PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Tầm quan trọng của Lao động - Tiền lương và các khoản trích
theo lương của doanh nghiệp sản xuất 4 I.1. Khái quát về Lao động - Tiền lương và các khoản trích theo
lương 4
I. 2. Sự cần thiết phải hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương 4
I. 3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương 5
II. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo
lương 6
II. 1. Phân loại về lao động 6
II.1. 1 Phân theo thời gian lao động 6
II.1. 2 Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất 6
II.1. 3 Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất 7
II. 2. Phân loại tiền lương 8
II. 3. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 8
II.3. 1. Hình thức lương theo thời gian 8
II.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 10
II.3.3 Hình thức Tiền lương khoán 12
II. 4 Quỹ tiền lương 12
II. 5 Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn 12
III. Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương 13
III.1 Thủ tục chứng từ thanh toán lương 13
III.2 Trích trước tiền lương phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất 15
IV. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 15
IV.1 Tài khoản sử dụng 15
IV.2 Phương pháp hạch toán tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ 16
IV.3 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép 20
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY XD
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ SXVLXD HÀ TÂY
I. Quá trình hình thành và phát triển cuả Công ty XD phát triển hạ
tầng & SXVLXD 22
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ 24
II.1. Đặc điểm tổ chức sẩn xuất kinh doanh 24
II.2 Quy trình công nghệ sản xuất 24
II.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 25
II.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 25
II.4.1 Bộ máy kế toán của Công ty 25
II.4.2 Một số đặc điểm của công tác kế toán 27
III. Thực trạng tổ chức kế toán Lao động- Tiền lương và các khoản trích
theo lương trong Công ty XD phát triển hạ tàng và SXVLXD Hà Tây 29
III.1 Tổ chức kế toán Lao- Tiền lương động tại Công ty 29
III.1.1 Nội dung hạch tóan Lao động tại Công ty 29
III.1.2 Nội dung kế toán tiền lương tại Công ty 30
III.2 Nội dung kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty 39
III.2.1 Nội dung các khoản trích theo lương tại Công ty 39
III.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng 43
III.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng 43
III.2.4 Sổ kế toán sử dụng tại Công ty 43
III.2.5Trình tự kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty 43
PHẦN BA: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNGTRONG CÔNG
TY XD PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ SXVLXD HÀ TÂY
I. Đánh giá chung về công tác kế toán Lao đông- Tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Công ty 45
I.1 Về quan hệ Nhà nước và chính quyền địa phương 45
I.2 Đánh giá chung về công tác kế toán ở Công ty XD phát triển hạ tầng
& SXVLXD 47
I.3 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán Lao động-
Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 48
II. Một số giải pháp đề suất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán
Lao động- Tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty XD
phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây 49
Kết luận
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán Lao động- Tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty xây dựng phát triển hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng Hà Tâ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A, B ghi số thứ tự và họ tên từng người trong bộ phận công tác.
Cột C ghi bậc lương từng ngươi.
Cột 1 đến cột 31 ghi các ngày trong tháng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng trong tháng.
Cột 32 ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.
Cột 33 ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
Cột 34 ghi tổng số công nghỉ và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
Cột 35 ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc các loai % lương của từng người trong tháng.
Cột 36 ghi tổng số công nghỉ BHXH trong tháng.
Hàng ngày tổ trưởng (ban, phòng, nhóm...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công của từng người trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 01 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng người chấm công hoặc người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu ghi hưởng BHXH... về bộ phận kế toán đối chiếu quy ra công đẻ tính lương và BHXH, kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chám
công của từng người tính gia số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32, 33, 34, 35, 36.
Ngày công được quy định 8 giờ, khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa ví dụ như 21 công 5 giờ ghi 21,5.
Bảng chấm công được lưu lai tại phòng ban kế toán cùng với các chứng từ có liên quan.
III. 2. Trích trước tiền lương phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất
Đối với doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ đẻ tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áo dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả cách tính như sau:
x
=
Mức trích trước tiền lương Tiền lương chính thực tế phải Tỷ lệ phép
kế hoạch của sản xuất. trả CNTTSX trong tháng trích trước
Trong đó:
Tổng số lương phép kế hoạch năm
của công nhân trực tiếp sản xuất
Tỷ lệ trích trước =
Tổng số lương chính kế hoạch năm
Của công nhân trực tiếp sản xuất
IV. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
IV.1 Tài khoản sử dụng
IV.1.1 Tài khoản 334: “ Phải trả công nhân viên”.
