Vốn cố định có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp vì nó quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, do đó quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng dễ dàng tài sản cố định người ta thường chia TSCĐ thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, xí nghiệp gà giống Lạc Vệ cũng áp dụng cách phân loại như trên. TSCĐ trong xí nghiệp gà giống Lạc Vệ bao gồm các loại tài sản sau:
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn tại xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các loại. Để có được những thành quả như trên, Xí nghiệp đã tìm cách phát huy những lợi thế có được, không ngừng tiếp thu vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
2.1.1. Tình hình tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp gà giống Lạc Vệ nằm trên trục đường quốc lộ 38 thuộc địa phận xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, cách TP. Bắc Ninh 7km về phía Bắc.
Phía Đông: Giáp huyện Quế Võ
Phía Tây: Giáp huyện Từ Sơn
Phía Nam: Giáp huyện Thuận Thành
Phía Bắc: Giáp thành phố Bắc Ninh
Với vị trí địa lý như trên xí nghiệp có thể dễ dàng tiếp thu, học hỏi tiến bộ công nghệ vào sản xuất và rất thuận tiện trong việc phân phối sản phẩm đến các huyện và các tỉnh lân cận.
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên kinh tế- xã hội
Xí nghiệp nằm trên địa bàn có thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bốn mùa rõ rệt, ít xảy ra thiên tai nên việc sản xuất con giống không gặp nhiều trở ngại do thời tiết. Thời tiết tốt cũng là điều kiện cho người nông dân trong vùng phát triển chăn nuôi nên việc tiêu thụ gà giống của xí nghiệp diễn ra khá thuận lợi.
Xí nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hay rộng ra là địa bàn đồng bằng sông Hồng, dân cư ở đây chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp với ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi vì vậy xí nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng đảm bảo cho tiêu thụ.
Không những vậy, khu vực đồng bằng sông Hồng có kinh tế phát triển so với các vùng khác, tập trung nhiều thành phố lớn, nhất là thủ đô Hà Nội nên việc tiếp cận thị trường và tiến bộ khoa học- công nghệ cũng trở nên dễ dàng hơn. Đây là điều kiện tốt để xí nghiệp phát triển sản xuất và tiêu thụ.
2.1.2. Tình hình cơ bản của xí nghiệp
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và tình hình lao động
Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu là giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất và sự phát triển của xí nghiệp. Trực tiếp giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và tổ chức trực tiếp điều hành các công việc liên quan. Dưới phó giám đốc là các trưởng phòng, tổ trưởng phụ trách các tổ đội chuyên môn bao gồm: phòng kỹ thuật, trạm ấp, tổ cơ điện, tổ sản xuất thuộc vào bộ phận kỹ thuật và phòng kế toán, phòng kinh doanh bán hàng, phòng tổ chức hành chính thuộc bộ phận hành chính, kinh doanh.
Với cơ cấu tổ chức như vậy đã đảm bảo cho mọi công việc của xí nghiệp diễn ra khoa học, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Giám
đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Trạm
ấp
Tổ
cơ điện
Tổ
sản xuất
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh bán hàng
Phòng tổ chức hành chính
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp gà giống Lạc Vệ
Về tình hình lao động, toàn xí nghiệp hiện nay có 61 lao động, tất cả đều là lao động chính thức, xí nghiệp không thuê lao động thời vụ. Cơ cấu lao động của xí nghiệp trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Tình hình lao động của xí nghiệp qua 3 năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh(%)
Số lượng(người)
Cơ cấu(%)
Số lượng(người)
Cơ cấu(%)
Số lượng(người)
