Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen v,v. Có một số địa phương, khi uống trà lại thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn
trà”.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3966 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu văn hoá và khẩu vị ăn uống của người Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu. Miền Bắc người ta thay gạo bằng các sản phẩm sợi bột như mì và bánh bao (màn thầu). Người hoa phía Bắc dùng món canh để khai vị, còn người miền Nam lại chỉ dùng món này vào cuối bữa. Mỗi nơi có sở thích uống những loại trà không giống nhau, cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau và ở các nơi Trung Quốc nghi lễ uống trà cũng không giống nhau.
Do diện tích lãnh thổ đất Trung Quốc nước rộng lớn, khí hậu thiên nhiên và tập quán sinh hoạt ở các vùng khác nhau vì vậy hương vị món ăn của mỗi vùng có sự khác biệt nhất định. Các vùng đất khác nhau thì đương nhiên là hương vị món ăn cũng không giống nhau, dần dần tạo thành danh mục món ăn riêng của mỗi vùng. Trong đó, nổi tiếng nhất là đồ ăn tỉnh Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Giang Tô và Bắc Kinh. Mỗi địa danh trên đều có một hương vị món ăn mang phong vị của quê hương mình. Ví dụ như người Tứ Xuyên thích đồ ăn cay, người Sơn Đông lại thích đồ ăn tươi và ít dầu mỡ. Người Quảng Đông lại thích ăn đồ ăn nhạt. Trình bày đẹp mắt và cầu kỳ nhất có lẽ là đặc trưng của người Giang Tô.Còn người Bắc Kinh lại vô cùng yêu thích những món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm được chế biến từ đồ ăn tươi.
Trung Quốc có điều kiện tự nhiên phong phú, địa hình phức tạp, nhiều dạng địa hình nhưng núi là chủ yếu . Núi non vô cùng hiểm trở, kỳ vĩ chứa nhiều huyền bí, nhất là vùng tây và nam Trung Quốc. Vùng này cung cấp cho nền y học và ẩm thực Trung Quốc nhiều loại thảo dược, cây gia vị, nhiều loại thực phẩm động vật độc đáo rất có giá trị làm nền tảng cho nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc ngon và nổi tiếng nhất thế giới.
2. Lịch sử - văn hoá
Trung Hoa là quê hương của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Lịch sử và văn hoá của Trung Quốc là quốc gia có lịch sử kiêu hùng đầy huyền bí. Nền văn minh lâu đời phát triển rất sớm và có ảnh hưởng tới nhiều các nước quanh khu vực và đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại rất nhiều công trình khoa học, kiến trúc, văn thơ, hội hoạ…
Trung Quốc là một nước lớn có nền văn hóa ẩm thực lâu đời. 5000 năm trước, ông tổ ẩm thực đất nước Trung Hoa đã khởi xướng và chỉ dẫn cho mọi người phát triển nông nghiệp lúa nước và sáng tạo ra văn hoá ẩm thực Trung Quốc. Ẩm thực luôn là một trong những động lực ban đầu để phát triển văn hóa. Từ rất sớm, Trung Quốc đã hình thành vững chắc những quan niệm văn hóa lễ nhạc bắt đầu bởi cái ăn, dân coi cái ăn là trời, ăn là nhu cầu lớn của con người. Do vậy có thể thấy, Trung Quốc rất chú trọng vấn đề nghiên cứu văn hóa ẩm thực. Vào thời kì xã hội phong kiến, sự sùng bái vua chúa của người dân đã cho ra đời món ăn cung đinh và món ăn quan phủ độc đáo riêng biệt. Hoàng đế đời nhà Thanh, vị vua cuối cùng trong lịch sử đất nước Trung Quốc đã thành lập nên hiệp hội ẩm thực Hoàng gia.
Món ăn Trung Hoa là món ăn đặc trưng nhất của món ăn Á Đông, được cả thế giới hâm mộ. Mỗi món ăn có một khẩu vị, một nét văn hóa riêng. Đặc biệt là phong cách trang trí, bày biện và thưởng thức.
Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó..vào đầu tháng vì cho là nếu ăn sẽ gặp vận đen cả năm, cả tháng. Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như: Mật ong không ăn cùng hành sống. Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó. Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn.
3. Tôn giáo
Tôn giáo của người Trung Quốc là sự kết hợp giữa các tín ngưỡng đạo Lão, đạo Khổng và đạo Phật. Những giáo huấn của những đạo này liên quan đến cuộc sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Chính sự kết hợp của các tín ngưỡng tôn giáo này mà trong văn hoá ẩm thực của người Trung Hoa chịu ảnh hưởng của rất nhiều triết lý như triết lý âm – dương ngũ hành, những kiêng kỵ của đạo Phật…
Theo quan niệm của Phật giáo đệ tử Phật không thể ăn thịt, vì lòng từ bi, chỉ có thể dùng rau quả để ăn như một món ăn bảo tồn cơ thể. Vì vậy, nền văn hóa Phật giáo Trung Hoa thực hành việc ăn chay.
Ẩm thực của Tăng sĩ Phật giáo cần thanh kiết, không quá nhiều gia vị, không dùng nhiều dầu, không dùng các loại ngũ tân. Vì loại thực phẩm này khó tiêu hóa, dễ dẫn đến trở ngại trong khi thiền định. Đức Phật dạy chúng đệ tử xuất gia không nên ăn uống quá nhiều, hạn chế lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết, nhằm cung cấp vừa đủ năng lượng để thực hành thiền. Vì vậy các món ăn đều được tính toán và chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Ngày nay, ăn chay không còn là thói quen riêng của những người theo đạo Phật mà của nhiều công nhân, viên chức, kể cả lớp trẻ. Món chay hiện diện trong các tiệc chiêu đãi thực khách sang trọng của giới doanh nhân không hoàn toàn mang tính tôn giáo. Hiện nay toàn thành phố Thượng Hải có hơn 20 nhà hàng ăn chay.
Hình ảnh: Món ăn chay
4. Kinh tế
Sau giải phóng (1914), nền kinh tế Trung Quốc được tập thể hoá, kinh tế tăng trưởng chậm vì sản xuất nông nghiệp và công nghiệp bị đình trệ.
Trong những năm 1980, Trung Quốc bắt tay vào một loạt những cải cách nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường XHCN, ngày nay Trung Quốc đã có một xã hội no đủ hơn. Thời gian gần đây, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Vì vậy khẩu vị ăn uống của người TQ cũng có thay đổi ít nhiều.
Xã hội phong kiến Trung Quốc sùng bái quyền lực vua chúa, món ăn cung đình và món ăn quan phủ là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực nước này. Nhưng nếu như trước kia, những món ăn cung đình và món ăn quan phủ vốn chỉ dành cho các bậc đế vương, thì ngày nay cả những người dân bình thường nhất cũng đã có thể thưởng thức. Vịt quay Bắc Kinh chính là một ví dụ điển hình.
II. Khẩu vị ăn uống của người Trung Quốc
1. Tập quán và khẩu vị trong ăn
Trước hết, tập quán và khẩu vị trong ăn của nguời Trung Quốc giống với tập quán và khẩu vị chung của người châu Á. Trung Quốc là quốc gia lớn thư 3 thế giới với nền văn hoá lâu đời đã tạo nên nghệ thuật ẩm thưc Trung Hoa đa dạng phong phu có rất nhiều nét nổi bật:
* Nghệ thuật ẩm thực: Người Trung Quốc từ xưa đã lấy đạo Khổng là trung tân của mọi suy nghĩ hành động. Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa cũng dựa vào triết lý căn bản của đạo Khổng và thuyết cân bằng âm dương. Theo đó, người Trung Quốc nghĩ rằng con người khẻo mạnh khi trong cơ thể có sự cân bằng âm dương và trong món ăn giữa các loại thực phẩm sẽ có sự tương tác tạo nên mùi vị và giá trị dinh dưỡng, y hoc cho món ăn.
