Đề tài Tìm hiểu về cơ chế quản lý, điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG 5

PHẦN I: Khái quát chung về lãi suất 8

1. Lãi suất 8

1.1. Một số khái niệm về lãi suất 8

1.2 Các loại lãi suất tín dụng 8

1.3 Vai trò của lãi suất 10

2. Các nhân tố tác động đến lãi suất 11

2.1. Sự thay đổi của tổng cầu (viết tắt là GNP) 11

2.2. Sự chi tiêu của Chính phủ 12

2.3 Chính sách tiền tệ của Nhà nước 12

2.4. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư 12

2.5 Các biện pháp và chính sách của nhà nước 12

3. Tác động của lãi suất tới nền kinh tế 12

3.1 Thông qua vay nợ 12

3.2 Thông qua tỷ giá hối đoái 13

PHẦN II: Cơ chế quản lý và điều hành lãi suất hiện nay ở VN 14

I/ Bối cảnh áp dụng các cơ chế lãi suất hiện nay 14

II/ Cơ chế quản lý và điều hành lãi suất của Việt Nam hiện nay 16

1. Đối với lãi suất cho vay hiện nay 16

2. Đối với lãi suất huy động vốn hiện nay 22

III/ Đánh giá tác động của cơ chế điều hành, quản lý lãi suất hiện nay 24

1. Lãi suất huy động dựa theo lãi suất cơ bản 24

2. Lãi suất cho vay thỏa thuận 26

3. Lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn 28

PHẦN III: Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất & xu hướng biến động lãi suất tại Việt Nam hiện nay. 29

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành và quản lý chính sách lãi suất .30

