MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối ngượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 4
1. Văn hoá. 4
2. Truyền thống 5
3. Giá trị 6
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ GÌN GIỮ, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG HUẾ 8
2.1. Những giá trị truyền thống văn hoá Huế sau 5 năm đổi mới. 8
2.2. Những hoạt động bảo tồn và quảng bá các di sản văn hoá ở Thừa Thiên Huế. 10
PHẦN KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá Huế để hiểu sâu hơn về di sản văn hoá đất nước mình, để ý thức về sự cần thiết, cấp thiết của việc gìn giữ, phát huy văn hoá truyền thống, trong đó có văn hoá Huế. Tác giả chọn đề tài: “Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế”. Đề tài cũng được viết với ước vọng văn hoá Huế sẽ còn thắp mãi cho các thế hệ người Việt Nam tự hào dân tộc. Với chuyến đi ngắn ngày và năng lực còn hạn chế, tác giả rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu giá trị truyền thống của văn hoá Huế, vấn đề gìn giữ và phát huy những giá trị đó hiện nay.
3. Đối ngượng nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu hoạt động bảo tồn và quảng bá các di sản để tìm hiểu giá trị văn hoá Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Thừa Thiên Huế, trọng tâm là thành phố Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát, mô tả, phân tích tổng hợp.
6. Bố cục
Báo cáo thực tập gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận. Ngoài ra, còn các tiểu mục, bảng danh mục tài liệu tham khảo.
Nội dung
Chương 1. Khái niệm công cụ
1. Văn hoá.
Ngay từ thuở lọt trong vòng tay của mẹ chúng ta đã được tiếp xúc với văn hoá: từ lời ru của mẹ, của cha, những bài ca của chị…; rồi đến cái vật chất như ăn, ở, mặc… cũng là văn hoá. Chính cái văn hoá mà thường là rất cụ thể như thế đã nuôi ta lớn, dạy ta khôn.
Người ta thường nói tới những dạng thứ cụ thể của năn hóa: văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, văn hoá kinh doanh, văn hoá chính trị, văn hoá trang phục, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình… Tóm lại, văn hoá có rất nhiều nghĩa, có những nội hàm hết sức phong phú. Nhưng dù hiểu thế nào nó cũng được quy thành hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Hồ Chí Minh đã viết trong Nhật ký trong tù: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh đó tức là văn hoá” [ 6; 431].
Theo nghĩa hẹp, có thể nêu ra ở đây những định nghĩa, chẳng hạn định nghĩa của E. Mayo, tổng giám đốc UNESO có viết trong tạp chí “Người đưa tin UNESCO”, số 11 năm 1989: “Đối với một số người, văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá năm 1970 tại Venise. Hay định nghĩa củaE.B Tylor trong “Văn hoá nguyên thuỷ” xuất bản năm 1871 ở London: “Văn hoá, hay văn minh theo nghĩa rộng của dân tộc học, được cấu thành từ chỉnh thể các tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán, một số năng lực và thói quen khác mà con người lĩnh hội được với tư cách thành viên xã hội”.
ở Việt Nam, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, ở đây tôi muốn nói đến định nghĩa văn hoá của giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. [10; 20]
Trong định nghĩa này GS nêu bật bốn tính chất quan trọng của văn hoá: Tính hệ thống; tính giá trị; tính lịch sử; tính nhân sinh. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi chọn định nghĩa văn hoá của GS Trần Ngọc Thêm. Trong đề tài nghiên cứu của mình về di sản văn hoá Huế, cụ thể về việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Huế.
