Đề tài Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn

Theo số liệu thu thập được qua cuộc khảo sát thì đối với nghề đi biển thì nam giới chiếm đa số, nữ giới tham gia vào công việc đi biển chỉ có 13,79% trên tổng số người được hỏi. Trong khi đó thì ở các công việc khác thì nữ chiếm số đông nhiều hơn. Cụ thể là ở việc buôn bán nữ chiếm tới 88,9% còn ở công nhân nữ cũng cao hơn nam chiếm 66,6% tổng số. Như vậy thực trạng việc làm ở đây có sự phân biệt theo giới. Nam chủ yếu đi biển, nữ chủ yếu ở nhà buôn bán cá, nội trợ và cũng có phụ nữ đi làm công nhân.

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày lễ lớn, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước, Đài truyền thanh phường tham gia phát 438 tin, 102 bài, gởi cộng tác với đài truyền thanh Thành phố với 25 tin, 04 bài. Làm 02 chương trình địa phương phát sóng đài Thành phố, 01 chương trình dự thi gồm 03 bài đạt giải 02 bài. Tham gia giải bóng chuyền bãi biển do Thành phố tổ chức và giải bóng chuyền nữ doLĐLĐ Thành phố tổ chức. * Về y tế và công tác dân số, gia đình và trẻ em: Công tác y tế: Năm 2008 với mục tiêu duy trì phường đạt chuẩn Quốc gia y tế xã, phường, UBND phường Quang Trung tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2008 với kết quả sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch bằng loa đài 443 buổi, 27 lần tuyên truyền trực tiếp có 1.644 lượt người tham gia, tư vấn tại trạm 240 lần. - Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế Quốc gia: thực hiện tốt chương trình chiến dịch phòng chống suy dinh dưỡng, kết quả tổng số trẻ được cân 1.557/1.569 trẻ: trẻ suy dinh dưỡng 128/1.557 trẻ chiếm tỷ lệ 8,22%. Chương trình tim chuẩn mở rộng được duy trì thường xuyên vào các ngày 25- 28 hàng tháng tại trạm đạt tỷ lệ 94,36%. - Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh tại cơ sở trong năm 2008 đã tổ chức khám bệnh cho 202 người cao tuổi. - Trong năm 2008 số người mắc bệnh sốt xuất huyết có 8 trường hợp so với năm 2007 giảm 11 trường hợp, bệnh sốt ENGUNE 16 trường hợp so với năm 2007 giảm 03 trường hợp, bệnh cúm 140 trường hợp so với năm 2007 giảm 13 trường hợp, tiêu chảy 32 trường hợp so với năm 2007 tăng 05 trường hợp, hội chứng lỵ 03 trường hợp so với năm 2007 giảm 01 trường hợp, thủy đậu 04 trường hợp so với năm 2007 tăng 02 trường hợp, tay chân miệng 07 so với năm 2007 tăng 017 trường hợp Công tác dân số - gia đình & trẻ em: Theo số liệu thống kê dân số hiện nay, trong toàn phường cos.882 hộ với 19.970 nhân khẩu, trong đó khu vực 1 có 1.013 hộ với 3.885 nhân khẩu, khu vực 2 có 739 hộ với 3.232 nhân khẩu, khu vực 3 có 351 hộ với 1.424 nhân khẩu, khu vực 4 có 836 hộ với 1.532 nhân khẩu, khu vực 7 có 308 hộ với 1.413 nhân khẩu, khu vực 8 có 559 hộ với 2.817 nhân khẩu. - Trong năm sinh 192 cháu, trong đó sinh con thứ 3 : 14 trường hợp chiếm 7,4% so với năm 2007 tăng 0,8%. - Công tác kế hoạch hóa gia đình : đặt vòng: 179/220 đạt 81,36%; triệt sản nữ: ¾ đạt 75%; bao cao su: 763/440 đạt 173,4%; uống thuốc tránh thai: 312/185 đạt 168,64% tiêm tránh thai: 56/60 đạt 93,33%; thuốc cầy: 6/10 đạt 60%. - Thực hiện tốt công tác đăng ký quản lý hộ tịch theo Nghị định 158/CP UBND phường đăng ký khai sinh 423 trường hợp, đăng ký kết hôn: 162 trường hợp, chứng tử: 53 trường hợp. 