ã Nâng cao điện áp đầu đường dây đến phạm vi cho phép trong vận hành. Theo quy định hiện hành tối đa là 110% điện áp định mức, biện pháp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vận hành của lưới.
ã Giải pháp hữu hiệu nhất là giảm lượng công suất phản kháng Q tải trên đường dây, bằng cách đặt các bộ tụ bù ở cuối đường dây, biện pháp này cần được thực hiện ở một loạt trạm 110kV ở cuối đường dây dài
o Chênh lệch giữa Pmin và Pmax còn quá cao. Tỷ số Pmin/Pmax rất cao và hệ số điền kín =PTB/Pmax thấp.
Điều này do phụ tải tập trung vào giờ cao điểm làm cho công suất của hệ thống không đáp ứng được nhu cầu phụ tải khiến cho nhiều đường dây và trạm biến áp bị quá tải gây ra tổn thất điện năng và để đáp ứng đủ công suất người ta phải xây dựng thêm các nhà máy điện có chi phí cố định thấp như tua bin khí để phục vụ cho nhu cầu này và chi phí biến đổi (nhiên liệu) của loại nhà máy này là rất cao . Còn ngược lại trong giờ thấp điểm như về đêm, nhu cầu sử dụng điện rất thấp thì thậm chí gây ra tình trạng thừa công suất do các nhà máy nhiệt điện phải vận hành suôt ngày bởi vì chi phí để đưa một nhà máy nhiệt điện vào hệ thống là rất lớn so với chi phí vận hành tốn khá nhiều thời gian. Hiện tượng này gây lãng phí rất cao và gây ra tổn thất. Để giải quyết vấn đề này người ta phải đưa vào các biện pháp quản lý phụ tải gọi là DSM. Qua bảng ta thấy tỷ số Pmin/Pmax của công ty trong năm 2001 chỉ là
0,359. Tuy nhiên, trong những năm qua công ty chưa ý thực hiện triệt để chương trình quản lý nhu cầu để làm giảm chênh lệch giữa Pmin và Pmax góp phần giảm tổn thất điện năng và giảm giá thành sản xuất điện năng của hệ thống
46 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực I - Chương II: Hiện trạng công tác chống tổn thất ở công ty điện lực i, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm tổn thất kỹ thuật như cải tạo lưới điện, chống quá tải các trạm biến áp, lắp đặt thêm các trạm bù để công suất phản kháng... thì đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Mô hình tổ quản lý điện nông thôn đã phát huy được nhiều ưu điểm. Do gần dân, nắm vững địa bàn quản lý nên tổ đã sửa chữa hư hỏng kịp thời , đề xuất được nhiều biện pháp chống lấy cắp công tơ, ngăn chặn kịp thời việc khách hàng lấy cắp điện hoặc có hành vi phá hoại hệ thống đo đếm điện. Các trạm công cộng có tỷ lệ tổn thất cao mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức 25% trở lên.
Trong giai đoạn 1996 –2000 thì công ty chủ yếu đầu tư xây dựng mới lưới điện và bắt đầu từ đầu năm 2001, công ty đã đầu tư chống quá tải các trạm biến áp. Do được đầu tư cải tạo mở rộng nâng công suất và xây dựng mới các công trình chống quá tải lưới điện truyền tải 110-35 kV và lưới điện phân phối cộng với việc đầu tư trang thiết bị quản lý tiên tiến trong khâu đo lường, thí nghiệm và hiệu chỉnh công tơ nên các điện lực đã hoàn thành tương đối tốt chỉ tiêu điện thương phẩm và giảm tổn thất điện năng.