Cơ cấu(%)
08/07
09/08
BQ
- Tổng số
55
100.00
59
100.00
61
100.00
107.27
103.39
105.31
- Theo giới tính
Nam
24
43.64
24
40.68
22
36.07
100.00
91.67
95.74
Nữ
31
56.36
35
59.32
39
63.93
112.90
111.43
112.16
- Theo trình độ chuyên môn
Đại học, cao đẳng
15
27.27
18
30.51
19
31.15
120.00
105.56
112.55
Trung cấp
14
25.45
15
25.42
15
24.59
107.14
100.00
103.51
Chưa qua đào tạo
26
47.27
26
44.07
27
44.26
100.00
103.85
101.90
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Từ bảng trên có thể thấy qua 3 năm, số lượng lao động của xí nghiệp không ngừng tăng lên từ 55 lao động (năm 2007) lên 61 lao động (năm 2009), bình quân mỗi năm tăng 5.31%. Trong đó lao động nữ có xu hướng tăng nhưng lao động nam lại giảm do ngày càng sử dụng ít lao động kỹ thuật và tăng lao động hành chính, bán hàng. Phân theo trình độ chuyên môn thì số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng, trung bình tăng 12.55%/năm, điều này đã giúp nâng cao đáng kể hiệu quả lao động tại xí nghiệp.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp:
Xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ với sản phẩm chủ yếu là giống gà trắng (90%) còn lại là gà hướng trứng. Đàn gà bố mẹ của xí nghiệp gồm có hơn 70000 con các giống ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC… cơ cấu 70% là giống gà màu, 30% là giống gà trắng cho năng suất, chất lượng cao. Quá trình sản xuất gà con giống của xí nghiệp được tiến hành như sau:
Gà giống ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC một ngày tuổi được nhập từ nước ngoài về
Gà hậu bị ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC
Gà đẻ ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC
Trứng gà ISA, Red, CoLor, Ross, J- DBC
Phòng chọn và ấp trứng
Phòng đặt máy ấp
Phòng đặt máy nở
Gà con thương phẩm một ngày tuổi
Gà con thương phẩm được bán ra thị trường tiêu thụ
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất gà con giống của Xí nghiệp
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Trên tổng diện tích 7,1ha, xí nghiệp có 20 dãy chuồng nuôi gà được trang bị rất hiện đại như hệ thống máng ăn, máng uống tự động của Mỹ, hệ thống làm mát của Mỹ, 7 máy ấp của Bỉ, Hà Lan công suất từ 2 - 5 vạn trứng/máy, 4 máy nở của Bỉ, Đức công suất 1.500 trứng/máy. Với quy trình sản xuất như trên, mỗi tháng xí nghiệp đảm bảo cung cấp ra thị trường 250000- 260000 con/tháng. Sản lượng và chất lượng gà giống sản xuất ra của xí nghiệp qua các năm cũng không ngừng tăng.
Bảng 2.2: Quy mô sản xuất gà giống qua 3 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2007
2008
2009
So sánh(%)
08/07
09/08
BQ
1. Số lượng trứng
3495.57
3673.23
3789.22
105.08
103.16
104.12
Gà màu
1000 quả
2981.63
3190.68
3254.68
107.01
102.01
104.48
Gà trắng
1000 quả
513.94
482.55
534.54
93.89
110.77
101.98
2. Tỷ lệ nở bình quân
Gà màu
%
80
80.5
82.3
100.63
102.24
101.43
Gà trắng
%
80.4
81.2
80.8
101.00
99.51
100.25
3. Số lượng gà con giống
2,798.51
2,960.33
3,110.51
105.78
105.07
105.43
Gà màu
1000 con
2385.30
2568.50
2678.60
107.68
104.29
105.97
Gà trắng
1000 con
413.21
391.83
431.91
94.83
110.23
102.24
(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng 2.2 ta có thể thấy quy mô sản xuất qua từng năm đều tăng nhưng với tốc độ chậm, số lượng trứng tăng bình quân 4.12%/năm, số lượng gà con giống tăng bình quân 5.43%/năm. Nguyên nhân là do xí nghiệp thường sản xuất theo đơn đặt hàng của những bạn hàng quen và thị trường tiêu thụ thường là các địa bàn lân cận nên lượng hàng tiêu thụ ít có sự thay đổi. Ta cũng có thể nhận thấy từ bảng 2.2 là tỷ lệ trứng nở bình quân có sự tăng nhẹ cả gà trắng (0.25%/năm) và gà màu (0.25%/năm) do vài năm gần đây chất lượng trứng dần được nâng cao và sự áp dụng phù hợp quy trình công nghệ ấp trứng.
Tuy số lượng trứng tăng nhưng cũng không thể phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp vì điều này còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố bên ngoài. Trong những năm gần đây, dịch cúm gà được xem là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động chăn nuôi gia cầm của người nông dân cũng như nhà sản xuất giống. Khi dịch cúm gà hoành hành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gà giống Lạc Vệ cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh(%)
08/07
09/08
BQ
1. Doanh thu
35,283
28,292
13,281
80.19
46.94
61.35
2. Chi phí sản xuất
32,986
24,649
20,028
74.73
81.25
77.92
3. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
2,297
3,643
-6,747
158.60
-285.20
4. Lợi nhuận khác
2,156
2,687
3,365
124.63
125.23
124.93
5. Chi phí tài chính
875
849
789
97.03
92.93
94.96
6. Chi phí khác
97
74
262
76.29
354.05
164.35
7. Tổng lợi nhuận
3,481
5,407
-4,433
155.33
-181.99
Đơn vị tính: triệu VND
(Nguồn: Phòng Kế toán và website www.fpts.com.vn)
Lợi nhuận của xí nghiệp bao gồm lợi nhuận từ bán gà giống và lợi nhuận khác từ việc bán gà bố mẹ đã già và bán phế liệu. Nếu như lợi nhuận đạt được trong năm 2007 ở mức cao là 3.481tỷ VNĐ và năm 2008 lợi nhuận lên đến 5.407 tỷ VNĐ thì đến năm 2009 xí nghiệp đã bị lỗ 4.433 tỷ VNĐ. Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm diễn ra vào quý I năm 2009 đã khiến hai đàn gà bố mẹ (khoảng hơn 13 nghìn con) bị chết sạch, trong những quý tiếp theo, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao đột biến làm chi phí sản xuất tăng. Trong bảng 2.3 thì chi phí khác ở đây là chi phí gà loại do dịch cúm, nếu hai năm 2007, 2008 chi phí này không quá 100 trVNĐ thì năm 2009 do dịch cúm chi phí này lên tới 262 trVNĐ. Chi phí tài chính được hiểu là chi phí lãi vay, khoản chi phí này của xí nghiệp giữ ở mức tương đối ổn định qua các năm.
Từ kết quả SXKD qua 3 năm được thống kê ở bảng trên có thể thấy rằng dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến lợi nhuận của xí nghiệp vì vậy xí nghiệp cần có những bước đi, biện pháp kinh doanh phù hợp để giảm đến mức thấp nhất hậu quả mà dịch cúm gia cầm có thể gây ra. Biện pháp cụ thể đầu tiên đó là sử dụng vốn SXKD một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.
2.2. Tình hình tổ chức đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
2.2.1. Tình hình tổ chức vốn sản xuất kinh doanh
Vốn là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc tổ chức sử dụng vốn SXKD là bước làm đầu tiên khi gia nhập thị trường của bất cứ doanh nghiệp nào. Vốn không chỉ quyết định trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ sản xuất mà còn ảnh hưởng đến bảo toàn và phát triển vốn ở những chu kỳ tiếp sau đó. Ở mỗi chu kỳ SXKD, mỗi một giai đoạn của nền kinh tế, mỗi một giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì lại đòi hỏi cách thức tổ chức sử dụng vốn SXKD phù hợp. Xí nghiệp gà giống Lạc Vệ đã thành lập được 14 năm, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, có nhiều kinh nghiệm sử dụng vốn nhưng hiện nay xí nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường, từ điều kiện tự nhiên và tình hình dịch bệnh. Là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty DABACO Việt Nam, hạch toán kinh tế theo hình thức phụ thuộc thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân theo tính chất sử dụng thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định được hiểu là số vốn tiền tệ đầu tư cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt những TSCĐ hữu hình và những chi phí đầu tư cho những TSCĐ vô hình; còn vốn lưu động là toàn bộ giá trị tài sản lưu động và vốn bằng tiền mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hình vốn của xí nghiệp trong 3 năm 2007,2008,2009 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Tình hình vốn SXKD của xí nghiệp qua 3 năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh
GT(tr VNĐ)
CC(%)
GT(tr VNĐ)
CC(%)
GT(tr VNĐ)
CC(%)
08/07
09/08
BQ
Tổng vốn
kinh doanh
12191.660
100.00
12339.191
100.00
13998.959
100.00
101.21
113.45
107.16
VCĐ
4369.616
35.84
5238.681
42.46
5651.333
40.37
119.89
107.88
113.72
VLĐ
7822.044
64.16
7100.51
57.54
8,348
59.63
90.78
117.56
103.31
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng 2.4 ta có thể thấy vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua các năm đều có sự gia tăng, bình quân tăng 7.16%/năm, trong đó vốn cố định tăng bình quân 13.72%/năm, vốn lưu động tăng bình quân 3.31%/năm. Vốn sản xuất tăng là do khó khăn từ dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục trong những năm gần đây nên đòi hỏi phải có sự đầu tư cho sản xuất lớn hơn. Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định không có sự thay đổi lớn qua các năm, vốn lưu chiếm phần lớn hơn trong tổng số vốn (từ 57- 64%), vốn cố định chiếm trên 35%%. Trong năm 2008, vốn lưu động giảm so với năm 2007 do năm 2007 xí nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn nên số vốn đầu tư cao. Đến năm 2009 cả vốn cố định và vốn lưu động đều tăng nhưng vốn lưu động tăng nhiều hơn (17.56%) do chi phí cám và thuốc thý y tăng. Ta có thể thấy sự thay đổi vốn SXKD của xí nghiệp thông qua biểu đồ 2.1.