1.2.4. Công tác an ninh – quốc phòng: * Công tác an ninh: Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ các ngày lễ lớn, giữ gìn ANCT – TTATXH, TTATGT trên địa bàn. Tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, kịp thời phát hiện triệt phá các băng nhóm tội phạm hoạt động trên địa bàn. - Trong năm phạm pháp hình sự xảy ra 26 vụ ( giảm 6 vụ so với cùng kỳ) trong đó giết người xảy ra 02 vụ; trộm cắp tài sản 14 vụ; chứa mại dâm 01 vụ; cờ bạc 01 vụ; hậu quả bị chết 02 người, bị thương 03 người, mất 08 xe máy và một số tài sản khác ước tính 15 triệu đồng. bắt 41 đối tượng. - Vi phạm hành chính xảy ra 21 vụ trộm vặt, bắt 25 đối tượng, phạt tiền 12 trường hợp với số tiền 2.550.000đ, áp dụng biện pháp khác 13 trường hợp; đánh nhau gây mất trật tự công cộng 24 vụ, bắt 68 đối tượng, phạt tiền 45 trường hợp; đập phá tài sản 05 vụ, bắt 09 đối tượng phạt 2.100.000đ (so với cùng kỳ giảm 26 vụ). - Tai nạn giao thông xảy ra 3 vụ làm chết 3 người, so với cùng kỳ tăng 2 vụ, tăng 2 người chết và 3 người bị thương; va chạm giao thông 48 vụ, bị thương nhẹ 60 người, thiệt hại 3.700.000đ; cháy xảy ra 1 vụ thiệt hại khoảng 1 triệu đồng; chết nước 1 vụ làm chết 1 người; cờ bạc 2 vụ bắt 5 đối tượng, thu giữ 1 bộ bầu cua và 150.000đ. - Tình hình ANQG: Khách nước ngoài đến địa bàn có 6 người so với cùng kỳ tăng 5. Việt Kiều tạm trú trên địa bàn phường có 39 người. - Công tác phòng ngừa tội phạm: + Mở 3 lớp tuyên truyền pháp luật cho 91 người, 3 lớp giáo dục pháp luật cho 85 đối tượng hình sự ; TTN chậm tiến; kiểm điểm trước dân 10 đối tượng; gọi hỏi, răn đe giáo dục 65 đối tượng vi phạm; đưa vào quản lý NĐ 163/CP 28 đối tượng; lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục 5 đối tượng; lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng 06 đối tượng. + Bắt, vận động đối tượng truy nã 3 đối tượng; xóa các tụ điểm TNXH 2/3 tụ điểm. + Phối hợp với phòng PC 17 bắt khám xét 2 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy và phối hợp với phòng PC14 bắt khám xét 1 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. + Xử phạt theo NĐ 150/CP 93 trường hợp; NĐ 146/CP 26 trường hợp; NĐ 87,88/CP 5 trường hợp; theo NĐ 47/CP phát hiện và thu giữ 1 quả pháo 102 ly và 2 quả đạn M79. - Tham mưu cho đảng ủy phường tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chỉ thị 06/CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Quy Nhơn về tăng cường bảo vệ dân phố và tổ bảo vệ dân phố các khu vực. * Công tác Quốc phòng: Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ quân sự quốc phòng năm 2008. Thực hiện nghiêm túc các chế độ trực chỉ huy, trực SSCĐ,XD và triển khai thực hiện tốt các kế hoạch công tác trong năm. - Tổng kết 12 năm thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ. - Tổ chức đăng ký khám sức khỏe cho thanh niên độ tuổi 17 được 172 TN (đăng ký trực tiếp 136 TN đạt 79%, đăng ký gián tiếp 36 TN đạt 21%). - Tổ chức khám sơ tuyển NVQS năm 2008 có 210/264 đạt 79,5%. - Khám sức khỏe NVQS có 161 thanh niên biến động 24 còn lại phải khám 137, đi khám 118 thanh niên đạt 86,1% đạt sức khỏe 39 thanh niên. - Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và BCH các khu vực hoàn thành tốt công tác giao quân lên đường làm NVQS năm 2008 có 16 TN đạt tỷ lệ 100%. 