Tôn giáo có chỗ đứng rất cao trong đời sống của cộng đồng người Chăm. Ở BìnhThuận tôn giáo được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống và sinh hoạt cộng đồng. Nó luôn định hình cho mỗi người Chăm trong suy nghĩ và hành động. Sở dĩ tôn giáo dược tôn sùng độc tôn ở người Chăm là vì trong cuộc sống họ luôn bị các lễ nghi tôn giáo như nói trên đã ràng buộc và chi phối. Lâu ngày hình thành trong đời sống sinh hoạt của mỗi người Chăm, định hình cho họ những nếp suy nghĩ và hoạt động của mỗi cộng đồng mình. Dần dần những tập quán ấy ăn sâu vào máu thịt của mọi người và khó tháo gỡ ra được, nó trở thành những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Chính sự ràng buộc này mà trong đời sống sinh hoạt, những người làm tôn giáo rất được đề cao. Đặc biệt các vị chức sắc, sư cả rất được xem trọng và có vị trí cao nhất trong cộng đồng. Đối với cộng đồng xã hội Chăm những người làm tôn giáo là một đẳng cấp khác biệt, giống như chế độ đẳng cấp Bàlamôn giáo Ấn Độ họ chỉ là người đứng sau Brama, Visnu hay Allah, Mohamat trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mình. Họ là người kết nối giữa thần và con người hiên tại trong đời sống. Điều này càng làm cho họ có quyển hành và sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Vì vậy trong thời buổi ngày nay, tranh thủ những mặt tích cực, phát huy sự ảnh hưởng của những vị chức sắc, sư cả trong phát triển của cộng đồng Chăm ở Bình Thuận là việc làm hết sức cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong việc nâng cao đời sống cộng đồng và phát triển xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận tiền trước) để cho đứa lớn được học lên cao. Khi đứa lớn tốt nghiệp và có công ăn việc làm rồi thì lại giúp cho đứa nhỏ học hệ bổ túc văn hóa. Trong lúc đó, cha mẹ không từ nan bất cứ công việc nặng nhọc nào như: rũ rơm, lượm phân bò, nhổ cỏ mướn, chăn cừu, chăn bò thuê. Vì thế nhiều gia đình luôn cố gắng cho con mình được đi đến trường…
- Tôn ti trật tự
Quan sát sự sinh hoạt một làng Chăm, chúng ta sẽ thấy họ không sống xô bồ, nhếch nhác mà rất có tôn ti “kính trên nhường dưới”. Rõ nhất là cách mời ăn ở đám đình hay sinh hoạt nơi công cộng: Không bao giờ thấy một người nhỏ tuổi ngồi phía trên người lớn tuổi hơn mình. Chính do sự tôn ti trật tự này mà trong các đám đình, lễ hội, người ta nhận thấy rằng sự mời mọc các vị khách đến ngồi ở các ván dài để vào tiệc là cả một việc khó khăn vì không ai muốn vào cuộc, người này mời người kia, người kia lại đưa đẩy người nọ. Sự việc này làm cho nhiều người không giấu được sự bực bội của mình mà nhăn nhó! Nhưng lý do của nó thì khá đặc trưng, ai cũng chờ người khác ngồi trước để mình còn xem xem mình phải ngồi vào chỗ nào mới đúng ý tôn ti “ăn coi nồi, ngồi xem hướng”.
Khi một người con trai trong tộc họ lấy vợ thì cả tộc họ được mời về bàn bạc về việc cưới gả này (mẫu hệ). Có khi ý kiến của người lớn tuổi trong tộc họ lấn át cả ý kiến của cha mẹ. Tộc trưởng thường là các vị chức sắc, vì luôn là người đại diện cho dòng tộc với hội đồng tôn giáo.Chính tôn ti trật tự này làm cho tộc họ Chăm sinh hoạt rất gắn bó và giữ được nề nếp gia phong khá độc đáo.
