Đề tài Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử

Trong quan hệ phụ tử, tử hiếu Khổng Tử nhấn mạnh đến chữ hiếu, còn trong quan hệ anh em thì ngoài nhấn mạnh người em cần cung kính với người anh lớn tuổi hơn. Ông tán thành theo ý kiến của Tử Lộ: "Lớn nhỏ có sự phân biệt khác nhau", ông rất chú trọng đến hiếu đễ. Nghĩa gốc của từ "đễ" là anh em, sách Dẫn Thân coi ý nghĩa của từ "đễ" là tôn kính anh em. Hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em là thuận với đạo đức. Một người có thể hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính với anh em thì tâm tư và tình cảm tự nhiên hoà thuận, không làm điều gì trái nghịch với bề trên, làm trái lẽ phải.

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhân thì có thể làm được. Người có đức nhân phải đạt 3 điều kiện: Thứ nhất: mình đã làm nên sự nghiệp cũng muốn người khác làm nên sự nghiệp bởi con người ta thường mắc phải bệnh hại người để lợi mình. Mình muốn có địa vị, chỗ đứng trong xã hội lại thường bài xích người khác, lật đổ người khác. Khổng Tử cho rằng: điều mà người khác không vượt qua được thì tất nhiên mình cũng rất khó vượt qua, chỉ có mình muốn thành đạt trước hết hãy mong cho người thành đạt sau đó mình mới đạt được mục đích. Thứ hai: mình muốn thành đạt cũng muốn người khác thành đạt. Bởi con người ta thường mắc bệnh đố kị, ghanh ghét, người có cười chê người không có, chỉ biết vui mừng khi mình hưng thịnh mà không vui mừng khi thấy người hưng thịnh, những người này luôn đố kị với người khác. Nhưng thường thì đố kị người, người cũng sẽ đố kị lại. Như vậy, người khác cũng không được việc mà bản thân cũng không được việc. Cho nên Khổng Tử chủ trương mình muốn thành đạt cũng nên để cho người khác thành đạt. Thứ ba: là phàm làm việc gì cũng biết lấy mình đối chiếu, lấy mình làm thử để hiểu biết ý muốn của người. Người ta thường nói "lấy mình làm gương", "lấy mình làm nguyên tắc", “mình muốn được trước hết cũng mong cho người khác được”. Mình có khó khăn rất mong người đến giúp đỡ, người khác có khó khăn, tốt nhất mình đưa tay ra giúp đỡ trước. Đây chẳng phải là việc nhân đức hay sao? Có thể nói rằng phạm trù "nhân" là một phạm trù có nội dung khá phong phú và thâm nhập tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Có lẽ nó là sự kết tinh rực rỡ nhất và cũng phản ánh rõ nét nhất sắc thái triết học Khổng Tử - triết học nhân sinh. 2.2.2. Chữ lễ trong triết học Khổng Tử Thời đại của Khổng Tử là thời đại mà theo ông là lễ nhạc hư hỏng, cần phải khôi phục lại lễ. Khổng Tử tôn sùng nhất là lễ chế nhà Chu vì cho rằng nó đầy đủ, rõ ràng tường tận, phong phú đa dạng có tác dụng giáo hoá dân chúng và duy trì xã hội phát triển ổn định. Tất nhiên, lễ chế nhà Chu tốt đẹp như vậy là nhờ có sự kế thừa và chọn lọc qua sự tích lũy lâu dài của hai triều đại Hạ, Ân. "Lễ chế nhà Chu dựa vào lễ chế hai triều Hạ, Ân, mà định ra thật là phong phú rực rỡ biết bao! Ta theo lễ chế nhà Chu" [6. 153]. Điều này chứng tỏ Khổng Tử có thái độ dứt khoát theo lễ chế nhà Chu, khâm phục chế độ lễ nghĩa nhà Chu. Lễ là những nghi lễ, quy phạm đạo đức thời Tây Chu. Chữ Lễ theo nguyên nghĩa là cúng tế, nó còn ám chỉ mọi nghi lễ của vật cúng tế nữa. Điều kiện để thi hành được lễ chính là con người phải có đức nhân. Khổng Tử nói: "Một người không có lòng nhân sao có thể hành được lễ? Một người không có lòng nhân sao có thể tấu nhạc?" [6. 