1.2.5. Công tác xây dựng chính quyền: Năm 2008, hoạt động của chính quyền đã có nhiều cố gắn trong việc tổ chức và điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh. Hiệu quả hoạt động từng bước nâng lên, duy trì họp trực báo kỳ hàng tháng, nâng cao chất lượng và hiệu quả xử lý các công việc, đảm bảo giải quyết kịp thời công việc cho nhân dân theo cơ chế “một cửa” lề lối làm việc của công chức UBND có nhiều tiến bộ. Trong năm đã tiến hành củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ 3 khu vực, bầu mới 1 phó Chủ tịch UBND phường nhiệm kỳ 2004-2009 và bổ sung thay thế một cán bộ LĐTBXH. Hoàn thành công tác đánh giá, kiểm điểm cán bộ, công chức năm 2008. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND phường có nhiều cố gắn UBND phường đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các chỉ tiêu pháp lệnh về kinh tế - xã hội. 1.2.6 Đánh giá chung: Nhìn chung trong năm 2008 Phường Quang Trung đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế của phường có bước phát triển khá; công tác quản lý, chỉnh trang đô thị có nhiều tiến bộ; các hoạt động văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; các chính sách xã hội được triển khai kịp thời và hiệu quả góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo. Công tác tiếp dân được duy trì thường xuyên; công tác tư pháp hộ tịch, giải quyết đơn thư có nhiều cố gắng, đảm bảo đúng quy định pháp luật; ANCT – TTATXH được giữ vững. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần phải được khắc phục sau: - Công tác quản lý đất đai có bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên tình trạng lấn chiếm xây dựng trái phép vẫn còn xảy ra do một số hộ dân chưa chấp hành tốt Luật xây dựng. Cán bộ một số khu vực chưa báo cáo kịp thời việc người dân lấn chiếm đất đai xây dựng trái phép, việc xử lý vi phạm đôi khi còn chưa kịp thời và kiên quyết, biện pháp chế tài xử phạt quy định cho cấp phường, xã quá nhẹ nên không răn đe được bên cạnh đó các quy định của Nhà nước chưa sát với điều kiện thực tế ở cơ sở làm cho công tác chống lấn chiếm XD trái phép gặp nhiều khó khăn. - Tiến độ thu tiền nhân dân đóng góp làm vỉa hè bằng gạch Block chậm. - Công tác dân số gia đình & trẻ em : Tuy tỷ suất sinh năm 2008 có giảm so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng 0,8%, một số chỉ tiêu về các biện pháp tránh thai chưa đạt chỉ tiêu trên giao. Công tác phòng chống dịch bệnh thực hiện chưa được thường xuyên chặt chẽ, nên trên địa bàn phường đã phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết. - Trật tự an toàn xã hội từng nơi từng lúc còn diễn biến phức tạp, tình hình trộm cắp, đánh nhau vẫn xảy ra nhất là đối tượng thanh thiếu niên. 1.3. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009. Nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết HĐND phường về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. ANQP năm 2009, tạo tiền đề phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2005-2010) do nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XIII đề ra, UBND phường Quang Trung xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm 2009, cụ thể như sau: * NHỮNG CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2009: Tổng ngân sách đạt 100% kế hoạch thành phố giao; Tổng thu các loại quỹ đạt 100% chỉ tiêu; Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,5%; Giảm tỷ suất sinh 0,5%; Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 8%; Gọi công dân nhập ngũ đạt: 100% chỉ tiêu thành phố giao; Tỷ lệ dân quân đạt chỉ tiêu thành phố giao (0,68% so với dân số) Đăng ký gia đình văn hóa: 95%; Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 1%; Giữ vững đơn vị xóa mù, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và THCS, giữ vững chuẩn quốc gia Trường Tiểu học, phấn đấu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đạt đơn vị văn hóa cấp tỉnh. 1.4. Đôi nét khái quát về khu vực tái định cư ở phường Quang Trung. Khu vực tái định cư tại phường Quang Trung thuộc dân cư khu vực I,II, của phường Trần Phú và một số dân thuộc phường Hải Cảng lên sinh sống phục vụ cho dự án xây dựng đường Xuân Diệu. Khu vực tái định cư ở phường Quang Trung hay còn gọi là khu vực “Xóm Tiêu” bao gồm ba khu vực : - khu vực VI có 358 hộ với 1532 người dân đang sinh sống. - Khu vực VII có 308 hộ với 1413 người dân. - Khu vực VIII có 559 hộ với 2817 người dân. Tổng số hộ ở khu tái định cư là 1225 (hộ) với 5762 nhân khẩu. - Về mặt cơ sở vật chất : ở khu vực tái định cư cơ sở vật chất được xây dựng tương đối đầy đủ : có nhà ở kiên cố, có đường sá, có trường học từ mầm non đến THCS, có chợ và dịch vụ điện nước đầy đủ. - Về việc làm : ở khu vực ở khu vực tái định cư phần lớn người dân ở đây là làm nghề biển cũng như các nghề phụ từ biển. Ngoài ra cần thấy rằng sau khi lên khu vực tái định cư đã có nhiều người chuyển từ nghề biển sang các nghề khác như : công nhân, buôn bán, xe ôm… - Vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng trước đây khá phức tạp nhưng giờ đây phần nào đã được xử lý. Trên đây là một vài thông tin về khu vực dân cư do UBND phường Quang Trung cung cấp. Đây là nguồn thông tin quan trọng, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về khu vực tái định cư. 2. THỰC TRANG VIỆC LÀM Ở KHU VỰC TÁI ĐỊNH CƯ Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG – TP QUY NHƠN. 2.1. Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung.. Theo số liệu điều tra của lớp CTXH – K28 năm 2008 thì sau khi di dời lên khu tái định cư – khu vực VI,VII,VIII phường Quang Trung cơ cấu việc làm đã có sự thay đổi. Sự thay đổi này được thể hiện ở bảng số liệu sau đây. Bảng 1: Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân trước và sau TĐC ( 2008) Nghề nghiệp Trước TĐC % Sau khi TĐC % Nghề biển 172 60,7 140 49,4 Buôn bán 44 15,5 49 17,3 Công nhân 20 7,2 22 7,9 Nghề khác 47 16,6 72 25,4 * Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp trước – sau TĐC năm 2008. Qua bảng số liệu ta thấy được rằng tuy có sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề. Nhưng sự thay đổi này là không lớn nghề biển giảm xuống 60,7%, sau khi về tái định cư số người dân theo nghề biển chỉ còn 49,4%, giảm xuống tới 11,3% tức là trong 486 người được hỏi có 32 người đã không còn tiếp tục làm biển. Trong đó thì nghề công nhân, buôn bán có phần tăng lên theo tỉ lệ cụ thể là: buôn bán từ 15,5% lên 17,3% còn công nhân từ 7,2% lên 7,9%, còn một số nghề khác có sự tăng lên lớn hơn từ 16,6% lên đến 25,4%. Trên đây là những số liệu được khảo sát từ năm 2008, để minh chứng thêm cho sự thay đổi cơ cấu này, ta hãy đánh giá vấn đề qua bảng số liệu mới khảo sát gần đây: Bảng 2 :Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân trước và sau TĐC (4/ 2009) Nghề nghiệp Trước TĐC % Sau TĐC % Nghề biển 55 55 29 29 Buôn bán 25 25 21 21 Công nhân 5 5 15 15 Nghề khác 15 15 31 31 * Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp trước – sau TĐC năm 2009. Với bảng số liệu mới khảo sát trên ta cũng thấy được có sự thay đổi. Về cơ bản nghề biển vẫn giảm, nhưng ở thời điểm này mức giảm lớn hơn nhiều, từ 55% xuống còn 29% tức là giảm gần một nữa. Còn nghề buôn bán lại có sự khác biệt so với một năm về trước, buôn bán đã giảm 3% (từ 25% xuống còn 21%) vậy tại sao buôn bán lại có sự giảm xuống như vậy. Trong quá trình phỏng vấn sâu người dân em có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do trước đây họ buôn bán cá ở chợ còn giờ chuyển lên khu tái định cư đường xa, buôn bán khó khăn nên nhiều phụ nữ ở nhà làm nội trợ hay làm một số việc nghề khác. Công nhân cũng có sự tăng lên trong cơ cấu nghề nghiệp của người dân ở đây, tăng từ 5% lên đến 15% đây là một mức tăng khá lớn, họ chủ yếu vào làm công nhân ở các xí nghiệp gỗ và là những người có độ tuổi không quá 40(tuổi) Một số công việc khác như : chạy xe ôm, thợ xây dựng, thợ làm đầu, nội trợ ở nhà…cũng có sự tăng lên tới 16% (Từ 15% - 31%).Đây là hệ quả tất yếu của sự chuyển dịch khi lên khu tái định cư nghề biển đang thực sự gặp nhiều khó khăn. Về mặt cơ cấu nghề nghiệp trước và sau tái định cư nhìn chung có sự thay đổi, nhưng nghề chính nuôi sống dân cư ở đây vẫn là nghề biển, dù có sự giảm xuống trong cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng. Vì sao lại có thực trạng như trên? - Đầu tiên do khu vực tái định cư xa biển (3-4km) nên khó khăn trong việc đi lại và quản lý tài sản. - Do giá cả thị trường có nhiều biến động (đặc biệt là giá xăng dầu) - Khi chuyển lên khu tái định cư ở phường Quang Trung nơi đây có một số cơ sở xí nghiệp mọc lên nên phần nào đó thu hút một bộ phận lao động vào làm việc để đảm bảo ổn định cuộc sống hơn. 2.2 Vấn đề thu nhập của người dân sau tái định cư. Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm khi chúng tôi xuống khu vực tái định cư khảo sát. Thu nhập của người dân có tốt hơn trước khi lên tái định cư hay không? Và hiện tại có đảm bảo cuộc sống của gia đình họ hay không? Đó là những câu hỏi tôi sẽ tìm được câu trả lời được sau cuộc khảo sát: Số liệu điều tra năm 2008 cho thấy: Bảng 3 : Mức thu nhập trung bình của người dân khu vực TĐC ( 2008) Mức thu nhập Dưới 1 triệu đồng Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng Trên 2 triệu đồng Tỉ lệ % 28,9% 42,7% 28,4% * Biểu đồ cơ cấu mức thu nhập của người dân năm 2008. Ơ đợt khảo sát vừa qua thì có kết quả như sau : Bảng 4 :Mức thu nhập trung bình của người dân tái định cư ( 4/ 2009.) Mức thu nhập Dưới 500.000 đồng Từ 500.000 < 1 triệu đồng 1triệu >2triệu đồng Trên 2 triệu Tỉ lệ % 20% 37% 34% 9% * Biểu đồ cơ cấu mức thu nhập của người dân năm 2009 Nhìn vào hai bảng số liệu mức thu nhập của người dân ta ở hai thời điểm cách nhau một năm đã có sự thay đổi.Mức dưới 1 triệu đồng đã tăng lên từ 28,9% lên tới 57%. Qua việc điều tra bảng An két kết hợp với các cuộc phỏng vấn sau thì thấy rằng đa số người dân có thu nhập dưới 1 