1.2. Những nét đẹp của phong tục tập quán Chăm
Theo sự nhận xét của một số nhà tâm lý học thì tính khí con người được hình thành trên những căn nguyên nhất định: ảnh hưởng của thủy thổ, ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng, ảnh hưởng của sự giáo dục từng chế độ chính trị, ảnh hưởng của thời đại. Tất cả những yếu tố đó cộng với gien của dân tộc nếu được nói như thế tác động tổng hợp, tạo nên tính đặc thù của dân tộc đó. Riêng các yếu tố thủy thổ, tôn giáo, tín ngưỡng và gien phải là những yếu tố đậm nét nhất, khắc sâu vào tiềm thức cũng như ý thức con người một cách sâu sắc nhất vì chúng mang ý nghĩa nền tảng. Sau đây là một số tính cách đặc trưng của dân tộc Chăm tại Việt Nam.(3)
-Tính cộng đồng:
Sinh hoạt trong một xã hội gần như khép kín, người Chăm đã phát huy tính cộng đồng đến mức độ khá cao: Trong các đám đình, đặc biệt là đám tang, người Chăm thường ngưng tất cả hoạt động của mình, dù là hoạt động mang tính cấp bách và quan trọng như ngày gieo lúa chẳng hạn, để tụ tập lại hầu giúp đỡ và an ủi gia đình đương sự. Tính cộng đồng này phản ảnh nền văn minh lúa nước và mang đậm nét tác phong nông nghiệp của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Dĩ nhiên, trong sinh hoạt công nghiệp hôm nay, tác phong này có phần gây cản trở cho sự thăng tiến và phát triển cộng đồng vì ảnh hưởng đến thời gian (cần tiết kiệm) và sức lao động của con người. Nhưng những công việc thông thường nhưng vượt quá sức lao động của các thành viên trong gia đình như: giở nhà, xây nhà, trét tường, lợp tranh, thường phải nhờ đến lao động cộng đồng. Bà con láng giềng đến giúp đỡ một cách vui vẻ, các ông thì làm những công việc nặng nhọc, các bà thì nấu nướng, phục vụ.
Cũng nằm trong tính cộng đồng này, chúng ta nhận thấy người Chăm hưởng ứng rất nhiệt tình các đợt quyên góp mang tính cách xã hội như: góp quĩ khuyến học, góp quĩ hỗ trợ gia đình nghèo, hỗ trợ bão lụt v.v. Tôi đã từng nhiều lần tham dự các đêm văn nghệ vì mục đích từ thiện ở vùng nông thôn Chăm và đã chứng kiến vài sự kiện khá độc đáo: Những người nông dân hoàn toàn không dư dả gì đã tự động đến sân khấu dâng biếu tiền bạc ủng hộ đêm văn nghệ, và khi loan báo danh sách hảo tâm, từng đợt người tiến lên làm nhiệm vụ của mình một cách vui vẻ và phấn khởi.
- Tính sĩ diện:
Tính sĩ diện của người Chăm có những mặt rất tích cực và đáng được khuyến khích trong sinh hoạt cộng đồng như quan niệm “một người làm xấu cả họ mang nhục” hay “Dak lihik kabaw yuw, oh dak mưluw bbauk” (Thà mất đôi trâu còn hơn mất mặt). Chính vì vậy mà xã hội Chăm đã khắc phục được nạn trộm cắp hay ăn xin. Trong cộng đồng, không có (hay rất ít) kẻ trộm cắp vì mỗi khi bị bắt thì không những đương sự phải chịu hình phạt của luật pháp mà còn chịu sự phỉ nhổ của dòng họ và xóm làng. Dĩ nhiên những hạng người này bị dư luận nhìn bằng nửa con mắt. Đó cũng là lí do hạn chế được nạn ăn xin. Có thể nói trong xã hội Chăm không có người ăn xin. Ai cũng tin thế.
Mặt trái của vấn đề cũng đáng cho ta phải đề cập đến vì sĩ diện không đúng chỗ, hiểu không thấu đáo sẽ trở thành tai họa cho xã hội. Không ít người Chăm chỉ vì không muốn thua kém chị kém em trong các đám đình của gia đình (như đám cưới, đám tang) mà phải đem con đi ở đợ để được bằng hay hơn người. Như thế gia đình sẽ không bị dư luận chê bai mà còn được tán dương, quí trọng nữa. Đúng là sĩ diện hão. - Tính tiết kiệm:
Mang tác phong nông nghiệp và sinh hoạt theo nhịp sống thanh thản êm xuôi của vùng nông thôn, người Chăm dứt khoát không phải là hạng người sống xa hoa, vung tiền qua cửa sổ. Trong lúc thiếu thốn đã đành nhưng khi họ làm ra tiền hay được mùa họ cũng biết dành dụm, chắc chiu từng đồng lẻ. Họ ăn uống cũng như ăn mặc rất thanh đạm và khiêm tốn nếu không nói là kham khổ. Nhờ biết tiết kiệm mà người Chăm đã biết tích lũy để khắc phục được các nạn đói kém lúc mất mùa hay bị thiên tai địch họa trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Tuy kinh tế nhìn chung chưa phát triển cao, vì sống trong vùng khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, nhưng người Chăm vẫn có cuộc sống tương đối ổn định, nhà cửa khang trang, tươm tất lại còn có thể cho các con đi đến trường, không đứa nào phải thất học. Như vậy, họ làm cách nào để tạo được lối sống như thế? Chắc chắc là phải do biết tiết kiệm trước nhất để có của ăn của để, sau đó mới nói đến sự biết tính toán, xoay sở và cần cù lao động để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Rõ ràng trong sinh hoạt hàng ngày, biết làm ra tiền chưa đủ, mà phải biết giữ tiền mới là yếu tố quyết định.
