Đề tài Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Trong những năm gần nhìn chung hiệu quảnhập khẩu hàng hoá của Công

ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghi nhận.

Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độcao, chủng

loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi cơcấu sao cho

phù hợp với thịtrường, đáp ứng được yêu cầu của đường lối chính sách Nhà

nước. Có được những kết quảnày là do sựphấn đấu không ngừng của toàn thể

cán bộ, Ban giám đốc, công đoàn các đơn vịtrong Công ty, đặc biệt có sự đóng

góp lớn của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời đó là sựphối hợp

đồng bộgiữa các cơquan chức năng, sựnhạy bén kịp thời của Ban giám đốc

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, vùng tiêu thụ như ở Giảng Võ, Ngọc Khánh, Yên Viên Gia Lâm, khu công nghiệp Sài Đồng v.v...Hệ thống các cửa hàng bán lẻ được trang bị các phương tiện hiện đại của Nhật, Tiệp, Italia đảm bảo đúng, đủ chất lượng hàng hoá kinh doanh. - Tiền vốn: Trên cơ sở vốn của công ty với mục tiêu tập trung tiềm lực về vốn tại công ty nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh và đầu tư, công ty đã rà xét và nhiều lần xác định lại mức sử dụng vốn trong từng giai đoạn, tránh ứ đọng vốn, tăng năng suất sử dụng vốn. II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX 1. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng (có thể là nguồn quan trọng nhất) để đánh giá kết quả kinh doanh ngoại thương. Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực thực hiện kế hoạch đề ra, Công ty có quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty chưa cân nhắc đánh giá về kết quả thực hiện từng chỉ tiêu hiệu 4 quả kinh doanh (cả chỉ tiêu phản ánh về số lượng, cả chỉ tiêu về chất lượng) để xác định chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu nào chưa đảm bảo được yêu cầu. Trên cơ sở đó có các biện pháp thích hợp. Là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả nhập khẩu cần phải tiến hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu của Công ty. 1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu và tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho chi phí nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí của hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex được phản ánh ở bảng sau: Bảng 1: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty (Đơn vị tính: 1000 USD) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2 Chi phí nhập khẩu 19.765 21.037 27.231 32.987 Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2 Tỷ suất lợi nhuận (%) 0,29 0,33 0,42 0,58 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính) Qua bảng trên ta thấy doanh lợi nhập khẩu của Công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 đạt 192.200 USD tăng so với năm 2004 là 77.500 USD. Tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng chi phí. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của Công ty là 0,58, gấp 2 lần tỷ suất lợi nhuận năm 2002. Đây là một tỷ suất tương đối cao so với những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cùng với thời gian, các hình thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty thay đổi theo hướng tích cực khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng nhanh. Hình thức kinh doanh nhập khẩu uỷ thác giảm dần trong cơ cấu hàng nhập khẩu và điều đó làm tăng tỷ suất nhập khẩu. Mặt khác, 5 sự biến động về giá cước phí (chi phí vận chuyển hàng hoá) theo hướng tích cực cũng khiến cho lơị nhuận của Công ty thu được nhiều hơn. Công ty đã biết tận dụng thế mạnh về vốn, lao động và kinh nghiệm kinh doanh để khắc phục khó khăn, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng, tạo uy tín trên trường quốc tế. 6 2.2. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Công ty. Tỷ suất doanh lợi doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho doanh thu nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là với một đồng doanh thu nhập khẩu thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu. Có thể thấy khái quát về chỉ tiêu này của Công ty qua bảng sau. Doanh thu nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng liên tục trong vài năm vừa qua thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu tăng thể hiện sự mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, mặt hàng. Doanh thu nhập khẩu năm 2005 là 33.179.200 USD tăng 5.833.500 USD. Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu đều tăng đều trong các năm 2003, 2004, 2005 thể hiện khả năng kinh doanh của Công ty rất tốt. Cả doanh thu và tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm cho lợi nhuận của Công ty tăng rất cao. Năm 2003, tỷ suất doanh lợi doanh thu của Công ty là 0,289% nhưng năm 2005, tỷ suất này tăng đến con số 0,62%. Đây là một tỷ suất rất cao. Bảng 2: Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Công ty (Đơn vị tính: 1000 USD) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2 Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2 Tỷ suất doanh lợi doanh thu 0,289 0,326 0,42 0,62 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) 1.