Đề tài Tìm hiểu và quan điểm bất hòa của Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 2

1. Tính cấp thiết của đề tài 2

2. Đối tượng nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Mục đích nghiên cứu 3

6. Kết cấu của tiểu luận 3

I. LỊCH SỬ TỔNG QUAN VỀ SỰ XUNG ĐỘT GIỮA NHÀ NƯỚC DO THÁI VÀ CHÍNH QUYỀN PALESTINE 4

1. Lịch sử vấn đề 4

2. Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông 4

2.1. Cuộc chiến giành độc lập của người Do Thái năm 1948 5

2.2. Cuộc chiến kênh đào Su- ê năm 1956 5

2.3. Cuộc chiến sáu ngày 7

2.4. Cuộc chiến Yom Kipur năm 1973 7

2.5. Cuộc chiến 1982 8

3. Thực trạng hiện nay 8

4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hoà bình ở Trung Đông 10

II. Báo chí Việt Nam phản ánh mối xung đột giữa Thủ tướng A. Sharon và Tổng thống Y. Arafat xung quanh vấn đề hoà bình ở Trung Đông 10

1. Quan điểm của các thủ tướng trước thời ông A. Sharôn 10

2. Chính sách bạo lực của ông A. Sharôn 11

3. Quan điểm của Tổng thống Y. Arafát về vấn đề Trung Đông 14

4. Diễn biến tình hình hiện nay 15

5. Thái độ của cộng đồng quốc tế (tạp chí cộng sản 3/2002) 16

Chương II: 19

CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN 19

I. Các thể loại 19

1. Tin 19

2. Thể loại bình luận 20

3. Bài phản ánh 23

II. Nhận xét về hình thức thể hiện của báo chí Việt Nam 24

1. Tính chính xác và kịp thời 24

2. Tính hấp dẫn 25

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

KẾT LUẬN 28

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và quan điểm bất hòa của Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i-cô ở bờ Tây sông Gióoc-đan (Hiệp định Ô-xlô I, 1993); từng bước rút quân và chuyển giao 80% thành phố Hê-brôn (thành phố cuối cùng trong bảy thành phố ở bờ Tây sông Gióoc-đan) cho chính quyền tự trị Pa-le-xtin (Hiệp định Ô-xlô II, 1997). Trong khi đó các vấn đề gây bất đồng sâu sắc như về quy chế thành phố Giê-ru-xa-lem, về chủ quyền cao nguyên Gô-lan, về tiến độ rút quân I-xra-en tại bờ Tây sông Gióoc-đan… vẫn còn tồn tại. (tạp chí Cộng sản ngày 2/1/1998). Thực chất và cốt lõi nhất của cuộc xung đột giữa các nước ả-rập và I-xra-en là vấn đề Pa-le-xtin cùng những tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên. Cuộc xung đột khu vực kéo dài do nhiều mâu thuẫn đan xen đã biến Trung Đông trở thành một điểm nóng gay gắt khó tháo gỡ, vượt tầm khu vực, khiến cả cộng đồng quốc tế phải quan tâm và lo ngại. Được sự hậu thuẫn, dung túng của Mỹ, nên dù bị cô lập giữa thế giới A-rập rộng lớn, đông dân, nhiều tiền của, nhưng I-xra-en vẫn luôn ở thế lấn át, thường sử dụng vũ lực gây hấn chiếm thêm đất đai của người Pa-le-xtin và của các nước A-rập láng giềng. Tĩnh cố kết lỏng lẻo và sự hạn chế của khối đoàn kết A-rập cũng phần nào làm gia tăng hành động hiếu chiến của một số thế lực cực hữu I-xra-en. Tuy nhiên, khi chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc đối đầu toàn cầu Mỹ-Xô bị triệt tiêu, thì cũng là lúc cục diện ở Trung Đông thay đổi sâu sắc, cơ bản. Mỹ điều chỉnh chính sách đối với khu vực nhằm phục vụ chiến lược toàn cầu của họ sau chiến tranh lạnh. Thay vì chỉ chú trọng I-xra-en, Mỹ cải thiện quan hệ với thế giới A-rập, hoà hoãn mâu thuẫn giữa các nước A-rập với I-xra-en, tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở Trung Đông theo kịch bản của Mỹ. Mặt khác, các nước A-rập cũng muốn cải thiện quan hệ với Mỹ xuất phát từ tính toán riêng của mỗi nước. I-xra-en cũng không thể thờ ơ với việc củng cố quan hệ với Mỹ, khi vị trí của I-xra-en là đồng minh chiến lước duy nhất của Mỹ tại khu vực đang lung lay. Trong khung cảnh ấy, xuất hiện những tiền đề thực tế cho việc vãn hồi hoà bình Trung Đông sau gần nửa thế kỹ liên miên xung đột. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, bất đồng sâu sắc trong quá trình thực hiện các thoả thuận, khiến hồ sơ Trung Đông vẫn còn nổi cộm và bế tắc trên nhiều vấn đề, như biên giới – lãnh thổ, các vùng “đất Thánh”, các khu định cư của người Do Thái, quy chế sử dụng Giê-ru-xa-lem, hồi hương người tị nạn và nhà nước Pa-le-xtin… (tạp chí Cộng sản 3/2002). 4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hoà bình ở Trung Đông Trong văn kiện Đại hội Đảng IX về đường lối đối ngoại có nêu - Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hoà bình chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng. - Củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới. Về tình hình xung đột mới ở Trung Đông, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt nam Bà Phan Thuý Thanh ngày…..nêu: “ Việt nam cực lực lên án hành động xâm lược của chính quyền I-xra-en đối Pa-le-xtin….việc sử dụng vũ lực chỉ làm cho tình hình trở nên xấu hơn. Việt Nam kêu gọi các bên hữu quan từ bỏ vũ lực, quay trở lại bàn đàm phán dựa trên những Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đăc biệt là nghị quyết 242 và 338, và dựa trên kế hoạch “đổi đất lấy hoà bình”. II. Báo chí Việt Nam phản ánh mối xung đột giữa Thủ tướng A. Sharon và Tổng thống Y. Arafat xung quanh vấn đề hoà bình ở Trung Đông 1. Quan điểm của các thủ tướng trước thời ông A. Sharôn Tiến trình hoà bình ở Trung Đông thực sự được khởi động từ Hội nghị hòa bình diễn ra ở Ma-đrít (Tây Ban Nha) tháng 10-1991, với công thức “đổi đất lấy hoà bình”. Chính sách “đổi đất lấy hoà bình” được Chính phủ I-xra-en trước đây, do cố thủ tướng I-xra-en Y. Ra-bin đứng đầu, tán thành và chấp nhận làm cơ sở thương lượng cho các hiệp định sau này. Hiệp định “Ga-da và Giê-ri-cô” (9-1993) được coi là hiệp định đặt nền móng đầu tiên cho việc đi tới giải pháp hoà bình Trung Đông sau hàng thập kỷ xung đột đầy máu và nước mắt. “Chân trời hoà bình” tưởng đã “rộng mở” như tuyên bố lạc quan của Thủ tướng Y. Ra-bin, nhưng giờ đây có lúc lại đầy mây u ám. Tiến trình hoà bình Trung Đông bị khựng lại kể từ khi Chính phủ của Thủ tướng I-xra-en B. Nê-ta-ni-a-hu lên cầm quyền (6-1996). Trước và sau khi nhậm chức, ông Nê-ta-ni-a-hu đã tuyên bố: không chấp nhận nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình”, không công nhận nhà nước Pa-le-xtin độc lập, không đàm phán về quy chế thành phố Giê-ru-xa-lem, không rút quân khỏi cao nguyên Gô-lan và đòi xem xét lại cac điều khoản đã được ký kết từ trước giữa Chủ tịch PLO Y. A rafat và cố thủ tướng Y. Ra-bin. Nền tảng hoà bình lại đụng phải nhiều thách thức trước sự điều chỉnh chính sách và sự thay đổi thái độ, lập trường của chính phủ B. Nê-ta-ni-a-hu đối với các nước A-rập. (tạp chí Cộng sản 1/1998). Tới thời của thủ tướng E. Ba-rắc những tưởng tiến trình hoà bình ở Trung đông sẽ trở nên sáng sủa hơn, vì trước và sau khi lên nhận chức ông đều hứa sẽ làm hết mình để đem lại hoà bình cho vùng đất này. Nhưng những chính sách dùng dằng nửa vời của ông không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho tình hình trở nên bế tắc, bạo lực xảy ra liên miên, cử tri mất lòng tin, chính điều đó đã có lợi cho ông A.Sharon một người theo chủ nghĩa quân phiệt, được coi là người có thái độ cứng rắn lên nắm quyền. 