triệu ở đây là những người buôn bán nhỏ, đặc biệt là mức dưới 500.000(đ) chủ yếu là người ở nhà nội trợ. Trước đây họ có thể buôn bán(chủ yếu buôn bán cá) nhưng do về khu tái định cư buôn bán cá ở chợ đường quá xa nên họ ở nhà hoặc đầu tư ít vốn để buôn bán nhỏ ở nhà. Mức thu nhập từ 1 triệu đến 2 triệu(34%) thì có sự giảm sút so với năm 2008 Điều đáng chú ý ở đây là mức thu nhập trên 2 triệu đã có sự giãm sút đáng kể, năm 2008 là 28,4% còn hiện nay là 9% trong tổng số người được hỏi. - Khi được hỏi : “Hiện nay thu nhập của ông(bà) so với trước khi chuyển lên khu tái định cư có tốt hơn không?” thì thu được kết quả sau: Trong 100 người trả lời thì có 58% cho là thu nhập kém đi 36% cho là tốt hơn, còn 6% cho là vẫn như trước đây. Trên đây chỉ là những số liệu thu nhập qua một cuộc khảo sát nhỏ. Tuy nhiên phần nào cũng giúp ta thấy rằng : khi chuyển lên khu tái định cư một bộ phận người dân đang nghèo đi. - Từ thực trạng thu nhập giảm sút đó mà củng qua cuộc khảo sát khi hỏi về có đảm bảo cuộc sống của gia đình hay không? Thì có tới 70% cho là không đảm bảo, chỉ có 26% cho là đảm bảo và 4% là đảm bảo một phần. Khi đi sâu hơn vào vấn đề “tại sao không đảm bảo?” thì thấy rằng : khi lên khu tái định cư thì người dân đã phải chi tiêu nhiều hơn : ví dụ như trước đây tiền nước, tiền vệ sinh, tiền an ninh… không có, mặt khác giá cả xăng dầu, thức ăn ngày càng tăng đó là nguyên nhân của thực trạng trên. Từ thực trạng trên đã tác động tiêu cực đến tất cả mọi mặt của đời sống người dân. Về mặt chất lượng đời sống của người dân ngày càng giảm sút, về mặt giáo dục : thanh thiếu niên bỏ học nhiều, các dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường, vui chơi, giải trí… bị hạn chế khi tiếp cận. 2.3. Thời gian lao động thực tế của người dân ở khu tái định cư ở phường Quang Trung. Thực trạng cơ cấu việc làm ở khu vực tái định cư phường Quang Trung hiện nay rất đa dạng : ngoài nghề biển là nghề cơ bản của người dân thì ở đây còn có người buôn bán, công nhân, lao động phổ thông như : xe ôm, may mặc, làm tóc,… Chính vì vậy thực tế sử dụng quỹ thời gian trong một ngày của mỗi nghề lại có sự khác nhau. Thực tế nếu người dân là công nhân, là viên chức nhà nước thì khung giờ của họ đã được quy định theo cơ chế pháp luật của chúng ta. Nhưng ở đây thời gian lao động nghề nghiệp cần quan tâm là: - Người lao động nghề biển : trong các cuộc trò chuyện, phỏng vấn sâu đối với người đi biển họ cho biết rằng : nghề biển không có thời gian cố định, biển lặng thì họ đi khoảng trên dưới 20 ngày trong một tháng, còn lại thời gian họ ở nhà. Còn khi vào mùa biển động thì khoảng thời gian làm việc của họ rất ít, có khi cả tháng nằm ở nhà, còn đi làm 5 – 10 ngày là chủ yếu. Đây là các ý kiến chính của người đi biển, như vậy có thể thấy rằng họ còn một khoảng thời gian rảnh rỗi rất lớn, nhất là vào lúc biển động. - Còn đối với người dân làm công việc buôn bán thì có thể nói rằng thời gian rảnh rỗi của họ lại càng lớn hơn nhiều. Một ngày làm việc của một chị buôn bán cá từ tàu ra chợ như sau : “ Thường tàu vào thì đi từ lúc 2 giờ sáng, lấy cá ra chợ bán đến 11 trưa về, có khi đến 1 – 2 giờ chiều, sau đó về nhà chỉ ngồi chơi chứ không làm gì khác”. - Đó là thực tế thời gian mà người dân làm nghề biển cũng như buôn bán ở khu vực