Đề tài Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay

MỤC LỤC

 

ĐẶT VẤN ĐỀ 0

1. Tính cấp thiết của đề tài 0

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1

3. Mục tiêu nghiên cứu 2

4. Đối tượng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu 2

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3

6. Giả thuyết nghiên cứu 8

7. Khung lý thuyết 9

8. Các khái niệm công cụ 10

Chương I: 13

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 13

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về việc phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội 14

3. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng 16

3.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư 16

3.2. Đặc điểm về kinh tế 16

3.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục 17

Chương 2: 19

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

1. Nhận thức của người dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng về vai trò của giải trí 19

2. Thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay 20

2.1. Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi 20

2.2. Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân trong thời gian rỗi 30

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi của người dân 32

3.1. Yếu tố nghề nghiệp 32

3.2. Trình độ học vấn 35

3.3. Ảnh hưởng của nhóm tuổi đến việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi 42

3.4. Ảnh hưởng của giới tính đến việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi 46

3.5. Ảnh hưởng của mức sống đến việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân 49

4. Mức độ tự đáp ứng của cư dân đối với các nhu cầu giải trí 54

5. Khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí 55

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58

1. Kết luận 58

2. Khuyến nghị 59

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây là điều vượt quá khả năng.Giá của các loại tiện nghi này không hề rẻ. Chi phí lâu dài cho chúng cũng rất tốn kém. Trong khi đó, đầu video, ti vi màu, đài vừa đem lại hiệu quả tức thời, lại có nhiều công năng (để giải trí, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, kịp thời giúp nâng cao hiểu biết, trình độ thẩm mỹ, xã hội hóa cá nhân…) và chi phí lâu dài không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ người dân lựa chọn loại hình giải trí xem ti vi/ video trong thời gian rỗi chiếm vị trí cao nhất. Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề giải trí của người dân qua truyền thông, chúng tôi nhận thấy các thông tin về kinh tế chính trị rất được mọi người quan tâm, tiếp đến là văn hóa - nghệ thuật - thể thao và cuối cùng là phổ biến kiến thức. Bảng 3: Mức độ quan tâm của người dân đến các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Với tổng số người được khảo sát là760 người) Mức độ (%) Thông tin Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm Tổng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (ngươi) Tỷ lệ (%) VH- NT-TT 169 22,2 381 50,1 210 27,6 760 100 Kinh tế- chính trị 217 28,6 371 48,8 172 22,6 760 100 Phổ biến kiến thức 108 14,2 392 51,6 260 34,2 760 100 (VH-NT-TT: Văn hóa- nghệ thuật- thể thao) Như vậy, ở các mức độ rất quan tâm và quan tâm, thông tin kinh tế, chính trị chiếm tỷ lệ cao nhất(77.4%), tiếp đó là văn hóa- nghệ thuật- thể thao(72.4%) và cuối cùng là phổ biến