trưởng khoảng 4,2%/ năm. An ninh lương thực được đảm bảo. Diện tích cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có bước phát triển. Các ngành dịch vụ luôn vượt kế hoạch đề ra so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn khoảng 12,5%. Hoạt động thương mại, tài chính, ngân hàng và các ngành dịch vụ khác đều đảm bảo và có bước nhảy vọt nhanh chóng. Cơ cấu kinh tế của Phú Thọ đang chuyển dịch đúng hướng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2004 là 20%/ năm. . Các thành phần kinh tế được khuyến khích, tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh. Đặc biệt sau hơn 7 năm tái lập, Phú Thọ đã thu hút được hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động trên địa bàn tỉnh. Phú Thọ cũng chủ trương đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực và châu Á, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư và tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Nếu như năm 1997 - năm đầu chia tách tỉnh, tỷ lệ hộ đói nghèo toàn tỉnh chiếm 17,4% thì đến năm 2004 chỉ còn 7,2%. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể. Các chương trình văn hóa - xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dân số - kế hoạch hóa gia đình được tích cực triển khai. Tỉnh đã đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng khu vực đô thị, nâng cấp một số tuyến đường giao thông, hệ thống điện và cấp thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc được đầu tư hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, cho đến này Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn khó khăn, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. Mặt khác Phú Thọ có điểm xuất phát thấp, các tiềm năng chưa phát huy hết, Như vậy năm 2005 và những năm tiếp theo Đảng bộ , chính quyền nhân dân Phú Thọ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Từ nay đến năm 2010, Phú Thọ cần khoảng 23000 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó dự kiến thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước chiếm khoảng 60%. Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 là đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư. Đồng thời lựa chọn những nhiệm vụ mới. Vấn đề nghèo đang được tỉnh quan tâm đầu tư và có nhiều chính sách, tuy vậy ở một số huyện thì tỷ lệ nghèo vẫn còn cao. Việc giải quyết vấn đề nghèo trong từng tỉnh là nhân tố quyết định sự thành công những kế hoạch đặt ra. Để Phú Thọ: “ Hướng tới một trung tâm vùng cấp quốc gia. Thái Ninh là một xã miền núi của huyện Thanh Ba thuộc tỉnh Phú Thọ. Về vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Năng Yên - Quảng Nạp. Phía bắc giáp xã Đông Lĩnh, Đại An. Phía tây giáp thị trấn Thanh Ba. Phía nam giáp xã Ninh dân. Về giao thông: Có trạm đường tỉnh lộ 2 với thị trấn của huyện, tuyến đường này mới được nâng cấp 2004, sự thay đổi về chất lượng của tuyến quốc lộ này tạo điều kiện phát triển kinh tế của toàn huyện nói chung và xã Thái Ninh nói chung. Các ngành dịch vụ buôn bán phát triển, các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp có điều kiện lưu thông thuận lợi sản phẩm hàng hóa. Nhìn chung, ở huyện Thanh Ba dân cư của 12/26 xã, thị trấn sống nhờ cây chè, với tổng diện tích 2000 ha và sản lượng hàng năm có thể lên tới hàng triệu tấn. Xã Thái Ninh là nơi có diện tích trồng chè và sản lượng thu hoạch sản phẩm chè lớn cho toàn huyện. Diện tích tự nhiên của xã có 737 ha. Trong đó đất để sản xuất nông nghiệp là 308 ha. Diện tích đất lúa: 88ha. Dân số : 2.451 khẩu có 630 hộ. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp chiếm 96%. Các ngành nghề chậm phát triển, xã Thái Ninh không có nơi trao đổi buôn bán ( chợ) , ở xã không có nghề truyền thống, mức sống bình quan thấp so với huyện, bình quân thu nhập năm 2005 là 4,21 triệu đồng/ năm. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, theo tiêu chuẩn xác định nghèo mới nhất ( 2004) là dưới 200 ngàn đồng/ tháng thì vẫn còn 157 hộ chiếm 26,5 %. 2.2. Thực trạng nghèo đói Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo so với cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2005 là 5%. Trong đó xã Thái Ninh có tỷ lệ hộ nghèo là 26,5%. Sau đây chúng ta đi vào nghiên cứu tình hình nghèo đói của các hộ gia đình trên cơ sở thu nhập, chi tiêu, điều kiện sinh hoạt để thấy rõ hơn mức độ nghèo đói của các hộ gia đình. 2.2.1. Thu nhập Các số liệu đo lường nghèo đói ở Việt Nam cho thấy một xu hướng tích cực là tỉ lệ số hộ sống dưới mức nghèo liên tục giảm trong suốt thời gian qua, kể từ khi chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Tỷ lệ nghèo trong bối cảnh mới đã khác trước. Trung du miền núi cũng vậy, để thấy rõ được thực trạng nghèo hiện nay chúng ta xem xét trước tiên về thu nhập của các hộ gia đình.Qua điều tra, ta có bảng tần suất về thu nhập của các hộ gia đình. Với đơn vị tính là trđ/hộ/ năm. Biểu đồ 1: Thu nhập của các hộ gia đình Nhìn vào biểu đồ ta thấy số hộ có mức thu nhập từ 5-10 triệu/năm ,và số hộ có mức thu nhập 1-5 triệu/ năm chiếm tỷ lệ cao nhất (37%). Số hộ có mức thu nhập 10-15 chiếm tỷ lệ thấp hơn . Từ đó ta có thể thấy sự chênh lệch giữa các mức thu số hộ có thu nhập 10-15 triệu chiếm tỷ lệ thấp nhất(21%), những hộ có mức thu 5-10 triệu chiếm tỷ lệ cao(37%). Như vậy có thể thấy những hộ chiếm tỷ lệ ít đó là những hộ gia đình có mức thu nhập cao và những hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao là những hộ có thu nhập thấp. Trong toàn xã, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, cuộc sống của họ chỉ dựa vào trồng lúa, trồng hoa màu nên mức thu nhập hàng năm của họ không cao. Nếu tính theo tháng thì có thể thấy thu nhập của họ rất thấp. Trong các hộ có mức thu nhập từ 5 triệu thì bình quân theo tháng của họ là 416 nghìn/ tháng. Để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày với một số tiền như thế không thể đáp ứng hết nhu cầu của họ. Qua bảng tần suất trên còn có những hộ thu nhập rất thấp từ 1-5 triệu, có những gia đình mỗi năm chỉ có 1,2 triệu như vậy là mỗi tháng các hộ đó có khoảng 100 nghìn đồng một tháng. Một mức thu nhập có thể nói là quá thấp cho chi tiêu tối thiểu trong cuộc sống. Khi phỏng vấn một người dân về thu nhập của họ: “Chị cũng chả biết nữa nhưng mỗi năm 2 vụ, trừ hoa màu đi có khoảng 1 triệu cho 2 vụ cấy. Mà vụ mùa được nhiều hơn, mỗi lần bán thóc được 600, vụ chiêm khoảng 500”. Nữ 30 tuổi, làm ruộng Như vậy là tính theo tháng khi quy đổi ra tiền chỉ có 100 nghìn gia đình ấy phải lo các khoản khác và lương thực cũng rất khó khăn. Đó là chưa kể mất mùa do thiên tai, dịch bệnh. Nếu so sánh với mức nghèo tối thiểu bình quân đầu người một tháng theo cách tính năm 2004 là 200nghìn đồng/ người một tháng thì những hộ gia đình trên thuộc vào diện nghèo đói. Hiện nay cùng với sự phát triển của cả nước thì kinh tế toàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển hơn trước, kéo theo đó nền kinh tế xã Thái Ninh cũng dần thay đổi. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đi đáng kể. Trong bối cảnh chung của cả nước các số liệu đo lường nghèo đói ở Việt Nam cho thấy, một xu hướng tích cực là tỉ lệ số hộ sống dưới mức nghèo liên tục giảm trong suốt thời gian qua, kể từ khi có chính sách của Đảng và Nhà nước .Các tiêu chuẩn nghèo đói liên tục được thay đổi cho phù hợp với diễn biến kinh tế, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam vẫn có xu hướng giảm rõ rệt . Xã Thái Ninh cũng vậy. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số hộ có mức thu nhập 10-15 triệu và trên 15 triệu có tỷ lệ cũng khá cao: 18% và 21%. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung các hộ gia đình có thu nhập từ 1-5 triệu và 5-10 triệu thì vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Khi nhìn vào thực trạng thu nhập ta có kết luận là hộ này giàu, hộ này nghèo là không chính xác, danh giới rất mong manh, bởi vì để xác định được hộ nghèo ta phải dựa vào mối tương quan thu nhập của hộ đó với số người trong gia đình để có thể chia bình quân đầu người theo tiêu chuẩn nghèo đói hiện nay. Phần sau của bài sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này. Chúng ta đều biết, dưới khái niệm xã hội học, phân tầng được hiểu là phân chia xã hội thành các tầng lớp. Ở đây yếu tố “ tĩnh” được nhấn mạnh trong khi xã hội luôn luôn biến đổi và trong xã hội không có sự phân biệt rạch ròi giữa các tầng lớp mà thường xuyên có sự chuyển hóa lẫn nhau do tính cơ động tạo nên. Mặc dù vậy, thuật ngữ phân tầng cũng mô tả được trạng thái nhiều tầng lớp của xã hội trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Đề tài nghiên cứu thực trạng nghèo cũng thể hiện rõ sự phân tầng. Trong xã hội, có thể tạm chia tầng lớp giàu và tầng lớp nghèo. Tuy nhiên khi xem xét tầng lớp nghèo thì không thể xét chúng trong trật tự “ tĩnh”, tức là không có sự biến đổi. Khi xã hội phát triển đến một mức độ nào đó, tầng lớp nghèo có thể sẽ thay đổi. Họ sẽ không còn ở vị trí nghèo nữa mà có thể di chuyển đến tầng lớp giàu. Đó là sự thay đổi về thời gian. Sự biến đổi giàu nghèo cũng thể hiện ngay trong chính không gian vùng địa lý nào đó hay vùng này so với vùng khác. Có thể nói phân tầng xã hội dựa vào sự biến đổi, sự vận động của xã hội. Áp dụng vào đề tài ta thấy trong một xã có sự phân chia giàu nghèo nhưng xã hội luôn biến đổi không ngừng các tầng lớp này sẽ hoán đổi cho nhau trong quá trình phát triển. Những hộ gia đình nghèo năm nay nhưng có thể đến năm sau họ lại thoát nghèo, và ngược lại. Nhưng theo chiều tiến của xã hội thì hiện trạng nghèo của các hộ gia đình sẽ giảm đi. Như vậy là khi mà xã hội phát triển thì hiện trạng nghèo sẽ không còn nữa. Nhưng tất cả là cả một quá trình lâu dài, nó đòi hỏi không chỉ 1,2 năm mà còn kéo dài hàng thế kỷ với sự cố gắng của tất cả cá nhân trong xã hội. Để hiểu rõ hơn về mức độ nghèo đói, chúng ta đi tìm hiểu tương quan giữa thu nhập và số người hiện có trong gia đình 2.2.1.1.Tương quan thu nhập với số người hiện có trong gia đình Bảng 1: Bảng tương quan thu nhập và số người hiện có trong gia đình Số người hiện có trong gia đình Tổng 1-3 3-5 5-7 Tổng thu nhập 4 mức 1-5 21 3 0 24 5-10 19 15 3 37 10-15 8 8 2 18 >15 3 17 1 21 Tổng 51 43 6 100 Bảng tương quan cho thấy số người hiện có ở mỗi hộ gia đình chủ yếu trong khoảng 1-3 người, chiếm 51%, tiếp đến là trong khoảng 3-5 người chiếm tỷ lệ 43%, trong khoảng 5-7 người