MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
Phần 1 : Thời vụ du lịch và những nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ trong du lịch nghỉ biển . 4
I. Thời vụ du lịch . 4
1. Khái niệm “Tính thời vụ trong du lịch”, “Thời vụ du lịch”. 4
2.Các đặc điểm của thời vụ du lịch. 4
II. Các nhân tố tác động tới thời vụ du lịch nghỉ biển: 6
1. Nhân tố mang tính tự nhiên: 6
2. Nhân tố mang tính kinh tế- xã hội. 7
3. Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật: 8
4. Các nhân tố khác: 8
Phần 2: Phân tích tác động của thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ biển tại Hải Phòng. 8
I. Tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển của Hải Phòng. 8
1. Điều kiện về tài nguyên du lịch. 8
2.Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch. 11
II. Thực trạng của hoạt động kinh doanh du lịch biển ở Hải Phòng trong những năm gần đây. 15
1. Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch đến kinh doanh du lịch biển. 15
2.Thực trạng du lịch Cát Bà. 16
3.Hoạt động du lịch nghỉ biển của Hải Phòng có nhiều khởi sắc. 17
4. Những vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng. 21
Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của thời vụ du lịch đến sự phát triển du lịch ở Hải Phòng. 23
I. Một số đề xuất và kiến nghị. 23
II.Các phương hướng và giải pháp chính làm giảm những tác động bất lợi so tính thời vụ trong du lịch 24
1 . Làm tăng mức độ phù hợp tối ưu giữa cung và cầu 24
2. Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch: 24
3. Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai: 24
Kết luận 26
Các tài kiệu tham khảo: 27
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6249 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng, thực trạng và một số kiến nghị giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ít ảnh hưởng lên độ dài của thời vụ. Mức độ ảnh hưởng là ít và bất biến.
* Các nhân tố đặc biệt:
Một số khách sạn phục vụ chính là đối tượng khách công vụ thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp.
Phần 2: Phân tích tác động của thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ biển tại Hải Phòng.
I. Tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển của Hải Phòng.
1. Điều kiện về tài nguyên du lịch.
Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội phát triển cao song nếu không có được các tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển được du lịch. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên -những cái mà thiên nhiên chỉ ban cho một số vùng và một số nước nhất định. Riêng thành phố Hải Phòng được thiên nhiên vô cùng ưu đãi, ban tặng cho 1 tiềm năng lớn về con người, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, có rừng có biển, có nền văn hoá đặc trưng của vùng ven biển bắc Bộ để phát triển du lịch. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Phòng được biết đến với vị thế của một thành phố Cảng, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch của cả nước, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng được phân bố trên toàn thành phố với đa dạng các loại hình như rừng, biển, đảo, di tích văn hoá và nhiều thắng cảnh danh lam thu hút khách trong nước và quốc tế. Bất cứ du khách nào đến Hải Phòng cũng nghĩ ngay tới các địa danh du lịch biển nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà.