kiến thức(65.8%). Trong vài năm trở lại đây, thời sự là chương trình được mọi người đón chờ nhất. Đây là chương trình tổng hợp tin tức trong nước và trên thế giới diễn ra trong ngày một cách cập nhật, liên tục và chính xác nhất, là phương tiện truyền tin nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhờ nó, người dân sẽ nắm bắt kịp thời những sự kiện, những vấn đề liên quan đến đất nước, những quan điểm, chủ trương của Đảng, những văn bản pháp luật mới, những biến động của thị trường, các quan hệ đối nội, đối ngoại của nhà nước, tình hình trong nước và của thế giới, giúp người dân nâng cao hiểu biết về xã hội, đất nước, có thêm nhiều thông tin bổ ích, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Thông tin về văn hóa- nghệ thuật- thể thao cũng được nhiều người quan tâm, giúp họ nâng cao trình độ thẩm mỹ, thưởng thức cái đẹp, hiểu biết sâu hơn về các loại hình văn hóa nghệ thuật và nắm được xu thế thời đại. Người dân ở đây không chỉ quan tâm đến các thông tin về văn hóa, nghệ thuật, thể thao mà họ còn rất thích thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bảng 4: Các loại hình văn hóa nghệ thuật được người dân yêu thích (Với tổng số người được khảo sát là760 người) Loại hình văn hóa nghệ thuật Số lượng(người) Tỷ lệ(%) Dân ca Sân khấu Nhạc quốc tế Nhạc trẻ việt nam Ca khúc cách mạng Nhạc vàng Truyện, thơ Phim truyện 390 315 23 113 380 120 91 475 51.3 4.1 3.0 14.9 50.0 15.8 12.0 62.5 90,1% người dân thưởng thức nghệ thuật qua truyền hình. Đây là một hoạt động giải trí không thể thiếu của người dân. Thưởng thức văn hóa nghệ thuật không chỉ giúp họ thấy được cái hay, cái đẹp mà còn mang lại cho họ sự thoải mái, giải tỏa những căng thẳng về trí óc, sống yêu đời hơn và học hỏi được nhiều bài học ứng xử với mọi người xung quanh. Trong các loại hình văn hóa nghệ thuật, phim truyện là loại hình được người dân yêu thích nhất(chiếm 62.5%), đặc biệt là các thể loại phim tâm lý xã hội như phim Hàn Quốc, phim hành động như: phim Mỹ, phim hình sự Trung Quốc, Hồng Kông. Phim Việt Nam được rất ít người xem. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho điều này: “Xem phim nước ngoài hấp dẫn hơn, kịch tính hơn, diễn viên đóng thật hơn và có nhiều tình huống bất ngờ, nguy hiểm”. ( Nam- 24tuổi- công nhân) “ Dạo này, phim Hàn Quốc chiếu nhiều lắm, toàn phim tình cảm lãng mạn…chị xem phim nước ngoài, diễn viên trẻ đẹp thành quen, thấy phim Việt Nam tự nhiên ngại xem, thỉnh thoảng cũng xem nhưng chẳng xem ra đầu, ra cuối gì cả.” (Nữ-28tuổi- nội trợ) Dân ca và ca khúc cách mạng cũng rất được người dân yêu thích, lần lượt chiếm 51,3% và 50.0%. Đây là loại văn hóa nghệ thuật được mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi yêu thích. Nghe nhạc làm họ quên đi mệt mỏi, thấy yêu đời và vui vẻ hơn. Còn có ý kiến cho rằng: “Âm nhạc là một liều thuốc rất hữu hiệu để chữa lành những vết thương lòng, thấy lòng nhẹ nhàng hơn”( Nam- 24 tuổi- sinh viên). Hơn nữa, “nhạc dân ca thi êm ái, du dương, mượt mà; nhạc cách mạng thì hào hùng mạnh mẽ và đầy khí thế chiến đấu của cha ông”( Nữ- 28tuổi- ở nhà). Nhạc quốc tế và sân khấu là hai loại hình nghệ thuật ít được yêu thích. Nhạc quốc tế sôi động, hợp với lứa tuổi thanh niên, nhưng lại bằng tiếng nước ngoài nên không phải bạn trẻ nào cũng thích. Họ không hiểu ý nghĩa của bài hát, không biết bài hát đó đang hát về cái gì nên tỷ lệ người