- Theo quan điểm về nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa, về cơ bản có 5 vị ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng là: vị ngọt ảnh hưởng đến vùng lá lách, vị chua nhẹ ảnh hưởng đến thận, vị chua gắt ảnh hưởng đến gan, vị mặn và hắc ảnh hưởng đến phổi, vị cay và đắng ảnh hưởng đến tim.
- Người Trung Quốc chia thực phẩm thành 3 nhóm: nhóm lạnh ( cua, ốc, lươn, baba…), nhóm trung tính ( gạo, các loại rau, củ, quả ), nhóm nóng ( trâu, bò, trà, cà phê…)
Trung Quốc có kỹ thuật nấu ăn nổi tiếng khắp thế giới, có rất nhiều món ăn đặc biệt và khác nhau. Người Trung Quốc luôn là người cầu kỳ, cẩn thận trong ăn uống từ khâu nuôi trồng, tuyển chọn, chuẩn bị chế biến đến khi chế biến và hoàn thiện món ăn.
- Kỹ thuật phối hợp nguyên liệu và sử dụng gia vị: Người Trung Quốc rất khéo léo trong việc phối hợp nguyên liệu và sử dụng gia vị để tạo nên những món ăn có giá trị thẩm mĩ, giá trị dinh dưỡng và có hương vị rất đặc biệt. Gia vị họ dung cũng có khi ở nguyên dạng nhưng đa số là dạng tổ hợp nhóm một số loại gia vị hợp thành tạo nên ở dạng bột hoặc dạng nước. Khi kết hợp các loại gia vị cũng luôn tuân thủ thuyết cân bằng âm dương.
* Tập Quán trong ăn
- Người Trung Quốc có 3 bữa ăn trong một ngày
+Bữa sáng họ thường ăn cháo nấu bằng gạo hay một thứ ngũ cốc xay thật nhỏ khi nấu lên giống như cháo. Cháo cũng thường được ăn với rau quả muối hay đậu muối. Ngoài ra, dầu cháo quẩy, bánh tiêu rắc mè, hay mì sợi cũng được dung trong bữa ăn sang.
+Bữa tối là bữa ăn chính của người Trung Quốc, nó thường được bắt đầu vào khoảng 5 – 6 giờ tối. Các thành viên ngồi quay quần quanh bàn ăn. Món canh thường được để ở giữa bàn, xung quanh là rau và các món mặn. Mỗi người riêng một bát cơm và họ thường gắp thức ăn cho nhau.
- Cư xử bên bàn ăn
Sẽ không bị coi là mất lịch sự khi phát ra tiếng động quá to trên bàn ăn của người Trung Quốc. Họ húp canh soàn soạt không phải là vô ý, vô tứ. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng đũa để chỉ vào người khác hoặc để làm cử chỉ khi nói chuyện.Người ta cũng không bao giờ chon chomình miếngngon nhất trong điã, mà thường gắp cho người cao tuổi trong gia đình hay gắp cho khách.
Tập quán và khẩu vị trong ăn ở một số vùng của Trung Quốc.
Ẩm thực Trung Quốc bao gồm 8 trường phái lớn đó là: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy.
* Sơn Đông
Đứng đầu những trường phái ẩm thực ở của Trung Quốc là các món ăn Sơn Đông. Do đặc thù về vị trí địa lý cũng như là khí hậu riêng, mà Sơn Đông đã hình thành nên một bản sắc ẩm thực riêng độc đáo. Các món ăn Sơn Đông có đặc điểm là vị nồng đậm, nhiều hành tỏi. Các món ngon nhất phải nhắc tới là canh và nội tạng động vật. Đặc điểm của món ăn Sơn Đông là nguyên liệu chế biến được để rất to và khi đựng cũng được để trong những chiếc đĩa bát lớn, điều này cũng giống với tính cách phóng thoáng của người dân vùng đó. Một trong những món ăn đặc sắc của trường phái ẩm thực Sơn Đông là món ăn Khổng Phủ hay còn gọi là món ăn Văn Phủ, món này được lấy tên của nhà tư tưởng, nhà triết học cổ đại nổi tiếng Trung Quốc Khổng Tử.