2. Chính sách bạo lực của ông A. Sharôn Giống như hai vị tư lệnh già nua gắng sức chiến đấu vì đất đai, tịm lại vinh quang, Thủ tướng Ariel Sharôn và Chủ tích Nhà nước Palestine Yaser Arafat đang thực sự đối đầu vì một mối thù truyền kiếp. Việc I-xra-en xiết chặt vòng vây, giam lỏng ông Arafat ở khu Bờ Tây chỉ là sự kiện mới nhất trong cuộc đấu trí kéo dài hàng thập kỷ giữa hai “cụ ông” nay đã ở độ tuổi 70. Mọi bất đồng và căng thẳng nảy sinh từ năm 1982, khi ông Sharôn, thời đó là một vị tướng, bộ trưởng Quốc phòng, đem quân đáng đuổi người Palestin khỏi đất Libăng. Tướng Sharôn mạnh mồm gọi ông Arafát là “kẻ thù” và “một tên khủng bố”. Khi đó, người Pa-le-xtin cũng không chịu kém cạnh khi gán cho ông Sharôn cái mác “thằng điên” và “con quái vật”. Rồi từ đó có chuyện ông Sharôn công khai bày tỏ sự luyến tiếc vì đã không giết chết Chủ tịch Arafát. (báo điện tử). Báo "Nhân dân" số 16647 ra ngày 11.2.2001 trong bài “Hoà bình ở Trung đông – Bài toán khó giải” có đăng tin của Đài truyền hình Pháp TFI cho rằng: “ quan điểm cứng rắn của Thủ tướng trúng cử Sharon là “hồi chuông báo tử” của hiệp định hoà bình Ô-xlô ký năm 1993.” Đúng như vậy, trong bài diễn văn của mình sau khi đắc cử, ông Sharon đã cam kết rằng Chính phủ của ông “sẽ làm hết sức mình vì một Giê-ru-xa-lem hợp nhất với tư cách là thủ đô vĩnh cửu của người Do Thái”. Nhiều nhà quan sát cho rằng, có lẽ những biện pháp chính sách của A. Sharon được ông thực hiện mới thể hiện đúng bản chất con người A. Sharon. Nhìn lại toàn bộ những gì Chính phủ của ông Sharon đã làm kể từ khi lên nắm quyền đến nay, ngưởi ta sẽ thấy thực chất mục tiêu mà ông Sharon theo đuổi không phải là một nền hoà bình lâu bền giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, không phải thúc đẩy nhanh tiến trình hoà bình với Pa-le-xtin mà đã đước những người tiền nhiệm theo đuổi, cũng chẳng phải từng bước xích lại gần các nước A-rập, mà là một chủ tâm hoàn toàn khác. Có lẽ Mỹ là nước duy nhất mà ông Sharon lưu ý đến trong chính sách bạo lực của mình và ông này đã lợi dụng triệt để chính sách “chống khủng bố bằng mọi giá” của chính quyền Bush để thực hiện ý đồ của mình: “Chúng tôi rất chú ý tới phát biểu của Tổng thống Bush về việc ngăn chặn các phần tử khủng bố. Chúng tôi hoan nghênh chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ C.Powell và sẽ làm tất cả những gì để giúp cho sứ mệnh của ông Powell được hoàn thành”. Ý đồ đó là việc thủ tiêu chính quyền tự trị Pa-le-xtin và bằng cách đó hạ bệ tổng thống Y. A rafát, thực ra vẫn là “ý đồ mà ông Sharon đã theo đuổi nhưng thất bại hồi chỉ huy tấn công xâm lược miền nam Libăng. Viện vào lý do “bảo đảm an ninh” cho người I-xra-en, ông Sharon đã trì hoãn tiến trình hoà bình Ô-xlô, công khai kêu gọi “trục xuất” ông Arafat ra khỏi Pa-le-xtin. Giờ đây an ninh của người I-xra-en cũng không được cải thiện thêm chút nào nếu không muốn nói là tồi tệ hơn trước vì sự thù hận của người Pa-le-xtin đã dâng lên đỉnh điểm. Thông qua việc sử dụng vũ lực quân sự, tấn công chiếm đóng lại những vùng đất của người Pa-le-xtin, ông Sharon muốn tạo ra hình ảnh “không có chính quyền tự trị Pa-le-xtin” và vì thế “không có người đứng đầu”, hay nói cách khác là vô