nghe nhạc này không nhiều. Còn sân khấu chỉ những người trung niên và cao tuổi thích. Trái lại, những chương trình ca nhạc trên truyền hình được mọi người quan tâm nhiều như Sao mai điểm hẹn, Bài hát Việt, Quà tặng âm nhạc… Ngoài các chương trình thời sự, các chương trình văn hóa nghệ thuật thì các trò chơi giải trí trên ti vi cũng rất được mọi người yêu thích như: Ai là triệu phú, chiếc nón kỳ diệu, hành trình văn hóa, ở nhà chủ nhật…. Đây là những trò chơi “vừa cung cấp nhiều kiến thức lại vừa vui vẻ, hấp dẫn”( Nam- 48 tuổi- công nhân). Có thể nói, truyền thông đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân. Có được điều này là nhờ vào tính ưu việt của nó. Truyền thông không chỉ cung cấp cho con người những thông tin bổ ích, cập nhập, nâng cao dân trí và trình độ hiểu biết, nó còn mang lại cho con người sự thư giãn, thoải mái.Các hoạt động như xem ti vi, nghe đài, đọc báo…được diễn ra ở nhà vào buổi trưa và tối, vừa ít tốn kém về tiền bạc, hợp lý về thời gian, người dân có thể vừa làm công việc nhà, vừa xem ti vi. Nội dung chương trình luôn đa dạng, luôn đổi mới, chất lượng không ngừng được nâng cao, có nhiều kênh cho người dân lựa chọn ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp. *Đọc sách báo Trong các loại hình giải trí tại nhà, đọc sách báo chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,8%). Những loại văn liệu được người dân đọc nhiều là báo Phụ nữ, báo Hạnh phúc gia đình, báo An ninh thế giới, báo Thể thao. Báo Phụ nữ và báo Hạnh phúc gia đình rất được phái nữ quan tâm, đặc biệt là những người đã lập gia đình, vì theo họ “loại báo này cung cấp nhiều thông tin về gia đình, cuộc sống, tình yêu và cách đối xử trong quan hệ vợ chồng và với mọi người xung quanh” ( Nữ-26 tuổi- giáo viên).Còn báo An ninh có nhiều tin giật gân, nóng bỏng. Báo Thể thao cung cấp nhiều thông tin về thể thao trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân đọc báo không cao là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ở xã Tân Dương hiện nay. Với 66.1% hộ gia đình có mức sống trung bình, 22% hộ gia đình có mức sống khó khăn, thì chi phí cho việc mua báo thường xuyên không dễ. Khi hỏi: “Bạn có hay đọc báo chí không?”, kết quả chúng tôi thu được như sau: “Rất thích đọc nhưng không có điều kiện, ít có sách báo đọc, bỏ tiền mua thì tiếc” ( Nam- 42 tuổi-cán bộ đoàn) “Có, nhưng chị chỉ mua báo cũ thôi, cho đỡ tốn” (Nữ- 23tuổi- thợ cắt tóc). “Ít đọc lắm, không có điều kiện mua, chỉ thỉnh thoảng mượn” (Nữ- 28 tuổi- ở nhà) Nhìn chung, phần lớn người dân đều có nhu cầu đọc báo, nhưng do không có điều kiện mua. Bên cạnh đó, các địa điểm bán báo cho người dân còn rất ít. Người dân chủ yếu mua báo ở bưu điện xã. v Các hoạt động giải trí ngoài xã hội *Sang chơi nhà hàng xóm chiếm 47,6% Đây là loại hình giải trí khá phổ biến và đặc trưng của làng quê Việt Nam. Sự phát triển kinh tế xã hội đã kéo theo sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong các gia đình ở xã Tân Dương. Bên cạnh các ngôi nhà cao tầng, kín cổng, cao tường, san sát nhau chạy dọc quốc lộ 10, sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, càng đi sâu vào trong thôn ta dễ nhận thấy, phần lớn là các nhà mái bằng một tầng nằm xen kẽ giữa các khóm tre làng và được bao bọc bởi những ruộng lúa. Người dân ở đây sống rất chân tình, cởi mở, rất coi trọng mối quan hệ làng xóm “sớm lửa tối đèn có