Tài khoản này được dùng để thanh toán và phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên trong danh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Bên nợ:
- Các khoản khấu trù vào tiền công, tiền lương của công nhân viên.
- Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên.
- Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh.
Bên có:
Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.
+ Dư nợ (nếu có) số trả thừa cho công nhân viên.
+ Dư có: Tiền công tiền lương, và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên chức.
IV.1. 2 Tài khoản 338:” Phải trả và phải nộp khác”:
Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT. Các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí…) giá trị tài sản thừa trờ sử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhật ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ giữ hộ, doanh thu nhận trước...
Bên nợ:
- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ.
- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.
- Xử lý giá trị tài sản thừa.
- Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng tương ứng từng ngày.
- Các khoản đã trả đả nộp khác.
Bên có:
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.
- Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ.
- Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ.
- Giá trị tài sản thừa trờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại.
Dư nợ (nếu có) số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.
Dư có: số tiền còn phải trả phải nộp và giá trị tài sản thừa trờ xử lý.
IV. 2 Phương pháp hạch toán tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Hàng tháng, tính da tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương, phải trả cho công nhân viên (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực, chức vụ, đắt đỏ tiền ăn ca, tiền thưởng...) và số tiền này được phân bổ cho các đối tượng sử dụng như sau:
- Phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Nợ TK: 622 (chi tiết đối tượng).
Có TK:334 (phải trả cho CNV).
- Phải trả cho công nhân viên phân xưởng.
Nợ TK: 627 (6271).
Có TK: 334.
- Phải trả cho công nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK:641 (6411)
Có TK: 334.
- Phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK: 642 (6421).
Có TK :334.
- Số tiền thưởng phải cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm).
Nợ TK: 431 (4311).
Có TK: 334.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí sán xuất kinh doanh theo tỷ lệ với tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương là (19%).
Nợ TK: 622
Nợ TK : 627
Nợ TK: 642
Nợ TK: 641
Có TK: 338.
- Trích BHXH, BHYT, theo tỷ lệ quy định trừ vào thu nhập của công nhân viên chức là (6%) trong đó (5%) tính cho BHXH và (1%) tính cho BHYT.
Nợ TK: 334.
Có TK: 3383.
Có TK: 3384
Sơ đồ. 1
Sơ đồ hạch toán với công nhân viên chức:
TK: 334
TK: 622, 627, 641, 642
Tk: 431
TK: 338
TK: 141
TK: 138
TK:333
TK:111
TK: 338
TK:512
TK: 33311
Khấu trừ 6%
Tiền lương, công, phụ cấp ăn ca, thưởng phải trả cnv
Tiền tạm ứng chưa chi hết
Khấu trừ thu vè tscđ thiếu
Tiền thưởng phải trả
Thuế thu nhập cá nhân
BHXH phải trả
Thanh toán lương
D.Thu bán hàng nội bộ
Thuế VAT
- Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nợ TK:338 (3382, 3383, 3384).
Có TK: 111, 112.
- Chỉ tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp.
Nợ TK: 338 (3382).
Có TK: 111, 112.
Sơ đồ- 2:
Sơ đồ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ.
TK: 111, 112
..
Tk: 334
TK: 338
TK: 622, 627, 641, 642
TK: 334
TK: 111, 112
...
Nộp kpcđ, bhxh, bhyt cho cơ quan qlý
Chi tiêu kpcđ
tại cơ sở
Số bhxh phải trả trực tiếp cho cnv
Trích bhxh, bhyt, kpcđ
Tính vào chi phí KD
Trích bhxh, bhyt
Trừ vào thu nhập của cnv
Số bhxh, kpcđ chi vượt được cấp
IV.3 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép
- Trích trước tiền lương phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK: 622.
Có TK: 335
- Phần chênh lệch giữa tiền lương phép thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất lớn hơn kế hoạch ghi tăng chi phí.
Nợ TK: 622.
Có TK: 335.
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tiền lương phép phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ.