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu tổng hợp của Công ty là sự tổng hợp từ hai nguồn vốn cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động giành cho nhập khẩu được phân định rõ ràng. Vốn cố định ngoài việc phục vụ hoạt động nhập khẩu còn phục vụ hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh là vòng luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty rong năm. Số vòng luân chuyển của Công ty đạt mức cao và có sự biến đổi không đều ở các năm. Năm 2002 đạt 3,87 vòng, năm 2003 đạt 3,96 vòng, tăng 2,3% so với năm 2002. Các năm 2004 và 2005 số vòng quay vốn kinh doanh của Công ty đều tăng. Tuy nhiên, so với nhiều công ty thương mại khác, số vòng luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty là chưa cao. Điều 7 này chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh vẫn còn những trở ngại, sự chậm trễ, sự thiếu thống nhất giữa các bộ phận kinh doanh. Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu của Công ty (Đơn vị: 1000USD) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn kinh doanh nhập khẩu 5.122 5.324 5.988 7.233 Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2 Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2 Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu 1,12% 1,3% 1,92% 2,66% Doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu 3,87 3,96 4,567 4,58 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Chỉ tiêu lợi nhuận/Vốn kinh doanh cũng có tốc độ tăng khá cao trong các năm trở lại đây. Năm 2004, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cao gấp hơn 2 lần so với năm 2002. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng rất nhanh trong khi vốn kinh doanh tăng không nhiều trong suốt quá trình 4 năm liên tiếp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có thể được phản ánh qua bảng sau: Bảng 4: Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty (Đơn vị: 1000 USD) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn lưu động 2.845 2.907 3.179 3.908 Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2 Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2 Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn lưu động 2% 2,4% 3,6% 4,9% Doanh thu nhập khẩu/Vốn lưu động 6,967 7,26 8,602 8,49 (Nguồn: Phòng Tổ chức hàng chính) Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ sự tiến bộ nhanh chóng trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thời gian gần đây. Năm 2002 mức doanh lợi trên vốn lưu động chỉ đạt mức 2% thì đến năm 2005, mức doanh lợi đã tăng lên 8 4,9%. Đây là chỉ tiêu tương đối cao so với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Kết quả này có được là do Công ty đã có những thay đổi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vốn kinh doanh cũng được bổ sung từ lợi nhuận thu được và những khoản khác làm cho khả năng về vốn của Công ty là tương đối vững mạnh. Cũng với sự phát triển chung của cả nước, Công ty đang ngày càng chứng tỏ được khả năng của mình, đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng chung của cả nước. Số vòng luân chuyển vốn lưu động cũng được cải thiện rất nhiều. Sự trì trệ trong kinh doanh giảm xuống đồng nghĩa với việc vốn lưu động luân chuyển nhiều vòng hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Năm 2005, vốn lưu động luân chuyển 8,49 vòng trong một năm, tăng 1,523 vòng/năm. Năm 2005, Công ty đầu tư thêm nhiều vốn hơn cho hoạt động kinh doanh. Sự chậm trễ trong một vài khâu khi vốn tăng lên đột ngột khiến số vòng luân chuyển giảm sút hơn so với năm 2004. 1.4. Hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động luôn là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một khía cạnh để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi xem xét đánh giá chỉ tiêu này, cần phải đặt nó trong hoàn mối tương quan với các chỉ tiêu về vốn, về lợi nhuận, về doanh thu... để có cái nhìn chính xác. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty có thể được biểu hiện bằng bảng dưới đây: Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu nhập khẩu tr.USD 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2 Lợi nhuận nhập khẩu tr.USD 57,3 68,9 114,7 192,2 Số lao động người 99 105 113 117 Doanh thu bình quân một lao động USD 66,295 73,540 89,953 104,666 Lợi nhuận bình quân một lao động 0,192 0,24 0,377 0,606 (Nguồn: Phòng Kế Hoạch) 9 Nhìn vào bảng trên, có thể thấy rõ tình hình tiến triển rõ rệt qua các năm. Cả hai chỉ tiêu đều thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng. Điều này chứng tỏ người lao động trong Công ty đang hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cũng lĩnh vực cũng như trong những lĩnh vực khác thì có thể thấy rằng doanh thu bình quân một lao động hay lợi nhuận bình quân một lao động này là khá thấp. Trong rất nhiều năm qua, Công ty là một doanh nghiệp có số lao động cao. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lao động vẫn đang là vấn đề đối với Ban Giám đốc của Công ty. Trong những năm gần đây, cùng với sự cải tổ toàn Công ty, vấn đề sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc đã làm cho hiệu quả sử dụng lao động tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 so với năm 2002 có sự thay đổi rõ ràng. Doanh thu bình quân một lao động tăng gấp 1,579 lần. Còn chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động còn tăng hơn nữa, tăng 3,156 lần. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho những nỗ lực mà Công ty đã bỏ ra nhằm hoàn thiện hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của mình. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 1. Những kết quả đạt được. Trong những năm gần nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghi nhận. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ cao, chủng loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của đường lối chính sách Nhà nước. Có được những kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, Ban giám đốc, công đoàn các đơn vị trong Công ty, đặc biệt có sự đóng góp lớn của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời đó là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, sự nhạy bén kịp thời của Ban giám đốc. Trong thời gian qua Công ty đã nhập khẩu được những mặt hàng đáp ứng tốt về chất lượng, mẫu mã đối với các bạn hàng trong nước. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu bạn hàng của Công ty là khá tốt. Công ty cũng đã chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh, do đó kim ngạch nhập khẩu, doanh số bán 10 hàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty trên thị trường trong nước ngày càng được nâng cao. Trong thời gian qua Công ty đã tiến hành nhập khẩu được hàng hoá, máy móc thiết bị vật tư của nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, từ đó đã được hưởng ưu đãi của bạn hàng trong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động Công ty không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã chứng tỏ khả năng phát triển của mình thông qua chỉ tiêu lợi nhuận không ngừng tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã tạo cho mình hướng đi đúng đắn, áp dụng các biện pháp tích cực, có hiệu quả trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh: Công ty luôn nhận thức một cách sâu sắc về sự khác biệt về cơ chế quản lý quan liêu bao cấp và cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình để xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý. Đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty luôn coi trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai mục tiêu: Kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng nhận thức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức dân chủ tập trung thực hiện tốt mọi hoạt động của Công ty. Tóm lại hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã và đang được củng cố. Mặc dù kinh nghiệm thương trường của Công ty được tích luỹ qua từng năm. Cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của Ban giám đốc Công ty, với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh, các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng đựoc tạo lập và củng cố. 2. Những tồn tại và hạn chế. Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra được những thành tựu của Công ty đã đạt được, chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Từng bước hoàn 11 thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của Công ty để thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh còn khá cao. Nhiều phương án kinh doanh chi phí (trừ vận tải) lên đến gấp 3-4 lần lãi ròng. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài thường phải từ 3 đến 6 tháng. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Một số mặt hàng khi nhập về được đến trong nước thì nhu cầu đã bị hạ xuống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty cũng như gây mất uy tín của Công ty với các bạn hàng trong nước, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu. Một số cán bộ kinh doanh đang công tác trong lĩnh vực nhập khẩu thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, thiếu nhạy bén trên thương trường gây ảnh hưởng không tốt trong buôn bán và quản lý hàng hoá. Một tồn tại nữa mà Công ty cũng cần phải quan tâm và tìm cách giải quyết là giá mua hàng của Công ty thường là giá CIF cảng đến, tức là quyền thuê tàu thuộc về bạn hàng nước ngoài (Mà trong kinh doanh ngoại thương, người giành được quyền thuê tàu là người có ưu thế, luôn chủ động trong kinh doanh) do đó Công ty luôn ở thế thụ động phụ thuộc vào bạn hàng. 3. Nguyên nhân của