nhau”. Việc sang chơi nhà hàng xóm vừa củng cố mối quan hệ xóm làng, quan hệ thân giao, tạo sợi dây gắn kết các thành viên trong cộng đồng, vừa là nơi để trao đổi thông tin, giãi bầy tâm sự; vừa là nơi thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Ở đó, mỗi cá nhân luôn học được những cách ứng xử đúng đắn, giúp cá nhân phát triển nhân cách tốt và không ngừng hoàn thiện mình. Đó cũng là nơi họ tìm thấy những người bạn tri ân, giúp họ giải tỏa những nỗi niềm, những lo âu, những thắc mắc…trong cuộc sống. Việc sang chơi nhà hàng xóm còn là nơi để gặp gỡ và trao đổi những phương pháp về chăn nuôi, trồng trọt, những cách làm kinh tế giỏi. Chính vì thế, những lúc nhàn rỗi, tỷ lệ người dân sang chơi nhà hàng xóm rất cao. *Thăm hỏi họ hàng 37,4% người dân trả lời rằng họ thường đi thăm họ hàng trong thời gian rỗi. Việc thăm hỏi họ hàng vừa củng cố vững chắc mối quan hệ thân tộc sẵn có, vừa để thể hiện sự quan tâm và vừa để nhớ về cội nguồn. Sang chơi nhà hàng xóm hay thăm hỏi họ hàng là những hình thức giải trí ít tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc, mang lại sự thoải mái về mặt tinh thần, đổi mới cuộc sống nhàm chán thường nhật, tạo dựng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. *Ngoài các hoạt động giải trí được ưa thích ở trên, người dân còn rất hưởng ứng các buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng ở xã và lễ hội làng. Theo anh T.N.Y- 40 tuổi- cán bộ xã nhận xét:“Người dân ở đây cũng rất thích xem các buổi biểu diễn quần chúng. Ở đây, không giống các thành phố lớn nên điều kiện để đi xem trực tiếp các buổi biểu diễn không có”. Theo đánh giá của người dân:“Văn nghệ theo phong trào hay còn gọi là“cây nhà lá vườn”chỉ vậy thôi. Nhưng được cái đi xem không phải mất tiền. Tuy không được như ca sỹ chuyên nghiệp nhưng như thế là hay rồi” ( N.T.L- 24 tuổi- buôn bán nhỏ) Những buổi biểu diễn quần chúng còn là nơi để người dân gặp gỡ, trò chuyện giao lưu, kết bạn, nâng cao đời sống tinh thần. Hàng năm, xã Tân Dương có 2 lễ hội lớn: lễ hội Đình và lễ hội Chùa. Ngoài tham gia vào phần lễ, người dân rất nhiệt tình tham gia các trò chơi được tổ chức trong lễ hội như đu tiên, hát đúm, chọi gà, bóng đá, bóng chuyền…Họ đến tham gia lễ hội vì những lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là để cầu may(59.9%) và để vui chơi(23.4%). Lễ hội đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tín ngưỡng của người dân, là dịp để người dân giao lưu học hỏi và nâng cao tính cộng đồng làng xã. *Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi ít được người dân lựa chọn:đi chùa(5.9%), tham gia hoạt động thể dục thể thao(5.1%) và sinh hoạt câu lạc bộ. Đi chùa làng chủ yếu dành cho các cụ già và phụ nữ trung niên. Họ lên chùa để tìm sự thanh tịnh, thư thái và để thắp hương cầu khấn an bình. Một bộ phận không nhỏ người dân ở đây coi việc đi chùa thường xuyên là hành vi mê tín. Như bác B.V.C- nam- 53 tuổi- nghỉ hưu, đã trả lời rằng: “ Đi chùa? Tôi không mê tín. Tôi không tin. Số phận của mình là do mình quyết định”.Còn chị T.T.N- 26 tuổi- giáo viên nói rằng: “Chỉ khi nào có lễ lớn thì đến thắp hương qua loa rồi về chứ không mê tín, tư rằm mồng một thì không”. Sự tham gia của người dân vào hoạt động thể dục thể thao rất thấp. Hoạt động này chỉ mang tính phong trào thời vụ. Chẳng hạn, vào các dịp lễ tết hoặc hội hè, xã có tổ chức đá bóng giao hữu. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng xã phục vụ cho nhu cầu thể dục thể thao còn rất hạn chê, các địa điểm như sân bãi tập, các khu vui chơi còn thiếu nghiêm trọng. Hoạt động thể dục thể thao chưa phát triển rộng khắp trong toàn dân. Việc người dân tham gia vào các câu lạc bộ sinh hoạt còn rất thấp. Cả xã có một câu lạc bộ thơ “Nắng mới” dành cho các cụ nam có năng khiếu thơ ca và một đội văn nghệ phục vụ các dịp quan trọng của xã. Bảng 5: Mức độ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ của người dân (Với tổng số người được khảo sát là 760 người) Mứcđộ(%) Câu lạc bộ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tổng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷlệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Câu lạc bộ thơ 23 3.0 19 2.5 718 94.5 760 100 Đội văn nghệ 17 2.2 43 5.7 700 92.1 760 100 CLB thể thao 33 4.3 54 7.1 673 88.6 760 100 Mức độ người dân tham gia sinh hoạt thường xuyên câu lạc bộ rất thấp là do nhiều nguyên nhân: họ không có năng khiếu, không có thể lực, do họ còn bận bịu công việc đồng áng, con cái và một phần vì không có thời gian… Khi được hỏi “Vì sao cô không tham gia sinh hoạt câu lạc bộ trong xã?”, cô L.T.H- nữ- 37 tuổi- làm nghề nông, đã trả lời như sau: “Cô không tham gia hoạt động nào ở địa phương. Cháu thấy đấy, cô đi làm cả ngày ngoài đồng. Về nhà mệt rồi. Chẳng đi đâu hết. May ra thì sang nhà hàng xóm, anh em họ hàng chơi một lúc rồi về”. 2.2. Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân trong thời gian rỗi Khi nhu cầu đời sống tinh thần của con người tăng cao thì các dịch vụ giải trí để thỏa mãn nhu cầu cũng tăng theo.Trong một vài năm gần đây, các dịch vụ như Karaoke, internet, các cửa hàng cho thuê băng đĩa ở xã cũng khá phát triển. Nhưng gần ấy cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân. Bảng 6: Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân (Với tổng số người được khảo sát là 117 người) Dịch vụ Số lượng(người) Tỷ lệ(%) Hát Karaoke Internet Bia Game online Thuê băng đĩa 37 25 4 5 72 31.6 21.4 3.4 4.3 61.5 Dịch vụ giải trí được người dân sử dụng nhiều nhất là thuê băng đĩa(61,5%). Với 75% hộ gia đình có đầu video, 88.4% người dân lựa chọn hình thức xem tivi/ video trong thời gian rỗi và kéo theo là 61.5% người dân sử dụng dịch vụ thuê băng đĩa. Và cũng có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự lựa chọn này: tỉ lệ gia đình có đầu video cao, băng đĩa nhạc, đĩa phim sẵn có, thuận tiện để lựa chọn, thể loại phong phú cho mọi lứa tuổi, không bị lệ thuộc về mặt thời gian và chi phí không cao. Tuy nhiên, người dân ở đây thuê chủ yếu là đĩa phim, đặc biệt là phim Mỹ, phim Hồng Kông, phim Hàn Quốc. Còn đĩa nhạc thường được người dân mua vì theo họ, phim chỉ xem lần đầu còn hứng thú, những lần sau biết nội dung rồi nên xem lại không còn sự hồi hộp, kịch tính nữa, còn đĩa nhạc có thể nghe đi nghe lại vẫn thấy hay. Dịch vụ karaoke cũng chiếm tỉ lệ khá cao (31,6%). Những người sử dụng dịch vụ này phần lớn là thanh niên chưa có gia đình. Theo anh N- 24 tuổi- công an xã: “Thanh niên ở đây hay rủ nhau đi hát và hay ra quán. Như thế họ cảm thấy tự nhiên hơn, vui hơn. Còn người lớn chủ yếu hát ở nhà vì ở đây có rất nhiều gia đình có đầu máy để hát karaoke”. Internet cũng khá phát triển (21,4%). Những người truy cập internet chủ yếu là thanh thiếu niên. Họ truy cập internet