Tóm lại: Giảm tổn thất điện năng là giảm chi phí mua điện đầu nguồn, tăng điện năng thương phẩm, tăng doanh thu.Vì vậy, trong 10 năm qua công ty điện lực I đã có những nỗ lực vượt bậc trong công tác giảm tổn thất điện năng và xây dựng, cải tạo hệ thống điện. Hiện nay, tổn thất của công ty tương đối thấp dưới 10% , tuy nhiên, con số này còn khá cao bởi vì ngày nay khi mà nhu cầu điện năng ngày càng tăng nhanh, trong khi đó các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu, khí...để sản xuất ra điện ngày càng cạn kiệt và công tác bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng thì các biện pháp tiết kiệm ngày càng được chú ý đầu tư nhiều hơn. Ta biết rằng đầu tư cho tiết kiệm thì rất có hiệu quả, để tăng công suất nguồn lên 1kW thì chi phí đầu tư khoảng 1000USD, trong khi đầu tư để tiết kiệm được cũng 1kW công suất thì chỉ cần khoảng 200USD. Ngày nay các tổ chức bảo vệ môi trường thế giới, các tổ chức kinh tế sẵn sàng đầu tư hoặc cho vay ưu đãi để chúng ta đầu tư tiết kiệm năng lượng. Mặt khác, so với các công ty điện lực trên thế giới và khu vực Đông Nam á có địa hình tương tự công ty điện lực I như công ty điện lực PEA của Thailand tổn thất của họ chỉ khoảng 5-6% thì ta thấy rằng tiềm năng giảm tổn thất của công ty điện lực I là rất lớn. Vì vậy trong những năm tới công ty điện lực I cần có nhiều biện pháp hơn nữa, đặc biệt là các biện pháp giảm tổn thất kỹ thuật như chống quá tải các trạm biến áp, cải tạo lưới điện, vận hành kinh tế lưới điện và trạm biến áp để giảm tổn thất cần phải quy hoạch lại nguồn, lưới điện và làm tốt công tác dự báo nhu cầu phụ tải để có kế hoạch phát triển hệ thống điện một cách đồng bộ, có hiệu quả.
II.2 -Tổn thất điện năng qua các quý trong năm
Bảng II.3-Bảng tổng hợp chỉ tiêu tổn thất năm 2001
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Điện nhận
1803
1961
1920
1840
7526
Điện thương phẩm
1624
1747
1771
1730
6850
Điện tổn thất
179
214
149
110
676
Tỷ lệ tổn thất
9,97
11,4
8,23
6,37
8,99
Tỷ lệ TT phân phối
7,00
7,54
6,47
3,32
6,10
Tỷ lệ tổn thất 110kV
3,00
3,75
1,77
3,08
2,89
(Nguồn: Phòng kinh doanh-CTĐL I)
Tổn thất điện năng xảy ra ở tất cả các thời điểm trong năm nhưng tỷ lệ tổn thất xảy ra giữa các quý là không đều đặn. Điện năng cung cấp và tiêu thụ của các thành phần phụ tải khác nhau biến đổi theo từng thời kỳ: điện cho sinh hoạt tăng cao vào vào dịp lễ, tết, mùa hè do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dùng điện để quạt mát, dùng tủ lạnh nhiều hơn , điện cho nông nghiệp cũng cần nhiều vào mùa hè để chống hạn, mùa mưa để chống úng.... Do đó, cần nắm chắc đặc điểm này để quản lý điện năng tốt hơn.
Qua bảng *** trên ta thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng của quý II là cao nhất lên đến 11,7% và tỷ lệ tổn thất quý IV là thấp nhất trong năm, chỉ có 6,37%.
ã Tỷ lệ tổn thất quý II tăng lên cao một phần do nhu cầu sử dụng điện thời kỳ này rất lớn. Quý II là thời gian sau Tết, các doanh nghiệp bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới, sản lượng điện tiêu thụ tăng lên. Điện cần cho sinh hoạt cũng bắt đầu tăng lên do yếu tố thời tiết, ít nhiều gây tới tâm lý hộ sử dụng. Mặt khác, thời gian này, các biện pháp giảm tổn thất điện năng mới được xây dựng và thực hiện, chưa phát huy được hiệu quả. Do đó , sản lượng điện nhận, điện thương phẩm và tổn thất của quý II là cao nhất trong năm.
ã Tỷ lệ tổn thất quý IV giảm thấp nhất trong năm. Thời kỳ này, 2 thành phần phụ tải chủ yếu là phụ tải công nghiệp và phụ tải sinh hoạt đều giảm nhu cầu tiêu thụ, điện cho nông nghiệp cũng giảm thấp. Do vậy, lượng điện tổn thất cũng giảm. Hơn nữa trong quý IV, hầu hết các công trình cải tạo lưới điện đều được hoàn thành, công tác kiểm tra sử dụng điện cũng được đẩy mạnh, do đó việc quản lý điện đạt kết quả tốt. Nhờ vậy quý IV có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong năm mặc dù lượng điện nhận đầu nguồn không phải là thấp .