những tồn tại. Thị trường thông tin Việt nam chưa phát triển, đặc biệt là thông tin về thị trường nước ngoài còn bị nhiều hạn chế, các dự báo thiếu chính xác,... do đó các doanh nghiệp không có đủ thông tin cho hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này đã làm cho việc mua bán kém hiệu quả, đây là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị mua hàng hoá ở nước ngoài với giá cao hơn giá thực tế. Các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và cả những công đoạn như chuyên chở bốc dỡ, giao nhận hàng hoá ở Việt nam còn nhiều hạn chế gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của tất cả các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công ty sản xuất kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Hệ thống kho tàng, bến bãi, vận chuyển trong nội địa của nước ta còn yếu kém,... gây nhiều tổn thất, làm tăng chi phí cho hàng nhập khẩu, dẫn tới giảm bớt khả năng cạnh tranh của hàng hoá. 12 Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như sự thiếu đồng bộ của các quy định hải quan, thuế vụ, quản lý xuất nhập khẩu gây ra những khó khăn không nhỏ cho Công ty trong quá trình nhập khẩu hàng hoá. Những cán bộ trẻ trong Công ty đã phần được đào tạo chính quy nhưng lại chưa có đủ bề dày kinh nghiệm nên dễ bị sơ hở trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng,... Công tác khắc phục nhược điểm phát huy thế mạnh ở từng cán bộ trong quá trình chuyển đổi thế hệ này là một khó khăn khá lớn. Tóm lại, có thể nói rằng trong những năm qua Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nhưng bên cạnh đó Công ty vẫn còn một số khó khăn tồn tại cần phải được khắc phục. Nhiệm vụ của Công ty trong những năm tới là làm sao phát huy được thế mạnh của mình, khắc phục khó khăn, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời Công ty phải linh hoạt, năng động trong kinh doanh để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cũng như việc cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX 1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán trong nước Trong kinh doanh phải nắm vững được các yếu tố của thị trường, hiểu biết được các quy luật vận động của chúng để ứng xử kịp thời, mỗi chủ thể kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường vì nó rất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, nhất là trong công tác kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Trong nghiên cứu thị trường xác định mặt hàng nhập khẩu, một nhân tố rất quan trọng cần phải xem xét đó là tỷ suất ngoại tệ các mặt hàng nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ sẽ được so sánh với tỷ giá hối đoái để quyết định xem có nên nhập khẩu hay không. Như vậy, yêu cầu mới đặt ra là Công ty phải luôn bám sát giá cả thị trường, xu hướng vận động của giá cả cũng như việc tiếp cận với nhiều nguồn hàng. 13 Công ty cần phải xác định được nhu cầu và nguồn hàng một cách thực tế, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động trong từng thời điểm, từng vùng, từng khu vực. Cùng với việc xác định nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm: Việc xem xét đặc điểm tính chất, khả năng của sản xuất hàng hoá thay thế, khả năng lựa chọn mua bán. Kết hợp với việc nghiên cứu dung lượng thị trường, các điều kiện chính trị, thương mại, luật pháp, tập quán buôn bán quốc tế để có thể hoà nhập với thị trường một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Thị trường nhập khẩu là một mảng không thể thiếu của Công ty gắn liền với thị trường trong nước, thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty Việc nắm bắt tình hình kinh tế xã hội cũng như cơ sở luật pháp hay tìm hiểu bạn hàng trong nước phải được cán bộ kinh doanh tiến hành rất kỹ lưỡng, đầy đủ và có hiệu quả. Tuy nhiên về hàng hoá mới chỉ quan tâm đến giá cả mà chưa chú ý đến dung lượng thị trường hay chu kỳ biến động của việc tiêu thụ hàng hoá, do đó hầu như chưa thể có dự đoán chính thức của giá cả. Nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng đột biến tới dung lượng thị trường như bão lụt, hạn hán,... thì quan sát thị trường thực tế có thể thấy dung lượng thị trường biến đổi có tính chu kỳ và tương đối ổn định. Mặt khác do là người nhập khẩu trực tiếp nên cán bộ có thể nắm bắt được giá gốc (giá thấp nhất có thể bán) từ đó biết được giới hạn của giá lên xuống. Nắm vững chu kỳ trên, cán bộ kinh doanh tính toán thời gian nhập hàng đúng lúc để tiêu thụ hàng hoá có thể bán với giá thấp với thời gian nhanh. Để làm được điều này thì đợi giá đang xuống thấp vẫn lập phương án nhập hàng, khi hàng về là vừa khi giá lên. Để có khả năng nghiên cứu thâm nhập và mở rộng thị trường xuất bán, bộ phận nghiên cứu thị trường cần hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Việc thu thập thông tin chính xác, kịp thời là vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh hàng hoá nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng. Để hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề và khó khăn trên bộ phận nghiên cứu thị trường phải có những thông tin cần thiết một cách kịp thời, đầy đủ và phản ánh chính xác tình hình thực tế. Để đạt được điều này Công ty cần dự báo được tình hình thị trường thông qua dự báo kinh tế, thông qua dự báo xu hướng nhu cầu... Đồng thời Công ty cũng cần tiếp cận thị trường, đi sâu đi sát thị trường, luôn coi trọng thị trường và vũ đài cạnh tranh đối với các đối thủ. Công 14 ty phải có hệ thống thông tin hữu hiệu, mọi thông tin đối với Công ty đều quan trọng, giúp Công ty phân tích tình hình thực trạng thị trường, tình hình các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của thị trường để có kế hoạch mở rộng thị trường đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu là một doanh nghiệp cổ phần cũng khó khăn về vốn. Để thực hiện những chiến lược cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu thì nhu cầu về vốn lớn. Do vậy mối quan hệ vưói các ngân hàng càng vững chắc thì khả năng đảm bảo an toàn về tài chính trong những trường hợp đột biến càng được đảm bảo. Hơn nữa, một khi mối quan hệ với các ngân hàng đã vững chắc, thủ tục vay vốn cũng sẽ bớt rườm rà. Đây là một giải pháp cũng rất hữu ích trong việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Hình thức này là nhiều bên cùng góp vốn để kinh doanh. Trong thời gian tới, Công ty cần tập trung vào liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này cũng phù hợp với chiến lược đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của Công ty trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu thị trường. Ngoài ra, liên doanh liên kết cũng mang lại nhiều cơ hội để Công ty tiếp xúc với các nguồn vốn của nước ngoài, việc sử dụng vốn bằng các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhờ ưu điểm về lãi suất thấp và khả năng thanh toán cao đơn giản hoá thủ tục và các khâu trung gian thanh quyết toán. 3. Về tín dụng thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu Vì hoạt động diễn ra trên phạm vị toàn thế giới. Công ty nhập khẩu hàng từ nhiều nước khác nhau, do đó việc thanh toán cũng khá phức tạp. Việc sử dụng các công cụ tín dụng trong thanh toán là một giải pháp cho Công ty, nhờ đó mà Công ty giảm bớt được chi phí (hoa hồng) khi thanh toán. Hiện nay trong thanh toán nhập khẩu tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimexx chủ yếu là thông qua hình thức L/C (thư tín dụng), TT điện chuyển tiền, CAD (thanh toán khi xuất trình chứng từ), trong khi đó L/C chiếm 80% lượng thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu công tác thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu tại Công ty đã được hệ thống hoá từ các phòng kinh doanh, đơn vị trực thuộc gắn kết với phòng tài chính kế toán, đảm bảo quá trình thanh toán được thông suốt 15 và nhanh chóng. Vấn đề đặt ra là thanh toán bằng phương thức nào cho hợp đồng cụ thể. 4. Tổ chức thực hiện kinh doanh nhập khẩu và hợp lý hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào trên thương trường đều phải được tính toán trên nhiều phương diện để đạt được hiệu quả cao nhất hay mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường ngày càng khốc liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tận dụng hết thời cơ mà thị trường tạo ra trong khả năng cụ thể của mình. Do vậy để kinh doanh đạt đựoc hiệu quả cần phải lựa chọn phương án kinh doanh sao cho phù hợp. Hợp đồng là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong thương vụ mua bán. Khi ký kết hợp đồng Công ty cần chú trọng đến các điều khoản về giá cả, chất lượng, số lượng, cơ sở điều kiện giao hàng.... một cách chặt chẽ, tránh thua thiệt và sai sót sau này. Các điều khoản của hợp đồng khi soạn thảo phải được cân nhắc kỹ và nên theo những mẫu đã được ban hành và sử dụng rộng rãi để tránh tình trạng hiểu nhầm gây tranh chấp. 5. Về tổ chức cán bộ Hoạt động này là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như năng suất lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ luôn là mục tiêu lâu dài của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. Đội ngũ chuyên môn của Công ty phải là người có trình độ uyên thâm, biết sáng tạo và tạo lập môi trường làm việc thoải mái, tạo cảm giác hăng say cho người lao động. Tạo được bản sắc riêng cho Công ty là điều không đơn giản. Để làm được điều đó công ty cần triển khai một số hoạt động sau: - Công ty nên có kế hoạch chon nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp với vị trí mà họ được làm. Có như vậy, công ty mới đạt được hiệu quả sử dụng lao động cao. - Công ty cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên trong công ty. - Công ty cần phân định rõ nhiệm vụ của từng người trong các phòng ban. Công việc này nên giao cho trưởng phòng là thích hợp nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfA1.PDF
Tài liệu liên quan