1.1. Thắng cảnh Đồ Sơn.
Có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng, từ lâu Đồ Sơn đã là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Bán đảo Đồ Sơn nằm trên miền cổ lục địa, chạy dài 22,5km ven biển từ cửa sông Cấm đến cửa sông Văn Úc. Với những cảnh sắc tuyệt đẹp về phong cảnh sơn thuỷ tình hữu. Có thể nói, Đồ Sơn đẹp tựa Đà Lạt mộng mơ để du khách thả hồn tận hưởng những kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng. Đến với khu du lịch Đồ Sơn, du khách sẽ được đắm mình trong làn nước biển, nghỉ ngơi để thưởng ngoại cảnh đẹp của một miền biển nổi danh mang đậm nét truyền thống, lung linh màu của huyền thoại... Du khách các nơi về Đồ Sơn, ít người biết, cách bãi tắm phía Đông Nam bán đảo Đồ Sơn chừng 800m có đảo Dáu hoang sơ đến lạ kỳ. Người xưa hình tượng hoá Đồ Sơn như đầu rồng đang hướng về phía viên ngọc (đảo Dáu), đuôi quẫy ra khơi xa thành Bạch Long Vĩ. Hiếm có hòn đảo nào gần đất liền lại được nhiều ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Dáu. Chỉ sau khoảng 20 phút cưỡi sóng từ bến Nghiêng, du khách đã lạc vào chốn hoang sơ, tận mắt ngắm nhìn tháp đèn biển, công trình hơn trăm tuổi giữa gió biển phóng khoáng. Cây đèn biển hơn trăm tuổi đặt trên đỉnh cao 128 m, được xây dựng từ năm 1892, cao như một tháp pháo đài cổ, chiếu xa tới 40 km. Biết bao lượt du khách đã bước theo những bậc cầu thang gỗ bóng loáng để lên đỉnh ngọn đèn, hưởng cảm giác lâng lâng, hào sảng khi đứng trên độ cao hàng chục mét đón gió căng tràn sức sống. Con đường lên đảo không quá dốc và cũng chỉ dài vừa đủ để du khách cảm thấy như tập thể dục. Thích nhất có lẽ là được đi dưới ‘mái nhà’ lợp bằng tán cổ thụ và dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông rủ như tơ liễu và cơ man gốc cổ thụ to vài người ôm. Tuy ở ngay nơi tàu bè qua lại tấp nập, nhưng cảnh quan rừng vẫn được giữ nguyên trạng. Tương truyền Nam Hải Thần vương rất thiêng, không ai dám lấy đi ở đảo bất cứ thứ gì, kể cả từ một cành củi. Chuyện kể rằng thời nhà Trần, sau trận thủy chiến với giặc Nguyên trên sông Bạch Đằng, bà con trên đảo thấy xác một tướng quân dạt vào. Biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con bèn lập đền thờ và gọi ngài là Nam Hải thần vương. Hằng năm, vào các ngày 8, 9 và 10 - 2 (âm lịch) diễn ra lễ hội đảo Dáu của ngư dân Đồ Sơn tại đền thờ ngài để cầu may.
1.2. Đảo ngọc Cát Bà.
♦ Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể danh thắng vịnh Hạ Long. Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải cách thành phố Hải Phòng 30 hải lý. Phần đảo nổi Cát Bà có diện tích khoảng 200km2 gồm 2 dạng cấu trúc cơ bản là hệ thống đảo và bãi chiều. Hệ thống đảo gồm 366 đảo lớn nhỏ, nằm rải rác trên vùng biển giáp vịnh Hạ Long nổi tiếng ở phía Đông Nam. Cát Bà là hệ thống đảo đá vôi, núi đá vôi có độ cao trung bình từ 50m đến 200m.
♦ Quần đảo Cát Bà với hơn 172 bãi cát nhỏ nằm rải rác trên các đảo, trong đó có rất nhiều bãi có thể dùng làm bãi tắm như: Cát Cò I, Cát Cò II, Cát Dứa, Cát Quyển … Những bãi cát này ẩn mình dười chân các đảo nhỏ có nhiều hệ sinh thái tự nhiên, ít sóng gió. Bãi tắm ở đây đẹp, nhiều hòn đảo chưa đặt tên, thuận lợi cho việc du lịch mạo hiểm, khám phá… Thiên nhiên ở đây hoang sơ, rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570ha với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú va quý hiếm đặc trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao.
♦ Hiện Cát Bà có 620 loài thực vật thuộc 438 chi, 123 họ, trong đó có 357 loài có thể làm thuốc chữa bệnh, có 350 loài đã được ghi trong sách đỏ của Việt Nam cần được bảo vệ. Rừng Cát Bà có nhiều loài cây lấy gỗ như trai lý, mấn mái, chò dãi, lát hoa, gội nếp, lim giao… Về động vật, các kết quả điều tra thống kê được 28 loài thú, 59 loài chim, 20 loài bò sát, có 10 loài thú và 6 loài chim quý hiếm cần được bảo vệ như: voọc đầu trắng, mèo rừng, nhím, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, cầy giông, chim cu gáy, hoẵng, chim đa đa, chim cu xanh, chim ngói, vịt trời, sâm cầm.