hiệu hoá ông Arafat mà không cần “thủ tiêu” ông. Ngoài ra, việc kích động các lực lượng Hồi giáo cực đoan Pa-le-xtin chống I-xra-en để rồi sử dụng sự chống đối ấy làm lý do để đối phó với chính quyền tự trị Pa-le-xtin là con bài và bản chất chính sách của ông Sharon đối với Pa-le-xtin. Trong khi đó, chính sách của Mỹ đang tập trung vào chống khủng bố. Để tập hợp lực lượng liên minh chống khủng bố, nhất là giành được sự ủng hộ của thế giới A-rập, Mỹ thay đổi lập trường với vấn đề Pa-le-xtin. Đối với Mỹ việc chấm dứt cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đang ngày một leo thang nguy hiểm đã trở thành một trong những ưu tiên hành đầu, bởi Mỹ cần sự ủng hộ của các nước Hồi giáo để tiến hành cuộc chiến chống khủng bố với mũi nhọn đột phá nhằm vào Ap-ga-ni-xtan. Mỹ đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao con thoi của đặc phái viên vể Trung Đông A. Din-ni nhằm thực hiện kế hoạch Tê-nét và khuyến nghị của Uỷ ban do Thượng nghị sỹ Mỹ Mit-chen-lơ đứng đầu. Theo đó, một lệnh ngừng bắn sẽ dẫn đến việc I-xra-en rút quân khỏi các vị trí đã chiếm trước khi các cuộc nổi dậy Intifada (9-2000) của người Pa-le-xtin nổ ra. Trong khi đó, Pa-le-xtin sẽ hành động để kiềm chế các phần tử quá khích, bảo đảm một thời kỳ yên tĩnh sau những biện pháp xây dựng lòng tin. Những biện pháp này bao gồm ngừng xây dựng các khu định cư của người Do Thái trên đất Pa-le-xtin mà I-xra-en chiếm đóng từ 1967. Cuối cùng là nối lại các cuộc đàm phán để bàn về một thoả thuận lâu dài ở Trung Đông. Tuy nhiên, xét về thực chất, Mỹ vẫn giữ lập trường thiên vị, dung túng đối với I-xra-en. Một biểu hiện rõ nét hai kể từ tháng 3-2001 đến nay, Mỹ phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ yêu cầu I-xra-en chấm dứt hành động leo thang bạo lực. Lợi dụng tình hình này, nhằm trả đũa các cuộc tấn công cảm tử của lực lượng Hồi giáo cực đoan, A. Sharon nêu chiêu bài “chống khủng bố”, tăng cường hoạt động quân sự, đưa máy bay, xe tăng hạng nặng tấn công xâm nhập vào hàng loạt vị trí của người Pa-le-xtin ở dải Ga-da và khu Bờ Tây, bắn phá trụ sở cơ quan an ninh Pa-le-xtin và lực lượng cảnh vệ của Tổng thống Y. Arafat. Ngang ngược hơn khi I-xra-en đặt lệnh cấm di chuyển đối với Tổng thống Y. Arafat, thiết lập một hàng rào xe tăng vây chặt xung quanh văn phòng của ông ở Ra-ma-la từ đầu tháng 12-2001. Đây thực chất là hành động giam lỏng nhà lãnh đạo Pa-le-xtin nhằm cô lập và hạ thấp uy tín của ông. Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và việc phía Pa-le-xtin đã đáp ứng gần như hoàn toàn yêu sách của I-xra-en bắt giữ và trừng phạt các phần tử liên quan đến vụ sát hại Bộ trưởng du lịch I-xra-en, nhưng hạ tuần tháng 2-2002, I-xra-en vẫn quyết định không huỷ bỏ “lệnh cấm di chuyển” nêu trên, mà chỉ “nới lỏng” phong toả Y. Arafat. Hành động quân sự của I-xra-en nhằm bảo đảm an ninh cho người Do Thái, trên thực tế đã không đạt được như mong muốn của ông Sharon và các thế lực cánh hữu trong đảng Li-kut, trái lại, chỉ làm cho người dân Do Thái phải sống trong nỗi sợ hãi vì những vụ đánh bom liều chết từ phía Pa-le-xtin. Biện pháp này một mặt bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt; mặt khác, nó khoét sâu nỗi thù hận đối với người I-xra-en của những phong trào Hồi giáo cực đoan. Cũng bởi vậy, Thủ tướng A.Sharon hiện đang ở thời điểm bế tắc nhất sau một năm cầm quyền, khi mà hầu như mọi chính sách của ông đưa ra đều thất bại. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất ở I-xra-en cho thấy 52% những người được hỏi đã tỏ ý không ủng họ chính sách của Thủ tướng A. Sharon, đây là mức thấp nhất trong vòng một năm cầm quyền đầu tiên của ông. (tạp chí Cộng sản 3/2002). 3. Quan điểm của Tổng thống Y. Arafát về vấn đề Trung Đông Đối với ông Arafat người suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng của Pa-le-xtin, luôn đặt giải pháp “đổi đất lấy hoà bình” lên trên hết. Ông cho rằng những thoả thuận đạt được thông qua Hiệp định hoà bình Ô-xlô là nền móng cho việc giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là nhượng bộ đối với người I-xra-en, Y.Arafát vẫn muốn giữ vững chủ quyền các vùng đất tự trị của người Pa-le-xtin , và coi Giê-ru-xa-lem là thủ đô không thể thay đổi của người Pa-le-xtin. Trong bài phát biều ngày 21/1/2002, ông Arafat nói: “ Đây không phải là lần đầu tiên, cũng không phải là lần cuối cùng họ bao vây chúng tôi… Họ nên nhớ điều gì đã xảy ra ỏ Beirut. Khi cuộc phong toả chấm dứt, họ hỏi tôi định đi đâu. Tôi nói “tới Pa-le-xtin” và bây giờ nếu có ai hỏi tôi như vậy, tôi sẽ nói tới Đông Giê-ru-xa-lem” Y. Arafát thừa nhận là vụ nước Mỹ bị tấn công hôm 11/9 đem đến rất nhiều thay đổi trên trường quốc tế. “Nhưng có một cái chưa bao giờ thay đổi, đó là quyết tâm của người Pa-le-xtin xây dựng một nhà nước lấy Giê-ru-xa-lem làm thủ đô”. Tuy nhiên chính sách đối thoại hoà bình phản đối bạo lực của ông Arafat cũng vấp phải sự phản đối của các nhóm Hồi giáo cực đoan, vì các nhóm Hồi giáo này hoạt động độc lập, không chịu sự chỉ đạo của chính quyền Pa-le-xtin, họ cho rằng việc chính quyền đàn áp các nhõm vũ trang này, cấm họ sử dụng bạo lực là một hành động nhân nhượng đối với I-xra-en. Tuy nhiên, chính sách hoà bình của ông lại được đa số người dân Pa-le-xtin ủng hộ, vì họ chính là người đã chịu nhiều đau khổ khi xảy ra các cuộc xung đột nên bây giở điều mà những người dân Pa-le-xtin cần trên hết là hoà bình. Chính sách của Tổng thống Y. Arafat cũng được cộng đồng thế giới ủng hộ, chính vì thế mặc dù bị chính quyền của A. Sharon phong toả, nhưng uy tín của ông vẫn được bảo đảm. Đối với hành động ngang ngược của Chính quyền A. Sharon buộc Tổng thống Y. Arafat phải từ chức thì tiến trình hoà bình ở Trung Đông mới được giải quyết, thì tuyên bố dứt khoát từ chính quyền Pa-le-xtin là điều đó không thể chấp nhận được.“Thề có Thánh Allah, tôi sẽ phải nhìn thấy một nhà nước Pa-le-xtin độc lập, dù sống dù chết. Xin Đấng tối cao cho con vinh dự trở thành tử sĩ trong cuộc chiến đấu vì Giê-ru-xa-lem”, ông Arafat tuyên bố hôm 21/1/2002 với đám đông người Pa-le-xtin tập trung ngoài trụ sở chính quyền, nơi ông đang bị xe tăng bao vây. 4. Diễn biến tình hình hiện nay Tình hình hiện nay vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Việc I-xra-en chiếm đi chiếm lại nhiều lần là một bằng chứng. Lính I-xra-en đã chiếm cứ một số khu vực ở dải Gaza kể từ khi bạo lực bùng phát gần 2 năm trước đây. Hồi tháng 7 vừa qua, trước tình hình bạo lực leo thang, Chính phủ I-xra-en quyết định tái chiếm 7 thành phố và thị trấn Pa-le-xtin ở khu Bờ Tây. Mới đây, quân đội Do Thái bắt đầu rời một số khu vực ở Dải Ga-da và thành phố Bét-le-hem (Bờ Tây). Đây là kết quả cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng I-xra-en Ben-Eliezer và đoàn Pa-le-xtin, do Bộ trưởng Nội vụ A. Razaq al-Yaya và cố vấn