2. Xu hướng biến động lãi suất hiện nay 32

KẾT LUẬN . . 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về cơ chế quản lý, điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tăng tương đối so với lãi suất ở nước ngoài sẽ khiến cho dòng vốn từ nước ngoài tăng cường chảy vào trong nước. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ giảm xuống. Xuất khẩu ròng vì thế giảm đi, khiến cho tổng cầu giảm theo. Và ngược lại khi lãi suất trong nước giảm tương đối sẽ làm cho tỷ giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ tăng lên, điều đó có lợi cho xuất khẩu. __________&&&&&&__________ PHẦN II: Cơ chế quản lý và điều hành lãi suất hiện nay ở VN Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước nới lỏng các rào cản mang tính hành chính để trả về cho nền kinh tế vận hành theo đúng các quy luật vốn có của nó. Và một trong những lĩnh vực thể hiện rõ cơ chế này là chính sách điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). I/ Bối cảnh áp dụng các cơ chế lãi suất hiện nay Trước sự vận động bất lợi của thị trường kinh tế thế giới cũng như thị trường kinh tế trong nước được thể hiện thông qua mạch máu là thị trường chứng khoán cộng với tình trạng lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008, nền kinh tế nước ta đã phải chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), lãi suất huy động điều chỉnh 3 lần chỉ trong vòng 10 ngày và tăng lên 12,5%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Trong tháng 6-2008, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tiến gần tới trần lãi suất cho vay. Ngày 30-6-2008, Ngân hàng Kiên Long áp dụng lãi suất huy động tiền đồng cao kỷ lục là 20%/năm cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng. Hiệu lực không thật rõ ràng của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời kỳ lạm phát gia tăng là tín hiệu sự tồn tại bẫy thanh khoản trong hệ thống tín dụng tại thời điểm đó. Vào thời điểm giữa tháng 3-2010, lãi suất cho vay dao động từ 17%-20%/năm. Có ý kiến cho rằng dường như một kịch bản của năm 2008 đã lặp lại. Tuy nhiên, với những điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, cùng với động thái tích cực của lãi suất huy động vốn cận kề trung tuần tháng 4-2010, những thay đổi rõ nét hứa hẹn được diễn ra. Khảo sát nhanh ngày 16-4-2010 tại các ngân hàng thương mại ghi nhận mức lãi suất huy động phổ biến dao động từ 11,5%/năm đến 11,9%/năm. (Khảo sát do Hệ thống Phân tích Kinh tế Vebimo.com thực hiện) Theo thống kê số mới nhất của VnEconomy vào ngày 10/11, thì với đa số ngân hàng, lãi suất huy động VND hiện đang ở mốc tối đa 12%/năm. Tuy nhiên, với một số thành viên, trong những ngày qua là những thay đổi liên tục. Việc thực hiện đồng thuận giữa các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) nhằm kêu gọi giảm lãi suất huy động và cho vay theo chủ trương của chính phủ với mức lãi suất huy động tiền đồng là 11%/ năm và mức lãi suất cho vay là 12%/ năm theo đó chưa thực sự ổn định và trong giai đoạn hiện nay khả năng tăng cao là rất lớn bởi sự hạn hẹp trong vốn huy động, sự kìm hãm trong cho vay thế chấp, hơn thế nữa là các ngân hàng thi đua nhau để đạt mức vốn điều lệ tiêu chuẩn 3000 tỷ VNĐ tạo nên sự khó khăn trong một số ngân hàng nhỏ lẻ về cung ứng vốn tín dụng cho khách hàng. Những ngày gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh. Một tác động chính là từ quyết định tăng các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, nhưng cũng không loại trừ những trường hợp cần vốn phải chào vay lãi suất cao. Đặc biệt, trong các ngày 3, 4 và 5/11, lãi suất bình quân qua đêm đã vượt trên 11%/năm; trong ngày 5/11 đã ở 11,43%/năm. Lãi suất bình quân các kỳ hạn ngắn 1 và 2 tuần ngày 5/11 cũng đã chính thức vượt trên 12%/năm ở một số ngân hàng, lần lượt 12,25% và 12,46%/năm. Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất huy động VND trên 12%/năm cho biết: “Thực ra đồng thuận lãi suất chỉ là tương đối. Hiện vẫn có những trường hợp áp cao hơn 12%/năm, chỉ có điều là không thể hiện ở trên biểu niêm yết”. Mặt khác, việc áp cao hơn 12%/năm ở một số kỳ hạn tại đây có thể hiểu là để cạnh tranh, thay vì phải phát sinh các chương trình tặng thưởng, khuyến mại. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để giảm lãi suất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng việc nới lỏng tiền tệ sẽ đồng nghĩa với đẩy cao tốc độ lạm phát. Khi các nhà lãnh đạo kinh tế vẫn còn do dự trong việc đưa ra quyết định trong việc phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thì các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng vẫn phải tự xoay sở để tồn tại. Người ta hi vọng rằng, trong lâu dài, khi hiện tượng đô la hóa được khắc phục dần và các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể giăng mạng lưới thanh toán cho hầu hết các giao dịch của toàn nền kinh tế, một nguồn vốn khổng lồ sẽ tập trung vào hệ thống ngân hàng và mặt bằng lãi suất ngân hàng sẽ giảm thấp ngay cả khi chưa có một sự nới lỏng tiền tệ. Còn trước mắt, việc giải quyết bài toán về lãi suất vẫn còn là một câu hỏi nhức nhối cần thêm nhiều thời gian để có được lời giải hợp lý nhất. II/ Cơ chế quản lý và điều hành lãi suất của Việt Nam hiện nay Đối với lãi suất cho vay hiện nay Giới thiệu chung Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Lãi suất cho vay được hiểu là giá của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro của khoản vay, chi phí quản lí kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của Ngân Hàng Lãi suất cho vay đối với VNĐ thường được xác định theo tháng (30 ngày) còn lãi suất cho vay đối vs ngoại tệ thường dược xác định theo năm ( 360 ngày) Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay Lãi suất cho vay được tính toán theo công thức: Lãi suất cho vay = Chi phí vốn cho vay + mức lợi nhuận kỳ vọng Chi phí vốn cho vay = Chi phí huy động vốn + chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + chi phí thanh khoản + chi phí hoạt động Tất cả các khoản vay phải được định giá ở mức có thể bù đủ tất cả các chi phí liên quan. Những yếu tố cấu thành trong việc xác định lãi suất cho vay bao gồm: Chi phí huy động vốn – Chi phí huy động vốn là chi phí huy động vốn bình quân (lãi phải trả) của tất cả các nguồn bao gồm tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi công ty, … và vốn vay trên thị trường liên ngân hàng tính theo từng loại kỳ hạn. Chi phí hoạt động – Chi phí hoạt động bao gồm chi phí tiền lương, chi phí văn phòng, đào tạo, đi lại và các chi phí hoạt động khác. Ban Điều hành NHCV căn cứ vào dự toán chi phí hoạt động trong năm do Phòng Tài chính kế toán xây dựng để nghiên cứu và đưa ra tỷ lệ cần thiết đảm bảo bù đủ cho chi phí hoạt động tín dụng. Tỷ lệ chi phí được xác định mỗi năm một lần. Chí phí dự phòng rủi ro tín dụng - Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng do Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro ấn định. Khi tính điểm tín dụng khách hàng, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro sẽ xác định mức trích dự phòng rủi ro (tính bằng tỷ lệ %) tương ứng với từng bậc điểm tín dụng. Chi phí thanh khoản – Chi phí vốn đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Chi phí vốn chủ sở hữu: là mức lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng thu được trên vốn chủ sở hữu. Mức chênh lệch lãi suất tối thiểu có thể đảm bảo được mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng phải bằng tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng nhân với tỷ lệ an toàn vốn. Mục đích của cơ chế quản lí Để động viên, khuyến khích các đơn vị kinh tế và nhân dân gửi các khoản vốn tiền tệ nhàn rỗi vào Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã tín dụng; Để thúc đẩy việc tăng cường quản lý và sử dụng vốn theo nguyên tắc hạch toán kinh tế; Cơ chế lãi suất cho vay của NHNN Các giai đoạn áp dụng cơ chế quản lí điều hành lãi suất cho vay ở VN Đối với lãi suất cho vay, tính đến thời điểm này đã trải qua 06 giai đoạn chính sau: (i) Lãi suất cho vay được ấn định mức cụ thể (Từ ngày 01/10/1982 – 01/7/1987) (ii) Áp dụng mức trần và sàn đối với lãi suất cho vay (Từ ngày 01/7/1987– 01/01/1996) (iii) Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 01/01/1996 – 05/8/2000) (iv) Lãi suất cho vay được vận dụng bằng cơ chế lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao động trong từng thời kỳ (Từ ngày 05/8/2000 – 01/6/2002) (v) Lãi suất thỏa thuận (Từ ngày 01/6/2002 – 19/5/2008): (vi) Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 19/5/2008 đến nay ) Cơ chế quản lí lãi suất cho vay hiện nay Trong những thập kỷ gần đây, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới có sự phát triển vượt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước thay đổi theo hướng tự do hoá. Tuy nhiên, ở mỗi nước, NHTW căn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, thị trường tài chính - tiền tệ, cũng như địa vị pháp lý của NHTW, mục tiêu của chính sách tiền tệ (lạm phát hoặc đa mục tiêu) để áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.  Đối với nước ta, cơ chế điều hành lãi suất có sự thay đổi qua nhiều giai đoạn; từ giữa tháng 5/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản: - Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo đó, các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NHTM; đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. Lãi suất cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung - cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước.  - Thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: (i) "Trần" là lãi suất tái cấp vốn, "sàn" là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 9% - 7%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này (ii) Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc "bơm" tiền ra hoặc "hút" tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.  Trên thực tế, NHNN đã và đang tích cực hỗ trợ thanh khoản thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ đối với ngân hàng thương mại với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây; chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biến nền kinh tế; chỉ đạo các chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai kịp thời các chính sách, cơ chế tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo thực hiện các biện pháp phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng nhu cầu vốn chi phí sản xuất - kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung ngoại tệ cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được... Đặc biệt, điều hành lãi suất cho vay là một hoạt động vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý thị trường tài chính của Ngân hàng Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ nét trong thời điểm vừa qua và cả hiện nay khi mà công tác điều hành lãi suất trong thời gian gần đây liên tiếp có những động thái tích cực mới: Ngày 26/2/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 07, chính thức quy định về việc cho phép các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay VND theo lãi suất thỏa thuận. Theo đó, các tổ chức tín dụng được cho vay VND theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về cho vay, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Đối tượng cho vay là cá nhân bao gồm cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay, cho vay mua phương tiện đi lại, chi phí học tập và chữa bệnh, mua đồ dùng và thiết bị gia đình, chi cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá nhân; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Điểm mới của Thông tư này là từ nay, các NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần và nới rộng thời gian cho vay, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân, hộ gia đình của khách hàng vay. Điều này được các NHTM đánh giá cao, như là một biện pháp đột phá nhằm tháo gỡ vướng mắc về công tác cho vay trong thời điểm hiện tại. Ngay khi Thông tư 07 có hiệu lực, hầu hết các NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất các khoản vay trung và dài hạn theo đúng thực tế tình hình và đã không còn cảnh phải tìm mọi cách để thu các khoản phí hợp lý ngoài lãi suất như trước. Tiếp đó, ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND. Hầu hết các ngân hàng thương mại sẽ áp lãi suất cho vay VND theo cơ chế thỏa thuận tối đa dưới 15%/năm, cá biệt có trường hợp là 18%/năm. Đối với lãi suất huy động vốn a. Giới thiệu chung Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhưng các tổ chức tín dụng chỉ được phép ấn định lãi suất kinh doanh (cho vay, huy động) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố áp dụng trong từng thời kỳ. Trong thời điểm hiện tại, khi mà thông tư 13 đi vào hiệu lực thì ngay lập tức hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp vấn đề khó trong ngắn hạn về huy động vốn lớn từ hệ thống liên ngân hàng. Khi đó NHTM chỉ được huy động trên thị trường 2 tối đa 20% số vốn huy động thị trường 1 khiến các Ngân hàng buộc phải tăng huy động từ dân nếu muốn tăng vay trên thị trường 2, điều này làm cho các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt trong việc lấy thị phần và nguồn huy động từ các chi nhánh mới. Do đó hiện nay hầu hết các định chế tài chính đã nâng mức lãi suất huy động đến mức tối đa nhằm huy động nguồn vốn trên thị trường, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng huy động vốn tạo nên cuộc đua về mức lãi suất huy động trong thời gian gần đây. Các giai đoạn phát triển Đối với lãi suất huy động vốn, NHNN quy định thông qua các lần điều chỉnh sau: (i) Ấn định mức cố định từ ngày 01/10/1982 theo Nghị định 165/HĐBT ngày 23/9/1982; (ii) Khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng còn mức cụ thể giao cho các NHTM tự quy định theo Quyết định số 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995; (iii) Đến ngày 28/6/1997, lãi suất huy động vốn đã thực sự tuân theo quy luật thị trường khi NHNN hoàn toàn trao quyền cho các NHTM quyết định để phù hợp với thời hạn của từng loại tiền gửi, địa bàn kinh doanh của từng tổ chức tín dụng; (iv) Hiện nay, ngày 16/5/2008, bằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN lãi suất huy động sẽ chính thức bị khống chế trong hạn mức không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định (trừ trường hợp cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009). Cơ chế Lãi suất huy động vốn hiện nay Việc tạo trần lãi