Tục ngữ phương Tây có câu: “Gia tài có được là do bàn tay mặt khéo léo và bàn tay trái tiết kiệm”. Sở dĩ người Chăm biết dành dụm, tích lũy là do phải thích nghi với cuộc sống luôn phải đối phó với môi trường tự nhiên của miền Trung khắc nghiệt, hàng năm phải đương đầu với lũ lụt và hạn hán rất gay gắt. Tiếc thay, tính cách cần kiệm rất quí này đã giúp người Chăm xây dựng nên cơ nghiệp trong quá khứ nay đã phai mờ dần trước cuộc sống ồ ạt của thời đại mới mà cộng đồng Chăm cũng bị cuốn theo cơn lốc đua đòi và sĩ diện hão để phung phí trong các đám đình, lễ hội, và xây cất nhà cửa hiện đại trong lúc còn nhiều khó khăn, túng thiếu.
2. Dân tộc Chăm tại Bình Thuận.
2.1. Vị trí địa lí và sự phân bố dân cư.
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải miền trung. Phía bắc giáp Ninh Thuận, phía tây giáp Lâm Đồng, phía đông giáp biển Đông, phía nam giáp Đồng Nai. Đây là nơi tập trung khá đông dân tộc Chăm sinh sống lâu đời, xếp thứ hai sau Ninh Thuận. Với khoảng 41.000 người chiếm tới 4% dân số toàn tỉnh, dân tộc Chăm có số dân đông thứ hai sau dân tộc kinh ở Bình Thuận. Ở đây cộng đồng người Chăm phân bố rộng khắp tỉnh nhưng đông nhất là: Huyện Bắc Bình với 3.280 hộ, với 23.000 dân, tiếp đến là các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Hàm Thuận Nam. Tuy có sự phân tán không tập trung nhưng người Chăm ở Bình Thuận vẫn giữ nguyên vện bản sắc riêng của cộng đồng mình. Biểu hiện rõ ở đây mỗi làng Chăm mặc dù sống xen kẽ với cộng đồng người Kinh nhưng không có sự pha trộn nào. Nó thể hiện rất rõ nét qua từng chi tiết trong đời sống sinh hoạt. Ở Bình Thuận mỗi làng Chăm đều có nơi để thờ tự và sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng mình. Bình Thuận có 10 thánh Đường của người Chăm theo tôn giáo Bàni và 5 đền tháp thờ tự của người Chăm tôn giáo Bàlamôn.