145]. Nhân là nhân tâm, nhân ái, nhân là ở bên trong, là tấm lòng thương yêu người, lễ là ở bên ngoài, có thể diễn đạt tư tưởng, tình cảm, trạng thái tâm lí con người. Nhân là yếu tố chủ quan căn bản nhất. Có nhân tâm mới có nhân đức, có nhân đức mới có lễ, nếu không lễ trở thành giả dối, không có tác dụng gì, chẳng che đậy nổi điều bất nhân. Để làm người đức nhân thì những gì trái với lễ chớ nhìn, những cái gì trái với lễ chớ nghe, những gì trái với lễ chớ nói và những gì trái với lễ chớ làm. Không phạm vào điều lễ thì có thể trở thành người nhân "gạt bỏ dục vọng nén mình, thực hành theo đúng lễ" [6. 340]. Bên cạnh đó Khổng Tử nêu lên tầm quan trọng của Lễ, Khổng Tử nói: "Không biết lễ thì chẳng biết cách đứng được với đời"[6. 530]. Vì lễ quan trọng như vậy cho nên nếu kẻ cai trị biết cách trang nghiêm cúng tế tổ tiên của họ thì tại sao họ không chú tâm đến triều chính như vậy? Nếu quan lại mỗi ngày biết thi lễ và thủ lễ với nhau thì tại sao họ không quan tâm thi lễ và thủ lễ với quần chúng vốn dĩ là xương sống của quốc gia? Cho nên có lần ông dạy môn đệ Trọng Cung rằng: "bước ra khỏi nhà, ta phải thủ lễ dường như sắp gặp khách quý. Khi bảo dân thi hành công cụ, ta phải sốt sắng dường như thừa hành cúng tế lớn". Lễ chính là những quy tắc minh định. Trong những kinh điển Nho giáo người ta sẽ tìm được những chỉ dẫn tỉ mỉ để biết cư xử sao cho hợp lễ. Thậm chí khi cầm một vật gì đó, người ta còn dạy là phải đặt ngón tay phải như thế nào nữa. Thế nhưng, chính Khổng Tử lại quan niệm khác hẳn về lễ. Quan trọng của lễ là ở tinh thần và tấm lòng, nó xuất phát từ chữ thành và kính. "Khi cúng tổ tiên thì rất cung kính như tổ tiên đang đứng trước mặt mình. Khi tế thần cũng rất mực cung kính như có thần đang đứng trước mặt" [6. 146]. gốc ở lễ chính là ở chỗ thành tâm, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với lương tâm, trái với lễ chế. Để thể hiện thành tâm thì trước khi cúng tế phải ăn chay tắm rửa sạch sẽ, làm sạch lòng mình, áo mũ chỉnh tề đoan trang. Khổng Tử khinh miệt những hình thức xa hoa lộng lẫy mà thiếu vắng lòng thành: "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm. Tang, dữ kì dị dã, minh thích"- “Lễ cần ở tiết kiệm hơn là xa hoa. Tang lễ cần có lòng đau xót người chết hơn là loè loẹt phô trương. Theo ông, lễ nghi đối đãi với khách quá xa hoa sang trọng thì không bằng tiết kiệm. Trong tang lễ, lễ thật to, thật lạ, cố thể hiện tận hiếu, tận lễ cũng không bằng trong lòng thực sự đau buồn, thương xót. Đối với người đã khuất, việc tang lễ phải tiết kiệm, đủ để kí thác nỗi đau thương, không cần xa hoa, lãng phí. Lời dạy học trò của Khổng Tử đến nay đối với chúng ta ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, chẳng thế mà Hữu Tử nói rằng: "trong việc giữ lễ, có niềm hoà khí là quý trọng". Lễ là quan niệm quan trọng trong hệ thống giáo dục của Khổng Tử. Các bác sĩ điều trị về tâm bệnh ngày nay của Tây Phương cho rằng nền giáo dục Tây phương chú trọng rèn luyện trí tuệ (trí dục) cho học sinh ở mức độ cao nhưng lại ít quan tâm đến việc huấn luyện, uốn nắn tình cảm của học sinh (đức dục). Trái lại, đường lối giáo dục của Khổng Tử không chú trọng trí dục bằng việc huấn luyện cho môn đệ đạt được sự quân bình về tình cảm, mà sự quân bình này là kết quả của việc học ở lễ. Sự học của bậc quân tử phải khép mình vào lễ, nhờ dựa vào lễ mà không bị cám dỗ làm điều bất nhân, "Bậc quân tử học rộng văn chương và khép mình vào lễ như vậy vì không phạm điều trái đạo lí" [6. 204 ]. Lễ gồm có hai phần là "chất" và "văn". Chất là nội dung, văn là văn thái. Chất của lễ là nội dung tinh thần, cũng tức là đạo nghĩa. Văn là nghi lễ, là nhạc, là văn từ. Chất là cái cơ sở, cái quy định nhưng văn lại có tính trực tiếp, có sức giáo hoá quan trọng. Tuân Tử, một học trò của Khổng Tử đã nói rằng: "con người mà không có lễ thì không sống được. Sự việc mà không có lễ thì không thành. Quốc gia không có lễ thì không yên ổn". Từ đó thấy được lễ là đạo lí quan trọng nhất trên con đường sống của con người. 2.2.3. Chính danh trong triết học Khổng Tử Theo Khổng Tử xã hội loạn là do không chính danh. Danh là cái bản chất của vật, hay là khái niệm, mỗi vật, mỗi người trong xã hội đều có một công dụng nhất định nằm trong mối quan hệ nhất định. Mỗi người, mỗi vật đều có một địa vị, bổn phận riêng và tương ứng với nó là một "danh" nhất định. Mỗi danh đều có tiêu chuẩn riêng. Vật nào, người nào mang danh nào phải thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không phải gọi bằng danh khác. Đó là chính danh. Khổng Tử giải thích học thuyết chính danh của mình rằng: Chính danh là danh và thực phải phù hợp với nhau. Danh là tên gọi chức vụ, địa vị, thứ bậc của một người thực, là phận sự của người đó bao gồm cả nghĩa vụ và quyền lợi. Danh và thực không phù hợp gọi là loạn danh, tức là danh không chính. "Nếu danh bất chính thì lời nói sẽ không đúng đắn thì dẫn đến làm sai. Khi đó, người với người trong xã hội sẽ không còn kính trọng nhau, không còn hoà khí, luật pháp lỏng lẻo và người dân sẽ mất nơi tin cậy, nhờ vả. Khi dân không có chỗ trông cậy nhờ vả thì dân sẽ không còn tin ở bậc cầm quyền, lúc đó dân muốn hay không xã tắc cũng khó tránh bề suy sụp" [6. 347]. Danh không đúng thực sẽ dẫn tới chỗ lí luận hỗn loạn, lí luận hỗn loạn dẫn đến tư tưởng con người hỗn loạn. Tư tưởng con người hỗn loạn thì sẽ không phân biệt rõ phải trái, không phân biệt rõ vinh nhục, không khí xã hội sẽ bị bại hoại, vấn đề phát sinh ngày càng nhiều. Điều đó dẫn đến làm việc chính sự sẽ mất đạo lí, cho nên hình phạt sẽ không theo phép dân, không biết đâu là phải trái và khi dân đã không biết cái gì là đúng, làm như thế nào là đúng không biết tin ai và theo ai nhì không thể tạo ra một nền kinh tế phồn vinh xã hội ổn định được. Thế nên trước khi làm một việc gì đó "ắt phải chính danh trước đã" [6. 367]. Như vậy khi đề ra học thuyết "Chính danh" Khổng tử đã phản ánh thái độ tôn trọng tôn ti trật tự, phép tắc. Tôn ti này trong quan hệ giữa người với người, Nho gia gọi là " luân". Theo thuyết chính danh Khổng Tử chia xã hội thành năm mối quan hệ gọi là ngũ luân gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bè bạn (quân thần, phụ tử, huynh đệ, bằng hữu). Mỗi quan hệ lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng như cha hiền con thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết tình nghĩa, vợ nghe lẽ phải, bề trên từ hiếu, bề dưới kính thuận, vua nhân từ, tôi trung thành, bằng hữu thì thân tín. Đây là đại biểu cho tư tưởng cơ bản về ngũ luân của Khổng Tử. Thứ nhất: về mối quan hệ vua – tôi, vua thì giữ lễ, bề tôi thì trung, mối quan hệ quân thần của Khổng Tử vẫn là mối quan hệ đối đãi tương hỗ trong cư xử trong vòng nhân lễ. Khi Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính sự, Khổng Tử trả lời rằng: "quân quân, thần thần", về mối quan hệ vua tôi trên dưới, ông nhấn mạnh rằng vua phải ra vua, bề tôi phải xứng đáng là bề tôi. Ở đây, Khổng Tử đặt vua lên hàng đầu, biểu hiện sự tôn trọng của ông với vua và quân quyền, song ông cho rằng muốn làm cho quan hệ vua tôi phù hợp với nhân và lễ, sự cư xử của quân chủ lại càng quan trọng. Ở trường hợp khác, khi Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử rằng vua sai khiến bề tôi, bề tôi thờ vua thì phải như thế nào? Khổng Tử đã nêu rõ nội hàm cụ thể của quan hệ vua tôi, đấy là vua sai khiến bề tôi bằng lễ nghi, bề tôi thờ vua bằng trung. Khổng Tử rất chú trọng đến vai trò lãnh đạo của người điều hành chính sự ở ngôi cao trước tiên phải có hành vi đoan chính, thì người ở dưới hỏi ai còn dám không đoan chính nữa? Đồng thời, Khổng Tử cũng đề xướng, người ở ngôi trên cần phải nhân hậu với người khác, biết tỏ ra khoan dung, làm việc gì thì trang trọng, khoan hậu thành thực, cần mẫn nhân từ, cũng yêu cầu mọi người làm theo bốn đức tốt. Đó là những yêu cầu mà Khổng Tử đã đề ra đối với người ở ngôi trên. Bên cạnh đó ông cũng đề ra những yêu cầu cụ thể đối với quan hệ đối đãi giữa người ở ngôi trên và người ở cấp dưới. Ông nhấn mạnh đến một đức tính cơ bản: phải có lòng trung, tức làm hết chức phận của mình. Tận trung nói ở đây cũng bao quát trong điều kiện đặc biệt thì vui lòng tình nguyện hiến dâng cả cuộc sống của mình. Ông cũng yêu cầu bề tôi phải thờ vua cho phải lễ, phải biết tỏ ra cung kính với bề trên, đồng thời nhấn mạnh rằng, đem lòng trung mà tôn vinh thờ vua, phải dựa vào Đạo. Đạo theo nguyên nghĩa là "con đường", hoặc phẩm hạnh nên nó có thể là tốt hoặc xấu. Đạo không phải là cái gì huyền bí, đó là con đường tối thượng, trên hết mọi con đường mà con người cần tuân theo. "Đạo là điều mà con người ta không được xa rời dù chỉ trong giây phút, nếu có thể xa rời thì không phải là đạo" [ 6. 45] bởi nó là nguyên tắc cơ bản để đối nhân xử thế, là đạo lí trị quốc an dân, người ta phải thông qua học tập, suy nghĩ và hành động mới có thể đạt đến đạo. Khổng Tử nhấn mạnh rằng con người trong xã hội phải giữ đạo thích đạo, và học đạo. Một vị đại thần phụng sự vua xuất phát từ đạo chứ không phải vì bản thân nhà vua. Nếu vị đại thần không thể khuyên bảo vua theo đạo lí, thì vị ấy nên từ quan. "Người được gọi là đại thần thì lấy Đạo đại thần phụng sự vua, nếu không được như vậy thì hãy rút lui từ quan" [6. 364 ]. Ngoài việc thờ vua phải dựa vào đạo mà còn dựa vào lễ. Lễ là tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức. Khổng Tử nói về cung kính, thận trọng, dũng cảm, ngay thẳng (cung, thận, dũng, trực) đều lấy lễ làm chuẩn tắc, làm thước đo. Bề tôi trung với vua, không phải "đồng" mà phải là "hoà" thẳng thắn can gián, khiến cho sự nhầm lẫn được cải chính, thu được thành công của hoà mà bất đồng. Ông không giáo huấn suông mà tự mình gắng thực hành trong cuộc sống, thực hiện đủ năm đức tốt "ôn", "lương", "cung", "kiệm", "nhượng". Ông