2. Truyền thống
Khi nói tới truyền thống, thường là người ta hay nói tới những thói quen, nếp suy nghĩ, tập quán, lối sống, phương thức sống, kiểu quan hệ xã hội… đã được hình thành từ lâu đời và được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chẳng hạn, truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, truyền thống tương thân tương ái của người Việt, vốn là những giá trị đã hình thành lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà cho đến nay nó vẫn là cái làm nên sức mạnh của đất nước, con người Việt Nam. Nói cách khác, truyền thống phải là cái được xây đắp bởi nhiều thế hệ của một cộng đồng xã hội nhất định, nó được chi phối ở những mức độ khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng đó trong lịch sử, cho nên tính bền vững, được thử thách bởi lịch sử là đặc điểm không thể thiếu của cái được gọi là truyền thống. Sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại tạo thành dòng chảy liên tục của lịch sử mỗi dân tộc, cộng đồng là vai trò đặc biệt của truyền thống. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố truyền thống đều tốt đẹp, đều có giá trị. Có những yếu tố đã trở thành “lạc hậu” không phù hợp với hiện tại. Vì thế, con người - chủ thể của mối quan hệ giữa cái hiện tại và cái xưa cũ nếu không có cái nhìn biện chứng, không ý thức được sự cần thiết phải lọc bỏ cái cũ không phù hợp để tiếp nhận cuộc sống hiện tại thì sẽ luôn là người lạc lõng trước xã hội luôn biến đổi. Nhưng ta cũng không phủ định truyền thống có nhiều yếu tố rất có giá trị mà con người đã phải nêu khẩu hiệu: “Giữ gìn cho muôn đời sau”, đó là cốt lõi, là yếu tố tích cực cần phải khai thác, phát triển nó lên ở một trình độ mới.
3. Giá trị
Giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: kinh tế học, ngôn ngữ học, nghệ thuật học, xã hội học… khi nói đến “giá trị xã hội” trong đó có giá trị văn hoá, rất nhiều người ta muốn nói tới giá trị tiêu dùng, giá trị của một thứ hàng hoá với thuật ngữ triết học.
Từ khoảng giữa thế kỷ 19 trở lại, thuật ngữ giá trị thường được hiểu là một cái gì đó chân, thiện, mỹ trong kiểu đánh giá của cá nhân nhưng vẫn ít nhiều phù hợp với đánh giá chung của xã hội.
Ngày nay, thuật ngữ giá trị thường được xác định là những tiêu chuẩn về cái có thể mà con người trong cộng đồng ước muốn, các giá trị có vai trò xác định các mục đích chung của hành động.
Về cấu trúc của giá trị có thể hiện diện trong những quan hệ sau:
- Giá trị với tư cách là nhu cầu, là cái ước muốn.
- Giá trị với tư cách là cái thoả mãn nhu cầu, là mục tiêu của hành động của con người.
- Giá trị với tư cách là những quy tắc, chuẩn mực được xã hội quy định buộc mọi người phải hành động theo.
- Giá trị có thể tồn tại dưới dạng thể chế thành văn hoặc bất thành văn (phong tục tập quán…).
Về Huế, nói tới giá trị người ta thường nói tới mặt tích cực, mặt đúng mặt tốt, mặt hay, mặt đẹp, là nói đến khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới. Khi ta nói tới giá trị truyền thống hay giá trị truyền thống văn hoá là nói tới những giá trị văn hoá tốt đẹp đã được tích luỹ từ xa xưa trong lịch sử. Một giá trị khi đã trở thành giá trị truyền thống thì đã bao hàm trong nó ý nghĩa lâu dài, hoặc cũng có thể nói, một giá trị xét về mặt thời gian là bền vững thì tự thân nó đã mang một ý nghĩa là giá trị truyền thống. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị truyền thống như thế nào phát triển và bảo tồn ra sao lại là những công việc của tất cả mọi người đang sống trong không gian văn hoá đó.
Chương 2. Vấn đề gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống huế
2.1. Những giá trị truyền thống văn hoá Huế sau 5 năm đổi mới.
Thừa Thiên Huế là một vùng văn hoá mang đậm đà bản sắc truyền thống của Việt Nam, nơi có quần thể di tích cổ được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế đã hình thành những truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước đấu tranh kiên cường, với lối sống, phong cách ứng xử, giao tiếp hoà nhã, thanh lịch, bình dị…
Hiện nay, Huế được Trung ương xác nhận là một trung tâm văn hoá, du lịch quan trọng của đất nước, trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, Huế là một trong 5 đô thị lớn của quốc gia đã được Chính phủ chỉ đạo từng bước xây dựng thành thành phố Festival đặc trưng Việt Nam.