2.2. Đời sống tôn giáo
Người Chăm có hai tôn giáo chính rất độc đáo là Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Sở dĩ nói độc đáo vì trên thế giới này không nơi đâu có hình thức tôn giáo như cộng đồng người Chăm Bình Thuận và ở Việt Nam nói chung. Bàlamôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập vào Champa vào cuối thế kỷ thứ IV. Đặc điểm của Bàlamôn giáo là thờ nhiều thần, nhưng ở đây Bàlamôn của dân tộc Chăm lại thờ cả thánh Allah. Hồi giáo có nguồn gốc từ Ả Rập, truyền qua Mã Lai, du nhập vào Champa vào thế kỷ thứ X. Đặc điểm của hồi giáo thế giới là độc thần, chỉ thờ độc nhất là đấng Allah, nhưng Hồi giáo của dân tộc Chăm (được gọi là Bàni) lại thờ luôn các thần của Bàlamôn giáo. Sở dĩ có hiện tượng lạ lùng trên là do quá trình lịch sử Champa phức tạp, hai tôn giáo trên đã chống chọi nhau gây chia rẽ trầm trọng, nên các vua chúa Champa thời đó phải đưa ra thuyết dung hòa tôn giáo kiểu tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nhờ sự dung hòa này mà ngày nay hai tôn giáo trên đã có sự thân thiện, bớt tính khắt khe hơn trong đời sống cộng đồng hiện nay. Mặc dù không còn khắt khe như trước nhưng mỗi tôn giáo đều giữ một nét riêng khác biệt của mình. Mỗi một tôn giáo có cái kiêng kỵ khác nhau: Người Chăm Hồi giáo (tức Bàni) kiêng thịt heo và thịt dông vì vậy khi vào plây Chăm Bàni, khách không nên mang theo thịt heo hay thịt dông để tỏ phép lịch sự tối thiểu. Ngược lại khi vào plây Chăm Bàlamôn, khách kiêng mang theo thịt bò.
Do có hai tôn giáo nên trong đời sống cộng đồng người Chăm có nhiều lễ hội văn hóa phong phú như: Katê, Lijanưgar, Ramưwan, Súcdâng…mang đậm bản sắc văn hóa riêng.
Từ những lễ nghi tôn giáo Chăm, khi vào thánh đường Bàni hay vào những tháp Chăm, khách nên tìm cái chăn trắng để mang cho phải phép. Phụ nữ phải mặc đúng trang phục khi tới thánh Đường. Nếu là khách nữ đến bất ngờ thì được mời ngồi tại một nhà khách trong thánh Đường. Ngoài ra trong thánh đường, khách chỉ được ngồi dự lễ trong vòng hai hàng cột ngoài chứ không được ngồi cao hơn. Khi chụp ảnh quay phim lại càng phải dè dặt hơn, phải do các thầy hay các vị có trách nhiệm hướng dẫn.
2.3.Sự ràng buộc tôn giáo. Lúc sống, khi chết, người Chăm bị ràng buộc chặt chẽ vào lễ nghi tôn giáo và phong tục tập quán của mình. Đặc biệt người Chăm Bàni có những lễ nghi rất cụ thể để tuân theo từ khi lọt lòng đến lúc mất. Lúc mới sinh ra khi vừa tròn một tháng các em bé đã được làm lễ cắt tóc (katbu) và mân cơm đầy tháng. Con trai khi lên 14-15 tuổi phải qua lễ nhập đạo (katanh) còn con gái đến 14-15 cũng có lễ nhập đạo (karok), cả hai tuổi đến trưởng thành, cưới gả thì phải qua lễ đám cưới (likhah), người già khi đến tuổi mà không thề đi lại được nữa thì có lễ tẩy thân (ngakphăt). Con trai và con gái có qua lễ Katat, Karok rồi sau này mới tiến hành đám Likhah được và có đám Likhah rồi, khi cha mẹ mất con trai hay con gái mới được dự lễ tẩy thể(tắm gội thể xác trước khi chôn cất) và lễ Âuwa (lễ trả hiếu cho cha mẹ). Ngay cả bản thân mình, nếu không được qua các lễ nghi tôn giáo Katat, Karok, Likhah và Ngakphăt thì lễ chôn cất sẽ được thực hiện rất đơn giản chứ không theo lễ nghi bình thường. Đó là điều bất hạnh lớn đối với người Chăm Bàni.
Đối với người Chăm Bàlamôn thì sự ràng buộc về tôn giáo cũng không khác người Chăm Bàni. Mặc dù hơi thoáng nhưng mỗi người cũng trải qua các lễ nghi trong đời tức thị nam, nữ khi đến tuổi gả vợ, dựng chồng thì phải trải lễ cưới (Băng padik). Đến khi chết nếu như đều trải qua các nghi lễ đó thì được nhập Kut(được chôn với dòng tộc mình). Nếu không được chôn với dòng tộc mình thì là điều bất hạnh với người Chăm Bàlamôn.