còn đề xướng lấy chính nghĩa hợp với lễ làm tiền đề cho quan hệ trên dưới. Đối với chúng ta ngày nay không nghi ngờ gì vẫn có thể mượn làm gương soi, vì ngày này thì kéo bè đảng tư lợi, chỗ kia thì dùng bạo lực, vu cáo hãm hại người làm cho mối quan hệ trên dưới xấu xa. Nếu cần lặp lại trật tự ấy để phù hợp với chính danh, vua ra vua mà tôi ra tôi, bề trên ra bề trên mà bề dưới ra bề dưới. Thứ hai: về mối quan hệ cha - con, cha thì nhân từ con thì hiếu thảo, đây là nguyên tắc mà Khổng Tử đề ra. Ông cho rằng: làm người cha phải đáng là cha, làm con phải có bổn phận làm con. Nguyên tắc cơ bản xử lí mối quan hệ với họ là làm cho cha mẹ phải yêu thương con cái, làm cho con cái phải hiếu thuận với cha mẹ. Về mặt này Khổng Tử chủ yếu đã phát huy cụ thể vấn đề hiếu thảo. Con cái đối đãi với cha mẹ bằng chân tình, điều nhấn mạnh là hiếu phải xuất phát ở sự chân thành, chân tình với cha mẹ, nếu không có thì chỉ là tôn kính phụng dưỡng cha mẹ trên hình thức thì chẳng thể là hiếu thảo thực sự. Khổng Tử cho rằng: " Ngày nay người ta nói hiếu thảo là nuôi dưỡng. Đến như loài chó ngựa cũng đều có khả năng nuôi dưỡng, nếu không tôn kính thì hỏi có khác gì chó ngựa " [6. 127]. Ông viết: Người con có hiếu, có lòng yêu mến sâu xa nên có hoà khí, bởi có hoà khí mà sắc mặt vui vẻ, có sắc mặt vui vẻ thì có sự dịu dàng. Chỉ có lòng yêu kính, xuất phát từ nội tâm và sự vui vẻ thấy ở bề ngoài tận tâm phụng dưỡng cha mẹ mới kể được là có hiếu" [6. 115]. Xã hội Trung Hoa cổ đại đề xướng bề tôi phải trung với vua, con phải hiếu thảo với cha mẹ. Xã hội cổ đại đặc biệt tôn trọng người có hiếu, điều đó được thể hiện khi cha mẹ còn sống, người con không có quyền quyết định nhưng có thể bộc lộ chí hướng của mình khi cha mẹ mất. Người ta có thể thấy rất rõ nét cư xử của người con giữ được đạo hiếu đối với cha mẹ đã mất hay không. Nếu người con không giữ vững được mà dám thay đổi những quy tắc, quy phạm của xã hội đương thời quy định thì đó là người không có hiếu. Khi cha mẹ mất phải để tang trong ba năm cho trọn đạo hiếu, tình nguyện làm là hiếu thảo thực sự. Khổng Tử cho rằng sau ba năm không được gần cha mẹ nữa, tình cảm của con cái đối với cha mẹ vẫn còn sâu nặng, biểu hiện trong sinh hoạt đời thường thì không ăn miếng ngon, không nghe nhạc, như thế mới là thường lệ ba năm. Nội dung trọng yếu của hiếu là thuận, nói như Khổng Tử là "không làm trái", song Khổng Tử cũng không giải thích rõ ràng. Phải nói là không làm trái ý cơ bản nhất, là không trái với lễ. Sống phải thờ bằng lễ, chết thì tang bằng lễ, tế cúng bằng lễ, nên thờ cha mẹ bằng lễ. Một người con hiếu thảo không thể thuận theo ý đồ mù quáng của cha mẹ, trước tiên phải lấy lễ để đo hành vi của mình. Khi yêu cầu của cha mẹ là hợp với lễ thì thờ cha mẹ phải tận lực, khi yêu cầu của cha mẹ là không hợp lễ thì thờ cha mẹ bằng can gián. Để thấy rằng đạo hiếu của Khổng Tử là không vi phạm vào điều lễ, phải theo lễ "cha mẹ lúc sống, phải theo lễ mà đối xử phụng sự, cha mẹ chết phải theo lễ mà an táng, theo lễ mà cúng tế" [6. 