Ngày 16/7/1998 Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng về văn hoá khẳng định: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đó không phải là một lời kêu gọi mà là một tư tưởng chiến lược về văn hoá. Tư tưởng này chính là động lực thúc đẩy sự phát triển văn hoá Việt Nam trong thời đại mới. Để thực hiện tư tưởng này của Đảng một trong những nhiệm vụ của hoạt động văn hoá hiện nay là phải chú ý đúng mức, khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Từ đó tạo nên bước chuyển quan trọng, mạnh mẽ trong đời sống xã hội góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết TW5 khoá VIII, hoạt động văn hoá, văn nghệ thông tin, báo chí, xuất bản… ở Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển, nhiều hoạt động văn hoá có quy mô khu vực, quốc gia và quốc tế đã được tổ chức tại Huế. Đặc biệt sự thành công của Festival Huế năm 2000, 2002, 2004 đã từng bước khẳng định vị thế của văn hoá Huế. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn háo dân tộc được đẩy mạnh, nhiều hạng mục công trình tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống được quan tâm bảo tồn, khắc phục và phát huy giá trị.
Về đến Huế, được tận mắt nhìn thấy cảnh đẹp xứ Huế, được tiếp xúc với con người xứ Huế cho chúng tôi những cảm giác rất mới lạ. Trong bài phát biểu của mình nói về văn hoá Huế, nhà Huế học Phan Thuận An cho rằng “Huế là một thành phố bảo tàng nơi cuố cùng còn giữ được khá nguyên vẹn chân dung của một cố đô Việt Nam, cũng là nơi cuối cùng còn giữ được tiếng nói tình tự của dân tộc”. Nói như vậy thật không quá bởi đến Huế, chúng ta không chỉ thấy được những giá trị văn háo vật thể là những khu đình thự, lăng tẩm, chùa chiền và đặc biệt là Đại Nội - nơi làm việc của triều đình phát triển thời Nguyễn. ở nơi này thể hiện được khát vọng thống nhất sơn hà, ước vọng một đất nước thái bình cực thinh, thể hiện uy quyền của các bậc đế vương. Trong công trình nghiên cứu về kiến trúc Huế, nhà Huế học Phan Thuận An đã liệt kê quần thể di tích lịch sử văn hoá Huế gồm trên 900 công trình. Hiện nay một số công trình đã bắt đầu hư nát do thiên tai, bão lũ và đang được hồi phục, tôn tạo. Và quần thể di tích cố đô đã được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
Ngoài những giá trị văn hoá vật thể còn có các giá trị văn hoá phi vật thể như ca Huế, kịch Huế, âm nhạc truyền thống, dân ca Huế, dân vũ. Đặc biệt, nhạc cung đình Huế như Nhã Nhạc là tài sản vô giá không chỉ đối với dân tộc ta mà còn đối với văn hoá nhân loại, vì thế nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Chính những di sản văn hó vật chất và tinh thần ấy, Huế đã được công nhận là một trung tâm văn hoá trọng điểm, nơi đón nhiều du kh bậc đế vương. Trong công trình nghiên cứu về kiến trúc Huế, nhà Huế học Phan Thuận An đã liệt kê quần thể di tích lịch sử văn hoá Huế gồm trên 900 công trình. Hiện nay, một số công trình đã bắt đầu hư nát do thiên tai, bão lũ và đang được hồi phục, tôn tạo. Và quần thể di tích cố đô đã được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
Ngoài những giá trị văn hoá vật thể còn có các giá trị văn hoá phi vật thể như ca Huế, kịch Huế, âm nhạc truyền thống, dân ca Huế, dân vũ. Đặc biệt, nhạc cung đình Huế như Nhã Nhạc là tài sản vô giá không chỉ đối với dân tộc ta mà còn đối với văn hoá nhân loại, vì thế nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Chính những di sản văn hóa vật chất và tinh thần ấy, Huế đã được công nhận là một trung tâm văn hoá trọng điểm, nơi đón nhiều du khách quốc tế. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là tài sản quý báu đó phải được gìn giữ và bảo quản như thế nào để “Huế” sẽ còn sống mãi với thời gian. Hiện tại người dân Huế, ngành văn hoá Huế đã có những chủ trương đúng, những hành động tích cực, thận tọng để khắc phục, phát huy, giữ gìn các di sản ấy.