2.2.2. Tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh
Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo từ hai nguồn là từ Tổng Công ty DABACO Việt Nam- đây là nguồn chủ yếu chiếm khoảng 92% tổng số vốn (nguồn:Phòng Kế toán) còn lại là từ nguồn vốn vay ngân hàng nhưng có sự kiểm soát của Tổng Công ty.
2.3. Tình hình sử dụng vốn cố định
2.3.1. Thực trạng vốn cố định tại xí nghiệp
Vốn cố định có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp vì nó quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, do đó quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng dễ dàng tài sản cố định người ta thường chia TSCĐ thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, xí nghiệp gà giống Lạc Vệ cũng áp dụng cách phân loại như trên. TSCĐ trong xí nghiệp gà giống Lạc Vệ bao gồm các loại tài sản sau:
Nhà cửa vật kiến trúc: gồm có khu nhà phục vụ quản lý, khu nhà nuôi gà bố mẹ, nhà đặt máy ấp nở, nhà kho, sân bãi, toàn bộ được xây dựng trên diện tích 7.1 ha, thường xuyên được xí nghiệp đầu tư nâng cấp, tu sửa, giá trị tăng bình quân 9.99 %/năm.
Máy móc, thiết bị: gồm hệ thống làm mát của Mỹ, 7 máy ấp của Bỉ, Hà Lan công suất từ 2 - 5 vạn trứng/máy, 4 máy nở của Bỉ, Đức công suất 1.500 trứng/máy.
Phương tiện vận tải gồm 2 xe ô tô tải chuyên dùng để vận chuyển gà giống, thức ăn chăn nuôi và gà bố mẹ nhập về.
Thiết bị quản lý gồm 8 dàn máy vi tính, 5 tủ lưu trữ hồ sơ cùng một số tài sản khác.
Cụ thể về tình hình đầu tư TSCĐ của xí nghiệp trong 3 năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện trong bảng 2.5. có thể thấy xí nghiệp luôn chú trọng đến việc đầu tư, trang bị cho sản xuất kinh doanh, nếu năm 2007 toàn bộ TSCĐ có giá trị là 4369.616 trVND thì đến năm 2009 đã tăng lên 5651.333 trVND, bình quân một năm tăng 13.72%, đặc biệt là tăng đầu tư cho máy móc, thiết bị, giá trị tăng bình quân 14.99%/năm, điều này đã thể hiện nỗ lực tăng năng suất lao động tại xí nghiệp.