127]. Chớ nên trái ngược, tức là không làm trái ý của cha mẹ, tuy nhiên không làm trái không phải là thuận tòng vô nguyên tắc mà là thờ cha mẹ bằng lễ, khi cần thì lấy lời nói, việc làm của mình để khuyên can, ngăn cản hành vi của cha mẹ, khi cha mẹ không nghe lời khuyên can của mình, vẫn tỏ ra tôn kính, mà không hề oán thán. "Phụng dưỡng cha mẹ phải nhẹ nhàng khuyên giải, can ngăn. Nếu cha mẹ không chịu nghe thì vẫn phải cung kính, không được trái ý nguyện của cha mẹ, đừng để cha mẹ bận tâm gây nên oán hận" [6. 175]. Thế nên làm con đối với cha mẹ lúc nào cũng tỏ vẻ hoà thuận giữ được như vậy mới là khó. Đạo hiếu có nhiều đầu mối, làm con cần phải biết kính với hiếu. Nó thể hiện ở rất nhiều mặt, ví như tuổi tác của cha mẹ thì không thể không biết Khổng Tử nói: "tuổi tác của cha mẹ không thể không nhớ kĩ trong lòng. Một là vì cha mẹ trường thọ mà vui mừng, hai là biết lo toan chuẩn bị hậu sự khi cha mẹ về già" [6. 176], hay như "lúc cha mẹ còn sống thì không được đi chơi xa, nếu có di phải nói rõ nơi nào cụ thể"[6. 176], cha mẹ già yếu không nên đi chơi xa là sợ cha mẹ ở nhà lo lắng ăn không ngon ngủ không yên, có xảy ra chuyện gì không có ai lo toan, nếu có đi xa phải nói rõ với cha mẹ đến đâu để cha mẹ yên lòng Người con có bổn phận, nghĩa vụ đối với cha mẹ thì ngược lại cha mẹ cũng có bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với con cái, luôn yêu thương con cái. "Yêu con mà không dạy con phải chịu khó nhọc được ư?" [6. 396] Yêu con mình mà không bắt con mình phải lao động để rèn luyện, không phải trải qua khó khăn gian khổ, tưởng là yêu thương con nhưng lại là hại con, dạy con nên để cho con lao động gian khổ, chủ động rèn luyện có đủ nghị lực vượt qua phong ba bão táp của cuộc đời, đem sức lực của mình ra làm những việc có ích. Đó là yêu con bằng tình cảm lớn nhất, sâu sắc. Cha mẹ luôn lo lắng cho con "lo sợ con mang bệnh" [6. 127]. Vì yêu quý con nên sợ con bị đau ốm, thế nên phận làm con phải biết giữ gìn thân thể của mình khoẻ mạnh để tránh nỗi đau khổ, lo lắng cho cha mẹ, như vậy mới giữ trọn đạo hiếu. Lo sợ con mang bệnh đã thể hiện tấm lòng của cha mẹ đối với con cái luôn yêu thương, dìu dắt con cái, dạy dỗ con cái trở thành người có ích. Đó là đạo làm cha làm mẹ, cha thì nhân từ con thì hiếu thảo, đây là một chuẩn tắc đạo lý trong xã hội mà Khổng Tử xây dựng nên một gia đình thuận hoà, đầm ấm. Thứ ba: về mối quan hệ anh – em, ngoài tình nghĩa cha con thì còn tình nghĩa anh em. Biết kính trọng, nghe lời và nhường nhịn anh em là cơ sở hình thành thái độ ứng xử trong xã hội. Anh thì thân ái, em thì cung kính, đó là tình hữu ái giữa anh em. Khổng Tử cho rằng anh em vui vẻ, nói khác đi hoà đồng với nhau là điều kiện quan trọng của kẻ sĩ. Trong quan hệ phụ tử, tử hiếu Khổng Tử nhấn mạnh đến chữ hiếu, còn trong quan hệ anh em thì ngoài nhấn mạnh người em cần cung kính với người anh lớn tuổi hơn. Ông tán thành theo ý kiến của Tử Lộ: "Lớn nhỏ có sự phân biệt khác nhau", ông rất chú trọng đến hiếu đễ. Nghĩa gốc của từ "đễ" là anh em, sách Dẫn Thân coi ý nghĩa của từ "đễ" là tôn kính anh em. Hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em là thuận với đạo đức. Một người có thể hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính với anh em thì tâm tư và tình cảm tự nhiên hoà thuận, không làm điều gì trái nghịch với bề trên, làm trái lẽ phải. Từ đó ta có thể nhận xét rằng Khổng Tử không chỉ yêu cầu người em phải tôn kính với người anh của mình, mà còn có yêu cầu phải tôn kính người lớn tuổi hơn mình, tôn trọng cấp