an ninh của Chủ tịch Arafat – Mohammed Dahlan dẫn đầu. Theo kế hoạch “Gaza trước tiên”, I-xra-en sẽ rút dần quân khỏi lãnh thổ Pa-le-xtin, còn Pa-le-xtin thì cam kết áp dụng các biện pháp an ninh. Các cuộc thảo luận trước đó thất bại vì phía Pa-le-xtin yêu cầu phải gộp thêm các thành phố ở khu Bờ Tây vào kế hoạch. Trước buổi họp này, diễn ra ở Tel Aviv, ông Ben-Eliezer ám chỉ sẵn sàng chấp nhận rút quân khỏi một vài trong 7 thành phố ở khu Bờ Tây – hiện nằm dưới sự kiểm soát của I-xra-en. Dự kiến lính Do Thái sẽ trở lại các vị trí họ nắm giữ trước khi phong trào intifada bắt đầu hồi tháng 9/2000. Phía I-xra-en coi đây là “bước thử nghiệm” để xem xét việc tiếp tục chuyển giao quyền lực ở Bờ Tây. Tuy nhiên, các phe phái Pa-le-xtin, gồm Hamas, Jihad và thậm chí cả chánh vũ trang Lữ đoàn tử vì đạo Al-Aqsa trong phong trào Fatah của ông Arafát, đều bác bỏ thoả thuận “Gaza trước tiên”. Đại diện Hamas tuyên bố: “Chúng tôi và người dân Pa-le-xtin phản đối kế hoạch chấm dứt phong trảo in- ti- fa- da kiểu này”. Jihad thì cho rằng làm như vậy chỉ tạo điều kiện cho các cuộc tấn công của I-xra-en nhằm vào du kích Hồi giáo. Lữ đoàn Tử vì đạo Al-Aqsa, cánh vũ trang trong phong trào Fatah, cảnh báo lãnh đạo Pa-le-xtin không nên thông qua “Gaza trước tiên”. Ngược lại, Mỹ hoan nghênh kế hoạch và coi đó là một bước “đáng khích lệ” tiến tới nối lại các động thái kiến tạo hoà bình khác. Tuy nhiên, tình hình trong những ngày gần đây ngày càng trở nên gay gắt khi mà I-xra-en thẳng tay đàn áp những người Pa-le-xtin, giết hại rất nhiều người mà chủ yếu là dân thường. Rõ ràng, với chính sách chiếm đi, chiếm lại vùng đất tự trị của người Pa-le-xtin và việc giết hại người vô tội, phía I-xra-en như đổ thêm dầu vào lửa làm cho việc giải quyết xung đột càng trở nên bế tắc. 5. Thái độ của cộng đồng quốc tế (tạp chí cộng sản 3/2002) Sự leo thang của làn sóng bạo lực ngày càng khốc liệt thời gian qua, đang đe doạ làm sụp đổ hoàn toàn tiến trình hoà bình Trung Đông, đã hối thúc cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn, Liên Hợp Quốc và một số chính khách trong khu vực tích cực tìm kiếm sáng kiến hoà bình nhằm cứu vãn tình thế này. Trước hết, phải kể đến sự sốt sắng của Liên minh châu Âu (EU) trong những nỗ lực thúc đẩy cả hai bên Pa-le-xtin và I-xra-en tiến tới bàn đàm phán tìm giải pháp thương lượng. Những ngày cuối tháng 2-2002. ông H. Sô-la-na, đặc trách các vấn đề đối ngoại của EU đã sang Trung Đông tiếp xúc với giới lãnh đạo cao nhất của hai bên xung đột; còn Ngoại trưởng Tây Ban Nha, ông J. Pic-kê, Chủ tịch đương nhiệm của EU cũng đã tới Mỹ để trao đổi quan điểm về vấn đề Trung Đông. Dưới tác động của các hoạt động này, Thủ tướng I-xra-en đã nới lỏng lệnh phong toả đối với Tổng thống Y. Arafat. Cùng nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực cho tiến trình hoà bình Trung Đông, nhiều nước EU, đi đầu là Pháp đã hỗ trợ những vấn đề cốt lõi như: Thành lập nhà nước độc lập của người Pa-le-xtin, thế giới công nhận nhà nước đó; tiến hành bầu cử cơ cấu lãnh đạo Pa-le-xtin. Tiếp tục các cuộc đàm phán giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, hồi hương người tị nạn Pa-le-xtin. Ngoại trưởng Pháp cho rằng: “chìa khoá giải quyết vấn đề Trung Đông là thành lập nhà nước người Pa-le-xtin, một nguyên tắc được nêu rõ trong Hiệp định Ô-xlô năm 1993”. Trong khi đó, Mỹ cũng đang trong quá trình hoàn tất sáng