Bảng 2.5: Tình hình TSCĐ của xí nghiệp trong 3 năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh(%)
GT
(tr VNĐ)
CC
(%)
GT
(tr VNĐ)
CC
(%)
GT
(tr VNĐ)
CC
(%)
08/07
09/08
BQ
Tổng TSCĐ
4369.616
100.00
5238.681
100.00
5651.333
100.00
119.89
107.88
113.72
Nhà cửa, vật kiến trúc
296.367
6.78
336.367
6.42
358.571
6.34
113.50
106.60
109.99
Máy móc, thiết bị
3646.363
83.45
4379.478
83.60
4821.429
85.31
120.11
110.09
114.99
Phương tiện vận tải
302.356
6.92
376.580
7.19
388.000
6.87
124.55
103.03
113.28
Thiết bị quản lý
124.530
2.85
146.256
2.79
83.333
1.47
117.45
56.98
81.80
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Trong cơ cấu TSCĐ, máy móc luôn chiếm phần lớn tổng giá trị (trên 83%), tất cả máy móc dùng trong sản xuất của xí nghiệp đề được nhập về từ các nước tiên tiến trên thế giới, công nghệ sản xuất hiện đại cho năng suất cao và hạn chế rủi ro trong sản xuất đến mức thấp nhất. Thiết bị quản lý chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu vì quy mô của xí nghiệp không lớn, công tác quản lý không quá phức tạp. Cơ cấu TSCĐ năm 2009 được thể hiện rõ thông qua biểu đồ dưới đây:
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ sẽ bị hao mòn, đó là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ vì vậy việc trích khấu hao TSCĐ là rất cần thiết cho hoạt động tái sản xuất của doanh nghiệp. Tùy vào hiện trạng, tính chất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có cách tính khấu hao khác nhau. Đối với xí nghiệp gà giống Lạc Vệ, xí nghiệp đã áp dụng theo quy định trích khấu hao của Tổng Công ty DABACO Việt Nam là phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay theo quyết định 166/BTC ban hành từ ngày 30/12/1999. Dưới đây là bảng trích khấu hao TSCĐ tại xí nghiệp gà giống Lạc Vệ trong năm 2009. Năm khấu hao đối với từng loại tài sản được quy định bởi Tổng Công ty.
Bảng 2.6: Tình hình khấu hao TSCĐ năm 2009
Loại TSCĐ
Nămkhấu hao
Số lượng(cái)
Giá trị(triệuVND)
Giá trịkhấu hao
Giá trị còn lại
Giá trị khấu hao trên từng sản phẩm (VNĐ/1sp)
Hệ sốhao mòn TSCĐ
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
14
2510
179.29
358.57
57.64
0.07
2. Máy móc, thiết bị
7
11250
1607.14
4821.43
516.68
0.14
Máy ấp
7
7
7350
1050.00
3150.00
337.57
0.14
Máy nở
7
4
3900
557.14
1671.43
179.12
0.14
3. Phương tiện vận tải
5
2
970
194.00
388.00
62.37
0.20
4. Thiết bị quản lý
3
250
83.33
83.33
26.79
0.33
Tổng cộng
26230
2620.90
7322.76
1180.16
0.10
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Giá trị khấu hao sẽ được tính vào giá trị sản phẩm sản xuất ra sau đó số tiền khấu hao hàng năm được trích từ tiền thu bán sản phẩm và được tích trữ quỹ khấu hao TSCĐ của xí nghiệp, đây là nguồn tài chính quan trong để mua sắm và xây dựng TSCĐ của xí nghiệp sau này. Qua bảng 2.6 trên ta thấy sau khi xí nghiệp trích khấu hao thì trong giá thành mỗi sản phẩm sản xuất ra năm 2009 sẽ có 1,180.160 (VNĐ) là hao mòn TSCĐ, tổng giá trị khấu hao là 2620.90 (tr VNĐ), số tiền này sẽ được trích ra từ tiền bán sản phẩm. Giá trị còn lại là giá trị của TSCĐ sau khi khấu hao, sau năm 2009, giá trị còn lại của TSCĐ là 7322.76 (tr VNĐ). Hệ số hao mòn là chỉ tiêu nhằm xem xét tình trạng kỹ thuật của TSCĐ mới hay cũ từ đó có quyết định đầu tư hợp lý. Nó được so sánh bằng số tiền khấu hao đã trích so với nguyên giá TSCĐ. Hệ số hao mòn càng lớn thì TSCĐ càng cũ. Từ bảng 2.6 ta thấy rằng hệ số hao mòn của tổng TSCĐ là 0.1, như vậy TSCĐ của xí nghiệp còn khá mới, có được điều này là do xí nghiệp mới đầu tư mua thêm máy móc từ năm 2007, khu nhà xưởng cũng được sửa lại và xây mới một dãy chuồng nuôi gà bố, mẹ trong năm 2007, mua một xe tải năm 2008.