trên, nhường nhịn bạn bè đồng nghiệp. Có như thế xã hội mới tốt đẹp, mọi gia đình cha mẹ hiền từ, con cháu hiếu thảo, anh chị em đều có sự tôn trọng lẫn nhau, kính trên nhường dưới. Đấy là một gia đình hạnh phúc, nhưng để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc thì không thể thiếu cơ sở của sự hoà thuận giữa chồng và vợ. Thứ tư: về mối quan hệ chồng - vợ, trong truyền thống văn hoá Trung Quốc, quan hệ vợ chồng rất được xem trọng, nó được cho là cơ sở của ngũ luân. Khổng Tử rất chú trọng đến việc hôn nhân của quân vương, cho rằng nó phải hợp cái tốt của hai giới tính để kế thừa dòng dõi, để làm chủ xã tắc, vũ trụ, trời đất. Bên cạnh đó ông cũng coi trọng quan hệ giữa vợ và chồng, ông không hoàn toàn đồng nhất với quan niệm của các nhà nho đời Hán lấy tam tòng tứ đức làm thống soái, tuyệt đối nhấn mạnh đến quan niệm chồng là kỉ cương của vợ. Người vợ chú trọng tới phẩm hạnh mà không chú trọng tới dung mạo. Trên cơ sở ấy Khổng Tử nhấn mạnh vợ chồng phải yêu kính lẫn nhau, không chỉ người vợ phải kính trọng thuận lòng theo chồng mà chồng cũng phải tôn trọng vợ. Trong cuốn "Lễ Kí" cũng nhắc tới việc này đạo trị quốc của các bậc thánh vương ba đời: Hạ, Thương, Chu đã bao quát cả đạo lý tôn trọng người vợ, còn trong Kinh Thi đã nói vợ chồng hoà hợp như trống với đàn hay giống như một bài ca. Khổng Tử xem sự hoà hợp vợ chồng là điều kiện để gia đình phát triển. Nhưng chủ trương của ông với "tam tòng tứ đức" sau này chỉ nhấn mạnh một cách phiến diện nghĩa vụ của người vợ với người chồng. Trong tư tưởng của ông có lúc xem thường nữ giới, ông cho rằng “chỉ có đàn bà và kẻ tiểu nhân là khó dưỡng dục, gần gũi thì không theo phép mà xa cách thì oán thán”. Ông tỏ ý xem thường phụ nữ. Thứ năm: về mối quan hệ bằng hữu, trong tư tưởng Khổng Tử quan hệ bằng hữu với thành tựu nhân đức của một cá nhân có tác dụng quan trọng. Đấy chính là lấy bạn bè phụ trợ cho nhân, bởi vậy nên thận trọng trong giao tiếp bằng hữu. Khổng Tử phân chia bạn hữu ra làm hai loại là bạn có ích và bạn có hại, mỗi loại bạn đó lại chia nhỏ thành ba loại khác nhau.Ông nói: "Bạn có ích có ba loại, bạn có hại cũng có ba loại. Bạn ngay thẳng, bạn thành thực, bạn có kiến thức sâu rộng đều là bạn có ích. Bạn giả bộ uy nghi, bạn hay chiều chuộng, bạn khéo xiểm nịnh đều là có hại" [6. 463]. Bạn thẳng thắn thì mình nghe được lỗi lầm của mình mà sửa, bạn thành thực thì mình học được đạo đức, bạn có kiến thức thì mình học được điều hay, ba loại bạn này có ích trong việc tu dưỡng đạo đức của mình. Bạn giả bộ uy nghi thì không ngay thẳng, bạn khéo chiều chuộng thì không thành thật, bạn khéo xiểm nịnh thì không có kiến thức sâu rộng, lòng gian dối, giao tiếp với ba loại bạn này chỉ có hại mà thôi. Về quan hệ bằng hữu, Khổng Tử dùng nguyên tắc "trung tín làm chuẩn". Khi Tử Trương cùng Tử Hạ bàn luận về đạo giao kết bạn bè. Tử Hạ có chủ trương chơi được thì chơi, không chơi được thì thôi, làm như vậy thì quá cực đoan cho nên chỉ áp dụng cho tìm bạn chí thân, còn Tử Trương lại chủ trương một người có đạo đức trong giao tiếp bạn bè nên có thái độ khác nhau với từng người. Cho nên lời của Tử Trương hợp với việc giao thiệp chớ không hợp với việc tìm bạn thân để giao kết. Khổng Tử với cùng một vấn đề nhưng lại tỏ ra có sự khác nhau giữa Tử Hạ và Tử