chỉ chiếm 6%. Với mức thu khoảng 1 triệu đến 5 triệu số người hiện có trong gia đình là từ 1-3 người chiếm tỷ lệ khá cao 21% trong tổng 24 hộ, bởi vì nếu chia bình quân đầu người trong khoảng này cao nhất chỉ có 138 nghìn đồng/ người/ tháng. Mức thu nhập ở khoảng này có thể nói là các hộ sống dưới mức nghèo. Bởi vì theo chuẩn nghèo hiện nay bình quân một người dưới 200 ngàn là thuộc diện nghèo đói. và trong khoảng 3-5 hiện có trong gia đình thì vẫn còn 3 hộ sống dưới mức nghèo rất thấp, chỉ có 83 ngàn/ người/ tháng. Trong khoảng thu nhập 5triệu đến 10 triệu đồng thì khoảng 1-3 người hiện có trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 19%, sau đó đến khoảng 3-5 người chiếm 15%, ở đây mức chênh lệch không đáng kể. Nếu tính bình quân đầu người ở khoảng 3 nhân khẩu thì các hộ có thể thoát nghèo, nhưng nếu trong gia đình có 5 nhân khẩu thì thu nhập bình quân đầu người cao nhất chỉ có 166 ngàn đồng/ người/ tháng. Trong khoảng thu nhập 10-15 triệu/ năm chiếm tỷ lệ không nhiều. Ở khoảng thu nhập trên 15 triệu/ năm thì lại chiếm tỷ lệ cao ở những gia đình có từ 3-5 nhân khẩu và chiếm 17%. Đây là con số đáng mừng cho việc thoát nghèo ở địa phương. Nếu tính bình quân đầu người thì các hộ gia đình đều vượt qua ngưỡng nghèo. Qua phân tích tương quan ta thấy trong 4 mức thu nhập thì các khoảng thu nhập sau 1triệu đến 5 triệu và 5 triệu đến 10 triệu chiếm tỷ lệ cao trong các gia đình 1-3 nhân khẩu và 3-5 nhân khẩu. Điều đó thể hiện tỷ lệ nghèo ở xã vẫn còn khá cao. Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạng chung thì tỷ lệ hộ >15 triệu cũng chiếm tỷ lệ khá. Như vậy là qua phân tích tương quan tổng thu nhập gia đình và số người hiện có trong gia đình phản ánh được thực trạng nghèo ở địa phương. Để hiểu rõ thêm về nguồn thu nhập của các hộ gia đình chúng ta đi vào phân tích tương quan giữa thu nhập và ngành nghề của các hộ gia đình 2.2.1.2. Tương quan giữa thu nhập và nghề nghiệp Bảng 2: Bảng tương quan thu nhập và nghề nghiệp Nghề nghiệp Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Công chức Thủ công nghiệp Khác Tổng thu nhập 4 mức 1-5 24 0 0 0 0 24 5-10 36 1 0 0 0 37 10-15 18 0 0 0 0 18 >15 16 1 1 1 2 21 Tổng 94 2 1 1 2 100 Bảng tương quan cho thấy hầu như người dân ở đây đều làm nông nghiệp, về trồng trọt trong tổng thu nhập 4 mức chiếm tới 94%,các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, và trong khoảng thu nhập 5 triệu đến 10 triệu các hộ làm ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất: 36%, sau đó đến mức thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu chiếm 24%. Nhưng ở mức thu nhập >15 triệu lại được phân bố ở các ngành, chăn nuôi, công chức, thủ công nghiệp và các ngành nghề khác nhưng các ngành này chiếm tỷ trọng không lớn. Qua đó có thể thấy nguồn thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu là trồng trọt, thấy được mối tương quan giữa thu nhập và ngành nghề, vì làm nông nghiệp với nền sản xuất tự cung tự cấp không đem lại thu nhập cao. Tuy vậy ta cũng thấy, người dân chủ yếu làm về trồng trọt nhưng rất nhiều hộ có thu nhập cao. Điều này phản ánh sự thay đổi nền kinh tế toàn xã. 2.2.1.3.Tương quan thu nhập với trình độ học vấn Bảng 3: Bảng tương quan thu nhập và trình độ học vấn Trình độ học vấn Tổng Mù chữ Tiểu học THCS PTTH Tổng thu nhập 4 mức 1-5 0 17 6 1 24 5-10 1 21 14 1 37 10-15 0 6 8 4 18 >15 0 5 13 3 21 1 49 41 9 100 Bảng tương quan cho thấy trong tổng thu nhập của người