II.3- Tổn thất điện năng của các điện lực
Bảng II.4 - Tổn thất điện năng (%) của các điện lực
TT
Tên điện lực
1998
1999
2000
2001
1
Nam Định
7,77
7,69
7,52
7,09
2
Phú Thọ
7,77
7,45
6,90
6,90
3
Quảng Ninh
8,63
8,70
8,32
7,59
4
Thái Nguyên
10,24
6,95
7,30
7,52
5
Bắc Giang
9,33
7,10
5,24
5,90
6
Hải Dương
8,64
8,10
6,53
6,53
7
Thanh Hóa
9,44
8,36
8,23
6,98
8
Hà Tây
8,97
7,88
7,9
7,79
9
Thái Bình
8,35
7,70
7,10
7,84
10
Yên Bái
8,74
10,84
8,57
7,57
11
Lạng Sơn
14,18
10,64
7,80
7,85
12
Tuyên Quang
13,07
8,39
8,51
8,06
13
Nghệ An
9,29
8,65
7,70
7,63
14
Cao Bằng
8,10
10,64
9,35
8,32
15
Sơn La
10,21
8,98
7,88
7,28
16
Hà Tĩnh
9,44
11,52
9,13
10,04
17
Hoà Bình
15,73
10,80
10,87
8,14
18
Lào Cai
11,82
9,38
8,55
8,39
19
Lai Châu
10,31
9,29
8,60
8,40
20
Hà Giang
17,47
9,35
8,86
6,89
21
Ninh Bình
11,30
7,95
7,98
7,67
22
Bắc Ninh
10,09
6,46
6,17
5,72
23
Hưng Yên
8,73
8,84
8,61
7,86
24
Hà Nam
11,41
4,49
6,90
6,81
25
Vĩnh Phúc
8,39
7,57
7,33
6,89
26
Bắc Cạn
8,80
10,06
9,60
5,84
Công ty
11,17
10,53
9,47
8,99
(Nguồn: Phòng kinh doanh- CTĐL I)
Qua biểu II.3, ta thấy tỷ lệ tổn thất ở các điện lực đều giảm theo các năm. Tiêu biểu là điện lực Hà Giang, từ 17,47 % năm 1998 xuống còn 6,89% năm 2001. Các điện lực Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Nam cũng thu được kết quả tốt.
Lạng Sơn từ 14,18% năm 1998 xuống 7,8 năm 2000, Hoà Bình từ 15,73 % xuống còn 8,14% ...
Tuy nhiên, còn có một số điện lực tỷ lệ tổn thất giảm ít thậm chí còn tăng theo các năm (Điện lực Hà Tĩnh).
Các điện lực như điện lực Nam Định luôn có tổn thất nhỏ hơn mặt bằng chung của toàn công ty. Trong năm 1998, khi mà tổn thất của công ty còn khá cao là 11,7 % thì tổn thất của điện lực Nam Định chỉ là 7,77% tức là nhỏ hơn 4%, từ đó đến nay tổn thất của Nam Định luôn ổn định và giảm, năm 2001 là 7,09%.
Trong quá trình nghiên cứu về tổn thất không thể chỉ dựa vào tỷ lệ tổn thất hiện tại để đánh giá kết quả mà còn phải tuỳ vào địa hình, đời sống của người dân và tình trạng lưới điện hiện có của điện lực đó. Chẳng hạn, điện lực của một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Hà Giang ...thì dân cư rất thưa thớt, ít phụ tải công nghiệp nên công tác giảm tổn thất sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các điện lực khác như Hải Dương, Hà Tây, Ninh Bình...
Tóm lại: Tỷ lệ tổn thất của các nghành điện giảm dần, tỷ lệ giảm nhiều hay ít một phần tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể từng điện lực. Nhưng qua đó cũng cho thấy cố gắng chung của toàn CBCNV Công ty điện lực I trong công tác kinh doanh, thực hiện giảm tổn thất điện năng.