với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để tra cứu thông tin (40%) và đọc tin tức (36%). Khoa học công nghệ hiện đại làm cho thời gian lao động của con người giảm đi, thời gian nhàn rỗi tăng lên. Việc phát triển Internet rộng khắp đã giúp kết nối con người lại gần nhau hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Khi truy cập internet, con người vừa có thể đọc tin tức ở mọi lĩnh vực để nâng cao hiểu biết, thưởng thức âm nhạc, thư giãn, chát, trò chuyện để thỏa mãn nhu cầu giao lưu kết bạn, đàm thoại, bày tỏ quan điểm ý kiến của bạn với người khác về một vấn đề nào đó và cũng có thể chơi các trò chơi để rèn luyện tư duy, tính phản xạ…Ích lợi mà internet đem lại cho con người rất nhiều. Nhận thức được điều đó, một vài năm trở lại đây, internet ở đây cũng khá phát triển và thanh niên là người rất năng động trong lĩnh vực này. Bi- a là dịch vụ giải trí ít được sử dụng nhất vì ở đây chưa có nhiều quán để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. vNhững loại hình giải trí ưa thích nhưng không có điều kiện tham gia như xem phim, xem ca nhạc ngoài rạp và đi du lịch. Nguyên nhân chính khiến người dân không có điều kiện tham gia là do chi phí cao và không có thời gian: “Xem phim ở các rạp lớn ngoài thành phố mất khá nhiều tiền, khoảng hơn 20000 đồng/1 vé. Với mức sống ở đây, không nhiều người có điều kiện làm việc đó”,anh T- 24 tuổi –sinh viên, đã trả lời như vậy. v Chi phí cho nhu cầu giả trí của người dân rất thấp. Hầu như các gia đình không có quỹ riêng cho giải trí. Tóm lại, qua phân tích thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, có thể nhận thấy rằng các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi được nhiều người dân lựa chọn là xem ti vi/video, nghe đài, sang chơi nhà hàng xóm và thăm hỏi họ hàng. Đây là những loại hình giải trí thông dụng, có nhiều tiện ích như đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin, nhu cầu giao tiếp, học hỏi, đem lại cho con người sự thoải mái, giải tỏa những căng thẳng, lo âu, buồn phiền, mang lại hiệu quả cao trong công việc, tạo dựng và củng cố các mối quan hệ thân tộc, làng xóm, ít tốn kém về mặt tiền bạc, hợp lý về mặt thời gian, giúp con người không ngừng hoàn thiện nhân cách. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi ít được người dân tham gia như đi chùa, tham gia thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các địa điểm như sân bãi tập, khu vui chơi dành cho nhân dân chưa nhiều. Các dịch vụ giải trí được người dân sử dụng nhiều là: thuê băng đĩa, hát karaoke và truy cập internet. Đây là những dịch vụ giúp người dân nâng cao đời sống tinh thần, thưởng thức văn hóa nghệ thuật và tiếp nhận thông tin. Nhìn chung, hầu kết các dịch vụ giải trí tại đây là những dịch vụ giải trí mới du nhập. Những dịch vụ giải trí mang tính độc đáo và có màu sắc địa phương gần như vắng bóng. 3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi của người dân Việc lựa chọn các hình thức giải trí góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người được nâng cao và tăng cường mối liên hệ giao tiếp giữa người với người trong xã hội. Nhưng đôi khi những mong muốn của con người lại không phải bao giờ cũng được thỏa mãn vì nhiều yếu tố kinh tế- xã hội chi phối. Do vậy, mỗi người đều có sự lựa chọn và mức độ tham gia một số loại hình giải trí trong thời gian rỗi phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình. 3.1. Yếu tố nghề nghiệp Mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng và đều ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi.Quỹ thời gian rỗi ở mỗi nghề cũng không giống nhau.Với những người làm việc theo giờ hành chính, họ được rỗi sau những ngày làm việc theo giờ quy định: ngày làm 8 tiếng, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ được nghỉ. Còn đối với một số nghề như: nông nghiệp, buôn bán, thợ xây, đồng nát…thì khó xác định ranh giới giữa thời gian rỗi và thời gian làm việc. Khi được hỏi “Một ngày anh( chị) có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi?”, chị B.T.L làm nghề buôn bán đã trả lời chúng tôi rằng: “Khi nào không có khách thì là thời gian rỗi đấy. Nhưng mà cũng ít lắm. Khi nào vắng khách thì lại tranh thủ nấu cơm, giặt quần áo. Em cũng biết đấy, bán hàng này thì phải bán suốt ngày, thời gian bán hàng cũng không cố định như công nhân viên chức ngày làm 8 giờ đâu”. Còn với chị V.T.N làm nghề nông: “ít lắm, việc nhà nông quanh năm chân lấm tay bùn”. Với mỗi nghề khác nhau, lượng thời gian rỗi khác nhau nên mức độ tham gia một số loại hình giải trí cũng khác nhau. Bảng 7: Tương quan giữa nghề nghiệp của người trả lời và việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Nghề nghiệp Hoạt động Nông nghiệp Ngư nghiệp CBCNVNN Tiểu thủ công nghiệp Làm cho cty liên doanh nươc ngoải Lam cho công ty tư nhân Kinh doanh Buôn bán nhỏ Xe ôm Thợ xây, thợ môc Đồng nát Việc khác Nghỉ hưu Nghe đài 24.4 14.3 23.4 12.0 27.3 22.2 20.4 22.6 0 29.6 0 27.3 31.3 Xem TV/ Video 88.9 100 90.9 92 81.8 94.4 85.2 88.7 100 81.5 100 63.6 93.8 Đi chủa 4.8 0 10.4 0 0 0 7.4 11.3 0 0 50 0 4.2 Thăm hỏi họ hàng 43.4 42.9 27.3 44 9.1 38.9 24.1 37.4 42.9 44.4 0 22.7 35.4 Sang chơi nhà hàng xóm 53.6 71.4 40.3 56 45.5 61.1 40.7 38.3 85.7 48.1 50 40.9 35.4 Karaoke 2.1 0 5.2 4.0 18.2 16.7 13 7.0 14.3 7.4 0 9.1 2.1 Tham gia TDTT 2.7 0 7.8 8.0 9.1 0 11.1 4.3 0 11.1 0 13.6 8.3 Đọc sách báo 10.5 14.3 36.4 28 36.4 16.7 14.8 18.3 14.3 11.1 0 22.7 37.5 Đi chơi cùng bạn bè 8.7 0 19.5 16 9.1 27.8 24.1 7 14.3 22.2 0 22.7 12.5 Làm việc khác 19.3 14.3 9.1 16 18.2 16.7 24.1 13.9 28.6 14.8 0 18.2 18.8 Nhìn chung, ở tất cả các ngành nghề, việc xem ti vi/ video và sang chơi nhà hàng xóm vẫn là những hoạt động giải trí phổ biến nhất của người dân. Dù ở nghề nào thì nhu cầu tiếp nhận thông tin để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu tạo dựng và củng cố các mối quan hệ đều rất cần thiết. Phần trăm chênh lệch giữa nhóm người làm nghề đồng nát với các nhóm nghề khác trong hoạt động đi chùa là rất lớn. Trong hoạt động đi lễ chùa, những nhóm nghề ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm việc tại công ty liên doanh, công ty tư nhân, xe ôm, thợ xây, thợ mộc đều chiếm 0 %. Trái lại, cũng trong hoạt động này, nhóm làm nghề đồng nát chiếm 50%. Tuy vậy, cuộc sống của họ thường khó khăn, vất vả, thu nhập rất thấp. Phần lớn họ lên chùa để cầu tài, cầu lộc, mong được thoát khỏi nghèo nàn. Hoạt động giải trí của nhóm nghề này tập trung vào xem ti vi (100%), đi chùa(50%), sang chơi nhà hàng xóm(50%) và các hoạt động khác(0%). Bảng tương quan trên cho thấy, các hình thức giải trí của những người làm công chức, kinh doanh, buôn bán nhỏ và nghỉ hưu thì đa dạng và phong phú hơn. Phần lớn những người thuộc nhóm nghề này thường có thu nhập cao. Đời sống vật chất của họ được đảm bảo. Họ luôn mong muốn tham gia vào nhiều hoạt động để không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng sống. Việc tham gia vào nhiều hoạt động giải trí sẽ giúp họ phát triển toàn diện hơn. Còn đối với những người nghỉ hưu, phần lớn thời gian của họ là thời gian rỗi. Đây là thời điểm họ được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già, không còn ham thú với công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên, khát vọng tái hòa nhập xã hội trong họ vẫn rất cao. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí sẽ giúp họ vơi bớt cô đơn tuổi già, sống vui, khỏe, nâng cao tuổi thọ. Họ cảm thấy vẫn là người có ích cho xã hội. Các hoạt động giải trí của những người làm nghề ngư nghiệp hay đồng nát đều rất đơn điệu. Chủ yếu họ tham gia vào các hoạt động giải trí tại nhà như xem ti vi hay sang chơi nhà hàng xóm. Đây là những người tham gia lao động sản xuất trực tiếp. Họ làm việc vất vả, thu nhập thấp. Họ phải làm thêm để kiếm sống. Do đó, thời gian dành cho nghỉ ngơi và giải trí là rất ít. 3.2. Trình độ học vấn Khi trình độ học vấn khác nhau, thì cách nhìn nhận và đánh giá về một vấn đề xã hội sẽ khác nhau. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại hình và phương thức hành động vui chơi, giải trí trong thời gian rỗi của người dân.Trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ sử dụng các loại hình hoạt động giải trí càng nhiều. Do đó, đời sống văn hóa tinh thần càng phong phú và đa dạng Bảng 8: Tương quan giữa trình độ học vấn của người trả lời và sự tham gia vào các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Học vấn Các loại hình Tiểu học trở xuống THCS PTTH PTTH trở lên Tổng Nghe đài người 38 74 47 18 177 % 24.5 21.0 25.5 30.0 23,7 Xem TV/ video người 130 318 162 55 665 % 83.9 90.1 88.0 91.7 88,4 Đi chùa người 8 17 15 5 45 % 5.2 4.8 8.2 8.3 6.0 Thăm hỏi họ hàng người 63 149 53 17 282 % 40.6 42.2 28.8 28.3 37,5 Sang chơi nhà hàng xóm người 70 177 90 20 357 % 45.2 50.1 48.9 33.3 47.5 Hát karaoke người 5 14 15 5 39 % 3.2 4.0 8.2 8.3 5.2 Tham gia hoạt động TDTT người 5 17 12 5 39 % 3.2 4.8 6.5 8.3 5.2 Đọc sách báo người 15 47 48 25 135 % 9.7 13.3 26.1 41.7 18.0 Đi chơi cùng bạn bè người 16 37 30 10 93 % 10.3 10.5 16.3 16.7 12.4 Làm việc khác người 28 67 27 8 130 % 18.1 19.0 14.7 13.3 17.3 Tổng người 155 353 184 60 752 % 20.6 46.9 24.5 8.0 100 Bảng tương quan trên cho thấy những người có trình độ PTTH trở lên tham gia các hoạt động giải trí nhiều nhất, đặc biệt vì mục đích tiếp nhận thông tin như xem ti vi (91.7%) hay đọc sách báo (41.7%). Đây là nhóm xã hội có trình độ học vấn nhất định và luôn nhạy bén với các vấn đề xã hội. Họ luôn có nhu cầu trau dồi và làm giàu kiến thức. Quả thực là, để tồn tại được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, để tìm được việc làm ổn định, có thu nhập cao, mỗi cá nhân phải không ngừng vươn lên, phải năng động, sáng tạo và phải luôn tự trau dồi kiến thức. Đây chính là hành trang cần thiết để con người bước vào cuộc sống. Việc đọc sách báo hay xem ti vi luôn cung cấp những thông tin bổ ích và cập nhập. Những thông tin trên báo chí, ti vi không chỉ làm cho kho tàng kiến thức của mỗi cá nhân thêm phong phú mà còn giúp ích cho chuyên môn nghề nghiệp của chính họ. Đối với nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (27).doc
Tài liệu liên quan