dân xã Thái Ninh thì trình độ học vấn ở độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ nhiều nhất , cấp tiểu học chiếm 49% và trung học cơ sở chiếm 41%. Như vậy có thể thấy trình độ học vấn của người dân chưa cao. Về tổng thu nhập trong khoảng 5 triệu đến 10 triệu thì số người ở cấp độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất: 21%, cao hơn cấp trung học cơ sở 1,5 lần. Ở khoảng thu 1 triệu đến 5 triệu cấp độ tiểu học gấp 2,8 so với cấp trung học phổ thông. Như vậy là những người ở mức thu thấp lại tập chung ở trình độ không cao. Nhưng đến mức thu nhập 10 đến 15 triệu, trình độ của người dân ở cấp trung học phổ thông gấp 1,3 lần người ở cấp tiểu học, và trên 15 triệu gấp 2,6. Như vậy là ở trình độ càng cao thì người dân có mức thu nhập càng cao. Schultz và Becker đã rất thành công trong việc vai trò đầu tư giáo dục, của vốn người đối với phát triển kinh tế. Schultz đã chỉ ra ưu thế lợi suất cao hơn hẳn vốn người ở các nước giàu so với nước nghèo và từ đó đi đến giải thích tại sao các nước giàu đầu tư nhiều và nhanh vào giáo dục hơn hẳn so với các lĩnh vực khá. Và ông rút ra kết luận là “Đầu tư vào cải thiện chất lượng dân cư có thể tăng cường đáng kể triển vọng kinh tế và phúc lợi cho người nghèo”. Áp dụng vào đề tài, ở xã vấn đề đầu tư cho học hành không cao, người dân hầu như vẫn ở trình độ thấp, trình độ học vấn không cao sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất và hiệu quả kinh tế và nó gián tiếp ảnh hưởng về thu nhập của gia đình. Bảng tương quan cho thấy rõ điều đó. Ở trình độ thấp người dân có mức thu nhập thấp và lại chiếm tỷ lệ cao. Còn ở trình độ cao sẽ có mức thu nhập cao nhưng lại chiếm tỷ lệ không cao. Do vậy vấn đề cần đầu tư về giáo dục để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế là rất quan trọng. Theo cuốn Xã hội học đại cương thì bất bình đẳng xã hội là sự phân hóa xã hội đến mức làm tăng lợi ích của tầng lớp xã hội này với cái giá của sự phương hại lợi ích của nhóm xã hội khác trong cấu trúc phân tầng xã hội nhất định. Sự phân hóa xã hội luôn dẫn đến sự khác nhau thậm chí sự phân tầng xã hội nhưng không phải là phân tầng xã hội nào cũng là bất bình đẳng xã hội. Ví dụ sự khác nhau về năng lực và trình độ học vấn và tay nghề có thể dẫn đến sự khác nhau về thu nhập giữa các nhóm người. Nhưng ở đây chưa chắc đã là sự bất bình đẳng xã hội bởi vấn đề còn nằm ở chỗ xã hội học tập và cơ hội việc làm cũng như nhiều yếu tố khác. 2.2.2. Chi tiêu hộ gia đình Ở trên ta đã nghiên cứu phần thu nhập, nó cũng phần nào đánh giá đời sống kinh tế và tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình xã Thái Ninh. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về thực trạng ta đi vào nghiên cứu mức chi tiêu của các hộ này. Biểu đồ 2: Mức chi tiêu của các hộ gia đình Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số hộ có mức chi tiêu 5 trăm-1 triệu và 100-5 trăm có tỷ lệ cao nhất là 38 hộ và 35 hộ. Tiếp theo là 20 hộ số hộ có mức chi tiêu từ 1-1,5 triệu. Và thấp nhất là 7 hộ có mức chi từ 1,5-2,5 triệu. Qua đó có thể thấy mức phân hóa về chi tiêu, có sự chênh lệch khá lớn giữa các hộ gia đình. Các hộ gia đình có mức chi tiêu 500-1 triệu có tỷ lệ cao nhất (38%), các hộ gia đình có mức chi tiêu là 1500-2500 chiếm tỷ lệ ít hơn(7%). Như vậy là chi tiêu phản ánh được thu nhập của các hộ gia đình, nếu như gia đình nào có mức thu nhập thấp thì tổng chi tiêu hàng tháng của họ cũng thấp và ngược