II.4 ảnh hưởng của quản lý khách hàng đến tổn thất
Công ty Điện lực I bán điện cho 27 tỉnh miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra, không kể Thành phố Hà Nội) và đến năm 1999 CTĐLI chỉ còn bán điện cho 26 Tỉnh (Thành phố Hải Phòng do Công ty ĐL Hải Phòng bán điện). Kinh doanh điện năng ngoài việc phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế còn phải thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của mọi tầng lớp nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục vụ công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phương thức kinh doanh của Công ty là bán điện thông qua hợp đồng mua bán điện với khách hàng, do hai bên thoả thuận. Lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng được căn cứ vào chỉ số của công tơ đo đếm điện. Hiện tại, hầu hết các khách hàng mua điện của Công ty Điện lực I đều được lắp công tơ và ký hợp đồng dùng điện. Ngoài ra, công ty còn có một số lượng lớn các khách hàng gián tiếp tức là những khách hàng mua điện của công ty thông qua các cai thầu. Đối tượng này chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa công ty chưa có điều kiện để đầu tư lưới điện về từng hộ gia đình mà chỉ đưa điện về trong vùng sau đó dân tự xây dựng lấy lưới điện về tận hộ gia đình. Mặc dầu đây chủ yếu là người có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng do thông qua cai thầu nên họ mua điện với giá khá cao so với giá bán điện bình quân của công ty nhưng ngược lại giá bán điện bình mà công ty bán cho đối tượng này là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu của nghịch lý trên là do lưới điện phân phối đến từng hộ gia đình quá kém, dẫn đến tổn thất điện năng rất lớn và người dân phải trả tiền cho lượng điện năng tổn thất này. Do đó, trong thời gian qua và trong thời gian tới, nhiệm vụ của công ty là phải tập trung xây dựng lưới điện ở các vùng nông thôn tiến tới xoá bỏ cai thầu điện dẫn đến lượng điện năng tổn thất giảm một cách đáng kể và góp phần giảm giá bán điện cho nhân dân
Qua hình vẽ II.3 ta thấy rằng số lượng khách hàng của công ty liên tục tăng. Năm 1998 là 495.714 nhưng đến năm 2001 số lượng khách hàng đã là 744.084. Để thuận tiện cho công tác quản lý và tính toán các chỉ tiêu, khách hàng của Công ty được phân loại theo một số các tiêu thức khác nhau:
Theo đơn vị hành chính
Theo thành phần phụ tải
Theo chủ thể hợp đồng
Theo nguồn cấp điện.
Trong đồ án này chỉ đi sâu phân tích ảnh hưởng của khách hàng theo thành phần phụ tải
Theo đơn vị hành chính:
Tổng thể khách hàng của Công ty được chia thành các đơn vị tỉnh, thành, bao gồm 26 điện lực như đã trình bày ở trên. Mỗi điện lực chịu trách nhiệm bán điện, cung cấp sửa chữa sự cố cho khách hàng nằm trên địa bàn mình quản lý. Nhìn vào bảng II.5 ta thấy tỷ trọng điện thương phẩm giữa các điện lực rất không đều nhau. Một số điện lực như Thanh Hoá (12,06%), Hà Tây(9,31%), Hải Dương(8,49%), Nghệ An (6,60%) chiếm tỷ trọng rất cao nhưng ngược lại có một số điện lực như Bắc Cạn (0,26%), Hà Giang (0,41%), Lai Châu (0,42%), Cao Bằng (0,60%)...lại chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ chưa đến 1%.
Nguyên nhân của tình trạng này là các tỉnh có sản lượng điện thương phẩm cao là những tỉnh có số mật độ dân số cao, đời sống khá ổn định và có phụ tải công nghiệp lớn. Ngược lại các tỉnh có sản lượng điện thương phẩm thấp là những tỉnh miền núi, điện chưa về hết với các vùng thôn bản, hoặc có điện thì do đời sống còn khó khăn nên nhu cầu tiêu thụ điện rất thấp.