♦ Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đang được coi là một trong những trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đi từ thành phố ra đảo bằng tàu thuỷ cao tốc khoảng hơn một giờ đồng hồ, đi bằng đường bộ khoảng 60km qua 2 phà, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận đảo Ngọc. Giữa sóng nước mênh mông của biển khơi, ta bỗng gặp một khu rừng nhiệt đới. Rừng ở đây có diện tích hơn 17.300ha, trong đó có 570ha là rừng nguyên sinh. Dưới tán rừng già có hàng trăm cây thuốc quí, đặc biệt có cây thuốc bổ tim một củ, một lá. Cát Bà có hệ thực vật và động vật điển hình quí hiếm của rừng trên núi đá vôi, có nhiều hang động kỳ thú và bãi tắm thiên nhiên cát trắng, nước trong tới đáy. Trong rừng già còn loại kỳ đà Komodo cổ đại, sơn dương nặng trên 100kg. Vùng biển Cát Bà có nhiều bãi tôm, bãi câu cá hồng, cá nục, cá tráp; có áng thảm nuôi đồi mồi. Dưới các rạn đá ngầm chân đảo có bào ngư, trai ngọc và tôm rồng. Ở bãi hạ triều có tu hài (họ nhuyễn thể) được coi là ‘gà biển’, thịt chắc và ngọt hơn cả bào ngư. Món tu hài nướng vắt chanh trở thành món đặc sản không thể thiếu ở các quán nhậu ven bờ biển.
♦ Huyện Cát Hải hiện có khoảng 5992ha rừng ngập mặn và bãi triều ven biển, đây là nơi cư trú của các loài động thực vật và là nơi lưu giữ các nguồn gen phong phú, là nơi cung cấp dinh dưỡng và nguồn giống để duy trì bền vững cho nghề cá ven bờ. Ngoài ra, rừng ngập mặn tại Cát Bà còn là vùng đệm bảo vệ vững chắc bờ biển. Những khu rừng ngập mặn trên 5 năm tuổi hoặc có độ cao thân cây khoảng từ 4m trở lên là nơi lý tưởng cho việc khai thác, phát triển du lịch sinh thái.
♦ Cát Bà có hệ sinh vật dưới đáy biển vô cùng phong phú, bao gồm 135 loài thực vật, 51 loài động vật, hệ sinh thái san hô, 27 loài cá làm cảnh cộng sinh, 300 loài cá tại ngư trường 500 loài thân mềm và giáp xác.
Các rạn san hô và cá cảnh cộng sinh tập trung ở phía Đông áng Thảm, Cát Dừa, Tùng Giỏ, Hòn Mây, Vạn Bội, vụng Cọc Chèo, vụng Vua. Ở đây cũng tập trung nhiều vich, đồi mồi, ốc cảnh, cá cảnh có khả năng phát triển các loại hình du lịch lặn biển, câu cá, săn bắn dưới biển…
♦ Cùng với những đảo nhỏ, Cát Bà có hàng trăm vụng biển tạo cho khách du lịch có cảm giác đang đi trên công viên biển. Ở Cát Bà còn có những điểm vô cùng lý thú cho du lịch nghiên cứu khoa học, bởi hệ sinh thái tự nhiên ở các hồ nước mặn mà dân địa phương thường gọi là “áng”, đó là những cái hồ hình phễu hoặc hố sụt can có hang ăn thông với biển. Những áng đẹp ở Cát Bà có: áng Vẹm, hồ Hang Do, hồ Gương… đặc biệt có áng Thảm nằm trên một hòn đảo nhỏ cách bến tàu Cát Bà khoảng 1km về phía Đông Nam, nơi lý tưởng cho việc nuôi động vật biển như trai, đồi mồi, cá cảnh.
