Trong 8 tháng đầu năm 2008, cao su xuất khẩu của Việt Nam được lợi về giá, tăng liên tục và đạt mức kỷ lục hơn 3.000 USD/tấn vào tháng 8/08. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý III/08 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên giá cao su thiên nhiên trong xu hướng giảm mạnh khiến cho nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên giảm dẫn đến giá cao su giảm mạnh.
Giá cao su thiên nhiên tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2008 chủ yếu là do giá dầu thô tăng quá nhanh làm tăng giá cao su tổng hợp, khiến nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Mặt khác, giá cao su tăng còn do hoạt động đầu cơ. Trong những tháng này giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, đạt mức kỷ lục hơn 3.000 đô la Mỹ/tấn vào tháng 8-2008. Nhưng tính đến cuối tháng 12-2008, giá cao su chỉ còn ở mức 1.315 đô la/tấn, giảm hơn 50% so với thời điểm tháng 8-2008.
21 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3121 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chính sách nhằm đảm bảo cho ngành cao su phát triển bền vững. Trước tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam
- Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam
- Biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam
- Đề xuất mọi số giải pháp nhằm ổn định giá cao su xuất khẩu.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: tìm hiếu sự biến động giá cao su xuất khẩu từ đó đưa ra một số giải pháp và đề xuất.
Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu phản ánh biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam trong những năm qua.
Phạm vi về không gian: tiến hành nghiên cứu giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam
II PHẦN NỘI DUNG
2.1 Tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam
Cao su là loại cây trồng không những có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Trồng cao su tốn ít chi phí nhưng cho lãi suất rất cao. Hiện cao su là cây trồng đứng thứ 2 về tỷ suất lợi nhuận, chỉ sau cây cà phê. Nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới tăng trong khi nguồn cung ở nhiều nước đang có chiều hướng giảm. Đây sẽ là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của cao su Việt Nam, do tiềm năng của cao su còn rất lớn.
Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%).
Bảng 2.1 Số liệu về sản xuất cao su trong nước 2008-2009
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2008
2009
So sánh 09/08 (%)
DT gieo trồng
1000ha
631,4
674,2
106,8
DT cho sản phẩm
1000ha
399,1
421,6
105,6
Năng suất
tạ/ha
16,5
17,2
103,8
Sản lượng
1000 tấn
659,6
723,7
109,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện tích cao su lên trên 40.000ha đưa tổng diện tích cao su cả nước lên 715.000ha.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tự nhiên trong tháng 1/2010 đạt 47,6 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không giống với hầu hết những nước sản xuất cao su khác, sản xuất cao su của Việt Nam thuộc về những doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Vì cây cao su ở những đồn điền lớn không cho thu hoạch trong mùa đông (cuối tháng 1 cho đến giữa tháng 4) nên trong thời gian này, sản lượng cao su tự nhiên rất ít.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sản lượng cao su tính đến tháng 9 ước đạt 761,1 nghìn tấn, tăng 7,0% so với năm 2009. Sản lượng tăng là do diện tích trồng cao su đã được mở rộng thêm 26 nghìn ha trong năm nay ở vùng Tây Nguyên theo dự án chuyển đất rừng nghèo kiệt sang trồng cao su và dự án trồng mới cao su ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo báo cáo của ANRPC, sản lượng cao su của Việt Nam so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26,8% trong quý I, sau đó tăng trưởng trở lại 14,6% trong quý II. Sản lượng được dự báo sẽ tăng 18,2% trong quý III và tăng 7,4% trong quý IV. Gần 55% nguồn cung cao su hàng năm của Việt Nam đến trong khoảng tháng 9 đến tháng 12. ANRPC dự báo sản lượng cao su của Việt Nam trong năm 2010 sẽ đạt 770 nghìn tấn, tăng 8,3% so với năm 2009.