Nợ TK: 622.
Có TK: 338.
- Tiền lương phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK: 335.
Có TK: 334.
Sơ đồ- 3:
Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương phép kế hoạch
của công nhân sản xuất ở những doanh nghiệp thời vụ.
TK 334
Tk 338
TK 335
TK 622
Tiền lương phép
thực tế phải trả cho công nhân viên
Trích trước tiền lương
phép theo kế hoạch của CNv TTSX
Phần CL giữa tiền lương phép thực tế phải trả
CN trực tiếp SX
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tiền lương
phép phải trả CN trực tiếp SX trong kỳ
Phần hai
Thực trạng tổ chức kế toán Lao động- Tiền lương và các khoản trích theo lươngtại công ty xd phát triển hạ tầng và sxvlxd hà tây
I. Quá trình hình thành và phát triển cuả Công ty XD phát triển hạ tầng & SXVLXD
Công ty XD phát triển hạ tầng & SXVLXD là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở xây dựng Hà Tây, được thành lập theo Quyết định số 322 QĐ/UB ngày 20 tháng 03 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tây.
Khi mới thành lập lấy tên là Xí nghiệp cơ khí chuyên dùng đóng trụ sở tại Thôn Mỗ Lao xã Văn Yên Thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây với diện tích 4325 m2, có 31 nhân viên cùng với nhà xưởng, máy móc cơ khí. Sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho nghành xây dựng như khung giàn giáo, cuốc xẻng, xe cải tiến, đồng thời chế tạo phụ tùng các máy móc thiết bị cho các Xí nghiệp sản xuất gạch ngói trong tỉnh.
Năm 1976, Hợp nhất hai Tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành Tỉnh Hà Sơn Bình, Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí xây dựng Hà Sơn Bình, Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng thêm phân xưởng đúc, phân xưởng nguội, phân xưởng lắp ráp. Tới năm 1980 Xí nghiệp đã tự nghiên cứu sản xuất được máy Nghiền bi Đeer, Nghiền xi măng công suất từ 0,5 đến 1,2 tấn/giờ, Máy viên vê, băng tải, máy dập, búa ly tâm phục vụ sản xuất xi măng. Trong thời gian này, nắm bắt được nhu cầu thị trường sử dụng đá ốp lát khá lớn, Xí nghiệp đã nghiên cứu, chế tạo, tự trang bị một dây truyền sản xuất Đá ốp lát.
Thời kỳ những năm 80 là quãng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của Xí nghiệp, sản phẩm rất đa dạng từ công cụ, dụng cụ phục vụ cho nghành xây dựng đến máy nghiền đá, máy đùn gạch, các máy móc, đá ốp lát, đá xây dựng được tiêu thụ hầu hết ở các tỉnh Bắc Bộ như bán cho nhà máy xi măng Hà Tuyên, nhà máy xi măng Cao Bằng, xi măng Từ Sơn, Mai Châu, Mỏ Apatit Lào Cai.
Đến năm 1992 theo Quyết Định số 388/CP các Doanh nghiệp được rà soát để thành lập Doanh nghiệp mới. Xí nghiệp lúc này đã xin đăng thành lập Doanh nghiệp mới lấy tên là: Công ty Đá ốp lát và Vật liệu xây dựng Hà Tây theo Quyết Định số 478/UB ngày 01 tháng 02 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tây hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Đá ốp lát, kinh doanh vật tư, thiết bị vật liệu xây dựng.
Để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất và khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu sẵn có trong Tỉnh, tháng 08 năm 1993 theo Quyết Định số 351QĐ/UB của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tây đã sát nhập Xí nghiệp đá ốp lát Xuân Mai làm thành bộ phận chuyên khai thác và chế biến nguyên vật liệu cho Công ty.