Do lễ nghi tôn giáo ràng buộc như trên, người Chăm cảm thấy rất khó khăn khi phải lấy người ngoại đạo, hay phải sống xa quê hương vì ngại thiếu thủ tục và lễ nghi tôn giáo nghiêm túc lúc lìa đời. Theo trào lưu đổi mới hôm nay, sự giao lưu giữa người Chăm trong cộng đồng cũng như những người không cùng cộng đồng dân tộc được đặt ra khá gay gắt. Chính vì vậy mà người Chăm phải tìm cách giải quyết vấn đề hôn nhân không cùng tôn giáo bằng cách làm thủ tục nhập đạo cho người bạn đời của mình để không còn gây khó khăn trở ngại (thủ tục này trước đây khó thể hiện vì các chức sắc không chấp nhận). Do sự tiến bộ trong đời sống xã hội ngày nay hai bên tôn giáo Chăm đã thoáng hơn trong hôn nhân, việc cho phép các đôi nam, nữ lấy nhau thể hiện được sự cởi mở của các chức sắc, sư cả Chăm ở Bình Thuận. Ngoài lễ nghi tôn giáo ra, sinh hoạt thông thường cũng có những đặc trưng của nó mà người khách có quan hệ làm ăn với người Chăm cũng cần biết đó là: Ngày Chủ nhật và ngày thứ Năm người Chăm kiêng xuất của hay không cho con cái đi xa, vì họ quan niệm rằng ngày này không tốt. Hôm nay, tập quán này đã được cải tiến nhiều, nhất là ở các giới trẻ.
Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến người Chăm theo tôn giáo Bàlamôn và Bàni ở Bình Thuận và đại đa số ở các nơi khác, còn một bộ phận thiểu số người Chăm theo Islam thì vấn đề sinh hoạt hàng ngày càng bị tôn giáo chi phối nặng nề hơn nữa vì phải tuân theo đúng lễ nghi và tập quán của Islam quốc tế.
Chính vì các nghi lễ tôn giáo trên mà người Chăm rất coi trọng các nghi thức tôn giáo của mình, từ đó hình thành ở người con Chăm những quan niệm trong tư duy cuộc sống.
2.3. Vị trí của tôn giáo trong đời sống.
Tôn giáo có chỗ đứng rất cao trong đời sống của cộng đồng người Chăm. Ở BìnhThuận tôn giáo được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống và sinh hoạt cộng đồng. Nó luôn định hình cho mỗi người Chăm trong suy nghĩ và hành động. Sở dĩ tôn giáo dược tôn sùng độc tôn ở người Chăm là vì trong cuộc sống họ luôn bị các lễ nghi tôn giáo như nói trên đã ràng buộc và chi phối. Lâu ngày hình thành trong đời sống sinh hoạt của mỗi người Chăm, định hình cho họ những nếp suy nghĩ và hoạt động của mỗi cộng đồng mình. Dần dần những tập quán ấy ăn sâu vào máu thịt của mọi người và khó tháo gỡ ra được, nó trở thành những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Chính sự ràng buộc này mà trong đời sống sinh hoạt, những người làm tôn giáo rất được đề cao. Đặc biệt các vị chức sắc, sư cả rất được xem trọng và có vị trí cao nhất trong cộng đồng. Đối với cộng đồng xã hội Chăm những người làm tôn giáo là một đẳng cấp khác biệt, giống như chế độ đẳng cấp Bàlamôn giáo Ấn Độ họ chỉ là người đứng sau Brama, Visnu hay Allah, Mohamat trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mình. Họ là người kết nối giữa thần và con người hiên tại trong đời sống. Điều này càng làm cho họ có quyển hành và sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Vì vậy trong thời buổi ngày nay, tranh thủ những mặt tích cực, phát huy sự ảnh hưởng của những vị chức sắc, sư cả trong phát triển của cộng đồng Chăm ở Bình Thuận là việc làm hết sức cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.
Phần II. Tiêu chuẩn các vị chức sắc, sư cả Chăm và vị trí, vai trò của họ trong đời sống cộng đồng.
1.Tiêu chuẩn của một vị chức sắc, sư cả Chăm.