Đảo Cát Bà một tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát Bà xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam.
2.Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch.
2.1. Các điêù kiện về kỹ thuật.
● Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc 1 phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, bao gồm: toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật. Ở Hải Phòng có một hệ thống các khách sạn nhà hàng, khu giải trí, cửa hàng, sân thể thao… có thể kể đến các địa chỉ tiêu biểu như:
STT
Hạng
Tên khách sạn
Địa chỉ
Số ĐT
Số phòng
1
4 sao
Khách sạn Hữu Nghị
60 Điện Biên Phủ
823244
127
2
Khách sạn Tray
47 Lạch tray
828555
78
3
Làng Hướng Dương
Số 1 Văn Cao
892000
120
4
Khách sạn Harbour View
Số 4 Trần Phú
827827
126
5
3 sao
Khách sạn Bạch Đằng
42 Điện Biên Phủ
842444
38
6
Khách sạn Hải Phòng
17 Nguyễn Bỉnh Khiêm
731444
40
7
Khách sạn Đại Dương
20 Lê đại Hành
822848
37
8
2 sao
Khách sạn Dầu khí
1 Chùa Vẽ
766667
64
9
Khách sạn Phú Vinh
27 Hai Bà Trưng
631684
36
10
Khách sạn Hàng Hải
282 Đà Nẵng
751565
38
11
Khách sạn Quang Minh
20 Minh Khai
823404
30
12
Khách sạn Hải Âu
Khu II Đồ Sơn
861221
49
13
Biệt thự khu II
Khu II Đồ Sơn
861226
25
14
Khách sạn Vạn Thông
Khu II Đồ Sơn
861331
74
*Câu lạc bộ vui chơi giải trí (khách sạn Hữu Nghị) 60 Điện Biên Phủ
*Maxim Café 51 Điện Biên Phủ
*Trung tâm thể thao giải trí 55 Lạch tray
*Câu lạc bộ Đất Cảng 28 Quang Trung
Chợ Sắt
Phố Quang Trung
Chợ Ga
Phố Lương Khánh Thiện
Chợ An Dương
Phố Tôn Đức Thắng
Chợ Tam Bạc
Phố Phan Bội Châu
Siêu thị Ánh Dương
32 Trần Phú
Siêu thị chợ Sắt
Phố Quang Trung
Siêu thị Minh Khai
● Cơ sở kỹ thuật hạ tầng xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng đường sắt, mạng lưới điện, cấp thoát nước… quan trọng nhất vẫn là hệ thống giao thông vận tải, viễn thông, điện, nước… Tại Hải Phòng, có hệ thống giao thông khá, như: Sân bay Cát Bi, có tuyến bay nối các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng, Hạ Long qua sân bay Cát Bi; Ga Hải Phòng nằm ngay trung tâm thành phố; Hệ thống cảng (cảng bến Nghiêng, cảng Hải Phòng…) cùng với hàng loạt tàu vận chuyển khách hiện đại được trang bị phục vụ khách du lịch từ bến Bính, Đồ Sơn đi Cát Bà, Hạ long…
2.2 Điều kiện về tổ chức.
Tại Hải Phòng: Sở du lịch đặt dưới sự quản lý trực tiếp của UBND TP Hải Phòng, và dưới sự quản lý của chủ thể là Chính Phủ.
Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch(đó là bộ máy quản lý vi mô về du lịch). Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Gồm: Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác. Sau đây là các doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh vực này:
Dịch vụ vận tải
Tên doanh nghiệp
Địa chỉ
Văn phòng đại diện Vietnam Airline tại Hải Phòng
30 Trần Phú
ĐT: 921242/ 921686
Đường sắt Việt Nam - Ga Hải Phòng
75 Lương Khánh Thiện
ĐT: 921333
Chi nhánh công ty vận tải biển Sài Gòn
57 Đinh Tiên Hoàng
ĐT: 827 097
Tuấn Hợp: Kinh doanh vận tải bộ
11 Lương Khánh Thiện
ĐT: 844448
Công ty dịch vụ vận tải số 1 - TRACO
289 Lý Thường Kiệt
ĐT: 745 027
Công ty vận tải biển 3
1 Hoàng Văn Thụ
ĐT: 842 170
Công ty vận tải biển Việt Nam
215 Lạch Tray
ĐT: 731 951
Công ty vận tải Dầu khí Việt Nam
88 Điện Biên Phủ
ĐT: 622 192
Công ty vận tải Dầu khí PALCON Hải Phòng
14B Điện Biên Phủ
ĐT: 822 192
Công ty vận tải sông biển
6 Cù Chính Lan
ĐT: 822 898
Công ty vận tải Thuỷ Bắc
2 Lý Thường Kiệt
ĐT: 838 236
Công ty vận tải thuỷ số 3
22 Cù Chính Lan
ĐT: 842 807
Công ty vận tải thuỷ số 4
Km7 đường 5
ĐT: 850 326
Công ty xe khách Hải Phòng
440 Tô Hiệu
ĐT: 858 416
Dịch vụ du lịch
Tên
Địa chỉ, điện thoại
Trung tâm điều hành du lịch Hải Phòng
57 Điện Biên Phủ
ĐT: 842 432
Công ty liên doanh du lịch hàng không
107 Điện Biên Phủ
ĐT: 745 292
Công ty du lịch - dịch vụ Hải Phòng
40 Trần Quang Khải
ĐT: 745 258
Công ty TNHH Thương mại du lịch Quang Minh
101 Cát Dài
ĐT: 845 324
Trung tâm du lịch lữ hành quốc tế
30 Trần Phú
ĐT: 822 669
Công ty Du lịch Hải Phòng
57 Điện Biên Phủ
Tel: 745432
Công ty Du lịch Dịch vụ Hải Phòng
40 Trần Quang Khải
Tel: 745415
Công ty Du lịch Dầu khí Hải Phòng
40 Trần Quang Khải
Tel: 823552
Công ty Du lịch Vạn Hoa
60 Lương Khánh Thiện
Tel: 845044
Công ty Cung ứng tàu biển Thương mại Du lịch & Dịch vụ (Haiphong Shipchanco)
13 Trần Quang Khải
Tel: 745735
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Nam Cường
89 Bạch Đằng
Tel: 820072
Công ty Liên doanh Harbour View
4 Trần Phú, Hải Phòng
Tel: 827934
Làng Quốc tế Hướng Dương
1 Văn Cao, Hải Phòng
Tel: 892022
II. Thực trạng của hoạt động kinh doanh du lịch biển ở Hải Phòng trong những năm gần đây.
1. Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch đến kinh doanh du lịch biển.
Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trình du lịch – đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch.
1.1. Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại:
Khi cầu du lịch tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông công chính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp v.v…), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương.
Khi nhu cầu du lịch giảm xuống và giảm tới bằng không thì những người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không còn việc làm. Ngoài ra, ngay cả những nhân viên cố định ngoài thời vụ cũng có thu nhập thấp hơn.
1.2 Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương:
Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra không ít những sự mất thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
Khi cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những khoản thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch cũng giảm.
1.3. Các tác động bất lợi đến khách du lịch:
Khi cầu du lịch tập trung lớn làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách. Do vậy dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
1.4. Các tác động đến nhà kinh doanh du lịch:
- Các bất lợi khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần (độ căng thẳng của độ tập trung cầu du lịch );
Đối với chất lượng phục vụ du lịch ;
Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực ;
Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng , các ngành kinh tế và du lịch có liên quan, dịch vụ công cộng;
Đối với việc tổ chức hoạch toán ;
Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật;
Các tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống và giảm xuống tới mức bằng không ;
Tác động tới chất lượng phục vụ ;
Tác đông tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh ;
Tác động tới việc tổ chức và sử dụng nhân lực nhân lực ;
Tác đông tới việc tổ chức hoạch toán;
Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật;
2.Thực trạng du lịch Cát Bà.