* Quảng Đông
Trường phái Quảng Đông cấu thành từ 3 nơi nổi tiếng đó là Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang. Món ăn Quảng Đông là món ăn tiêu biểu cho văn hoá ẩm thực vùng đất ven biển ở phía Nam TQ rất đa dạng trong thành phần, được chế biến rất tinh tế và phức tạp, có hương vị dịu nhẹ tạo cảm giác thoải mái cho thực khách. Bên cạnh đó Quảng Đông còn là đầu mối giao thông quan trọng với các vùng miền khác, do đó các du khách, thương nhân từ khắp nơi đến đây rất đông, điều này làm cho văn hoá ẩm thực vùng Quảng Đông trở nên phong phú và đa dạng. đồng thời do ở gần biển nên các món hải sản ở đây rất nổi tiếng.
* Tứ Xuyên
Nổi danh từ rất lâu đời (vào khoảng thế kỉ thứ 3 TCN), trường phái ẩm thực Tứ Xuyên nổi tiếng với việc chế biến các món cá, chè, mật ong và hoa quả.
Ai yêu thích hưong vị mặn và cay thì các món ngon Tứ Xuyên là không thể bỏ qua. Món ăn Tứ Xuyên phát triển dựa trên những món ăn dân dã, thường chế biến trong gia đình. Trong đó, một món nổi tiếng sau khi ăn để lại dư vị khó quên là lẩu Tứ Xuyên. Tương truyền rằng lẩu Tứ Xuyên bắt nguồn từ khu vực ven sông Trường Giang. Với lẩu Tứ Xuyên nước dùng rất quan trọng vì nó tạo nên hương vị đậm đà cho cả nồi lẩu. Một nồi nước dùng ngon phải đảm bảo độ trong của nước, vị chua, cay, mặn, ngọt của các loại gia vị để tất cả hoà quyện với nhau tạo thành một vị riêng đặc sắc ở Tứ Xuyên.
* Hồ Nam
Ẩm thực Hồ Nam nổi tiếng với 3 thành phần đó là bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam. Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Khẩu vị cơ bản của Hồ Nam là béo, chua-cay, hương thơm và nhẹ nhàng, hơn nữa các món ăn Hồ Nam khá rẻ, mọi người có thể thoải mái thưởng thức.
* Phúc Kiến
Các món ngon Phúc Kiến nổi tiếng bởi sự tinh tế của thực đơn và sự chuẩn bị công phu, cách chế biến đặc biệt. Hình thành trên nền tảng ẩm thực của các thành phố Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn, đa phần những món ăn Phúc Kiến có nguyên liệu là hải sản.
* Chiết Giang
Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Có tiếng nhất là tôm nõn Long Tĩnh và cá chép Tây Hồ.
* Giang Tô
Giang Tô nổi tiếng với các món hấp, ninh , tần. Người Giang Tô chú trọng về đảm bảo nguyên chất nguyên vị , bởi vậy các món ăn ở đây mang hương vị thanh ngọt tự nhiên.Thịt và thịt cua hấp là những món nổi tiếng nhất ở đây.
* An Huy
Đặc sản của An Huy chính là món vịt hồ lô rất nổi tiếng. Các ẩm thực gia An Huy có sở trường là các món ninh, hầm và kĩ năng dùng lửa.
Ngoài những trường phái ẩm thực trên, Trung Quốc còn rất nhiều địa phương với nhiều món ăn độc đáo nổi tiếng mà trong đó không thể không nhắc đến vịt quay Bắc Kinh và các đặc sản Tứ Xuyên.
* Vịt quay Bắc Kinh
V ịt quay Bắc Kinh ra đời từ thời nhà Nguyên, đến thế kỉ thứ 15 món này đã trở thành một thực phẩm ưa thích của giới thượng lưu, vua chúa. Đến ngày nay,món ăn này đã thực sự trở thành một thương hiệu riêng, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo mà người dân nơi đây tự hào giới thiệu cho khách du lịch.