Hiện nay, diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%). Cao su nội địa xuất vào các khu chế xuất tại Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2010, chiếm thị phần 6%, tăng 82,3%, đạt 14.250 tấn, trị giá 39,2 triệu USD
2.2 Tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam
Từ đầu năm 2009, ngành cao su toàn cầu đã gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ ô-tô thu hẹp, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su nguyên liệu sụt giảm rất nhanh, giá xuống thấp chỉ còn khoảng 55 - 60% so với cùng kỳ năm trước.
Thời điểm tháng 8/2008 giá cao su đạt trên 3.000 USD/tấn, thì đến đầu 2009 chỉ còn trên 1.000 USD/tấn. Có thể nói, đây là sự tụt dốc quá nhanh của giá cao su xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng như người sản xuất đối mặt với nguy cơ thua lỗ, mất việc làm. Đồng thuận với các nước xuất khẩu cao su khác, VRA khuyến cáo các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu nếu giá cao su xuống dưới 1.350 USD/tấn, đồng thời đề xuất Nhà nước hỗ trợ phương án mua trữ cao su nếu giá mua trong nước thấp dưới 1.000 USD/tấn... rất may là tình huống này đã không xảy ra.
Sau thời kỳ suy giảm mạnh, giá cao su xuất khẩu đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2009. Giá cao su vào tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.280 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1.420 – 1.485 USD/tấn trong quý I và quý II.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2009, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục. Đến tháng 12/2009, cao su xuất khẩu đạt bình quân 2.004 USD/tấn, tăng 57% so với tháng 1, riêng chủng loại SVR 3L đạt 2.622 USD/tấn. Lượng cao su và trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và quý 4, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Giá cao su thiên nhiên không tiếp tục giảm mà giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2009. Ngoài ra, giá cao su tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm còn do mức tiêu thụ cao su của thị trường Trung Quốc tăng mạnh do sự cải thiện chính sách kích cầu thị trường ô-tô nội địa của thị trường này. Đồng thời, giá dầu thô tăng vào 2 quý cuối năm 2009 khi nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi đã nâng đỡ giá cao su thiên nhiên và lượng tiêu thụ gia tăng.Thực tế là thị trường xuất khẩu thu hẹp song số lượng DN Việt Nam tham gia xuất khẩu cao su lại tăng rất mạnh. Nhiều thị trường giảm khối lượng cao su nhập khẩu song vẫn duy trì các ngành công nghiệp tiêu thụ cao su dù với số lượng thấp. Cụ thể là năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với 2008 (73 nước) và số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su tăng gấp đôi so với năm trước (năm 2008 có khoảng 230 DN) nhưng phần lớn quy mô xuất khẩu thấp. Nhờ vậy, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam đã tăng so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn đạt 1,2 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm (1,1 tỷ USD) đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Hiện có tới 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường Trung Quốc, điều này có thể tiềm ẩn những bất ổn khi thị trường nhập khẩu xảy ra biến động cũng như việc các nhà nhập khẩu sẽ có lý do để ép giá bởi có quá nhiều doanh nghiệp cùng tập trung vào một thị trường.
Trong bối cảnh nhu cầu cao su của nhiều thị trường sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc không những không suy giảm, mà còn có phần tăng lên trong năm 2009 và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm đến. Với vị trí địa lý nằm sát với Trung Quốc nên việc xuất khẩu cao su của Việt Nam vào thị trường này thuận lợi hơn các nước khác và giá cả cạnh tranh tốt hơn. Hiện Trung Quốc vẫn giữ vị thế là nước sử dụng cao su lớn nhất thế giới và là thị trường dẫn đầu trong việc xuất khẩu cao su của Việt Nam với số lượng khoảng 489.230 tấn năm 2009, chiếm 67,4% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt trị giá 761,46 triệu đô-la, trong đó phương thức giao hàng qua biên giới sang Trung Quốc chiếm tới 51% tổng lượng cao su Việt Nam xuất khẩu.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 656,4 triệu USD, tăng 82,6% so với cùng kỳ năm trước và đơn giá bình quân đạt 2.744 USD/tấn, tăng 92,7%. Tuy nhiên, lượng chỉ đạt 239 ngàn tấn, giảm 5,3% so năm trước. Số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải Quan cho thấy, 2 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu cao su đạt hơn 76 ngàn tấn, trị giá 192 triệu USD, chỉ tăng 1% về lượng nhưng tăng 89,27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các thị trường xuất khẩu đều có kim ngạch tăng. Trong đó, khách hàng lớn nhất vẫn là Trung Quốc với 51 ngàn tấn, kim ngạch đạt 132 triệu USD, tăng 94,6% về giá trị nhưng lại giảm gần 2% về lượng. Tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan với kim ngạch tăng cao 74% và 109%. Điểm đáng chú ý, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2010 có thêm thị trường mới so với tháng 2/2009, đó là thị trường: Indonesia, Nga và Séc có lượng xuất trong tháng lần lượt là: 415 tấn, trị giá 851,5 nghìn USD; 735 tấn trị giá 2,27 triệu USD; 38 tấn trị giá 125,6 nghìn USD.