2.2. Những hoạt động bảo tồn và quảng bá các di sản văn hoá ở Thừa Thiên Huế.
Chúng ta đã được nghe bàn rất nhiều về vai trò của văn hoá, sự cần thiết, cấp thiết phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập mà không hoà tan trong thời đại mở cửa. Con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hoá, nhưng đồng thời lại là sản phẩm của văn hoá, không có văn hoá tồn tại ngoài con ngươi, ngoài xã hội người. Các giá trị văn hoá vật chất có thể mất đi nhưng nếu con người - vật mang văn hoá còn thì văn hoá vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển. Con người luôn hành động cụ thể để bảo vệ chính văn hoá mà mình tạo ra, cha ông ta để lại cho chúng ta thành phố Huế - nơi hội tụ những tinh hoa của một thời vàng son chói lọi. Nếu để những giá trị đó mai một nghĩa là chúng ta tự đánh mất mình.
Vì thế, với việc nhận thức rõ quy luật phát triển nền văn hoá Việt Nam trong tiến trình hội nhập với thế giới. Với việc xem văn hoá một trong những động lực của sự phát triển xã hội. Ngày 16/7/1998 Nghị quyết TW5 khoá VIII của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc” là một bước ngặt quan trọng, là động lực lớn thúc đẩy văn hoá Việt Nam phát triển. Ngành văn hoá thông tin Huế đã tiếp thu nhanh nhạy và thực hiện quán triệt Nghị quyết TW 5 của Đảng và bắt tay tổ chức thực hiện công tác bảo tồn tu bổ di tích cố đô cả về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để Huế - di sản văn hoá thế giới luôn xứng đáng với tầm vóc của nó mà UNESCO đã công nhận.
Ngành văn hoá thông tin Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án phát triển sự nghiệp văn hoá theo định hướng của tỉnh uỷ và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW5 của Đảng về văn hoá. Ngoài 7 đề án vốn có tính khả thi UBND tỉnh đã tập trung xây dựng một số chương trình cụ thể, trong đó đáng chú ý là đề án: “Bảo tồn và phát huy các giá trị ca Huế, ca kịch Huế”… Hai đề án này cho ta thấy được sự sát sao trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá của ngành văn hoá thông tin Huế.
Trong bài phát biểu của mình ông Nguyễn Xuân Hoan - Phó giám đốc Sở Văn hoá thông tin Huế nói về những thành tựu đạt được trong 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 5: trong 5 năm Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục, công nghệ, văn hoá nghệ thuật… Đặc biệt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc được đẩy mạnh, công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị quần thể di tích cố đô Huế. Được sự giúp đỡ của TW, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 1996 - 2010”, tập trung bảo quản các công trình, di tích có nguy cơ sụp đổ, bị thiên tai tàn phá, đặc biệt tập trung đầu tư tu bổ 80 công trình di tích tiêu biểu như: Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Hưng Miếu, Triệu Miếu, cung Diện Thọ, Tả Vu, Hữu Vu, điện Long An, Kỳ Đài, Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình. Di Luân Đường, Điện Thái Hoà, Duyệt Thị Đường, Thái Bình Lâu, Cơ Mật Viện, điện Huệ Nam, cung Trường Sanh, Minh Khiêm Đường…
Chỉnh trang, tôn tạo môi trường các khu di tích như sân Đại Triều, điện Cần Chánh, quảng trường Ngọ Môn, vườn Thái Bình lâu, vườn Hưng miếu… tạo ra bước chuyển quan trọng, kết thúc giai đoạn “cứu vãn” di tích, chuyển sang giai đoạn đầu tư tu bổ di tích theo tiêu chuẩn về bảo tồn bảo tàng.