lại. Những hộ gia đình trong mức chi tiêu 1.5 triệu đến 2.5 triệu chiếm tỷ lệ ít phản ánh số hộ có đời sống cao không có nhiều, còn những gia đình chiếm tỷ lệ cao trong mức 5 trăm đến 1 triệu phản ánh đời sống của người dân vẫn còn thấp. Trong cuộc sống hiện nay khi mà đời sống của hầu hết đại bộ phận người dân đã được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên nhiều. Nếu là ở thành phố giá cả về ăn uống rất đắt đỏ nhưng về vùng quê giá cả thấp hơn hẳn. Tuy nhiên theo cùng với mức sống chung của cả nước thì giá cả ở nông thôn đã cao lên so với trước. Ở nông thôn có điều kiện thuận lợi là họ có thể trồng trọt, chăn nuôi, nên tiền đi chợ không nhiều. Khi phỏng vấn một gia đình về mức chi ăn uống họ nói: “Ở đây cũng xa chợ, mà gia đình tôi tự trồng lấy rau ăn, chăn nuôi cũng khá nhiều. Đi chợ thì cũng thỉnh thoảng. Chỉ khi nào có khách thêm món thì đi thôi, mà thịt con gà cũng xong bữa đãi khách, gia đình tôi chi tiêu chặt chẽ lắm khi nào đi chợ chỉ mang một số tiền vừa đủ” Nam 45 tuổi, nông nghiệp Ta có thể nhận thấy với thu nhập không nhiều thì việc chi tiêu của họ là rất dễ tính. Họ có thể tính rõ ràng mức tiền đi chợ. Nhưng có thể số tiền chi tiêu ở các hộ gia đình không cao là do họ tự trồng trọt và chăn nuôi nên họ cũng không quy ra tiền, mà mức chi tiêu của họ có thể là rất lớn. Thêm nữa, khi quan sát và hỏi các hộ gia đình thì ở địa bàn xã tuy không có chợ nhưng dịch vụ bán bây giờ có nhiều và nó lưu động khắp cả xã, các mặt hàng như thịt được đem tới tận nơi. Khi hỏi về nơi mua bán họ nói: “Ở đây thì không có chợ thật, mà đi chợ xa lắm cháu ạ. Nhưng bây giờ ở làng có thiếu gì đâu, họ mang thịt đến tận nơi cho mình mua, thức ăn thì không thiếu chỉ sợ không có tiền thôi” Nữ 40 tuổi, nông nghiệp Như vậy là không phải do không có chợ mà chi tiêu ở các hộ gia đình này ít, mà do đời sống còn khó khăn, mức thu nhập ít nên việc chi tiêu vẫn còn hạn chế. Người dân ở xã Thái Ninh bên cạnh việc chi tiêu cho ăn uống họ còn nhiều khoản để chi tiêu. Ta xem trong các khoản phải chi tiêu họ chi tiêu cho khoản nào nhiều nhất. Ta xét bảng sau: Biểu đồ 3: Chi tiêu của các hộ gia đình Nhìn vào biểu đồ, ta thấy các hộ gia đình chi tiêu nhiều cho các khoản sau: ăn uống là nhiều nhất, sau đó là đến chi tiêu cho tiền điện (96%), khám chữa bệnh (93%), đi hiếu hỉ, lễ chùa ( 90%), mặc (84%), mua nguyên vật liệu cho sản xuất (81%). Trong đời sống hiện nay của các hộ gia đình thì chi tiêu nhiều nhất vẫn là ăn uống. Bên cạnh đó thì việc chi tiêu về tiền điện, chữa bệnh cũng chiếm số lượng lớn. Hiện nay khi mà mạng lưới điện đã phủ hầu khắp các vùng nông thôn thì nhu cầu dùng điện của người dân là khá cao. Khi nói về vấn đề y tế thì OXFAM Anh ( Ủy ban Oxford chống nạn đói) và Ailen nói: “Đại đa số các cơ sở y tế ở cấp xã đều tự trang trải này lại thường nhờ vào nguồn thu phí sử dụng do ngân sách, thậm chí không đủ để trả lương. Các trạm xá vì vậy chỉ mở cửa ít giờ, còn điều trị ngoài giờ đều thanh toán cho cá nhân. Không nghi ngờ gì nữa, đúng là phí sử dụng đang làm cho người nghèo không dám sử dụng dịch vụ y tế, mặc dù điều này phụ thuộc rất nhiều chính sách của từng xã”. Câu trích dẫn ở trên minh họa cho vấn đề của việc khái quát hóa cũng như tầm quan trọng của các chính sách và ưu tiên của địa phương. Về vấn đề y tế, ở nhiều xã vùng núi, dịch vụ các loại thuốc chính đều được cấp không phải trả tiền tại Trạm y tế xã. Ở một số xã khác, tình hình phổ biến là các gia