Theo tin từ Hiệp hội Cao su Việt Nam, khối lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu trong tháng 9 giảm khá mạnh so với tháng 8, ước chỉ đạt 88.000 tấn, giảm khoảng 18% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do phía Trung Quốc vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và hạn chế việc giao dịch cao su tự do qua cửa khẩu tiểu ngạch. Một phần do giá tăng nhanh nên nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su hạn chế để chờ giá giảm “nhiệt”. Tuy nhiên, nhờ giá cao nên kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9 đạt khoảng 243 triệu USD, chỉ giảm 12% so với tháng trước, nâng tổng giá trị cao su xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm đạt trên 1,42 tỷ USD.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nước ta đã xuất khẩu 431 nghìn tấn cao su thiên nhiên (NR) trong 8 tháng đầu năm 2010, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước với giá trị xuất khẩu tăng mạnh đạt gần 1,18 tỷ USD, tăng 93,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.2 Các thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam
Đơn vị: tấn (lượng) và 1.000 USD (giá trị)
STT
8 tháng/2009
8 tháng/2010
So sánh 2010/2009
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
1
TrungQuốc
284.986
420.391
252.432
674.171
88,58
160,37
2
Malaysia
16.897
23.803
27.059
71.039
160,14
298,44
3
Hàn Quốc
18.132
23.598
21.409
56.554
118,07
239,65
4
Đài Loan
13.508
21.242
18.610
55.679
137,77
262,11
5
Đức
11.081
17.595
15.881
48.715
143,32
276,87
Nguồn: Tổng cục Hải quan2.3 Tình hình biến động giá cao su xuất khẩu trong thời gian qua
2.3.1 Tình hình biến động giá cao su trên thế giới
Sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhu cầu cao su tự nhiên tăng mạnh vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, trong khi nguồn cung không kịp đáp ứng do yếu tố mùa vụ. Điều này đã khiến cho giá cao su trên thị trường thế giới đầu năm 2010 liên tục tăng. Theo báo cáo phân tích thường niên tháng 9/2010 của ANRPC, việc giá cao su thiên nhiên liên tục tăng trong thời gian qua là do hạn chế về nguồn và sự ảnh hưởng lớn đồng tiền bản địa tại các nước xuất khẩu lớn Thái Lan, Malaysia. Các yếu tố này đã hỗ trợ thị trường bất chấp các yếu tố như lượng cầu đang yếu dần, giá dầu giảm và đồng Yên Nhật Bản tăng giá đáng kể.Tại Malayxia, giá cao su SMR20 đã tăng từ 286.85 USD/100kg ngày 1/7 lên 342.05 USD/100kg vào ngày 23/9, tương đương mức tăng 19,2%. Giá cao su STR20 tại Băng Cốc, Thái Lan ngày 23/9 cũng đạt mức 341.7 USD/100kg, tăng 14,1% so với mức giá 299.41 USD/100kg ngày 1/7. Giá cao su RSS3 của Thái Lan trong tháng 7 biến động giảm xuống mức thấp nhất trong quý III vào ngày 23/7, đạt 317,42 USD/100kg sau đó tăng vững lên mức 356,54 USD/100kg vào ngày 23/9. Tại Kottayam (Ấn Độ), giá cao su đứng ở mức cao và đạt khoảng cách khá xa so với giá tại thị trường Băng Cốc trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 8. Giá cả đứng ở mức cao tại Kottayam là do trong giai đoạn từ tháng 1- tháng 7 năm nay, sản lượng của Ấn Độ thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng trưởng với tốc độ nhanh là 8%.