Bảng II.5- Tỷ trọng theo điện năng thương phẩm của các điện lực
Tên điện lực
Năm 2000
Năm2001
SL điện năng
thương phẩm
(tr kWh)
Tỷ trọng
(%)
SL điện năng
thương phẩm
(tr kWh)
Tỷ trọng
(%)
Nam Định
352.481
6,0
401.018
5,85
Phú Thọ
339.712
5,74
349.376
5,1
Quảng Ninh
390.121
6,6
455.171
6,64
Thái Nguyên
380.724
6,4
443.535
6,47
Bắc Giang
204.568
3,5
255.636
3,73
Hải Dương
542.840
9,2
581.375
8,49
Thanh Hóa
656.285
11,1
825.940
12,06
Hà Tây
546.013
9,2
637.491
9,31
Thái Bình
271.421
4,6
298.618
4,36
Yên Bái
80.289
1,4
94.095
1,37
Lạng Sơn
82.123
1,4
92.523
1,35
Tuyên Quang
75.007
1,3
88.364
1,29
Nghệ An
394.817
6,7
453.095
6,60
Cao Bằng
32.650
0,6
38.271
0,60
Sơn La
55.818
0,9
62.991
0,92
Hà Tĩnh
128.595
2,2
152.974
2,23
Hoà Bình
76.315
1,3
89.847
1,31
Lào Cai
58.951
1,0
112.884
1,65
Lai Châu
24.016
0,4
28.777
0,42
Hà Giang
31.268
0,5
37.813
0,41
Ninh Bình
171.667
2,9
189.539
2,77
Bắc Ninh
299.696
5,1
399.420
5,83
Hưng Yên
183.181
3,1
211.978
3,10
Hà Nam
146.528
2,5
279.573
4,08
Vĩnh Phúc
200.785
3,4
252.211
3,68
Bắc Cạn
13.914
0,2
17.483
0,26
Công ty
5.920.930
100
6.849.998
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh- CTĐL I)
Theo thành phần phụ tải.
Khách hàng dùng điện được phân loại thành 5 nhóm có sự tương đồng về mục đích sử dụng điện. Ngoài ra trong mỗi thành phần còn được chia ra khách hàng trong nước và khách hàng là liên doanh với nước ngoài hoặc nước ngoài. Thành phần dân dụng, sinh hoạt chiếm 95,8% tổng số lượng khách hàng, trong đó chủ yếu là điện tiêu thụ cho các hộ gia đình. Đây là thành phần phụ tải phức tạp nhất không những trong việc cung cấp điện năng mà còn cả ý thức sử dụng điện của khách hàng. Chính vì thế, đây là thành phần gây nhiều tổn thất nhất ( chủ yếu là tổn thất thương mại) cho ngành điện.
Số lượng khách hàng theo các thành phần phụ tải còn lại có thể nói là không đáng kể, phần lớn các khách hàng đều mua trực tiếp từ lưới truyền tải như xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch... nên tổn thất kỹ thuật rất thấp và hầu như không có tổn thất thương mại. Đặc biệt thành phần công nghiệp, cùng với sự gia tăng của đầu tư nước ngoài, sự hình thành các khu công nghiệp tập trung, nên sản lượng điện tiêu thụ rất lớn và ngày càng tăng lên đáng kể.
Bảng II.6 : Số lượng khách hàng theo thành phần phụ tải năm 2000
TT
Thành phần phụ tải
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Trong nước
LD NN
Tổng
1
Nông lâm ngư nghiệp
1713
5
1718
0.3
2
Công nghiệp, xây dựng
13620
90
13710
2.1
3
Thương nghiệp, dịch vụ
5538
14
5552
0.9
4
Quản lý, tiêu dùng
620321
12
620333
95.9
5
Hoạt động khác
5743
0
5743
0.9
Tổng
646935
121
647056
100
()( (Nguồn:Phòng kinh doanh-CTĐL I))()hhhh()
Bảng II.7 : Sản lượng điện thương phẩm theo thành phần phụ tải
năm 2000
TT
Thành phần phụ tải
SL thương phẩm
kWh
Tỷ trọng
(%)
1
Nông, lâm, ngư nghiệp
254.293.522
4,3
2
Công nghiệp, xây dựng
2.128.339.491
35,9
3
Thương nghiệp, dịch vụ
60.267.331
1,0
4
Quản lý, tiêu dùng
3.324.220.153
56,1
5
Hoạt động khác
153.809.386
2,6
Tổng cộng
5.920.929.883
100
(Nguồn:Phòng kinh doanh-CTĐL I)
)(Quản lý, tiêu dùng
Việt Nam cũng như các nước phát triển khác trong khu vực, nhu cầu sử dụng điện năng trong khu vực quản lý tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng điện năng thương phẩm của hệ thống. Do tập quán học tập, sinh hoạt và giải trí, như cầu này thường tập trung vào khoảng thời gian từ 17h-22h hàng ngày. Về mặt địa lý nước ta lại nằm trong cùng một múi giờ nên hiện tượng này lại càng rõ nét.