kiến với tham vọng “giải quyết vĩnh viễn” cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Nội dung chủ yếu của sáng kiến này bao gồm: I-xra-en rút khỏi toàn bộ dải Ga-da và 96% lãnh thổ Bờ Tây, 4% lãnh thổ còn lại là nơi tập trung các khu định cư của người Do Thái. Pa-le-xtin sẽ được nhận phần đất bên trong lãnh thổ I-xra-en đúng bằng diện tích 4% ở bờ Tây mà họ đồng ý để lại cho I-xra-en. Về thánh địa Giê-ru-xa-lem, các khu phố Ai Cập sẽ thuộc về Pa-le-xtin và sẽ là thủ đô của Pa-le-xtin trong tương lai. Các khu phố Do Thái sẽ thuộc về I-xra-en… Bên cạnh những sáng kiến đề xuất nêu trên của các nước EU và Mỹ, còn có sáng kiến hoà bình của Thái tử Ap-đu-la đưa ra ngày 17-2-2002. Vẫn dựa trên nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình” mà cả khu vực đang theo đuổi, nội dung chính của sáng kiến này là: tất cả các nước A-rập sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với I-xra-en để đổi lấy việc nhà nước Do Thái phải rút quân ra khỏi tất cả các vùng lành thổ A-rập mà họ chiếm đóng trái phép trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1967. Đó là cao nguyên Gô-lan, dải Ga-da, khu Bờ Tây và Đông Giê-ru-xa-lem. Mới đây theo sáng kiến của Đan Mạch thì sẽ hình thành một nước Pa-le-xtin được cộng đồng quốc tế công nhận trong năm 2003, và sẽ trở thành một quốc gia độc lập vĩnh viễn vào năm 2008. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực hoà giải của cộng đồng quốc tế I-xra-en vẫn ngang nhiên tái chiếm các thành phố tự trị của người Pa-le-xtin ở khu bờ Tây. Chương II: CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN I. Các thể loại Trung Đông là một trong những điểm nóng hiện nay đã và đangđược báo chí quốc tế đề cập đến rất nhiều, không riêng gì báo chí quốc tế mà ngay tại Việt Nam thì những thôn tin về diễn biến hòa bình ở Trung Đông cũng là một đề tài nống hổi và hấp dẫn được chuyển tải dưới nhiều hình thức và thể loại khác nhau. Nhìn lại các tin, bài của báo "Nhân dân", báo "Hà Nội mới", tờ báo quốc tế, báo quân đội nhân dân, báo khoa học và đời sống tạp chí cộng sản và tài liệu tham khảo đặc biệt từ năm 2001 đến nay viết về "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát" có những thể loại sau: tin, bình luận, bài phản ánh và một số hình thức khác phân tích, tổng hợp. 1. Tin Tin là thể loại xuất hiện sớm nhất cùng với sự ra đời của báo chí gắn liền với nhu cầu nhận thức của con người "giúp họ hiểu biết về thế giới mà họ đang sống và thông qua đó giúp họ hành động phù hợp với lợi ích và tồn tại của chính bản thân mình" (Đức Dũng) hay "Tin được hiểu là điều truyền đi, báo chí cho biết về sự việc tình hình xảy ra" (từ điển tiếng Việt). So với các thể loại khác tin là thể loại phổ biến năng động, nhạy bén và có tính xác thực nhất. Hình thức của tin ngắn gọn, nhạy bén và có tính xác thực nhất. Hình thức của tin ngắn gọn) nhiệm vụ của nó la thông tin kịp thời và những sự việc, sự kiện nóng bỏng vừa mới xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra. Vì thế nó được coi là "một sự kiện thời sự". Tin phản ánh sự kiện đầy đủ theo diễn biến trình tự như bình luận, chuyên luận... mà nó chỉ thông báo sự kiện một cách kịp thời ở những thời điểm nhất định, tức là nó phản ánh những sự kiện tại thời điểm tiêu biểu đỉnh cao nhất. Trong số báo Nhân Dân 17059 ra ngày 4/4/2002 có đăng một chùm tin: * Ngày 2-4, Cao uỷ LHQ về nhân quyền M. Rô-bin-xơn kêu gọi