Hệ thống khu lưu niệm tiếp tục được tu bổ tôn gạo. Các di tích 112 Mai Thúc Loan, đình làng Dương Nỗ, trường Quốc học Huế đã được tu bổ và phát huy giá trị. Đặc biệt, tỉnh uỷ đã tập trung đầu tư xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, từng bước hoàn chỉnh cá nội dung trưng bày tại Bảo tàng, xúc tiến dự án qui hoạch và mở rộng khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dương Nỗ. Hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng, di tích văn hoá cảnh quan ngoài quần thể di tích cố đô Huế với hơn 900 di tích và địa điểm di tích đã được tổng kiểm kê và lên phương án bảo vệ. Một số công trình trọng điểm đã được tu bổ, nâng cấp như di tích lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, Nguyễn Tri Phương, di tích chùa Thánh Duyên, Di Luân Đường, lăng mộ Nguyễn Cư Trinh…
Công tác khai quật khảo cổ học, nghiên cứu, sưu tầm đã phát hiện những di tích hiện vật cổ có giá trị như Tháp Mỹ Khánh, khu Mộ Chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh Cồn Ràng… hình thành hệ thống trưng bày về khảo cổ học về giai cấp tiền sơ sử của vùng đất Thừa Thiên Huế, về thời kỳ chống Mỹ, về giai đoạn đấu tranh 30 - 45 nhằm tích cực chuẩn bị hình thành bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế.
Công tác bảo tồn các di sản văn hoá vật thể ở Thừa Thiên Huế có rất nhiều ý nghĩa thiết thực: thứ nhất đó là đảm bảo việc khắc phục các công trình đã dó để thấy được sự hoành tráng của một thời, thứ nữa là để du khách tham quan, nghiên cứu. Nhưng quan trọng nhất là để giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau lòng tự hào, tình yêu nước, dân tộc. Đó cũng là lẽ tại sao TW Đảng đã chỉ đạo xây dựng Huế thành thành phố Festival điển hình của Việt Nam, thành điểm thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan. ở đó chúng ta thu được không chỉ kinh tế, mà cái lớn nhất là ấn tượng tốt đẹp về Huế, về Việt Nam - đất nước văn hiến, con người cần cù yêu chuộng hoà bình.
Đến Huế, chúngta còn được nghe nhạc cung đình Huế vốn chỉ được chơi trong cung thất để Vua và hoàng tộc thưởng thức. Ngày nay, thứ nhạc thanh cao này được dành cho tất cả mọi người, tôn nghiêm, cao quý trong mỗi ca từ. Có một câu hỏi đặt ra: Nếu để mất đi những giá trị phi vật thể ấy thì liệu Huế còn có là Huế - là nơi tụ hội những tinh hoa đã được ca ngợi? Chúng ta không có quyền để mất những gì cha ông ta đã sáng tạo.
ở Huế, các loại hình nghệ thuật múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, nghệ thuật dân gian, tuồng Huế mang đậm bản sắc văn hoá Huế đã và đang được tập trung sưu tầm, nghiên cứu để phát huy giá trị: Các loại hình múa hát cung đình, các làn điệu dân ca Huế… nhiều tiết mục, chương trình đã được giới thiệu với công chúng trong cả nước và nước ngoài qua các đợt sinh hoạt văn hoá, qua hoạt động du lịch, đặc biệt là qua Festival Huế 2000, 2002, trong các đợt tham gia họi diễn Quốc tế. Trong Festival Huế 2004 tới các nhà tổ chức có ý định đưa Nhã Nhac - di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO công nhận vào chương trình. Tuy nhiên, ông Phan Thuận An cho rằng: việc khôi phục Nhã Nhạc, học tập Nhã Nhạc chưa được công phu. Nếu làm không đến nơi đến chống và sai sót về mặt kĩ thuật quá lớn thì tự ta đánh mất chính giá trị đặc sản của mình”. Nhã Nhạc là một trong những loại nhạc cung đình, là loại hình nghệ thuật cao cấp để nhân dân thưởng thức thực sự cần phải có thời gian và điều quan trọng là sự quảng bá như thế nào, chỉ khi nào người ta hiểu được bản chất của loại hình nghệ thuật này thì sự thưởng thức sẽ dễ đi vào lòng người, đó là một lẽ tự nhiên.