suất huy động dựa theo lãi suất cơ bản trong thời gian gần đây là một cơ chế thành công của ngân hàng nhà nước trong việc kiềm chế hành vi thái quá của một số các ngân hàng nhỏ lẻ, thiếu tính thanh khoản. Bởi nguyên nhân là tình hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện nay chưa thực sự ổn định. Một số ngân hàng thương mại nhỏ vẫn sẵn sàng vi phạm các định chế pháp luật. Mặt khác, còn rất nhiều nhà băng nhỏ đang tìm cách lách luật trong việc sử dụng nguồn vốn huy động bổ sung vào vốn điều lệ để đáp ứng con số 3.000 tỷ đồng theo quy định của Nhà nước... Không chỉ thế, những ngân hàng nhỏ một mặt huy động vốn với lãi suất cao, tìm cách bổ sung vào vốn điều lệ, mặt khác để duy trì lợi nhuận buộc họ phải đẩy mạnh cho vay những dự án phiêu lưu mạo hiểm như bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng... với lãi suất cao 19%, thậm chí 20%. Rủi ro mất trắng rất cao và nguy cơ phá sản sẽ khó tránh khỏi. Trong tình trạng lạm phát không thể khống chế thành công tại mức 8% trong năm 2010. Nhằm tạo ra môi trường vĩ mô ổn định, tránh tình trạng bong bóng tiền trôi nổi nhiều trong nền kinh tế, hạn chế thấp nhất tình trạng mất không tài sản của đại đa số người dân do lạm phát cướp đi, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cùng công nghệ của họ, tạo niềm tin trở lại với VNĐ ngày 5/11/2010 NHNH đã ra quyết định mới về tăng lãi suất cơ bản, tạo ta khung pháp lý giúp các ngân hàng hoạch định được lãi suất huy động theo khuôn khổ pháp lí. Theo đó: Bắt đầu từ ngày 05/11, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm theo Quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 05/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này thay thế Quyết định số 2561/QĐ-NHNN ngày 27/10/2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Quyết định số 2620/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng áp dụng từ ngày 5/11/2010. Quyết định này thay thế Quyết định số 2664/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009 cũng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định mới có hiệu lực thi hành từ ngày 05/11/2010 với các quy định sau: -      Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 9%/năm; -      Lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; -      Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 9%/năm. Hơn thế nữa tại cuộc họp giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo nhiều ngân hàng lớn và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cùng ngày đã đồng thuận nâng mức trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam từ 11%/năm hiện hành lên 12%/năm và bắt đầu áp dụng từ ngày 8/11/2010. III/ Đánh giá tác động của cơ chế điều hành, quản lý lãi suất hiện nay 1. Lãi suất huy động dựa theo lãi suất cơ bản * Tích cực - Việc quy định lãi suất cơ bản dựa vào đó các TCTD đưa ra mức lãi suất huy động không vượt quá 150% lãi suất cơ bản có tác dụng ngăn chặn cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động lên quá cao giữa các ngân hàng, tránh nguy cơ các ngân hàng liên tục tăng lãi suất cho vay. Từ đó giảm gánh nặng đối với lên các doanh nghiệp vay vốn. Trước khi Thông tư 12/2010 của NHNN được đưa ra, lãi suất cho vay bị giới hạn bởi trần 150% lãi suất cơ bản nên để ngân hàng kinh doanh có lãi, lãi suất huy động không bao giờ vượt quá mức này. Tuy nhiên hiện nay lãi suất cho vay đã được thỏa thuận gây ra nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng mặc dù Hiệp hội ngân hàng có đồng thuận một mức lãi suất huy động nhất định cho các thành viên. Ví dụ, ngày 5 tháng 11 năm 2010 NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 9%/năm. Sau đó Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã đưa ra mức lãi suất đồng thuận giữa các thành viên là 12%/năm. Nhưng đến ngày 11 tháng 11, SeaBank đã nâng lãi suất huy động lên 13% và một loạt các ngân hàng thông báo sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới. Nếu không có lãi suất cơ bản, các ngân hàng sẽ đồng loạt tăng mức lãi suất lên cao để cạnh tranh thu hút vốn. Để đảm bảo có lợi nhuận trong khi phải trả mức lãi suất huy động cao như vậy, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp. Với chi phí lãi vay cao, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí lãi vay cao cũng góp phần đẩy giá thành các hàng hóa dịch vụ tăng lên, gây áp lực lên lạm phát trong trung và dài hạn. Khi lãi suất huy động của các ngân hàng bị khống chế bởi lãi suất cơ bản, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng dịch vụ. Và người gửi tiết kiệm sẽ được hưởng lợi. - Cơ chế điều hành lãi suất huy động dựa theo lãi suất cơ bản được sử dụng như một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Tác động của công cụ lãi suất cơ bản thường rất nhanh và mạnh đối với toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ, những tháng quý III/2010, vấn đề lạm phát và tỷ giá là hai vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế. Để kiềm chế lạm phát và ngăn chặn nguy cơ VNĐ mất giá thêm nữa, ngày 5 tháng 11 năm 2010, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản thêm 1%. Sau khi NHNN đưa ra quyết định này, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động. Một lượng tiền đồng lớn sẽ được hút vào tiết kiệm, lượng tiền dành cho đầu tư giảm, qua đó giảm áp lực lạm phát. Chênh lệch lãi suất huy động giữa VNĐ và đô la được nới rộng cũng góp phần giảm tâm lý ưa thích đô la, tạo sự hấp dẫn hơn đối với việc gửi tiết kiệm bằng VNĐ, góp phần ổn định tỷ giá. Ngay sau khi quyết định tăng lãi suất cơ bản của NHNN được đưa ra, trong ngày thứ 6 (5/11/2010) tỷ giá đã giảm mạnh từ gần 21.000 VNĐ/ đô la Mỹ xuống còn 20.300 VNĐ/ đô la Mỹ. * Hạn chế - Tuy nhiên trên thực tế, khống chế lãi suất huy động thông qua lãi suất cơ bản không phản ánh sát thực quan hệ giá vốn trên thị trường dẫn đến việc nhiều NHTM đã lách quy định lãi suất huy động không vượt quá 150% lãi suất cơ bản bằng cách trả thêm lãi suất thông qua nhiều chương trình khuyến mại và các thỏa thuận riêng với các khách hàng. Có thể kể đến một loạt các chương trình tặng vàng, tặng thưởng theo số dư hay bốc thăm trúng thưởng mà các ngân hàng đưa ra. Nhiều ngân hàng phải niêm yết lãi suất huy động chung bằng mức lãi suất trần cho mọi kỳ hạn, dẫn tới việc lãi suất huy động trung và dài hạn bằng lãi suất huy động ngắn hạn. Đường lãi suất vốn phải có dạng đường theo cho cấu trúc kỳ hạn của lãi suất thì nay bị biến thành đường thẳng. Vì thế người gửi tiền có xu hướng chuyển từ gửi tiền trung và dài hạn sang hình thức gửi tiền ngắn hạn một phần bởi diễn biến giá cả khó ước tính nhưng cũng bởi mức lãi suất đã bị san phẳng giữa các thời hạn. Cơ cấu vốn huy động vì thế cũng chuyển dịch theo hướng tập trung vào ngắn hạn trong khi hoạt động cho vay lại theo yêu cầu và chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động đầu tư máy móc thiết bị lại thường là trung và dài hạn. Ngoài ra, việc sử dụng tiền vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn được quy định không vượt quá 40%. Điều này đã gây mất an toàn cho các ngân hàng và việc tận dụng nguồn vốn để cho vay. 2. Lãi suất cho vay thỏa thuận * Tích cực - Việc ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận nhằm đảm bảo ổn định hoạt động của thị trường tiền tệ; đáp ứng tăng vốn cho các nhu cầu hợp lý, chính đáng của nền kinh tế. Cơ chế mới này cũng nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và giảm mặt bằng lãi suất. Điều phấn khởi là khi đưa ra thảo luận, cơ chế lãi suất thỏa thuận nhận được sự đồng thuận rất cao từ các ngân hàng thương mại. Dự kiến khung lãi suất thỏa thuận của hầu hết các ngân hàng cho các khoản vay ngắn hạn với lãi suất dưới 14%/năm. Một vài ngân hàng cho vay ở mức 14,5%/năm nhưng sau đó sẽ xem xét lại. - Cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận cho phép các ngân hàng thỏa thuận với các khách hàng của mình về chi phí đi vay dựa trên đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mức độ rủi ro của khách hàng. Đối với các ngân hàng, lãi suất cho vay được điều chỉnh trên cơ sở bối cảnh thị trường để hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, tránh được khó khăn khi mặt bằng lãi suất huy động cao nhưng lãi suất cho vay lại bị khống chế bởi lãi suất cơ bản. - Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có độ rủi ro cao hơn các doanh nghiệp khác. Để đồng ý cho các doanh nghiệp này vay vốn, các NHTM phải yêu cầu mức lãi suất cho vay cao hơn. Tuy nhiên trước kia mức lãi suất cho vay cao lại vướng phải quy định về trần lãi suất. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn lại không thể vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Có thể nói cơ chế lãi suất thỏa thuận đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có muốn vay vốn được đáp ứng nhu cầu này. - Tăng tính cạnh tranh cho vay giữa các ngân hàng, nâng hiệu quả cho vay, hiệu quả sử dụng vốn vay. Bất cứ cuộc cạnh tranh nào về giá cũng dẫn đến việc có lợi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc tìm nguồn vốn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. * Hạn chế - Mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự: Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự vẫn quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng”. Nếu căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của bộ luật này thì trần lãi suất cho vay vẫn còn hiệu lực. Sự mâu thuẫn này dẫn đến việc bất cứ khách hàng nào cũng có thể kiện các NHTM về việc vi phạm Kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về cơ chế quản lý, điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan