MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 4
I. Khái quát chung về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập và tác động của nó đến chất lượng hoạt động kiểm toán 4
1. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập 4
1.1. Khái quát chung về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập 4
1.2. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán 4
1.2.1. Xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và bảo đảm yêu cầu chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán. 5
1.2.2. Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệ 6
1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy : tập trung, dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán 6
2. Chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của tổ chức bộ máy kiểm toán đến chất lượng của hoạt động kiểm toán 7
II. Hình thức tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập hiện nay 9
1. Văn phòng kiểm toán tư : 9
2. Công ty kiểm toán (qui mô lớn) : 10
3. Mô hình các hãng kiểm toán 11
3.1. Tìm hiểu mô hình các hãng kiểm toán 11
3.1.1. Mô hình Công ty mạng lưới (Network firms) 11
3.1.2. Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations) 11
3.1.3. Mô hình Liên kết (Alliances, Organisations) 13
3.2. Bảng so sánh ba mô hình công ty mạng lưới - Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín - Mô hình Liên kết 13
3.3. Cấp độ thành viên của hãng kiểm toán quốc tế 14
3.3.1. Hãng thành viên (Member firm) 14
3.3.2. Hãng liên kết (Associate firm) 15
3.3.3. Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm) 15
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KIÊM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 17
I.Sự tất yếu hình thành loại hình kiểm toán độc lập ở Việt Nam 17
1.Sự ra đời loại hình kiểm toán độc lập ở Việt Nam 17
1.1. Sự cần thiết của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường. 17
1.1.1. Một vài nét về hoạt động kiểm tra kế toán ở Việt Nam: 17
1.1.2. Sự cần thiết của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường 20
1.2. Sự ra đời của kiểm toán độc lập ở Việt Nam 22
2. Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường 23
2.1. Thứ nhất, kiểm toán độc lập tạo niềm tin cho những người quan tâm 24
2.2. Thứ hai, kiểm toán độc lập góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán 26
2.3. Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý 27
II. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 27
1. Hình thức tổ chức, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán 27
1.1. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán 28
1.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán 32
1.2.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán(DNKT) 32
1.2.2. Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán của DNKT 36
1.2.3. Trường hợp có KTV mới được cấp chứng chỉ KTV hoặc do tuyển dụng mới thì DNKT phải thông báo cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) danh sách KTV hành nghề bổ sung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày KTV chính thức được nhận vào làm việc hoặc được cấp Chứng chỉ KTV 36
1.2.4. Trường hợp DNKT có KTV hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề thì DNKT phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) kèm theo danh sách KTV hành nghề giảm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày KTV hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề. 36
1.2.5. Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề làm trọn thời gian cho doanh nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán. 36
1.2.6. Các trường hợp cá nhân không được là thành viên của DNKT: 36
1.3. Điều kiện thành lập và hoạt động của từng loại hình công ty kiểm toán (Thông tư 60/2006/TT-BTC) 37
1.3.1. Công ty TNHH kiểm toán 37
1.3.2. Công ty hợp danh kiểm toán 39
1.3.3. Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán 40
1.3.4. Điều kiện thành lập và hoạt động của Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán (Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC) 41
1.4. Hạn chế của các Nghị định Chính phủ về kiểm toán độc lập: 41
1.4.1. Nghị định về KTĐL chưa đáp ứng được đầy đủ vai trò, vị trí hoạt động KTĐL trong nền kinh tế quốc dân 42
1.4.2. Một số quy định trong Nghị định về KTĐL không còn phù hợp hoặc còn thiếu so với thông lệ quốc tế và đòi hỏi của thị trường Việt Nam, cụ thể: 43
1.4.3. Đối tượng áp dụng Nghị định về KTĐL chưa bao quát, đầy đủ và toàn diện hoạt động của nền kinh tế quốc dân, chưa đáp ứng được các bước chuyển đổi về nghề nghiệp kiểm toán trong thời kỳ đổi mới, nhằm đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam hội nhập với kiểm toán khu vực và quốc tế 44
1.5. Dự thảo luật kiểm toán độc lập 2010 45
2. Thực tế tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay 49
2.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương: 49
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương 49
2.1.2. Các loại dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương 50
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương 51
2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương 53
2.1.5. Ưu điểm 53
2.1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gọn nhẹ, phù hợp với số lượng nhân viên và điều kiện cơ sở vật chất của công ty, đảm bảo cung cấp được các dịch vụ mà công ty đưa ra. 53
2.1.7. Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một công ty nhỏ nên giá phí của các dịch vụ mà công ty cung cấp đặc biệt là dịch vụ kiểm toán sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan. 53
2.1.8. Nhược điểm 53
2.1.9. Tổ chức bộ máy của công ty còn tương đối nhỏ, số lượng công nhân viên ít nên khó có thể kiểm tra chéo giữa các phòng ban tong công ty nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. 53
2.1.10. Số lượng CPA của công ty còn ít do đó công ty gặp khó khăn trong trường hợp ký kết được nhiều hợp đồng kiểm toán trong mùa kiểm toán. Và số lượng CPA nhỏ sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của hoạt động kiểm toán và các dịch vụ khác mà công ty cung cấp. 53
2.1.11. Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên trách nhiệm của công ty đối với cuộc kiểm toán và các dịch vụ mà công ty cung cấp là hữu hạn 53
2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam - CPA VIETNAM 54
2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 73
1. Giải pháp cho các doanh nghiệp Kiểm toán vừa và nhỏ 73
2. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy của doanh nghiệp kiểm toán 75
3. Luật nên cho phép thành lập Văn phòng kiểm toán 80
4. Các công ty kiểm toán Việt Nam gia nhập các hãng quốc tế 81
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiêu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực được phép hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đến hết thời hạn theo Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).
Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán(DNKT)
Tại Nghị định 07/1994/NĐ-CP chỉ nêu ra là cần có ít nhất 5 người trở lên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên chứ không yêu cầu hoạt động và cộng tác thường xuyên với doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng của dịch vụ kiểm toán khi mà doanh nghiệp có thể thuê bằng, hoặc có những kiểm toán viên chỉ hoạt động thời vụ hay chỉ hoạt động trong một thời gian. Nghị định 105/2004/NĐ-CP đã quy định điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán chặt chẽ hơn, tức là phải có 3 người có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề; trong quá trình hoạt động cần phải luôn luôn đảm bảo điều kiện này, thậm chí nếu vi phạm quá 6 tháng thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Điều 23 Nghị định 105/2004/NĐ-CP đã quy định:
” Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán:
1. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong những Người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề. Sau 6 tháng liên tục doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.”
Tuy nhiên trong quy định này còn thiếu chặt chẽ trong điều kiện hoạt động của các công ty kiểm toán. Nghị định 105/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động đối với các doanh nghiệp kiểm toán là: “phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề. Sau 6 tháng liên tục, doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán”. Quy định trên phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, tuy nhiên lại thiếu chặt chẽ ở chỗ là không quy định các KTV hành nghề phải kí hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với DNKT. Phần lớn các DNKT ở Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ với số lượng KTV hành nghề thấp, trong đó lại bao gồm cả số KTV hành nghề làm bán thời gian... Điều đó dẫn đến tình trạng có những KTV đăng ký hành nghề nhưng trên thực tế không hành nghề, đó là chưa kể tới tình trạng xáo trộn KTV hành nghề giữa các DNKT và hiện tượng cho thuê cho mượn chứng chỉ kiểm toán. Thực tế này ảnh hưởng không tốt đến tính ổn định trong hoạt động cả chất lượng dịch vụ kiểm toán của nhiều DNKT. Chính vì vậy mà Nghị định số 30/2009/NĐ-CP đã Sửa đổi khoản 3 Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP như sau:
“3. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này sau 6 tháng liên tục thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.”
Ngoài ra quy trình soát xét hồ sơ và báo cáo kiểm toán phải được thực hiện qua 3 cấp bậc được thực hiện bởi các KTV hành nghề. Từ đó, việc quy định “có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp” nhằm ổn định tổ chức công ty và việc đăng ký hành nghề của các kiểm toán viên được nâng cao về chất lượng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán.
Trong Nghị định số 30/2009/NĐ-CP cũng sửa đổi khoản 1 Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP như sau:
“1. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất ba người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác.”
Việc quy định như trên là phù hợp với luật doanh nghiệp. Xét về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kiểm toán, việc quy định rõ các tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán và tiêu chuẩn, điều kiện đối với Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đạt được các mục đích sau:
Nâng cao tính độc lập của các doanh nghiệp kiểm toán, theo đó các doanh nghiệp kiểm toán không có vốn sở hữu của Nhà nước hoặc có vốn sở hữu của Nhà nước nhưng không phải là doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, đảm bảo sự góp vốn để thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của các kiểm toán viên khi có rủi ro kiểm toán. Về lâu dài cần tiến tới mô hình kiểm toán hợp danh như các nước đi trước trên thế giới.
Nâng cao chất lượng dịch vụ của kiểm toán và trình độ nghề nghiệp của kiểm toán viên, theo đó các kiểm toán viên không chỉ có chứng chỉ hành nghề mà cần phải có kinh nghiệm thực tiễn. Về quy định ”giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham quản lý ở doanh nghiệp khác” là nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán là ngành kinh doanh có điều kiện, có giá trị tư vấn pháp lý cao. Do đó cần có thêm 3 năm thực tế làm kiểm toán để tích luỹ kinh nghiệm và nắm vững quy trình kiểm toán, từ đó mới có thể đào tạo nhân viên quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đảm bảo an toàn tránh rủi ro.
Vậy cho đến nay điều kiện để thành lập doanh nghiệp kiểm toán gồm có:
Có đủ các điều kiện quy định của pháp luật hiện hành về việc thành lập và hoạt động của các loại doanh nghiệp: Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
Có ít nhất 3 KTV hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp, trong đó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác.
Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán của DNKT
DNKT đã đăng ký danh sách KTV hành nghề và được Bộ Tài chính (từ 01/01/2007 là Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA)) xác nhận.
Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề làm việc trọn thời gian cho doanh nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Trường hợp có KTV mới được cấp chứng chỉ KTV hoặc do tuyển dụng mới thì DNKT phải thông báo cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) danh sách KTV hành nghề bổ sung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày KTV chính thức được nhận vào làm việc hoặc được cấp Chứng chỉ KTV.
Trường hợp DNKT có KTV hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề thì DNKT phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) kèm theo danh sách KTV hành nghề giảm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày KTV hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề.
Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề làm trọn thời gian cho doanh nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Các trường hợp cá nhân không được là thành viên của DNKT:
Cá nhân theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt động kinh doanh;
Cá nhân đang làm việc cho doanh nghiệp khác có cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán: Ngoài các hồ sơ theo quy định của pháp luật, phải có bản sao công chứng Chứng chỉ KTV đã được cấp 3 năm trước ngày đăng ký kinh doanh của Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và bản sao công chứng ít nhất hai Chứng chỉ KTV của hai người khác.
Điều kiện thành lập và hoạt động của từng loại hình công ty kiểm toán (Thông tư 60/2006/TT-BTC)
Công ty TNHH kiểm toán
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty TNHH kiểm toán:
Công ty TNHH kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như đã nêu tại mục 1.1 và mục 1.2 phần II)
Thành viên của công ty TNHH kiểm toán có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng thành viên không dưới hai và không vượt quá năm mươi;
Thành viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định (như đã nêu tại mục 1.3.1 phần II);
Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện. Người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và quy định như đã nêu tại điểm (3), mục 1.3.1 phần II. Tổ chức là doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ kiểm toán và tổ chức theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt động kinh doanh thì không được là thành viên của công ty TNHH kiểm toán;
Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty TNHH kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc).
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên là cá nhân công ty TNHH kiểm toán:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV; phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác;
Thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ KTV. Trường hợp công ty TNHH kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật;
Có tham gia góp vốn vào công ty;
Thành viên là cá nhân thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty.
(3) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Có giấy uỷ quyền của thành viên là tổ chức trong việc thay mặt thành viên thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp người đại diện được cử làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty thì phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác. Tổ chức là thành viên phải góp ít nhất 10% vốn điều lệ.
Công ty hợp danh kiểm toán
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty hợp danh kiểm toán:
Công ty hợp danh kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như đã nêu tại mục 1.1 và 1.2, phần II);
Công ty hợp danh kiểm toán có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Số lượng thành viên hợp danh ít nhất là hai người. Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân;
Thành viên hợp danh phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định (như đã nêu tại điểm (2), mục 1.3.2, phần II);
Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có một thành viên hợp danh là Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và ít nhất một thành viên hợp danh khác.
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh Công ty hợp danh kiểm toán:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Thành viên hợp danh được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV, phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác;
Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ KTV. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật;
Có tham gia góp vốn vào công ty;
Thành viên hợp danh, người thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty.
Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với DN tư nhân kiểm toán:
Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như đã nêu tại mục 1.1 và mục 1.2 phần II);
Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc);
Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc). Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban Giám đốc DN tư nhân kiểm toán:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Đối với doanh nghiệp tư nhân kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập và hoạt động của Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán (Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC)
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán, hoạt động theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp kiểm toán, phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán.
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập chi nhánh và phải có ít nhất từ 2 KTV có Chứng chỉ KTV trở lên, trong đó người đứng đầu chi nhánh phải là người có Chứng chỉ KTV, mới được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.
Doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh kiểm toán do mình thành lập ra.
Hạn chế của các Nghị định Chính phủ về kiểm toán độc lập:
Trên thực tế, các văn bản về kiểm toán độc lập như hiện nay bao gồm Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004,Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105 cũng đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư ở VN và công khai minh bạch nền tài chính quốc gia, với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập, Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập đã bộc lộ 1 số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành luật cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian tới, cụ thể:
1.4.1. Nghị định về KTĐL chưa đáp ứng được đầy đủ vai trò, vị trí hoạt động KTĐL trong nền kinh tế quốc dân
Nhiều quy định trong Nghị định về KTĐL không còn phù hợp với thực tế, đặc biệt là một số quy định mang tính hành chính, bao cấp về trách nhiệm, cứng nhắc về thủ tục, không phù hợp với thông lệ quốc tế do đó rất khó khăn khi triển khai trong thực tế như quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về KTĐL là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức hàng năm, thực hiện đăng ký và quản lý hành nghề hoạt động kiểm toán, kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán,…
Sau khi Luật DN 2005 có hiệu lực đã làm cho toàn bộ các quy định trong các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định về KTĐL liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với DNKT không còn hiệu lực pháp lý. Từ đó dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và có thể làm tăng nguy cơ rủi ro của hoạt động kiểm toán đến mức không thể lường trước được.
Thực tế với sự phát triển đa dạng các loại hình DNKT và đa dạng các dịch vụ kiểm toán và để đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán đòi hỏi hình thành một số tổ chức nghề nghiệp mới (trong các văn bản hiện hành chưa quy định) để dần dần chuyển giao các chức năng quản lý Nhà nước cho các tổ chức nghề nghiệp như đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán, kiểm soát chất lượng hoạt động, cập nhật kiến thức cho KTV,… Những năm vừa qua, một số quy định giao cho Bộ Tài chính nhưng chưa triển khai thực hiện như: Hàng năm chỉ kiểm tra được rất ít các DNKT, chưa tổ chức được cập nhật kiến thức hàng năm cho KTV người nước ngoài (trong khi theo quy định tất cả các KTV bắt buộc phải cập nhật kiến thức hàng năm), chưa xây dựng được quy trình kiểm toán cho DNKT,…
Một số quy định trong Nghị định về KTĐL không còn phù hợp hoặc còn thiếu so với thông lệ quốc tế và đòi hỏi của thị trường Việt Nam, cụ thể:
Chưa quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện và trách nhiệm của KTV và DNKT. Trên thực tế 1 KTV, thậm chí người đứng đầu DNKT có thể vừa làm ở DNKT vừa làm ở các DN khác; Có trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán trên thực tế không hành nghề, không ký báo cáo kiểm toán; Còn có hiện tượng cho mượn, cho thuê chứng chỉ KTV. Các hiện tượng trên xảy ra chủ yếu ở một số DNKT nhỏ. Với số lượng DNKT nhỏ ngày càng tăng, Bộ Tài chính không đủ điều kiện kiểm tra hết các DNKT và các vấn đề trên chưa quy định rõ ràng nên không có cơ sở pháp lý để xử lý.
Chưa quy định điều kiện thành lập và hoạt động của chi nhánh của DNKT nước ngoài ở Việt Nam; về liên doanh, liên kết giữa các DNKT trong nước hoặc giữa các tổ chức hành nghề kiểm toán nước ngoài với DNKT ở Việt Nam; Về cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan qua biên giới (hiện diện thể nhân); Mối quan hệ giữa KTĐL với kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ (về sử dụng kết quả kiểm toán, cung cấp thông tin và xác định trách nhiệm của từng bên,…)
Qua kiểm tra hàng năm cho thấy chất lượng hoạt động kiểm toán của nhiều DNKT nhỏ nói chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhưng Nghị định về KTĐL chưa quy định các nội dung liên quan đến chất lượng hoạt động kiểm toán (như bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp độ soát xét, về kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán của từng DNKT…)
Các DNKT hiện đang cung cấp các dịch vụ kinh doanh có điều kiện đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Các KTV trong các DNKT đã và sẽ có các chứng chỉ hành nghề khác nhau như Chứng chỉ KTV, thẻ thẩm định về giá, chứng chỉ hành nghề làm đại lý thuế. Theo thông lệ các nước, KTV hành nghề phải là hội viên, phải đăng ký và chịu sự quản lý hành nghề bởi 1 tổ chức nghề nghiệp mà cơ quan nhà nước không quản lý hành nghề. Ở Việt Nam, các quy định về đăng ký và quản lý hành nghề cũng như kiểm soát chất lượng hành nghề còn khác biệt so với thông lệ quốc tế, đó là phân theo từng hoạt động dịch vụ. Theo đó, 1 KTV hành nghề muốn thực hiện các dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đăng ký, chịu sự quản lý, kiểm tra chất lượng hành nghề của các tổ chức khác nhau làm tăng thủ tục hành chính không cần thiết và đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước. Do vậy, các quy định liên quan đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động: KTĐL, hành nghề kế toán, làm đại lý thuế và thẩm định giá phải được phối hợp nghiên cứu một cách đồng bộ để quản lý có hiệu quả các hoạt động trên đồng thời phải đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đối tượng áp dụng Nghị định về KTĐL chưa bao quát, đầy đủ và toàn diện hoạt động của nền kinh tế quốc dân, chưa đáp ứng được các bước chuyển đổi về nghề nghiệp kiểm toán trong thời kỳ đổi mới, nhằm đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam hội nhập với kiểm toán khu vực và quốc tế
Theo Nghị định về KTĐL, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán, nhưng theo thông lệ quốc tế, kiểm toán độc lập là hoạt động độc lập, khách quan, cần được hành nghề theo những thông lệ, chuẩn mực do các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán công bố. Do đó, trong tương lai gần, ngoài Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập cần được luật hoá để giảm bớt công việc của cơ quan quản lý nhà nước. Việc luật hoá các quy định liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán độc lập làm cơ sở pháp lý để chuyển giao dần các công việc quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán cho Tổ chức nghề nghiệp đồng thời cũng là công việc phải triển khai để thực hiện các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Nghị định về kiểm toán độc lập chưa quy định việc mở chi nhánh, văn phòng đại diên đối với các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, các vấn đề này phải được xem xét thận trọng và quy định chặt chẽ, rõ ràng các điều kiện thành lập, trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp kiểm toán, của khách hàng (đơn vị được kiểm toán).
Dự thảo luật kiểm toán độc lập 2010
Thực trạng trên đây đã ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTĐL. Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về KTĐL đòi hỏi phải ban hành Luật KTĐL nhằm điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các DNKT và KTV cũng như các đối tượng phải và cần được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện hơn, tương xứng với vai trò, vị trí của KTĐL trong xã hội.
Hơn nữa, Nhà nước ta đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, khi số lượng các công ty cổ phần nhiều lên, cung cấp nhiều hàng hoá để giao dịch trên thị trường chứng khoán thì việc dựa vào các thông tin kiểm toán để đưa ra các quyết định đầu tư ngày càng trở nên quan trọng. Khi đó trách nhiệm của các DNKT và KTV – với vai trò là người cung cấp sự “chứng thực” cho xã hội phải được nhấn mạnh và phải được luật hoá bằng văn bản pháp lý cao nhất – đó là Luật kiểm toán độc lập.
Ngày 09/10/2006 Chính phủ đã có Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ban hành Chương trình của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khoá XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trong đó có việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập (Điểm 39 - Mục I). Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008; Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập.
Dự thảo này khi được thông qua sẽ thay thế cho Nghị định 105/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. So với Nghị định 105/2004/ NĐ-CP, dự thảo Luật bổ sung thêm các quy định về trợ lý kiểm toán, Đơn vị được kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo tài chính Đơn vị có lợi ích công chúng.
Dự thảo Luật quy định Bộ Tài chính là cơ quan quản lý ra quyết định cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con ở nước ngoài …), giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Dự thảo Luật cũng quy định KTV hành nghề phải là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán với Bộ Tài chính.
Về loại hình doanh nghiệp kiểm toán không có doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài. Tên của doanh nghiệp kiểm toán phải bao gồm cụm từ “kiểm toán”. Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được phép sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi. Doanh nghiệp kiểm toán thành lập và hoạt động phải là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, phải có ít nhất năm người có chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm cả Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng thành viên, tăng 02 chứng chỉ kiểm toán viên so với Nghị định 105/2004/ NĐ-CP.
Điều 23 và 24 của dự thảo Luật kiểm toán quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán và điều kiện đối với giám đốc doanh nghiệp kiểm toán :
Điều 23. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
1. Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26913.doc