Việc Huế khắc phục lại các loại hình lễ hội dân gian như vật võ, đua ghe truyền thống. Khắc phục lại các làng nghề truyền thống, các môn ăn mặn ăn chay (có tới 1500 món ăn theo tác giả Ngô Minh trong cuốn sách Ăn chơi xứ Huế), đó cũng là một phươgn sách khả thi và có tầm vóc chiến lược lâu dài. Ông Nguyễn Xuân Hoa, cho rằng: Các làng nghề truyền thống đang được khôi phục, đặc biệt là tranh dân gian, tranh thêu, dệt zen A lưới, đúc đồng, nghề tráng men Pháp Lam - một thứ men màu xanh để tráng trên lư hương, đỉnh thờ, đồ thờ trong phủ Chúa. Nghề này đã thất truyền nhưng tỉnh đang đầu tư số tiền lớn cho khắc phục làng nghề, thứ nhất để giải quyết lao động, việc làm và mục đích lớn nhất là tìm cho ra được thứ men đẹp như Pháp Lam xưa. Ngoài ra, còn khắc phục nghề làm gạch, ngói để khắc phục, tôn tạo các cung điện, nghiên cứu để tìm ra thứ men như thứ men trê ngói Hoàng.
Lưu Ly (màu vàng) và Thanh Lưu Ly (màu xanh) để tu bổ các mái lớp trên điện Thái Hoà, Cần Chánh… bên cạnh đó nghề gốm, nghề sơn son thếp vàng cũng được khắc phục để tìm lại sự tráng lệ trong cung điện triều Nguyễn một thời đã xa. Ông cho rằng, việc khôi phục là hết sức cần thiết nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có kết quả khả thi cho dù chúng tôi đã làm hết sức mình.
Rõ ràng, đây là một bài toán khó giải, nó cần phải được sự đồng lòng, đồng sức của các nghệ nhân, các nhà khoa học trong cả nước với một quyết tâm cao.
Tất cả các công tác khắc phục quần thể di tích Huế cũng cho ta thấy sự quyết tâm khắc phục một Huế văn hoá nhằm tái tạo diện mạo của một quần thể kiến trúc kinh đô thời quân chủ, bao gồm thành luỹ, cung điện, lăng tẩm… nó đã được triều Nguyễn (1802 - 1945) cho quy hoạch và xây dựng có hệ thống, đầy tính triết lý và giàu chất nghệ thuật. Ngày 11/12/1993 UNESCO đã công nhận quần thể di tích Huế là di sản văn hoá thế giới với những lời khẳng định sau:
“Quần thể di tích Huế là một thí dụ điển hình về thiết kế đô thị và xây dựng một thành phố kinh đô có phòng thủ, biểu hiện quyền lực của vương quốc phong kiến ngày xưa ở Việt Nam vào thời tột đỉnh của nó đầu thế kỷ XIX”.
Huế biết gạn đục, khơi trong, biết giữ gìn thuần phong mỹ tục, các thành tựu văn hoá của dân tộc. Huế biết tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá từ bốn phương nhưng lại có sức đề kháng với những gì ngoại nhập có thể làm mình bị tha hoá. Nguyên Tổng giám đốc UNESCO Amadou - Mahtar - M. Bowkhi đến thăm Huế năm 1981 đã nói Huế đã một thời là: “Một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hoá sôi động” và Huế đang “tổng hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ kính chung sống hài hoà với thành phố trẻ mới ngày nay” (dẫn theo Phan Thuận An - kiến trúc cố đô Huế, 1998).