1.1. Sự thông thái.
Để được phong hàm một vị chức sắc, sư cả những người làm tôn giáo Chăm cần phải trải một quá trình phấn đấu lâu dài. Họ phải trải qua các cấp bậc do tôn giáo mình quy định. Ví dụ một vị sư cả Chăm Bàni chỉ được công nhận chức danh này khi trải qua các cấp bậc thứ tự sau: Khi bắt đầu nhập đạo (từ 18 tuổi) thì được phong hàm Chan, đến khoảng 15 năm sau được phong hàm Lithìn, tiếp tục là hàm Katíp. Khi trải qua hàm này sẽ được hội đồng tôn giáo kiểm tra trình độ thông hiểu kinh Koran, tiếp đến vài năm sau được phong hàm Mươm và được kiểm tra lại trình độ kinh Koran nếu như đươc các hội đồng tôn giáo chấp nhận thì kể từ nay được tham gia vào các công việc điều hành, quản lí công việc cộng đồng. Khoảng 5 hay 6 năm sau được phong hàm Mươm cả(chức vụ này chỉ dành cho những người có tuổi đời 45 trở lên), khi nhận chức Mươm cả thì phải tiếp tục ôn luyện kinh Koran cho đến khi nào đạt đến sự thông thái, đến đây khi có một vị sư cả trong mỗi thánh Đường mất thì những người ấy được phong hàm chức sư cả lớn nhất trong mỗi làng, palei. Trong các palei sư cả là người đại diện tiếng nói cho cộng đồng mình. Trong tất cả các vị sư cả lại bầu ra một người uy tín, thông thái và giỏi nhất làm Tổng sư cả điều hành tất cả các công việc chung của cả cộng đồng( trong 10 thánh Đường ở Bình Thuận). Trước kia Ninh Thuận và Bình Thuận là tỉnh Thuận Hải có tới 17 thánh Đường đứng đầu là Tổng sư cả Thanh Tàu, nay tách ra hai tỉnh để thuận tiện cho việc quản lí, điều hành chức vụ này cũng được phân bổ cho một vị sư cả khác bên Ninh Thuận. Có thể thấy được muốn đạt được một chức sư cả Chăm Bàni là việc không đơn giãn, có người phải phấn đấu cả đời nhưng vẫn không đạt được chức vụ này.
Tương tự một vị sư cả Bàlamôn cũng vậy phải biết hết tất cả những kinh thánh và trải qua các quy luật khắc khe của tôn giáo mình. Để nhập vào hàng ngũ pà xế và lên đến chức cả sư, phải thực hiện đủ các lễ tôn chức như sau: Lễ nhập đạo (dungakau), gọi là lễ xông miệng học chữ Chăm. Lễ lên cấp pà xế liah, giai đoạn học kinh kệ và học các nghi thức hành lễ. Lễ tôn chức tu sĩ chính thức (puah). Lễ tôn chức sư cả hoặc phó sư cả (popaik hoặc podhia).
Sư cả Lạc một vị sư cả Bàlamôn ở Trí Thái, Bình Thuận cho biết: Do đây là người có quyền tối cao trong tôn giáo Bàlamôn. Vì vậy một người muốn có được chức vụ sư cả thì phải trải qua một quá trình thử thách lâu dài mới biết được người ấy đã đắc đạo hay chưa, có tài giỏi mới thực hiện được các nghi thức tôn giáo phức tạp và góp tiếng nói cho làng, palei mình. Từ đó mới được các con chiên của mình kính trọng và thần phục.
Người Chăm từ xa xưa đã quan niệm rằng, những ai không thuộc những kinh thánh(kinh Koran được sử dụng cho cả Bàni và Bàlamôn) trong tôn giáo mình coi như là chưa biết gì. Chính vì vậy mà người được chọn làm các vị chức sắc, sư cả trong cộng đồng Chăm đều là người tài giỏi, thâm sâu về kiến thức.
1.2. Sự uy tín cao.
Các vị chức sắc, sư cả luôn là những người tiêu biểu trong cư dân Chăm. Họ là người có uy tín, am hiểu luật tục cũng như tâm tư, nguyện vọng của mọi người, có vai trò quan trọng trong giải quyết xích mích trong nhân dân. Sự uy tín này có được một phần từ tôn giáo, chứ không phải do tiền bạc, vật chất hay thế lực nào. Ngoài ra còn do sự đánh giá, nhận xét của tất cả các tín đồ, sư sãi, con chiên của cộng đồng mình. Không những giỏi về kiến thức mà họ còn là người đức độ, sống tốt đời đẹp đạo. Họ nói được và họ làm được từ đó nhân dân kính nể và tin theo. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Chăm nói riêng thì niềm tin là đặc tính quan trọng nhất. Ai đem lại niềm tin và đã được niềm tin thì sự uy tín của người đó rất cao và không dễ gì thay đổi.