Là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, và được phép mở tài khoản ở ngân hàng để giao dịch, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, trong suốt quá trình hoạt động của mình Công ty đã trưởng thành về mọi mặt, tuy còn gặp phải những khó khăn nhưng Công ty vẫn đứng vững trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Vừa liên tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, công ty cũng không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm ký được nhiều hợp đồng với các hãng lớn trên thế giới, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Ta có thể thấy được điều này qua các chỉ tiêu sau: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty đạt được trong các năm. Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Chỉ Tiêu
2000
2001
2002
Tổng vốn kinh doanh
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu thuần
Trong đó doanh thu từ XK
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
Thu nhập Bình quân/Người LĐ
20.527.000
21.510.00
23..000.000
18.400.000
2.920.000
392.580
558
23.340.000
25.110.000
36.000.000
30.600.000
4.440.000 505.540
625
28.789.000
40.234.000
60.000.000
45.900.000
9.232.000
80.230
821
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
II.1. Đặc điểm tổ chức sẩn xuất kinh doanh
Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến hết ngày 31/12/2002 của Công ty là 152 người làm việc tại 2 phân xưởng.
uPhân xưởng I: Được đặt cùng với bộ máy quản lý công nghệ sản xuất chính Công ty tại phường Văn Mỗ thị xã Hà Đông. Là phân xưởng được trang được trang bị dây truyền sản xuất đá hiện đại của Hàn Quốc, bao gồm 5 tổ sản xuất:
+ Tổ tạo phôi đá Granite
+ Tổ hoàn thiện đá Granite
+ Tổ mài
+ Tổ sản xuất đá thủ công hoàn thiện sản phẩm.
+ Tổ sản xuất đá mỹ nghệ, tạo sản phẩm mới…
* Phân xưởng II: Nằm tại Thị trấn Xuân Mai có nhiệm vụ sản xuất Đá Marble các loại, cung cấp phôi để sản xuất đá chẻ và cung cấp sản phẩm sơ chế cho phân xưởng I
Gồm 3 tổ sản xuất
+ Tổ tạo phôi
+ Tố sản xuất đá Marble
+ Tổ sơ chế
Cả hai phân xưởng đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và bộ quản lý của Công ty tại thị xã Hà Đông.
II.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Nguyên liệu chính của Công ty là đá khối được khai thác trong thiên nhiên, yếu tố địa lý và công nghệ khai thác ảnh hưởng rất lớn đến chất lương của sản phẩm điều đó đòi hỏi các bộ vật tư của Công ty phai có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, am hiểu về địa chất để có thể đánh giá được chất lượng đá của khu vực định khai thác về tính đồng nhất, độ rạn bên trong, mầu sắc, tính chất cơ lý hoá…
kho, đá khối được chuyển đến dây truyền sản xuất chính của Công ty như sau: Chính do đăc thù này của lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp mà chi phí thăm dò khai thác vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nhập kho của nguyên vật liệu. Sau khi được nhập
Sơ đồ- 4:
Sơ đồ QUY TRìNH CôNG NGHệ SảN XUấT đá ốP LáT
Máy cắt bổ nhiều lưỡi
Cắt hai cạnh dọc
Máy bổ
định hình
Mài, đánh bang tự động
Cắt định hình theo quy cách
Kiểm tra
chất lượng(KCS)
đóng thùng bao gói
SP tiêu thụ trong nước
SP xuất khẩu
Nhìn vào quy trình công nghệ ta thấy Công ty XD phát triển hạ tàng và SXVLXD Hà Tây có dây truyền sản xuất được tổ chức tương đối hợp lý và hiện đại. Vì vậy sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang nước ngoài.
II.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty(Sơ đồ- 5)
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bộ máy của Công ty đã không khừng được cải tiến, nhằm xây dựng một bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả, linh hoạt, có năng lực, có trình độ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản suất kinh doanh luôn thông suốt và năng động.
II.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
II.4.1 Bộ máy kế toán của Công ty
Mặc dù có hai khu vực sản xuất nhưng Công ty chỉ lập một phòng tài vụ đảm nhiệm công tác kế toán của toàn bộ cả hai khu vực, riêng ở Xuân Mai chỉ bố chí nhân viên thống kê, thủ kho làm nhiệm vụ thu nhận và kiểm tra các chứng từ ban đầu, theo định kỳ gửi về phòng Tài vụ của Công ty tại Hà Đông. Tại đây, phòng Tài vụ gồm có 4 người:
E Kế toán trưởng: Là người cùng Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ số liệu sản xuất kinnh doanh của Công ty, là người giúp cho lãnh đạo thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin về các hoạt động đó.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo, lập các báo cáo tài chính và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
E Kế toán tổng hợp: Kiêm kế toán tài sản cố định, tiêu thụ, giá thành sản phẩm, phân bổ khấu hao và các khoản trích trước, theo dõi công nợ.