thành lập lực lượng giám sát quốc tế tại các vùng lãnh thổ Pa-le-xtin để điều tra những hành động vi phạm nhân quyền của I-xra-en. * Hội nghị của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) ở Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) ra tuyên bố nhấn mạnh các nước Hồi giáo phản đối bất kỳ âm mưu nào gắn chủ nghĩa khủng bố với cuộc đấu tranh của nhân dân Pa-le-xtin nhằm thành lập Nhà nước độc lập và phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm chống lại các nước Hồi giáo dưới danh nghĩa chống khủng bố quốc tê. * Hãng Roi-tơ ngày 3-4 cho biết, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ họp lần thứ tư trong vòng sáu ngày để thảo luận về một nghị quyết mới (dự kiện vào ngày 6-4) do Pa-le-xtin đưa ra, kêu gọi ngừng bắn và phía I-xra-en rút quân khỏi các vùng lãnh thổ của Pa-le-xtin, kể cả ở thành phố Ra-ma-la. Nhìn chung các báo "Nhân dân", báo "Hà Nội mới", báo "Quân đội nhân dân" thông qua thể loại tin đã phát huy những mặt mạnh của mình giúp cho tờ báo luôn có những thông tin hấp dẫn đối với người đọc. Báo "Nhân dân", báo "Hà Nội mới" là những tờ báo ra hàng ngày nên tin tức đến với người đọc rất kịp thời và chúng đã đáp ứng được tính thời sự, tính cập nhật của sự kiện ngoài ra cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của tin. 2. Thể loại bình luận Thể loại bình luận nằm trong nhóm chính của báo chí chính luận, là một nhóm có tính ổn định cao so với các thể loại khác có khả năng thông tin sự kiện, thời sự gắn liền với thông tin lý lẽ. Trong nhóm chính luận, bình luận được coi là thể loại hạt nhân vì nó thể hiện được những đặc trưng sinh đọng của cả nhóm một cách mềm dẻo và linh hoạt. Cùng với tin trong thông tin quốc tế, bình luận chiếm một vị trí chủ đạo sử dụng nhiều trong thôn tin quốc tế nó đóng vai trò quan trọng, bình luận xuất hiẹn nhiều trên báo chí. Các báo lớn đưa ra bài bình luận đều được độc giả quan tâm. Nó xuất phát từ một sự kiện riêng lẻ nhưng có phần quan trọng, mặt khác nó xuất hiện từ một chuỗi sự kiện có liên quan đến nhau hay xuất phát từ một chi tiết nhỏ của sự kiện nhưng lại nói về vấn đề lớn. Nhìn chung kết cấu của bài bình luận phải tùy thuộc vào nội dung ngoài ra nó phải hấp dẫn. Vì thế khi viết bài bình luận là cả một nghệ thuật, có sự thông minh, sắc sảo trong từng vấn đề cụ thể. Đặc điểm của bài bình luận thường không có nhân vật xưng tôi nhưng vẫn thể hiện cái tôi ở lập trường tư tưởng, giọng điệu, phong cách ngôn ngữ của nhà báo. Bình luận về "Quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát" báo "Nhân dân" số (16647) ngày 11/2/2001 "hòa bình Trung Đông bài toán khó giải" như sau: “Với việc thu được 62,6% số phiếu bầu, thủ lĩnh đảng Li-kút cực hữu A. Sharon đã giành thắng lợi trước Thủ tướng tam quyền E. Ba-rắc, trở thành Thủ tướng mới của I-xra-en. Trên thực tế, thắng lợi của ông A. Sharon đã được dự báo trước, tuy nhiên, việc phần lớn cử tri đi bầu ở I-xra-en lựa chọn ông có nhiều khả năng đưa tiến trình hoà bình Trung Đông đi theo một quỹ đạo khác. Ông A. Sharôn đã từng là Bộ trưởng quốc phòng I-xra-en thời kỳ đầu những năm 80, được dư luận rộng rãi coi là một nhân vật “cứng rắn”. Vào đầu những năm 90, ông đã cho xây dựng hàng trăm khu định cư của người Do Thái ở khu bờ Tây sông Gioóc-đan và dải Ga-da, bất chấp sự phản đối của người Pa-le-xtin và củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 104.doc