Qua hai hình vẽ II.4, II.5 và hai bảng II.6, II.7 ở trên ta thấy số lượng khách hàng là quản lý của công ty điện lực I chiếm tỷ trọng rất lớn (95,9%) và sản lượng điện thương phẩm của thành phần này cũng chiếm cao nhất 56,1% . Đây là thành phần phức tạp trong quản lý cũng như việc gây ra nhiều tổn thất điện năng, đặc biệt là tổn thất thương mại bởi do hiện tượng câu móc điện và đây cũng chính là thành phần làm cho đồ thị phụ tải chênh lệch giữa Pmax và Pmin lớn nhất bởi do phụ tải chủ yếu tập trung vào buổi tối từ khoảng 19-22 h , trong khi đó khoảng thời gian từ 0- 6 h thì không sử dụng làm cho đồ thị phụ tải ngày đêm nhấp nhô.
Công nghiệp, xây dựng
Công nghiệp nước ta đang cố gắng tạo đà để thoát khỏi sự lạc hậu. Trong những năm qua, một số ngành công nghiệp đã phục hồi và phát triển. Đa số các ngành đều sử dụng nhiều năng lượng điện rất lớn, đặc biệt là các ngành Luyên kim, Hoá chất...Nhu cầu điện năng phục vụ cho ngành công nghiệp dự báo tăng 3,5 lần vào năm 2010 so với năm 2000. Hiện nay, các nhà máy và xí nghiệp lớn đã sử dụng tới gần 50% tổng điện năng tiêu thụ trong ngành công nghiệp. Đối với công ty điện lực I, thành phần công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 2,1% số lượng khách hàng nhưng họ lại chiếm đến 35,9% sản lượng điện năng thương phẩm của toàn công ty. Đây là một thành phần khách hàng rất có lợi cho công ty trong việc quản lý cũng chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng bởi vì sản lượng tiêu thụ của họ lại rất lớn, tập trung nên thuân lợi trong việc cung cấp điện cũng như giảm tổn thất bởi vì thông thường lưới cung cấp điện cho thành phần này chủ yếu là lưới trung thế , thậm chí có một số khách hàng lớn như xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Bút Sơn, nhà máy giấy Bãi Bằng...mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải 110 kV nên tổn thất kỹ thuật rất thấp và tổn thất thương mại hầu như không có nên tổn thất không đáng kể. Mặt khác, họ chủ yếu sản xuất suốt ngày nên công suất tiêu thụ của họ chủ yếu là ở nền của đồ thị phụ tải và tỷ số Pmin/Pmax rất cao.
Ngoài những khách hàng lớn mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải 110 kV như trên còn có những khách hàng như một số nhà máy dệt, nhà máy phân đạm Hà Bắc, một số trạm bơm nông nghiệp lớn mua điện từ lưới trung áp nên tỷ lệ tổn thất của các khách hàng này tương đối nhỏ
Tuy nhiên, các nhà máy và xí nghiệp ở nước ta có trang thiết bị lạc hậu, đã xuống cấp nghiêm trọng, hiệu suất thấp và làm việc ở chế độ cosj nhỏ.Vì vậy, công ty phải yêu cầu khách hàng phải lắp đặt các tụ bù để giảm công suất phản kháng.
Trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, công nghiệp ở 26 tỉnh phía Bắc bị suy giảm, năm 1998 sản lượng điện năng dùng cho công nghiệp chỉ bằng 99,69% năm 1997. Nhà máy phân đạm Hà Bắc không mua điện từ quý 2 năm 1998, các mỏ thuộc ngành than từ quý 2 năm 1999 giảm 20 – 30% sản lượng điện so với cùng kỳ năm trước, đến nay chưa có dấu hiệu phục hồi.