E Kế toán vật liệu thanh toán: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, vật tư, hàng hoá, công cụ. Hàng tháng đối chiếu với thủ kho, thủ quỹ lập phiếu thu chi, tính toán lương,BHXH
Thủ quỹ kiêm thủ kho: Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vật tư, tài sản, công cụ tron toàn công ty.
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán vật liệu thanh toán
Thủ kho kiêm thủ quỹ
Kế toán trưởng
Sơ đồ- 6: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
II.4.2 Một số đặc điểm của công tác kế toán
+ Hình thức tổ chức kế toán của Công ty là hình thức tập trung, tất cả mọi số liệu, sổ sách kế toấn đều được xử lý tại phòng Tài vụ của Công ty.
+ Công ty đang áp dụng hình thức ké toán chứng từ ghi sổ, Hình thức này được áp dụng theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định chế độ kế toán thống nhất trong cả nước
Sơ đồ- 7:
trtình tự ghi sổ kế toán của Công ty
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo kế toán
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
tổng hợp chứng từ gốc
Ghi chú: Chi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
+ Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho:
áp dụng tại Công ty là phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Niên độ kế toán :
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
+ Kỳ báo cáo kế toán :
Kỳ báo cáo của Công ty là hàng quý. Ngày 20 của tháng cuối quý phòng Tài vụ phải nộp các báo cáo Kế toán trình lên Giám đốc
+ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng(GTGT):
- Sản phẩm của Công ty là sản phẩm khai khoáng bao gồm: Đá, xi măng, gạch, gói phải chịu thuế suất, thuế GTGT là 10%
- Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thuế phương pháp khấu trừ.
III. Thực trạng tổ chức kế toán Lao động- Tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty XD phát triển hạ tàng và SXVLXD Hà Tây
III.1 Tổ chức kế toán Lao- Tiền lương động tại Công ty
III.1.1 Nội dung hạch tóan Lao động tại Công ty
III.1.1.1 Phân loại lao động
Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty tổng cộng có 153 người
Tại các bộ phận như sau:
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp có 17 người
+ Bộ phận quản lý các tổ, đội sản xuất có 2 người, trong đó phân xưởng II có 4 người
+ Công nhân sản xuất trực tiếp là 130 người.
III.1.1.2 Hạch toán thơi gian lao động
Đế ghi chép, theo dõi thời gian lao động Công ty sử dụng “Bảng chấm công” (Mẫu số 01- LĐTL). Thời gian lao động của công nhân viên được phản ánh đầy đủ trên bảng chấm công, thực tế do các do các phòng ban, đơn vị lập hàng ngày. Hạch toán thời gian lao động phục vụ cho quản lý tình hình sử dụng thời gian lao động là cơ sở tính lương ở các bộ phận gián tiếp. (Biểu số 01)
III.1.2 Nội dung kế toán tiền lương tại Công ty
III.1.2.1 Nội dung về quỹ tiền lương trong Công ty
Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm các khoản sau:
+ Tiền lương tính theo thời gian
+ Tiền lương tính theo sản phẩm
+ Tiền lương có tính chất thường xuyên
+ Tiền phụ cấp trách nhiệm
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan
Quỹ lương của Công ty được quy định theo số lượng sản phẩm nhập kho nhân với Đơn giá tiền lương. Hàng quý phòng Hành chính căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được Giám đốc ký duyệt hình thành lên đơn giá tiền lương dựa trên những hướng dẫn cơ bản của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội.
Cuối tháng phong Hành chính tổ chức thống kê toàn bộ số lượng sản phẩm nhập kho nhân với Đơn giá tiền lương, sau đó tính ra quỹ tiền lương của tháng đó rồi rồi trình lên Giám đốc duyệt hệ số lương, thưởng.
III.1..2..2 Các hình thức trả lương và tính lương tại Công ty
Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Phương pháp tính lương theo thời gian
Công ty áp dụng hình thức này đối với bộ phận nhân viên gián tiếp như: Nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý phòng ban, nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.