2.3.2 Tình hình biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam hiện nay
Cùng chung với xu thế của thị trường thế giới, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động mạnh. Giá cao su của Việt Nam đã tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 4, chủ yếu do nguồn cung hạn chế vào mùa khô và thời thiết bất lợi vào đầu mùa mưa, trong khi đó nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ tăng trưởng nhanh làm nguồn cung không kịp đáp ứng. Giá cao su RSS3 bình quân tháng 3/2010 đạt 3.132 USD/tấn tăng lên 3.4489 USD/tấn tháng 4/2010 và giảm xuống còn 3.337 USD/tấn tháng 5/2010. Tháng 5/2010 do Trung Quốc tiếp tục hạn chế và ngừng nhập khẩu cao su theo đường mậu biên đã tác động làm giá cao su Việt Nam sụt giảm. Tuy nhiên mức giá vẫn còn cao hơn so với tháng 1 đầu năm và cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động theo cùng xu thế giá của thị trường thế giới. Giá cao su RSS3 bình quân đạt 3.210 USD/tấn vào đầu tháng 7 và điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất của quý III vào ngày 21/7, ở mức 2.960 USD/tấn, sau đó giá tăng vững cho đến thời điểm hiện tại. Ngày 24/9, giá cao su RSS3 bình quân đạt 3.320 USD/tấn, tăng nhẹ 3,4% so với mức giá hồi đầu quý III và tăng 12,2% so với mức giá thấp nhất trong quý III. Đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong quý III tính đến thời điểm này. Trong quý III, giá cao su SVR20 có biến động mạnh hơn so với giá cao su RSS3, với khoảng dao động giá từ mức thấp nhất là 2.615 USD/tấn (ngày 21/7) và mức cao nhất là 3.100 USD/tấn (ngày 24/9), mức chênh lệch tới 485 USD/tấn.
Như chúng ta thấy, từ năm 2002 đến cuối tháng 8/2008, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng liên tục trong khi yếu tố cung cầu ổn định. Liên tục trong các năm từ năm 2006 đến nay xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam luôn đạt giá trị trên 1 tỷ USD và chiếm trung bình khoảng từ 2-3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên sụt giảm làm cho giá xuất khẩu cao su xuất khẩu cũng sụt giảm theo. Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế thế giới đầu năm 2010 khiến cho nhu cầu cao su tự nhiên tăng mạnh, giá cao su cũng tăng theo. Chính vì vậy, sản lượng cao su tự nhiên xuất khẩu năm 2010 tăng khá cao, chỉ riêng 3 quý của năm, giá trị xuất khẩu cao su đã đạt 1, 42 tỷ USD cao hơn so với toàn bộ năm 2009 khi chỉ đạt 1,2 tỷ USD cho thấy được thị trường xuất khẩu của ngành đang tăng trưởng cao.
Bảng 2.3.1 Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam
Năm
2008
2009
8 tháng/2010
Lượng xuất khẩu (ngàn tấn)
645
731,39
431
Giá trung bình (USD/tấn)
2.483
1.677
2.731
Trị giá (tỷ USD)
1,57
1,226
1,18
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu của tổng cục thống kê)
Năm 2008, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam biến động mạnh mẽ, kết thúc cả một quá trình tăng giá liên tục từ năm 2002, xu hướng tăng dần của giá cao su bị chững lại và liên tục giảm vào nửa cuối năm.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đồ thị 2.3.1 Biến động giá và sản lượng cao su xuất khẩu năm 2008
Trong 8 tháng đầu năm 2008, cao su xuất khẩu của Việt Nam được lợi về giá, tăng liên tục và đạt mức kỷ lục hơn 3.000 USD/tấn vào tháng 8/08. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý III/08 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên giá cao su thiên nhiên trong xu hướng giảm mạnh khiến cho nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên giảm dẫn đến giá cao su giảm mạnh.