tái định cư đã sử dụng. Đối với các chị em buôn bán nhỏ ở nhà hay chỉ đơn giản là nội trợ, thì thời gian của họ là “quá giàu sang”. Vậy khoảng thời gian rảnh rỗi họ làm gì? Theo hai nhà báo : Thu Hà – Xuân Vinh đã phản ánh anh trên báo Bình Định thực trạng này như sau: “Đã 8 giờ sáng ở Xóm Tiêu (khu vực VI,VII,VIII phường Quang Trung) vẫn rất đông người ở nhà. Nam đánh cờ tướng, uống cafê, nữ ngồi tụm năm tụm ba nói chuyện. “Biển động, mấy ông nằm ở nhà cả ba tháng nay, còn chị em tui từ ngày lên đây vẫn ăn không ngồi rồi” Các chị Thúy, Nga, Lê than thở với chúng tôi. Họ cho biết trước khi làm khu tái định cư “Xóm Tiêu”, mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn nhờ đi gánh cá, bán cá mỗi khi tàu cá vào bến, kể từ khi lên đây (2003) đi lại khó khăn, biển gĩa ngày càng “đói” nên họ càng ít việc hơn”. Thời gian rảnh rỗi ở đây là rất lớn điều này phần nào đó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân nơi đây. Do không có việc gì làm đàn ông tụ tập rượu chè cờ bạc ngay trước cửa nhà mình, đàn bà tụm nhau lại nói xấu nhau, xích mích cãi cọ làm mất an ninh trật tự, mất tình đoàn kết. Nhất là trẻ tuổi vị thành niên do rảnh rỗi nên “nhàn cư vi bất thiện” ăn chơi, đua đòi, đánh điện tử…Đó là nguyên nhân dẫn tới bỏ học của trẻ. 2.4. Trình độ học vấn của người lao động ở khu tái định cư. Như đã nhấn mạnh ở trên dù có nhiều thay đổi nhưng người dân ở đây vẫn chủ yếu là làm nghề biển, sống bám vào biển. Chính xuất phát từ nguyên nhân này mà như chính truyền thống của nghề biển cha truyền con nối, người dân biển nghỉ học từ rất sớm điều đó dẫn tới thực tế là trình độ học vấn của người lao động ở khu vực tái định cư “ Xóm Tiêu” có trình độ thấp. Bảng 4 : Trình độ học vấn của người lao động ở khu tái định cư ở phường Quang Trung Trình độ Tổng % Trong đó nam Trong đó nữ Tốt nghiệp trung học 41% 53,7 46,3 Tốt nghiệp trung học cơ sở 38% 47,4 52,6 Tốt nghiệp trung học phổ thông 4% 50 50 TC – CĐ – ĐH và sau ĐH 3% 33,4 66,6 Chưa qua tiểu học hoặc mù chữ 15% 35,8 64,2 * Biểu đồ biểu thị trình độ học vấn của người lao động năm 2009 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trình độ học vấn của người dân lao động ở khu vực tái định cư “Xóm Tiêu” là quá thấp. Số người lao động ở đây chủ yếu có trình độ học vấn là tốt nghiệp tiểu học (41%), trung học cơ sở là (38%) còn tốt nghiệp trung học phổ thông và các bậc cao hơn là rất thấp. Thậm chí còn một bộ phận dân qua điều tra cho thấy họ mù chữ, số mù chữ này được phản ánh ở con số 14%. Nguyên nhân của thực trạng này ngoài nghề biển đã được đề cập ở trên thì có một nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên họ không được đi học. - Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ học vấn có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Điều đáng chú ý ở đây là nữ lao động ở “Xóm Tiêu” có trình độ cao hơn nam. Ví dụ ở bậc tiểu học số lượng nam nhiều hơn nữ còn ở bậc THCS và các bậc học cao hơn thì số lượng nữ lại cao hơn nam. Có phải chăng điều này cũng xuất phát từ thực tế dân ở đây chủ yếu là làm biển, con trai nghỉ học sớm hơn để đi làm còn con gái ở nhà ít có việc làm ngoài đi học. Phụ nữ “ Xóm Tiêu” với gian hàng nhỏ. 2.5. Thực trạng việc làm khu tái định cư có sự phân biệt theo giới. 2.5.1.Sự phân công theo