Năm 2001, Cát Bà có trên 40 khách sạn, trong đó chỉ có 01 khách sạn nhà nước với 40 phòng, còn lại phần lớn là của tư nhân hoặc cổ phần với qui mô nhỏ từ 10 đến 20 phòng. Tất cả các khách sạn này đều được xây dựng theo kiểu tự phát, chấp vá, manh mún, các chất thải lỏng, thậm chí cả chất thải rắn đều được đưa xuống bãi biển ngay trước mặt khách sạn thông qua đường ống cống.
Về phương tiện vận chuyển khách đường thuỷ ra đảo hoặc thăm vịnh, ngoài hơn chục chiếc tàu gỗ nhỏ hiện có của địa phương, Cát Bà có khoảng 30 chiếc tàu du lịch các loại của các tỉnh thường xuyên hoạt động trên đảo, đó là chưa kể đến hàng ngàn chiếc tàu đánh cá loại nhỏ (gia đình) thường xuyên neo đậu, sinh sống trên đảo.
Việc kinh doanh du lịch ở đây còn tuỳ tiện, công tác đào tạo nghiệp vụ cho những người làm du lịch trên đảo gặp nhiều khó khăn, phần lớn lao động ở đây đều làm việc theo thời vụ, họ được tuyển dụng từ những vùng quê hoặc là những người dân chài của các tỉnh sống di cư trên đảo. Rất nhiều người chỉ làm việc một mùa đầu tiên rồi rút lui vì không chịu được cường độ lao động và áp lực tâm lí, một số coi đây là một nghề làm thêm và chỉ làm trong 03 tháng mùa hè.
Lượng khách du lịch đến Cát Bà không cân đối, ít về mùa đông nhưng lại quá tải về mùa hè dẫn đến tình trạng khi thì dồn nén khách, khi thì chèo kéo khách, chính quyền địa phương không kiểm soát được giá cả, nộp ngân sách địa phương còn thấp, săn bắt động thực vật, chặt cây, hái củi… vẫn còn tồn tại. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là một khu du lịch sinh thái như Cát Bà có thể gánh chịu được bao nhiêu du khách? Vấn đề ô nhiễm, rác thải và sự có mặt của du khách có làm gián đoạn quá trình phát triển của các loài động thực vật trên đảo hay không? Ai là người chịu trách nhiệm về vấn đề này?
Có thể nói Cát Bà vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đi lại, giá điện và nước sạch. Vấn đề này không những chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Cát Bà mà còn gây ra những trở ngại cho việc đầu tư, phát triển các hoạt động du lịch.
3.Hoạt động du lịch nghỉ biển của Hải Phòng có nhiều khởi sắc.
Khai thác hiệu quả phục vụ vận chuyển khách bằng đường không là hướng đi mới tích cực tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thương mại và du lịch hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Với những cố gắng của thành phố cũng như Tổng Cục hàng không dân dụng Việt Nam, sân bay Cát Bi được cải tạo, nâng cấp với đường băng, sân đỗ, nhà ga, nhà điều hành bay, hệ thống dẫn đường, thông tin vệ tinh hiện đại đón khách 24/24 giờ trong ngày. Sân bay Cát Bi cũng chính thức được Hiệp hội hàng không quốc tế công nhận đạt tiêu chuẩn ICAO, đủ điều kiện thực hiện các chuyến bay từ Hải Phòng đi Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và đến các sân bay quốc tế trong khu vực. Sự kiện tuyến bay Ma Cao-Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động thường xuyên 2 chuyến/ ngày mở ra nhiều triển vọng lớn trong việc hợp tác và đón khách du lịch quốc tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hệ thống các tuyến xe buýt công cộng được mở rộng phát triển phục vụ tốt nhu cầu đi lại bằng đường bộ, tạo thuận lợi cho khách du lịch.
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được chủ động thực hiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng thực sự tạo sức hấp dẫn cho du khách và các nhà đầu tư. Ngành du lịch đã xây dựng Websibe du lịch Hải Phòng và thường xuyên truy cập thông tin về du lịch thành phố trên Websibe của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố khu vực châu Á - Thái Bình Dương; phối hợp với Truyền hình thực hiện Chương trình giới thiệu điểm đến của du lịch Hải Phòng phát sóng tới các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Canada; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch mở rộng thu hút du khách tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Malaysia...
Đã qua những tháng cao điểm của mùa du lịch biển do đặc thù thời tiết, lượng khách đến Hải Phòng giảm 8,2%. Tuy vậy, khác với mọi năm, lượng khách quốc tế đến với các khu du lịch trên địa bàn thành phố trong thời điểm này vẫn ổn định và tăng 14,4%, kéo theo doanh thu tăng 4,1% - do tuyến bay quốc tế MaCao/Hồng Kông-Hải Phòng chính thức đi vào ổn định từ ngày 04/9/2006. Tính đến ngày 20/10, tuyến bay quốc tế MaCao/Hồng Kông-Hải Phòng đã thực hiện 96 lượt chuyến bay đi và đến với tổng số khách là 4.543 lượt khách, hệ số sử dụng ghế đạt 59%. Chủ yếu là khách quốc tế đến lưu chân và thưởng thức các dịch vụ vui chơi, giải trí tại Khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà, suối khoáng nóng Tiên Lãng.
3.1.Những khởi sắc trong du lịch biển Cát Bà.
Thị trấn Cát Bà
Năm nay lượng khách du lịch đến Cát Bà tăng đột biến. Tính từ đầu năm đến nay, tổng lượt khách du lịch đến Cát Bà đạt gần 400 nghìn lượt, bằng 90% kế hoạch, tăng 103% so với cùng kỳ năm 2005; trong đó, khách quốc tế ước khoảng 117 nghìn lượt, doanh thu từ du lịch - dịch vụ đạt 83,5 tỷ đồng. Với Cát Bà, đã mở rộng đường hè, hoàn thành khuôn viên cây xanh tại thị trấn, đưa Công viên nước vào họat động; cải tạo cầu nối bãi tắm Cát Cò I, II và tăng cường vệ sinh các bãi tắm; xây dựng mới một số biển chỉ dẫn bằng hai thứ tiếng Việt - Anh... thu hút lượt khách tăng 3,1% (khách quốc tế tăng 15,4%), doanh thu tăng 26,4% so cùng kỳ.
Năm nay Cát Bà vui Tết, đón xuân Đinh Hợi trong một niềm vui lớn - niềm vui của một năm du lịch bội thu. Năm 2006 du lịch Cát Bà phát triển nhanh với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, cơ sở vật chất của ngành du lịch được tăng lên đáng kể.
Tính đến nay, Cát Bà có hơn 100 khách sạn, nhà nghỉ. Trong đó có 10 khách sạn 2 sao, 11 khách sạn 1 sao, với trên 2 ngàn phòng nghỉ. Năm 2006 Cát Bà đón được 450.000 lượt du khách tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó có 180.000 lượt khách nước ngoài đạt 150% kế hoạch năm , tăng 52,54% so với cùng kỳ năm 2005. Doanh thu từ du lịch đạt 80 tỷ đồng, tăng 86,05 % so với cùng kỳ năm 2004 và đạt 114,29% kế hoạch năm. Để có được những kết quả đáng mừng đó là nhờ có ngành du lịch - của huyện đảo luôn đẩy mạnh công tác hoạt động du lịch - dịch vụ, đồng thời khuyến khích các dự án đầu tư trong và ngoài nước nhằm đưa du lịch Cát Bà nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chính mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, cho cộng đồng dân cư và giải quyết phần đông công ăn việc làm cho người dân trên đảo.