Giá cao su thiên nhiên tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2008 chủ yếu là do giá dầu thô tăng quá nhanh làm tăng giá cao su tổng hợp, khiến nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Mặt khác, giá cao su tăng còn do hoạt động đầu cơ. Trong những tháng này giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, đạt mức kỷ lục hơn 3.000 đô la Mỹ/tấn vào tháng 8-2008. Nhưng tính đến cuối tháng 12-2008, giá cao su chỉ còn ở mức 1.315 đô la/tấn, giảm hơn 50% so với thời điểm tháng 8-2008.
Theo Báo cáo thường niên ngành cao su Việt Nam 2008-2009, nguyên nhân khiến giá cao su xuất khẩu Việt Nam giảm mạnh là giá dầu thô thế giới giảm khiến xu hướng sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) tăng trở lại. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra cũng làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, lượng mua sắm ô tô và vỏ, ruột ô tô ở các nước phát triển chững lại làm cho sức mua cao su giảm sút. Bên cạnh đó, trong 3 tháng cuối năm 2008, cao su Việt Nam bước vào thời kỳ tăng sản lượng nên nguồn cung trên thị trường tăng mạnh cũng tác động đến giá xuất khẩu.
Khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2008 đạt 50.000 tấn, trị giá gần 1,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,4% về lượng và tăng hơn 63% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, bắt đầu từ quí 3-2008, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã giảm cả về lượng và trị giá xuất khẩu. Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 9-2008 đạt 75.000 tấn, trị giá 223 triệu đô la, giảm 1,3% so với tháng 8-2008. Tháng 9,10,11-2008, lượng và giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm so với các tháng đầu năm 2008. Đến tháng 12-2008, lượng cao su xuất khẩu đã giảm 11,4% về giá trị so với tháng 11-2008, đạt 116 triệu đô la.
Giá cao su của Việt Nam biến động theo xu thế của giá trên thị trường thế giới song giá xuất khẩu của cao su nước ta luôn thấp hơn so với giá quốc tế bởi chất lượng cao su chưa cao.
(Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn)
Đồ thị 2.3.2 Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam và giá cao su thế giới tháng 1-tháng 12/08
Sang năm 2009, giá cao su xuất khẩu Việt Nam tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1,278 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1,419 – 1,485 USD/tấn trong quý 1, quý 2. Từ tháng 6 đến tháng 12, giá cao su xuất khẩu tăng dần đến tháng 12 đạt 2,190 USD/tấn, tăng 71.4% so với tháng 1.
Đồ thị 2.3.3 Giá cao su xuất khẩu Việt Nam năm 2009
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), từ nửa cuối tháng 11/2009 tới cuối năm, giá cao su xuất khẩu (các loại) có mức tăng trung bình từ 200-220 USD/tấn (từ 2.200-2.440 USD/tấn). So với thời điểm tháng 2/2009, giá cao su đã tăng trên 1.000 USD/tấn. Cùng chung với xu thế tăng giá của thị trường thế giới, giá cao su xuất khẩu của Việt nam cũng đã tăng mạnh sau một thời gian dài đứng ở mức thấp trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã qua cơn suy thoái, sản xuất công nghiệp các nước hồi phục. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng tác động đến giá cao su là nguồn cung ra thị trường giảm. Sang tháng 12/2009, một số doanh nghiệp trực thuộc VRG đã ký được hợp đồng xuất khẩu với mức giá cao kỷ lục (tính từ đầu năm 2009) là 2.680 USD /tấn.