Trương.Tử Hạ là người quen sống cô đơn, Khổng Tử lại khích lệ anh ta giao thiệp rộng rãi. Tử Trương là người khoan hoà, Khổng Tử sợ rằng anh ta quan hệ rộng rãi mà gặp bạn xấu bởi thế mà bảo với mọi người chẳng thể quan hệ được thì cự tuyệt. Ông khuyên nên yêu khắp người, người mà thân với người nhân mới thật là hợp tình hợp lí. Cũng cần phải nói rằng không chỉ trong xã hội trước đây mà ngày nay trong xã hội hiện đại mối quan hệ bạn bè càng cần phải rộng rãi hơn. Ra cửa dựa vào bằng hữu đó là phương châm trong cuộc sống của con người. Mở rộng quan hệ, đồng thời chú ý chọn bạn bè, để tránh tổn hại đến mình. Đây chính là nghệ thuật sống nên có. Về điều này tư tưởng bằng hữu trung tín của Khổng Tử vẫn còn giá trị. Như vậy, năm mối quan hệ nhân luân vua nhân ái bề tôi trung thành, chồng hoà vợ thuận, cha hiền từ con hiếu thảo, anh tốt em ngoan, bạn bè trung tín. Đó là nghĩa lí và là xương sống của một xã hội an thuận thái hoà, một xã hội có trật tự, kỉ cương. Tiểu kết chương II Ta có thể nhận thấy rằng tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử có rất nhiều giá trị như con người trong cái nhìn của Khổng Tử là con người có đạo đức, nhân luân. Bản tính con người sinh ra là giống nhau nhưng do điều kiện hoàn cảnh môi trường khác nhau nên con người khác nhau. Nhưng bản tính dù có khác nhau ấy thì vẫn luôn có những tiêu chuẩn chung về giá trị làm người, giá trị của con người. Từ tiểu nhân đến quân tử và thánh nhân là cả một chặng đường, con người đang dần hoàn thiện mình, để đạt tới điều nhân, trong đó quân tử là một mẫu hình con người lí tưởng, một tiêu chuẩn chung về những bản tính tốt đẹp mà con người cần phải có, hướng tới chân, thiện, mĩ và con người đó ắt phải có nhân, có lễ và chính danh. Ta có thể hiểu rằng "nhân" là yêu thương mọi người thì bất kì ở đời nào nó cũng là một chân lí toả sáng về đạo lí làm người. Nhờ có lòng nhân ấy mà con người ta yêu thương nhau hơn, một xã hội tràn đầy tình yêu thương giữa con người với con người, một xu hướng đại đồng lí tưởng mang tính nhân văn. Để đạt được điều nhân thì con người cần thực hành tu thân. Tu thân chính là việc tu dưỡng phẩm cách đạo đức của mình bằng khắc kỉ phục lễ vi nhân, và những gì mình không muốn thì chớ nên làm cho người khác. Đây là một đạo lí "từ bụng ta suy ra bụng người", hiểu người, hiểu mình, mong muốn cho người cũng giống như cho mình để trở nên tốt đẹp. Đích mà con người hướng tới là một xã hội hạnh phúc, bình yên. Có thể nói nhân là học thuyết mang đầy tính nhân văn của Khổng Tử. Con người muốn tu thân, đạt điều nhân cần phải thực hiện lễ. Lễ biểu hiện trong xã hội chính là việc mà con người ta ứng xử và giao tiếp với nhau. Tư tưởng của Khổng Tử về lễ được thể hiện trong câu "tiên học lễ, hậu học văn", trước tiên cần học lễ bởi lễ biểu hiện nhân tính của con người thông qua lối sống hàng ngày, lễ làm cho con người sống có văn hóa, có nề nếp hơn, người không biết lễ làm sao có thể làm điều nhân. Đây là điều mà Khổng Tử nhấn mạnh. Nhân và lễ là hai phạm trù trung tâm trong học thuyết của Khổng Tử, Nhân và Lễ biểu hiện đạo đức mà con người cần phải có, cũng giống như "chính danh" để con người sống không thái quá, sống đúng với mình. Trong xã h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử.doc
Tài liệu liên quan