giới trong từng công việc: Theo số liệu thu thập được qua cuộc khảo sát thì đối với nghề đi biển thì nam giới chiếm đa số, nữ giới tham gia vào công việc đi biển chỉ có 13,79% trên tổng số người được hỏi. Trong khi đó thì ở các công việc khác thì nữ chiếm số đông nhiều hơn. Cụ thể là ở việc buôn bán nữ chiếm tới 88,9% còn ở công nhân nữ cũng cao hơn nam chiếm 66,6% tổng số. Như vậy thực trạng việc làm ở đây có sự phân biệt theo giới. Nam chủ yếu đi biển, nữ chủ yếu ở nhà buôn bán cá, nội trợ và cũng có phụ nữ đi làm công nhân. 2.5.2. Phân công theo giới về thời gian : Xét ở vấn đề thời gian lao động so sánh giữa hai giới thì chúng ta cũng dễ nhận ra rằng nữ thời gian rảnh rỗi nhiều hơn nam nhiều : người phụ nữ chủ yếu là ở nhà nội trợ, bán cá chồng đi biển về, còn thời gian chồng đi biển họ ở nhà. Đối với nam giới thì một tháng lúc trời lặng người ít đi biển cũng phải làm việc 15 – 20 ngày / 1 tháng, có khi họ đi biển cả tháng không về, thực sự họ chỉ nghỉ khi biển động và giữa hai chuyến đi. 2.5.3. Về mặt tạo ra thu nhập cho gia đình có sự chênh lệch giữa nam và nữ : Thu nhập dưới 500.000(đ) trên một tháng thì nữ chiếm tới 90%, còn từ 500.000(đ) đến 1 triệu đồng nữ chỉ chiếm 41% và mức từ 1- 2 triệu nữ là 44% cuối cùng ở mức trên 2 triệu nữ chỉ có 40% trên tổng số người có thu nhập như vậy. Từ đó ta có thể nói rằng người đàn ông vốn giữ vai trò chính trong vấn đề tạo ra thu nhập của hộ gia đình. 3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN,NGUỒN LỰC VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC TÁI ĐỊNH CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG. 3.1.Một số khó khăn và nguồn lực của khu tái định cư phường Quang Trung. 3.1.1.Khó khăn: Qua bảng trưng cầu ý kiến đã được phát ra cho người dân thì đa số người dân được hỏi đều cho rằng : khi di dời lên khu tái định cư ở phường Quang Trung họ đều gặp một số khó khăn cơ bản như : Đi làm xa xôi, thiếu vốn, giá cả vật chất tăng cao, thiếu nguồn lao động, cũng như một số khó khăn khác. Cụ thể số liệu như sau: - Giá cả vật chất tăng cao là khó khăn mà người dân cho là lớn nhất, chiếm tới 81% số người được hỏi. - Đi làm xa xôi, khó bảo quản thuyền lưới đó là khó khăn tiếp theo mà người dân chọn : chiếm tới 56% số người được hỏi. - Tiếp theo là 49% số người được hỏi cho là khó khăn do thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. - Thiếu nguồn lao động chỉ là một khó khăn nhỏ với 11% số người được hỏi cho là khó khăn. Còn lại là 16% số người được hỏi gặp một số khó khăn khác như : khó khăn trong việc thiếu mặt bằng rộng để buôn bán lớn,thời tiết thất thường,biển ngày càng ít cá…. Mức độ của những khó khăn đó cũng xuất phát từ ý kiến chủ quan của người dân, chứ hoàn toàn không xuất phát từ ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. 3.1.2. Nguồn lực : Xuất phát từ thực trạng của khu vực tái định cư phường Quang Trung ta thấy được rằng ở đây bên cạnh những khó khăn về vấn đề việc làm sau tái định cư, cộng động tái định cư cũng có những nguồn lực nhất định, đó là những nguồn nội lực và ngoại lực giúp cộng đồng giải quyết những khó khăn trong vấn đề việc làm cũng như ổn định cuộc sống. * Nguồn nội lực của CĐ : - Vị trí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP Quy Nhơn.doc
Tài liệu liên quan