Giá cao su hồi phục nhẹ vào giữa cuối năm đã giúp ngành cao su Việt Nam trong cả năm 2009 xuất khẩu được 726.000 tấn thu về 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 10% về sản lượng và giảm 25% về kim ngạch so với năm 2008; trong khi đầu năm, nhiều chuyên gia dự báo kim ngạch giảm hơn một nửa trước tình hình giá cao su đầu năm 2009 chỉ có hơn 1.000 đô la Mỹ/tấn.
Năm 2010 chứng kiến sự phục hồi của ngành cao su. Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam biến động theo đà tăng mạnh trong quý 1/2010
Bảng 2.3.2: Cao su thiên nhiên xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2010
Tháng
Khối lượng (tấn)
Trị giá (triệu USD)
Đơn giá (USD/tấn)
1
54.344
136,74
2.516
2
22.002
55,95
2.543
3
46.930
132,65
2.826
4
34.679
100,67
2.903
5
24.041
68,85
2.864
Cộng
181.996
494,86
2.730
( Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam)
Trong quý I, giá cao su RSS3 bình quân tăng dần từ 2.935 USD/tấn tháng1 lên 3.204 USD/tấn tháng 2 và đạt 3.132 USD/tấn trong tháng 3/2010. Mức giá cao nhất đạt được là 3.170 USD/tấn. Cao su SVR20 dao động từ 2.715-3.035 USD/tấn, tăng hơn gấp đôi so với mức 1.100-1.200 USD/tấn cách đây 1 năm. Nếu so với cuối tháng 12/2009, từ mức giá 2.190 USD/tấn, giá mỗi tấn mủ cao su thiên nhiên hiện đã tăng gần 800 USD, tương đương 27% lên mức 3.000 USD. Theo Bộ Công Thương, hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu mủ cao su thiên nhiên tại cửa khẩu Móng Cái, Đông Hưng trong tuần đầu tháng 3 năm nay bắt đầu sôi động trở lại. Tuy nhiên, cũng từ đầu tháng 3, doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 700 – 800 tấn mủ mỗi ngày, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc từ 1.000 –1.300 tấn.
Giá cao su của Việt Nam đã tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 4, chủ yếu do nguồn cung hạn chế vào mùa khô và thời thiết bất lợi vào đầu mùa mưa, trong khi đó nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ tăng trưởng nhanh làm nguồn cung không kịp đáp ứng.
Tháng 5/2010 do Trung Quốc tiếp tục hạn chế và ngừng nhập khẩu cao su theo đường mậu biên, chính sách này đã tác động làm giá cao su Việt Nam sụt giảm. Tuy nhiên mức giá vẫn còn cao hơn so với tháng 1 đầu năm và cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Đồ thị 2.3.4 Giá cao su giao ngay của Việt Nam tháng 5 - 6/2010 (FBO HCM)
Theo xu hướng chung của thị trường thế giới giá cao su Việt Nam trong quý II đã đạt đỉnh vào tháng 4, giảm mạnh vào tháng 5 và tiếp tục tăng nhẹ trở lại trong tháng 6.
Trong quý 3/2010, giá cao su RSS3 bình quân đạt 3.210 USD/tấn vào đầu tháng 7 và điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất của quý III vào ngày 21/7, ở mức 2.960 USD/tấn, sau đó giá tăng vững cho đến thời điểm hiện tại. Ngày 24/9, giá cao su RSS3 bình quân đạt 3.320 USD/tấn, tăng nhẹ 3,4% so với mức giá hồi đầu quý III và tăng 12,2% so với mức giá thấp nhất trong quý III. Đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong quý III tính đến thời điểm này. Trong quý III, giá cao su SVR20 có biến động mạnh hơn so với giá cao su RSS3, với khoảng dao động giá từ mức thấp nhất là 2.615 USD/tấn (ngày 21/7) và mức cao nhất là 3.100 USD/tấn (ngày 24/9), mức chênh lệch tới 485 USD/tấn.