Với phong cách riêng, kiến trúc tinh tế ở đây đã hoà điệu với ngoại cảnh thiên nhiên xinh xắn để góp phần tạo nên sắc thái nghệ thuật Huế. Người ta đến Huế đều nói rằng Huế là kiến thúc cảnh quan, cả ba yếu tố: cảnh quan, kiến trúc và con người Huế đã hoà quyện với nhau, nuôi dưỡng nhau để Huế trở nên một vùng đất của thơ, một bầu trời nhạc, một thế giới tâm hồn. ở đây, nhịp sống thật thong dong, thư thả, Huế không náo nhiệt ồn áo như các thành phố khác.
Về với Huế, kiến trúc nhà vườn lại là một nét đặc sắc riêng nữa, ở đó đậm chất tạo hình trong mỗi nhà vườn. Sự khôi phục nhà vườn sẽ tạo cho Huế khác so với những miền quê Việt Nam, sẽ tạo cho Huế nét đẹp e ấp kín đáo, thanh tao.
Về Triết lý ẩm thực của Huế đầy sự nho nhã, thâm thúy. Món ăn Huế không chỉ ăn bằng miệng mà trước hết là ăn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, tai nghe thấy âm thanh quyến rũ, đó là ăn bằng ngũ quan. Sự khắc phục lại các món ăn Huế cũng là một trong những hoạt động nằm trong chiến lược khắc phục các di sản văn hoá vật thể của Huế.
Ông Nguyễn Xuân Hoan, Phó giám đố Sở Văn hoá Thông tin Huế cho rằng: “Chúng tôi chưa làm được bao nhiêu so với đề án đã đề ra, song với những thành tựu trong 5 năm mà Huế đã đạt được trên lĩnh vực văn hoá là hết sức quan trọng, nó góp phần nâng cao vị thế của Thừa Thiên Huế”.
Và ngành Văn hoá - Thông tin Thừa Thiên Huế đã ra quyết định tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 trong thời gian tới, xác định bám sát chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Văn hoá- Thông tin và Nghị quyết 10 của tỉnh về việc “Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đặc biệt là thực hiện tốt nhiệm vụ tập trung bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị di sản văn hoá của dân tộc trên địa bàn tỉnh, để tỉnh thực sự là trung tâm văn hoá đậm chất dân tộc bằng cách tiếp tục nâng cao giá trị di tích cô đô Huế - di sản văn hoá thế giới. Thực hiện có hiệu quả việc tu bổ phục hồi các di tích trọng điểm, làm thay đổi một bước bộ mặt di tích Huế. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo hệ thống di sản, di tích lịch sử và nâng nó lên ở một vị trí cao hơn, hoành tráng hơn trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế. Tôi cũng mong rằng tới Huế vào những năm gần đây Huế sẽ lộng lẫy hơn, đẹp hơn và thấy được những dự kiến của ngành Văn hoá - Thông tin Thừa Thiên Huế về công tác tu bổ di tích cách mạng, di tích lưu niệm hoàn cảnh, di tích Quang Trung - Nguyễn Huệ…
Việc giữ gìn, phát huy và phát triển tốt các giá trị văn hoá phi vật thể và vật thể ở Huế có ý nghĩa vô cùng to lớn trong chủ trương chính sách của Đảng Trong lễ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW5 ông Nguyễn Xuân Hoa - Giám đốc Sở Văn hoá- Thông tin Thừa Thiên Huế phát biểu: “Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc là một chiến lược quan trọng về văn hoá của Đảng. Đối với Thừa Thiên Huế - một trung tâm văn hoá càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, toàn ngành Văn hoá- Thông tin tỉnh, dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, sự chỉ đạo của UBND tỉnh và bộ Văn hoá- Thông tin, cần tập trung công tác, trí tuệ cùng Đảng bộ, và nhân dân Huế quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 5 góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế” đẹp về văn hoá, giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh”, cùng với cả nước hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Lời phát biểu trong lễ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW5 của Đảng mà ông Nguyễn Xuân Hoa đã hói, cho ta thấy Huế có một quyết tâm rất cao cùng Đảng, cùng thành phố xâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9106.doc