So với năm 2005 chất lượng buồng, phòng năm nay được cải thiện một cách đáng kể. Các chủ nhà hàng, khách sạn đã nắm bắt được nhiều hơn nguồn lợi chính từ ngành công nghiệp không khói du lịch mang lại, nên chỉ tự chủ động mà còn bảo nhau chú trọng khâu luôn đầu tư chất lượng và tiện nghi hơn. Các khách sạn ngày càng có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, phòng buồng ngày càng nâng cấp hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách đến với Cát Bà. Một số khách sạn đã được được nâng cấp, xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn hiện đại. Hiện tại đã có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và hiện tại đã có thêm những khách sạn tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao hoạt động rất hiệu quả.
Giao thông ở Cát Bà cũng được chú trọng, tuyến đường du lịch khu mặt tùng vịnh, khu cảng cá từ Chợ Cát Bà đến Cát Cò 3 đã được mở rộng. Từ đài phun nước màu, cổng chào, đến các loài hoa đủ màu khoe sắc, rồi những chiếc ghế đá xinh xắn, nhà chờ…những cảnh sắc hài hòa tạo nên khung cảnh thoáng rộng thoải mái để du khách thực sự bắt gặp ngay vẻ đẹp khi đến và khi tạm xa đảo.
Tăng cường thêm tuyến Hà Nội-Hải phòng-Cát Bà bằng phương tiện ô tô, tầu thuỷ cao tốc đáp ứng nhu cầu đi lại trong ngày của du khách, Ngành du lịch ở Cát Bà còn phối hợp với các cơ quan liên ngành làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá du lịch với nhiều sản phẩm đặc sản của huyện đảo. Đồng thời giới thiệu về du lịch Cát Bà bằng những tờ rơi, pa nô, ảnh quảng cáo và đặc biệt là in đĩa VCD có hình tiếng lồng ghép với nội dung phong phú. Bên cạnh đó còn kết hợp với các đoàn liên ngành kiểm tra và tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác hoạt động ở các bãi tắm. Nhắc nhở các chủ quản lý bãi tắm làm tốt hơn về công tác cứu nạn ở bãi tắm như xuồng cứu nạn, thông tin liên lạc, chòi quan sát bãi tắm Cát Cò 2,3. Thường xuyên tập luyện nghiệp vụ cứu nạn, phải có địa điểm sơ cứu rõ ràng. Công tác phục vụ khách du lịch nhiệt tình, chu đáo, không làm phiền nhiễu du khách trong thời gian lưu trú tại Cát Bà.
3.2. Một hình ảnh hoàn toàn mới về du lịch biển Đồ Sơn.
Đến với Đồ Sơn dịp này, du khách chắc chắn sẽ cảm nhận được nhiều sự thay đổi ở khu du lịch này. Thay vào con đường hẹp, gập gềnh là con đường mới thênh thang rộng mở với 4 làn xe chạy từ cầu Rào đi Đồ Sơn. Suốt chiều dài tuyến đường rộng thênh thang 20km, là những cây xanh, thảm cỏ đủ màu khoe sắc và những dự án về du lịch, khu liên hợp thể thao đa chức năng đã và đang được hoàn thành nhanh chóng. Nếu du khách đi hay về vào buổi tối qua tuyến đường này thì chắc rằng du khách không thể không qua Công viên văn hóa Việt trong lòng Hội chợ triển lãm tầm cỡ quốc tế, bởi nơi đây tích tụ đầy đủ những trò vui chơi giải trí hấp dẫn: như câu cá miễn phí, ẩm thực ba miền, mực nướng trong chòi phù hợp với đôi uyên ương, trượt cỏ cảm giác mạnh, chơi trong sân gôn mini, khu sinh thái nghỉ dưỡng thật quyến rũ… Dọc vỉa hè hai bên đường vào các khu du lịch được lát gạch bloc rất đẹp và sạch sẽ, ngoài hàng ngàn cây xanh, cây dừa vừa được trồng mới, những chiếc ghế đá xinh xắn mới lắp, những điểm dừng chân đầy hấp dẫn, sẽ đáp ứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67647.DOC