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng
Với thực trạng đầu tư và quản lý TSCĐ như trên của doanh nghiệp thì có mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh hay không ? Điều này chỉ được thấy rõ thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ như hiệu quả sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hàm lượng vốn cố định… Cụ thể được cho trong bảng sau:
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn, TSCĐ trong 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
1. Doanh thu
Tr.VNĐ
35,283
28,292
13,281
2. Lợi nhuận từ SXKD
Tr.VNĐ
2,297
3,643
-6,747
3. Nguyên giá TSCĐ
Tr.VNĐ
4369.616
5238.681
5651.333
4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
8.075
5.401
2.350
5. Hiệu quả sử dụng TSCĐ
0.526
0.695
-1.194
6. Hàm lượng vốn cố định
0.124
0.185
0.426
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 xí nghiệp đã liên tục đầu tư, nâng cấp nhà xưởng máy móc nhưng do dịch cúm diễn ra liên tục, lạm phát dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã làm xí nghiệp lâm vào tình trạng rất khó khăn, donh thu giảm trong khi chi phí ngày càng tăng đã làm lợi nhuận giảm nhanh chóng và đến năm 2009, lợi nhuận của doanh nghiệp đã bị âm. Sự đầu tư, nâng cấp TSCĐ với mục đích chính là phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia cầm bước đầu đã phát huy tác dụng. Từ bảng 2.7 ta có thể thấy hiệu suất, hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm qua 3 năm và đến năm 2009, hai chỉ tiêu này đều âm. Hàm lượng vốn cố định ngày càng tăng qua 3 năm do xí nghiệp chú trọng đến việc đầu tư vào TSCĐ. Tuy trong năm 2009, lợi nhuận sản xuất đã bị âm nhưng với sự đầu tư tài sản như trên thì chắc chắn trong thời gian tới xí nghiệp sẽ thoát khỏi sự sụt giảm này trong.
2.4. Tình hình sử dụng vốn lưu động
2.4.1. Thực trạng sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động của xí nghiệp chiếm phần lớn tổng số vốn (57- 64%), vốn lưu động luôn luôn vận động liên tục không ngừng và thay đổi hình thái biểu hiện qua các chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn. Vì vậy việc quản lý vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn để thực hiện các mục tiêu của xí nghiệp, sử dụng hợp lý vốn lưu động sẽ mang lại hiệu quả cao và tạo điều kiện tốt cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
Thực trạng vốn lưu động của xí nghiệp trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8: Tình hình vốn lưu động trong 3 năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh(%)
GT
(tr VNĐ)
CC
(%)
GT
tr VNĐ)
CC
(%)
GT
(tr VNĐ)
CC
(%)
08/07
09/08
BQ
Tổng vốn lưu động
7,822.04
100.00
7,100.51
100.00
8,347.63
100.00
90.78
117.56
103.31
Tiền
1,076.35
13.76
863.38
12.16
1,080
12.94
80.21
125.09
100.17
Tiền gửi ngân hàng
10.867
0.14
7.224
0.10
7.224
0.09
66.48
100.00
81.53
Hàng tồn kho
582.357
7.45
791.452
11.15
802.017
9.61
135.90
101.33
117.35
Chi phí SXKD dở dang
4165
53.25
3450
48.59
4262
51.06
82.83
123.54
101.16
Các khoản phải thu
1,974
25.24
1,976.00
27.83
2,111
25.29
100.10
106.83
103.41
TSLĐ khác
13.472
0.17
12.458
0.18
85.385
1.02
92.47
685.38
251.75
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Nhìn chung, hầu hết các loại TSLĐ trong xí nghiệp đều tăng qua 3 năm, tổng vốn lưu động tăng từ 7822.04 tr VNĐ năm 2007 lên 7100.51 tr VNĐ năm 2008 và đến năm 2009 là 8347.63 tr VNĐ, tăng bình quân 3.31%/năm. Riêng tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm, giảm bình quân 18.47%/năm do sản xuất khó khăn, xí nghiệp cần nhiêu tiền mặt để đầu tư. Chủ yếu vốn lưu động của xí nghiệp biểu hiện ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chiếm 48- 53%) và khoản phải thu từ khách hàng (25- 27%), chỉ có một số ít biểu hiện ở tiền gửi ngân hàng (0.09- 0.14%) và TSLĐ khác (0.17- 1.02%), số còn lại là hàng tồn kho (7- 11%)và tiền mặt (12- 13%). Các khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ lệ tương đối lớn và ngày càng tăng (bình quân tăng 3.41%/năm) đã gây khá nhiều