Để hiểu rõ hơn vì sao người Chăm thường lựa chọn hai tiêu chí này để tìm ra một vị sư cả cho tôn giáo mình thì tôi đã có cuộc phỏng vấn với Tổng sư cả Thanh Tàu người có chức vụ cao nhất trong cộng đồng tôn giáo Chăm ở Bình Thuận(trước kia là cả Ninh Thuận). Ông trả lời: Sở dĩ các vị sư cả Chăm phải đạt được hai tiêu chuẩn này vì nó đã được quy định trong lịch sử. Trong cuộc sống xã hội luôn tìm ẩn nhiều sự phức tạp, cộng đồng cần phải tìm người tải giỏi, đức độ, làm thủ lĩnh đêm lại niềm tin cho cả cộng đồng, giúp cộng đồng mình về mặt tinh thần. Ngày nay cũng vậy các vị sư cả phải có tài giỏi, uy tín cao, mới được dân kính nể tin theo và giải quyết được những mâu thuận, vấn đề trong cộng đồng.
2.Vị trí, vai trò của chức sắc, sư cả trong đời sống.
Do truyền thống bao đời để lại nên việc các chức sắc, sư cả có vị trí cao trong cộng đồng là một sứ mệnh. Không có họ thì đời sống tôn giáo, phong tục tập quán sẽ không được giữ mãi đến ngày nay. Cùng với đặc tính lâu đời trong đời sống xã hội Chăm mà ngày nay trong cộng cuộc phát triển kinh tế xã hội, ta vẫn có thể thấy sự ảnh hưởng của các vị chức sắc, sư cả trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
2.1.Trong đời sống tôn giáo.
Đối với dân tộc Chăm ở Bình Thuận thì các vị chức sắc, sư cả là người không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Họ là người có kiến thức, am hiểu về phong tục tập quán bao đời của cha ông để lại. Trong đó có nhiệm vụ dạy bảo các con chiên, tín đồ cũng như truyền lại tất cả những gì mình biết cho con cháu. Nên được các con chiên, tín đồ kinh nể và cả khi là tôn sùng. Ngoài ra họ là những người không thể thiếu trong các lễ hội, tết quan trọng: Họ là người đứng ra chủ trì, cúng bái tổ tiên, hành lễ mang lại đời sống tâm linh cho công chúng nên có vị trí cao, rất được cộng đồng xem trọng. Họ là người kết nối giữa thần linh, người quá cố với người trong cuộc sống hiện tại. Ở Bình Thuận một tỉnh có đông đồng bào Chăm sinh sống thì vị trí này càng hiện rõ hơn nhất là trong các dịp lễ hội, tết Katê, Súcdâng, Ramưwan…hoặc trong các đám, đình trong đời sống hằng ngày. Để thấy được sự quan trọng của các chức sắc, sư cả là như thế nào trong đời sống tôn giáo thì tôi có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Văn Trung một vị mươm cả uy tín trong đạo giáo Bàni hiện đang sinh hoạt tại thánh Đường Thanh Kiết. Khi được nghe câu hỏi: Trong mỗi palei Chăm có thể vắng mặt các vị sư cả được không? Ông trả lời một cách dứt khoát mà không suy nghĩ, không thể được, trong sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng thì các vị sư cả không thể vắng mặt dù chỉ là một ngày. Sư cả là người hướng dẫn, chỉ bảo các tín đồ, con chiên thực hiện các lễ nghi tôn giáo. Hầu hết tất cả các đám đình, lễ hội đều do sư cả đứng chủ trì làm lễ không có họ thì không thành đạo. Sư cả chia phối tất cả những nghi thức sinh hoạt trong cộng đồng dù là nhỏ nhất như: Cho ngày cất nhà, cho ngày đám cưới, chủ trì lễ nhập đạo, phân công đạo giáo sinh hoạt trong một thánh Đường…như vậy trong cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng tôn giáo Chăm thì vai trỏ của sư cả là hết sức quan trọng. Có thể nói các vị sư cả là đứng tối cao trong tôn giáo của cộng đồng Chăm trong đời sống tâm linh. Do đời sống luôn bị ràng buộc bởi các nghi thức tôn giáo nên người Chăm phải cần những người nối tiếp để duy trì phong tục tôn giáo. Hiện nay ở Bình Thuận có tất cả 25 sư cả(cả Bàni và Bàlamôn), 9 thầy sế, 84 vị mươm, 101 thầy chang, 48 mươm cả, 6 thầy bóng(qua khảo sát thực tế). Nhưng thế này vẫn là quá ít so với nhu cầu về đời sống tâm linh của người Chăm nơi đây. Cùng với thời gian càng ngày càng có ít đi những người giữ chức vụ này bên đạo Bàlamôn, vì khi lên chức vụ sư cả cũng phải tốn kém khá nhiều của cãi vật chất. Mỗi khi có đám, đình, nếu như các vị chức sắc, sư cả trong làng mình không đủ, phải đi mời ở làng khác xa xôi, có khi phải sang tận tỉnh khác. Mặc dù khó khăn nhưng vẫn phải chấp nhận vì chỉ khi có họ các nghi lễ mới hoàn thành toại nguyện, đúng ý nghĩa.