Để có được món vịt quay ngon, yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo, công phu từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến. Một con vịt quay ngon sẽ có lớp da chín màu bánh mật giòn rụm, vị béo mà không hề ngấy, còn thịt bên trong lại mềm như trứng luộc. Ngoài hương vị đặc biệt ra, vịt quay Bắc Kinh còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch.
* Món ngon Tứ Xuyên
Trong các trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì các món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Với lịch sử tồn tại lâu đời, nền ẩm thực ở đây đã tích lũy các phương thức chế biến và đưa ẩm thực nơi đây trở thành một nghệ thuật. Món ăn Tứ Xuyên chú trọng đến sắc, hương, vị hình với khá nhiều vị tê, cay, ngọt mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt. Không chỉ thế, những món ăn ở đây còn có nhiều kiểu cách đổi mùi vị, phù hợp với khẩu vị của từng thực khách, thích hợp với từng mùa, từng kiểu khí hậu trong năm.
2. Thói quen trong uống của người Trung Quốc
Thói quen uống trà
Trung Quốc là quê hương của lá trà, người TQ là người biết đến cách trồng trà và chế biến các loại đồ uống từ lá trà sớm nhất. Trong lịch sử TQ có không ít các sách liên quan ghi chép tới trà như Trà xanh, Kinh trà, Trà phổ, Sử trà…Tất cả các loại sách đó rất có ích với việc chế biến trà cũng như cách trồng trà, tục ngữ có câu: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống, có thể thấy được uống trà là điều rất quan trọng. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái.Ở Trung Quốc, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha trà, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi Trung Quốc đều có mở quán trà, hiệu trà v.v. với những hình thức khác nhau, trên phố Tiền Môn tấp nập ở Bắc Kinh cũng có quán trà. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm, thưởng thức những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng là một công đôi việc. Ở miền Nam Trung Quốc, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách vừa uống trà, vừa ngắm cảnh.
Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen v,v. Có một số địa phương, khi uống trà lại thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn
trà”.Cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông TQ, thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đội cho ngấm rồi rót ra chén, mời khách uống. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu tỉnh Phúc Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biết, mà cách pha trà cũng rất đặc biệt, hình thành nghệ thuật pha trà rất độc đáo.
Ở các nơi TQ nghi lễ uống trà cũng không giống nhau, ở Bắc Kinh, khi chủ nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy chén trà, rồi cảm ơn. Ở Quảng, Đông, Quảng Tây miền Nam TQ, sau khi chủ nhà bưng tra lên, phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn, ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước trà, chù nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.
Văn hóa tửu Trung Quốc
Rượu đã gắn liền với văn hoá Trung Hoa hàng ngàn năm qua, rượu luôn xuất hiện trong đời sống, lịch sử và cả văn học của người Hoa tự cổ chí kim. Rượu Trung Hoa xuất hiện cách nay khoảng 7.000 năm, phần lớn nấu bằng ngũ cốc, thông dụng nhất là 2 loại: hoàng tửu (rượu vàng) và bạch tửu (rượu trắng). Do rượu là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rượu ở mỗi vùng miền đều có vị khác nhau. 1 phần khác tạo nên sự khác biệt của các loại rượu ở địa phương là do người dân sử dụng ngũ cốc làm rượu không gjống nhau như: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho (bồ đào), lê, cam, vải, sơn tra, mía... Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính hay tửu dược. Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ pH của nước. Người ta dùng thêm 1 số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn.
Nổi tiếng nhất TQ là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc tửu . Ngoài ra, còn có thể kể đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh Sơn Tây); rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu Lô Châu Lão Diếu (tỉnh Tứ Xuyên); rượu Cổ Tỉnh (tỉnh An Huy); rượu Dương Hà Đại Khúc (tỉnh Giang Tô); rượu Đồng (tỉnh Quý Châu); rượu Mỹ Vị Tư (tỉnh Sơn Đông); rượu nho đỏ Bắc Kinh, rượu nho trắng Sa Thành (tỉnh Hà Bắc); rượu nho trắng Dân Quyền (tỉnh Hà Nam); rượu nếp Thiệu Hưng (tỉnh Chiết Giang) v.v... Người TQ còn chế loại rượu thuốc hay rượu bổ như rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận v.v... Các thầy thuốc thường pha dược liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt.