Trong năm 2000, bằng mọi biện pháp khắc phục tình trạng quá tải các trạm 110KV và các trạm trung gian 35KV, tính đến cuối năm 2000, về cơ bản chương trình này đã được giải quyết. Do tăng cường nguồn từ các trạm 110KV, việc phục vụ phát triển khách hàng nhanh, đặc biệt là các khách hàng lớn, khả năng phục hồi sản xuất của các xí nghiệp xi măng tốt nên mặc dù một số xí nghiệp giảm 1 phần điện mua của Công ty như: Công ty Dệt nhuộm PANGRIM, Công ty giấy Bãi Bằng nhưng Công ty vẫn đảm bảo việc cấp điện cho các phụ tải ở mức cao ( thương phẩm đạt 5.920,08 triệu kWh ). Tăng so với kế hoạch Tổng Công ty giao ( 5.780 triệu kWh ) là 2,42% và tăng so với năm 1999 là 15,24%
Nông, lâm, ngư nghiệp
Đây là thành phần khách hàng chủ yếu sử dụng điện để phục vụ sản xuất như chống tiêu, chống úng, khai thác và chế biến lâm, hải sản. Tuy số lượng và sản lượng điện thương phẩm nhỏ nhưng đây là rất quan trọng bởi vì nước ta là nước nông nghiệp, do đó ngành điện phải có trách nhiệm cung cấp điện đầy đủ và tin cậy để phục vụ cho họ, đặc biệt là công tác tưới tiêu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận bà con nông dân. Cũng như thành phần công nghiệp, xây dựng đây là thành phần tương đối thuận lợi trong việc cấp điện và tổn thất thấp vì phụ tải tập trung.và đồ thị phụ tải khá bằng phẳng.
Tuy nhiên, phụ tải các trạm bơm thì theo mùa, đặc biệt là các trạm bơm chống úng, khi làm việc thì sử dụng hết công suất và thời gian nhưng sau đó thì rất ít khi được sử dụng. Vì vậy thời gian sử dụng công suất cực đại
Tmax nhỏ. Hệ số công suất của thành phần này rất thấp do sử dụng động cơ là chủ yếu.
Thương nghiệp, dịch vụ
Thành phần này chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong nền kinh tế quốc dân và đã trở thành khách hàng quan trọng của ngành điện lực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá thì thương nghiệp, dịch vụ ngày được chú trọng.
Trong những năm qua ngành du lịch phát triển khá nhanh, lượng khách quốc tế đến nước ta ngày càng nhiều do đó hệ thống khách sạn, siêu thị ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Số lượng trang thiết bị trong khu vực này tăng khá nhanh và nhu cầu điện năng tiêu thụ rất lớn. Đối với thành phần khách hàng này thì tổn thất cũng không lớn. Tuy nhiên, hiện nay, đối tượng này chiếm tỷ trọng nhỏ cả về số lượng khách hàng lẫn điện năng tiêu thụ, chỉ khoảng 1%.
Hoạt động khác
Chủ yếu là phục vụ cho chiếu sáng công cộng ở các đô thị và và nơi công cộng. Thành phần này chiếm tỷ trọng nhỏ (0,9%) trong tổng số khách hàng của công ty và chiếm 2,6% sản lượng điện thương phẩm. Đây là đối tượng ít gây tổn thất do đối tượng khách hàng là cơ quan nhà nước nên được đầu tư tốt và tổn thất thương mại hầu như không có.
Theo chủ thể hợp đồng
Được chia thành khách hàng cơ quan và khách hàng tư gia.
Khách hàng cơ quan: Bao gồm các xí nghiệp sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các Công ty dịch vụ thương mại, các hợp tác xã sản xuất, HTX nông nghiệp, viện nghiên cứu, các trường học, bệnh viện ...Khách hàng cơ quan rất đa dạng, năng lượng điện được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khách hàng tư gia: Năng lượng điện được sử dụng hoàn toàn cho mục đích sinh hoạt gia đình. Số lượng khách hàng tư gia chiếm tới 95,9% số lượng khách hàng của Công ty. Với một số lượng khách hàng lớn như vậy đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ về nhiều mặt vừa để cung cấp điện an toàn cho nhân dân vừa tăng doanh thu bán điện.
Theo nguồn cấp điện.
Khách hàng phiên 8 : Bao gồm toàn bộ những khách hàng được cấp điện sau các trạm biến áp thuộc tài sản của ngành điện (TBA công cộng), cả khách hàng cơ quan và khách hàng tư gia.
Khách hàng phiên 9: đối với những khách hàng đặc biệt, khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ lớn, ngành điện cho phép họ tự bỏ vốn đầu tư XD trạm biến áp riêng. Những khách hàng này tổn thất thương mại hầu như không có và rất thuận lợi cho công tác quản lý.