Về vấn đề này tôi có cuộc phỏng vấn bà đơm Long Thị Hiệp, người có vị trí cao nhất trong giới của phụ nữ Chăm và luôn song hành cùng với sư cả trong các đám đình, lễ hội, cúng tế…Khi được hỏi :Tại sao không có các vị sư cả thì những nghi lễ tôn giáo lại không được tiến hành? Bà nói: Do truyền thống bao đời mà từ xa xưa, các vị sư cả là người tối cao trong đời sống tâm linh của người Chăm. Họ am hiểu, giỏi về lục tục nên có họ thì các nghi lễ sễ thêm ý nghĩa hơn. Bà nói tiếp tuy nhiên hiện nay do phải quá phụ thuộc vảo các vị sư cả mà mỗi khi có các hoạt động tín ngưỡng diễn ra, nếu như vị sư cả palei không được khỏe thi phải đi mời sư cả làng khác giây khó khăn, trợ ngại, tốn kém. Nhưng phải nói rằng trong vai trò là người kế thừa, phát huy những giá trị của cha ông, họ có những đóng góp quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa Chăm.
Do tôn giáo luôn đi kèm với đời sống cộng đồng nên sự ảnh hưởng của các vị chức sắc, sư cả cũng khá đậm nét trong đời sống xã hội.
2.2.Trong đời sống xã hội.
Các vị chức sắc, sư cả ở Bình Thuận luôn có ảnh hưởng trong dân, luôn được dân kính nể. Họ nói dân nghe, dân làm theo. Họ không chỉ là người có kinh nghiệm sống nhất, mà còn là những người có khả năng vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn để giải thoát nhiều phức tạp trong cuộc sống. Mỗi khi xã hội có biến động hay trắc trở, họ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mọi người. Họ là người đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến chính cộng đồng mình. Không ai lạ gì khi trong làng Chăm mỗi khi có xung đột hay xích mích với các làng, xóm khác gần ranh giới… thì họ luôn là người trung tâm giải quyết, và có khi giải quyết tốt hơn các cơ quan, chính quyền địa phương. Chẳng hạn có xảy ra một vụ đánh lộn, gây gỗ giữa các làng khác… đôi khi các lực lượng công an khó có thể giải quyết êm xuôi nhưng có các vị chức sắc, sư cả ra tay thi rất nhẹ nhàng và êm ấm. Sở dĩ mà họ nói cộng đồng nghe một phần là vị trí của họ cao, phần khác là vì mỗi người Chăm rất sợ bị trừng phạt. Do tính cộng đồng rất cao nên mỗi gia đình người Chăm không muốn bị mất mặt trước làng xóm hay bị chính tôn giáo mình phạt. Bởi vì nếu như bị phạt thì không ai đến lo toan cho gia đình họ khi đám tang hoặc nghi lễ khác. Sự nhục nhã lớn nhất đối với người Chăm là bị cộng đồng mình trục xuất ra khỏi làng, palei. Thế nên mỗi khi thấy sự xuất hiện của các vị chức sắc, sư cả làng mình thì những người xích mích lẩn đi không dám tiếp tục. Với tư cách là người ưu tú nhất, đại diện của làng, palei, các vị chức sắc, sư cả luôn là người trung tâm giải quyết những bất ổn cộng đồng, đem lại sự yên ắng cho cộng đồng dân tộc Chăm.
Trong cuộc phỏng vấn với ông Long Tợ một trí thức Chăm cao tuổi hiện ở Thanh Kiết, Bình Thuận cho biết: Sở dĩ mỗi người Chăm rất sợ các vị sư cả hay các vị chức sắc là do các vị chức sắc,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội.doc