Người TQ thích uống rượu vào các dịp quan trọng: ngày Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương (hay Trùng cửu, mồng 9 tháng 9 Âm lịch), ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn... Ở miền Nam, khi sinh con gái, cha mẹ cô bé nấu rượu, cho vào bình, chôn xuống đất. Lúc con gái lấy chồng, bình rượu được đào lên làm quà mừng cô dâu. Khi mời rượu, chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì rót vơi sẽ bị cho là không tôn trọng khách. Phải mời bậc trưởng thượng uống trước. Người mời rượu nên đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi (hay người có địa vị thấp hơn) phải để ly thấp hơn miệng ly người kia một chút Khi nâng ly thì mời mọc đẩy đưa, chúc tụng qua lại, nào là “Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn”, hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu - uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít”...Lúc uống thì phải làm một hơi cạn ly. Không uống được thì phải nhờ người khác uống thay để giữ thể diện. Tửu lượng kém thì nên nói trước để mọi người thông cảm, bằng không, đến lượt uống mà từ chối thì sẽ bị trách là xem thường mọi người..
4. Ẩm thực ngày tết của Trung Quốc
Cũng như người phương Tây ăn tết Noen, Tết nguyên đán là ngày tết lớn nhất và long trọng nhất của người Trung quốc, cho nên người trung quốc rất chú trọng đến văn hóa ẩm thực ngày tết. Ăn tết lám sao cho an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới.
-Hạt sen: tượng trưng cho việc có nhiều con trai.
-Bạch quả (hay còn gọi là quả ngân hạnh được dùng nhều trong các món cháo của người Trung quốc và các món ăn chay ngày lễ đầu năm): mang hình tượng của thỏi bạc-ý nghĩa của sự giàu có sung túc.
-Tảo biển đen: cũng đồng nghĩa với bạch quả-ý nghĩa của sự giàu có.
-Những nắm cục đậu khô: không chỉ mang ý nghĩa giàu có sung túc mà món ăn này còn mang ý nghĩ hạnh phúc.
-Măng tre: mang ý nghĩa như một lời cầu"mong muốn rằng tất cả mọi thứ sẽ tốt lành"-Những miếng đậu phụ hay đậu tươi lại không được coi là điều may măn bởi loại thực phẩm này có màu trắng-dấu hiệu của cái chết và sự bất hạnh.
-Cá được coi là dấu hiệu của sự đoàn kết, luôn giữ liên lạc với nhau.
-Gà biểu trưng cho sự thịnh vượng. đặc biệt, khi trình bày gà, người Trung quốc để nguyên đầu, đuôi, hcaan và được trình bày từ cao xuống thấp (đầu- đuôi- chân) để tượng trưng cho sự hoàn hảo, đầy đủ.
-Món mỳ được người Trung Quốc làm thô và ăn ngay bởi người Trung Quốc quan niệm sợi mỳ dài tượng trưng cho sư trường thọ.
Ở các nơi của Trung Quốc người dân ăn tết với nhiều tập tục khác nhau nhưng dù ở bất cứ đâu, những món ăn truyên thống và được yêu thích đó đều mang những ý nghĩa tốt lành. Ở miền Nam, bữa cơm đoàn tụ tối 30 tết thường có mười mấy món nhưng trong đó phải nhất định có đậu phụ và cá, bởi vì trong chữ Hán hai từ này đồng âm với từ "phú quý, dư thừa". 1 loại bánh không thể thiếu nữa được chế biến từ gạo nếp, làm biểu tượng của sự no ấm, đó là bánh Nian Gao, Nian có nghĩa là "dính" nhưng lại đồng âm với từ 'năm", và từ Gao có nghĩa là "bánh" lại đồng âm với từ "cao". Vì thế, người Trung Quốc coi Nian Gao là cầu mong sự no ấm của năm mới hơn hẳn năm cũ.
Ở miền Bắc, trong bữa cơm đoàn tụ cuối năm thường là sủi cảo, cả gia đình cùng gói, sủi cảo vỏ làm bẳng bột mỳ hình tròn cán mỏng, gói thịt rất thơm ngon, luộc chín, bỏ nước chấm, cả gia đình quây quần bên mâm cơm ăn bữa cơm vui vẻ.
Sủi cảo còn là món ăn được giói doanh nhân ưa chuộng nhất, bởi vì họ hy vọng nó sẽ đem lại nhiều điều may măn cho việc kinh doanh sau này. Ở Trung Quốc thứ gạo được chế biến trong ngay tết để cho người ăn cảm thấy may mắn là gạo trăng và gạo nếp. Người làm kinh doanh quan niệm rằng khi ăn 2 loại gạo này sẽ gặp được nhiều cơ hội giao thương trong năm mới, và 2 loại gạo này cũng khiến cho người ăn dễ " cầu được ước thấy" trong chuyên làm ăn.
Người Trung Quốc thường bỏ rất nhiều tiền để sắm sửa và chuẩn bị các món ăn cho các dịp Tết truyền thống nhưng điều đó được người Trung Quốc cho là tượng trưng sự giàu có và sung túc của gia đình.
III. Tư vấn cho nhà quản lý các nhà hàng – khách sạn khi phục vụ các đối tượng là người Trung Quốc
Để phục vụ tốt và lấy được sự hài lòng của người Trung Quốc thì người quản lý cần hiểu về văn hóa và thói quen ăn uống của họ.
1. Cách bài trí:
Trung Quốc có cách trang trí nhà rất riêng và cầu kỳ, vì vậy chúng ta rất cần chú trọng đến không gian, cách trang trí nhà hang theo phong cách đó để thu hút được sự chú ý và tạo cảm giác than quen đối với người Trung Quốc:
- Không gian thoáng, phòng ăn có nhiều cửa sổ để có thể ngắm cảnh. Trong phòng ăn có thể trang trí những đồ gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc, trên tường trang trí bằng những bức tranh thuỷ mặc.
- Người TQ có quan niệm, màu đỏ là tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc, nên trang trí các hoạ tiết có màu đỏ như đen lồng, đặc biệt là trong các buổi tiệc mừng năm mới, lễ cưới...
- Bàn ăn tròn, bài trí bàn ăn bằng những chiếc đĩa bát lớn, đặc biệt đối với nhà hang phục vụ các món ăn Sơn Đông.
2. Phong cách phục vụ:
Đứng trên vai trò của nhà quản lý nhà hàng, người quản lý phải bồi dưỡng nhân viên của mình kiến thức để hiểu được những phong tục, tập quán của người Trung Quốc: những điểu phải làm, và những điều kiêng kỵ khi phục vụ khách Trung Quốc
-Gặp người Trung Quốc cúi đầu hoặc khom người để chào và có thể bắt tay nếu khách chủ động, không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng Gọi đầy đủ cả 3 tên lúc đầu, sau đó thường gọi tên họ. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
-Nhân viên trong nhà hàng có thể mặc đồng phục là những bộ áo dài đặc trưng của đất nước Trung Quốc.
- Người Trung Quốc kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Do đó khi phục vụ không được làm gì liên quan đến số 4.
- Khi rót đồ uống cho người Trung Quốc thì phải đầy cốc, thể hiện sự tôn kính. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy.
3. Tư vấn về ẩm thực:
Khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Từ sự hiểu biết về ẩm thực của Trung Quốc như trên, chúng ta có thể áp dụng vào chế biến các món ăn trong nhà hàng mang nét đặc trưng của Trung Quốc
- Khi chế biến các món ăn lấy năm khẩu vị ngọt, chua, đắng, cay, mặn làm chủ đạo.
- Cách chế biến, thái, gọt, tỉa và cách trình bày phải rấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26489.doc