Tóm lại: Khách hàng của Công ty Điện lực I trong những năm qua không ngừng tăng lên. Đây là một trong những thuận lợi cho ngành điện trong việc bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng nhưng cũng đòi hỏi nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện, giảm tổn thất điện năng, tăng doanh thu bán điện cho Công ty.
III.Tình hình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất ở công ty điện lực I
Để giảm tổn thất điện năng các điện lực cần phải chú trọng đến 2 vấn đề: tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Để đạt được hai mục tiêu trên đòi hỏi các điện lực phải cải tiến quản lý kinh doanh bán điện, phân tích chính xác các nguyên nhân gây ra tổn thất kỹ thuật: do vận hành non tải, do vận hành điện áp thấp, do thiết bị đo đếm kém tin cậy, do lưới điện quá cũ nát. . . để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với các tổn thất thương mại, biện pháp hữu hiệu là việc thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để kiểm tra chống thất thoất điện năng. Kết hợp với công tác kiểm tra là củng cố, xây dựng đội ngũ thợ điện ngày càng trong sạch, có một tác phong người thợ điện lành mạnh, có chế độ thưởng phạt công bằng nghiêm minh trong việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng.
Các hoạt động chống tổn thất có thể được tiến hành trên toàn bộ hệ thống điện hoặc theo từng khu vực. Đồng thời cũng phải giám sát chặt chẽ tiến trình các hoạt động đó và phải có sự so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đặt ra. Những việc này có thể tiến hành theo năm, quý hoặc tháng. Trong thời gian qua, Công ty điện lực I đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng.
II.1 Giảm tổn thất kỹ thuật
Tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hoàn thiện hạ thế, đại tu để cải tạo, nâng cao chất lượng lưới phân phối, củng cố trạm biến áp và các tuyến dây, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục và giảm tổn thất điện năng.
Từng bước thực hiện cải tạo hệ thống lưới điện phân phối lên điện áp chuẩn 22KV. Vì cấp điện áp gồm nhiều hệ thống 6, 10, 20, 35KV gây khó khăn lớn trong quản lý vận hành và hạn chế rất nhiều khả năng linh hoạt cung cấp điện mỗi khi lưới bị sự cố .
Trang bị công tơ vô công để theo dõi hệ số cosf của khách hàng, thực hiện chế độ phạt cosj đối với những khách hàng có hệ số cosj thấp để nhắc nhở khách hàng sử dụng đủ công suất thiết bị. Vận động khách hàng có tụ bù vận hành liên tục , hướng dẫn khách hàng sản lượng điện tiêu thụ cao, cosj thấp lắp đặt tụ bù.
Kết hợp lịch cắt điện cao thế để vệ sinh công nghiệp, thí nghiệm định kỳ thiết bị và củng cố sửa chữa hạ thế để hạn chế thời gian mất điện.
Hạ cường độ Ti hoặc thay công tơ trực tiếp cho phù hợp với công suất sử dụng của khách hàng. Tạm thời tách khỏi vận hành đối với các trường hợp sử dụng quá non tải, chống thất thoát điện năng. Thường xuyên cắt điện máy biến áp của các trạm bơm nước theo thời vụ của Công ty thuỷ nông vào những thời gian không bơm nước ra khỏi lưới để giảm tổn thất không tải.
Đối với các đường dây cũ nát quá dài, tiến hành đóng cọc tiếp địa lặp lại, tổ chức cân đảo pha, xây dựng trạm biến áp chống tải giảm bán kính cấp điện trong phạm vi cho phép, năng công suất và tăng cường trạm hợp bộ cho trạm biến áp bị quá tải.
Tình hình thực hiện cụ thể
Giảm tổn thất điện năng trên lưới 110kV bằng biện pháp bù ngang giảm lượng công suất phản kháng tải trên đường dây.
Đặc điểm của lưới điện thuộc Công ty điện lực I là nguồn điện ở xa trung tâm phụ tải. Các khu vực phụ tải lớn như Suppe Lâm Thao, gang thép Thái Nguyên, phân đạm Bắc Giang, các khu công nghiệp Việt Trì, Vinh, khu mỏ than Hồng Gai, Cẩm Phả. . .đều không có nguồn điện tại chỗ, do đó tổn thất điện năng trên lưới 110kV rất đáng kể.
Lưới 110 kV tiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien trang.doc