đình nghèo đều được miễn phí sử dụng và đều được Ủy ban Nhân dân xã cấp giấy chứng nhận được miễn phí. Số trung tâm y tế phục vụ miễn phí do các cá nhân và các tổ chức tôn giáo, tổ chức nhằm giúp người nghèo cũng đã tăng lên. Tuy nhiên, đó chỉ là những đối phó có tính cục bộ đối với vấn đề nghèo và phí sử dụng, chứ hoàn toàn không phải là cách làm phổ biến. Và cho dù các khoản miễn phí này có thể có thể có ý nghĩa đáng kể đối với người nghèo ở một xã cụ thể thì chúng lại chẳng có tác dụng bao nhiêu khi các gia đình lại phải chi phí “thêm” hay chi phí ngoài thường đặt ra ở bệnh viện huyện trong trường hợp đau ốm nghiêm trọng. Xã Thái Ninh cũng vậy, mặc dù có những thuốc điều trị miễn phí nhưng toàn là thuốc bổ hay thuốc rẻ tiền, còn việc muốn khỏi bệnh thì họ phải có chi phí thêm cho bác sĩ và thuốc điều trị cũng rất đắt. Chi tiêu trong hiếu hỉ, lễ chùa cũng là một vấn đề đáng quan tâm, có tới 90% cho rằng chi tiêu nhiều cho khoản này. Ngày xưa khi đi đám cưới chỉ cần tặng vật phẩm nhưng ngày nay thì đi đám cưới nhất định phải có phong bì. Nhiều gia đình đến mùa cưới phải đi vay tiền để đi đám cưới. Khi được hỏi về chi tiêu, họ cho rằng: “Cháu biết đấy, cả năm chỉ sợ mỗi mùa cưới, mỗi năm vài cái phong bì như thế tốn kém lắm, nhiều lúc chẳng có tiền phải đi vay để đi, mình không đi thì xấu hổ, thôi thì không có tiền thì giật tạm hàng xóm, người quen. Rồi đâu lại vào đó cháu ạ” Nữ 55 tuổi, Nông nghiệp Đó là thực trạng chung của các gia đình, còn một số hộ nghèo hơn thì vấn đề này lại khó khăn hơn rất nhiều. May mặc cũng là khoản chi tiêu khá lớn, ngày nay vấn đề may mặc không còn khó khăn đối với các hộ gia đình nữa, việc chi tiêu cho may mặc của con cái cũng chiếm khá nhiều tiền, trong mỗi dịp khai giảng cho con cái của các gia đình cũng là vấn đề quan trọng của các gia đình. Nhìn vào bảng ta thấy có những việc mà các hộ gia đình trả lời không nhiều nhất: mua máy thiết bị phục vụ cho sản xuất, điện thoại, sửa chữa nhà cửa, thuê nhân công Trong các khoản chi tiêu mua máy thiết bị cho sản xuất có tới 98 % số hộ trả lời là không, về trả tiền điện thoại ( 97%) , về sửa chữa nhà cửa (94%), về thuê nhân công (83%). Hầu hết các hộ gia đình không sử dụng điện thoại, cũng do điều kiện gia đình nông thôn họ không có đủ tiền, và cũng không buôn bán gì để có thể liên lạc nên số hộ dùng điện thoại là rất ít. Ở nông thôn để xây dựng được một ngôi nhà là một việc “đại sự”. Theo thói quen yên ổn trong cuộc sống hàng ngày thì việc sửa sang lại nhà cửa là rất ít, họ chỉ xây dựng và làm mới khi có điều kiện. Cũng do tâm thức của người dân miền Bắc là có thể đời sống còn khó khăn nhưng cả đời cũng cố gắng làm cái nhà chỉ cần có móng và xây tường bằng gạch, và lợp bằng ngói, có thể trong nhà đồ đạc sơ sài, nhưng căn nhà thì cần phải lớn và vững chắc để các thế hệ sau sử dụng. Vì thế tuy tỷ lệ số gia đình có căn nhà kiên cố và bán kiên cố cao nhưng không đánh giá được thực chất tình trạng nghèo của họ. Nhìn vào bảng tần suất ta thấy có một vấn đề đáng lưu tâm. Đó là số người trả lời không trong việc mua máy, thiết bị cho sản xuất chiếm 98%. Một con số rất lớn thể hiện cho nền sản xuất tự cung tự cấp, hầu như đại đa số người dân làm về nông nghiệp, nếu như việc mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng....là rất lớn (81%) thì phương tiện để sản xuất của người dân lại ít chỉ có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH20 (2).doc
Tài liệu liên quan