Như vậy, trong vòng hơn 2 năm qua, giá cao su xuất khẩu diễn biến bất thường nằm ngoài tính toán của nhiều doanh nghiệp. Nếu như tháng 7-8/2008, giá cao su xuất khẩu đạt cao nhất tới 3.300 đô la Mỹ/tấn thì sau đó tụt dốc, xuống chỉ còn hơn 1.000 đôla Mỹ vài tháng sau đó, tới mức nông dân trồng cao su phải bỏ cạo mủ vì giá bán mủ cao su chỉ còn 15-20 triệu đồng/tấn. Giữa năm ngoái, giá cao su hồi phục dần và đột ngột tăng lên mạnh mẽ những ngày qua. Tuy nhiên, giá cao su của nước ta vẫn thấp hơn so với thế giới bởi chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, ngoài ra sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc làm cho nước ta chưa chủ động được giá. Trong xu thế hội nhập ngành cao su cần tận dụng những cơ hội để tìm kiếm mở rộng thị trường, đa dạng chủng loại, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm có như vậy ngành cao su mới có thể đứng vững trên thị trường quốc tế.
4.2 Giải pháp, đề xuất về biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam
Như chúng ta đã thấy ở trên, sự biến động giá cao su xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xong có 2 yếu tố quan trọng hơn cả là: Thị trường cung - cầu và yếu tố tỷ giá hối đoái. Vậy, làm sao để thị trường giá xuất khẩu bớt biến động hơn, làm sao để dự báo được sự tăng giảm bất thường của thị trường này?
Trước tình hình đó, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cũng như một số đề xuất đối với sự biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay.
4.2.1 Giải pháp
Một là: có dự trữ lượng cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp cho quốc gia để có thể kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu khi cần thiết.
Hai là: tăng diện tích trồng cây cao su, tăng kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng cao su để có được sản phẩm tốt, tạo uy tín trên thị trường, từ đó lôi kéo được lòng tin cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với cao su Việt Nam.
Ba là: cơ quan dự báo giá cả thị trường làm việc sát sao, bám sát thực tế và theo dõi từng biến động nhỏ của giá cao su xuất khẩu trong thời gian tới để kịp thời thông báo và ứng phó với những biến động giá cả bất thường có thể xảy ra để các doanh ngiệp sản xuất cao su kịp thời thay đổi hướng đầu tư sản xuất cũng như có các kế hoạch dự phòng.
4.2.2 Đề xuất
Việt Nam là thị trường tiềm năng với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng và cây cao su đã mang lại lợi ích rất lớn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc tìm ra con đường phát triển và chỗ đứng trên thị trường không chỉ trong nước mà trên thế giới cho cây cao su là vấn đề mà các cơ quan, các ban ngành đang rất quan tâm nhằm tăng kim nghạch xuất khẩu cũng như tăng nguồn thu ngoại tệ từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế.
Sau đây, nhóm chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất:
Thứ nhất: đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật phù hợp để tăng lượng sản phẩm tinh chế góp phần nâng cao giá cả cao su Việt Nam.
Thứ hai: cần tạo cho cao su Việt Nam có tiêu chuẩn về chất lượng giúp lấy được uy tín trên thị trường.
Thứ ba: tạo thương hiệu cho cây cao su, đồng thời bảo vệ thương hiệu đó. Có như vậy, cây cao su mới tìm thấy chỗ đứng vững chắc trên thị trường và không bị lấy cắp thương hiệu - một thực tế đáng buồn mà cây cao su Việt Nam đang phải gánh chịu khi tham gia thị trường cao su Thế Giới.
Thứ tư: cơ cấu sản phẩm cao su cần được điều chỉnh, phù hợp với nhu cầu tiên dùng trên thị trường thế giới.
Thứ năm: cần mở cuộc hội thảo, các lớp dạy về tay nghề cho công nhân trồng và chế biến cao su ở Việt Nam. Vì thực tế, tay nghề của công nhân chưa cao nên năng suất cao su đạt được còn nhiều hạn chế.
III PHẦN KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam đang là một nước nông nghiệp với thế mạnh là những mặt hàng nông sản và xuất khẩu cao su là một nghành có vai trò quan trọng trong việc tă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam.doc