khó khăn cho xí nghiệp trong đầu tư tái sản xuất, điều này cũng chứng tỏ công tác thu hồi nợ từ đối tác của xí nghiệp còn yếu kém, nhiều tình trạng dẫn đến nợ khó đòi. Hàng tồn kho của xí nghiệp gồm nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ ngày càng tăng (bình quân 17.35%/năm) cũng gây khó khăn cho SXKD, hầu hết hàng tồn kho là gà bố, mẹ đã hết tuổi sản xuất nhưng không bán được nên vẫn cần tiêu tốn một lượng thức ăn nhất định dẫn đến tốn kém. Tiền mặt là khoản vốn sẽ đầu tư trực tiếp cho SXKD nhưng lại tăng chậm nên cũng gây cản trở đối với sản xuất của xí nghiệp. TSLĐ khác là các khoản tạm ứng, các khoản đầu tư ngắn hạn…
2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động, TSLĐ
Để phân tích được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp, ta cần thông qua các chỉ tiêu được tính trong bảng sau:
Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
1. Doanh thu
Tr.VNĐ
35,283
28,292
13,281
2. Lợi nhuận từ SXKD
Tr.VNĐ
2,297
3,643
-6,747
3. Tổng vốn lưu động
Tr.VNĐ
7822.044
7100.51
8347.626
4. Các khoản phải thu
Tr.VNĐ
1974
1976
2111
5. Hiệu suất sử dụng TSLĐ
4.511
3.985
1.591
6. Hiệu quả sử dụng TSLĐ
0.294
0.513
-0.808
7. Vòng quay khoản phải thu trong năm
17.874
14.318
6.291
8. Kỳ thu tiền bình quân
20.421
25.493
58.016
9. Mức đảm nhiệm TSLĐ
0.222
0.251
0.629
Hiệu suất sử dụng TSLĐ cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu., chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất của TSLĐ càng cao. Qua bảng 2.9 ta thấy chỉ tiêu này ngày càng giảm đi trong 3 năm, điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ của xí nghiệp ngày càng giảm.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ phản ánh khả năng sinh lợi của vốn TSLĐ, nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận, chỉ tiêu này của doanh nghiệp cũng ngày càng giảm, thậm chí năm 2009 là -0.808 cho biết mỗi đơn vị TSLĐ được sử dụng tạo ra ngày càng ít lợi nhuận.
Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Kỳ thu tiền bình quân của xí nghiệp ngày càng tăng và tăng lên rất cao vào năm 2009 (58.016 ngày) đã chứng tỏ những khoản phải thu ngày càng nhiều, vốn lưu động sử dụng không có hiệu quả.
Mức đảm nhiệm TSLĐ cho biết để đạt được mỗi đơn vị thì cần sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ, chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao. Qua bảng 2.9 ta thấy chỉ tiêu này ngày càng tăng, năm 2007 chỉ có 0.222 thì đến năm 2009 con số này đã lên đến 0.629 vì vậy hiệu quả kinh tế rất thấp.
2.5. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Từ giá trị tổng vốn đã được sử dụng ta cũng có các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sau:
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
1. Doanh thu
Tr.VNĐ
35,283
28,292
13,281
2. Lợi nhuận từ SXKD
Tr.VNĐ
2,297
3,643
-6,747
3. Tổng lợi nhuận
Tr.VNĐ
3,481
5,407
-4,433
4. Tổng vốn SXKD
Tr.VNĐ
12191.660
12339.191
13998.959
5. Hệ số sinh lợi tổng tài sản
0.188
0.295
-0.482
6. Hệ số doanh lợi
0.286
0.438
-0.317
7. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
2.894
2.293
0.949
Nhìn chung các chỉ tiêu này đều chứng tỏ sự bất hiệu quả của việc sử dụng vốn trong xí nghiệp qua 3 năm. Điều này gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến kết quả SXKD ở hiện tại mà còn đến hoạt động bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của xí nghiệp để đầu tư cho những chu kỳ sản xuất tiếp theo. Chính vì vậy, xí nghiệp cần có những biện pháp kịp thời, mạnh mẽ nhằm cứu lấy sản xuất của xí nghiệp.
2.6. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Xuất phát từ thực trạng sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn sản xuất tại xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ như trên tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp như sau:
Đối với tài sản cố định: Cần sử dụng hợp lý TSCĐ vào sản xuất.
Hầu hết tài sản cố định tại xí nghiệp đều còn mới vì vậy c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_2_2088.doc