Tiền lương được tính trên cấp bậc, thang lương và thời gian làm liệc thực tế của người lao động
Lương cơ bản = mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc
Lương cơ bản
Lương thời gian = x Số ngày làm việc thực tế
Số ngày làm việc theo chế độ
Biểu số 02:
Đơn giá tiền lương
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Đơn giá (đồng)
1
2
3
4
5
6
Đá Granite
Đá Marble
Đá Mỹ nghệ
Đá chẻ
Đá thủ công
Đá hồng đào
m2
m2
Tấm
Tấm
m2
m2
30.000
15.000
15.800
8.300
10.450
10.450
đơn giá tiền lương chi tiết
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Đơn giá(đồng/m2)
1
2
Đá Granite
+ Cắt, xẻ
+ Định hình
+ Mài, đánh bóng
Đá hồng đào
+ Cắt, xẻ
+ Định hình
+ Mài, đánh bóng
m2
m2
m2
m2
m2
m2
3.600
4.620
6.500
3.600
4.620
6.500
ví dụ 1: Chị Lê Minh Nga ở phòng Hành chính có:
Lương cơ bản = 210.000 x 2 = 420.000
Trong tháng 12 số ngày làm việc thực tế của chị là 22 ngày
Suy ra: Lương thời gian Chị nhận được trong tháng 12 là:
= (420.000 : 22) x 22 = 420.000 đ
Chứng từ dùng để hạch toán Lương thời gian là Bảng chấm công và một số chứng từ khác như: Phiếu nghỉ BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, sau khi các chứng từ thanh toán tiền lương đã được nộp cho phòng Hành chính, phòng Tổ chức và chuyển cho phòng Tài vụ, Kế toán tiền lương sẽ vào Bảng thanh toán lương cho từng bộ, phòng ban.
b. Phương pháp tính lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương này được Công ty áp dụng trực tiếp cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm. Để tính lương sản phẩm cho từng cá nhân người ta sử dụng Phiếu giao việc, Bảng kê khối lượng công việcthực hiện tổ trưởng lập cho từng công nhân sản xuất.
Trong quá trình sản xuất do mất điện hoặc máy móc hỏng do các nguyên nhân khách quan, công nhân buộc phải ngừng sản xuất thì chấm ngừng việc và vẫn được hưởng nguyên 100% lương.
Tiền lương sản phẩm Khối lượng công việc
= x Đơn giá
hoàn thành đủ tiêu chuẩn hoàn thành đủ tiêu chuẩn
Lương cơ bản Số ngày nghỉ
Nghỉ việc, ngừng việc = x
Số ngày làm trong tháng(22 ngày) (nghừng)việc thực tế
Cuối tháng phụ trách bộ phận chuyển các phiếu như: Phiếu giao việc, phiếu kiểm tra chất lượng(KCS), phiếu nhập kho, bảng kê khối lượng thực hiện công việc lên phòng Hành chính xác nhận rồi chuyển sang phòng Tài vụ cho kế toán tiền lương làm căn cứ tập hợp và tính lương.
Ví dụ 2: Chị Lý ở tổ mài trong tháng 12 mài được 90 m2 đá (Biểu số 04) với
Đơn giá tiền lương cho công việc mài đá là: 6.500đ/m2
Vậy tiền lương trong tháng (theo sản phẩm) của chị là :
= 90 x 6.500 = 585.000 đồng
c. Phương pháp tính thưởng
Bên cạnh việc trả lương cho cán bọ công nhân viên theo phương pháp trên, Công ty còn có chế độ tiền thưởng, quỹ tìên thưởng của cả Công ty là số tiền còn lại của quỹ lương thực tế sau khi đã trả lương cho cán bộ công nhân viên, Kế toán lương tính hệ số tiền rồi trình lên Giám đốc ký duyệt…
Quỹ tiền thưởng của từng tháng là khác nhau và ai nghỉ 10 ngày trở lên theo bất cứ hình thức nào đều không được tính thưởng.
Lương cơ bản Ngày công Hế số
Tiền thưởng = x hưởng lương x thưởng
Số ngày làm việc trong tháng(22 ngày) theo thời gian(SP)
Quỹ lương thực tế – Tổng lương thực chi
Hệ số thưởng =
Quỹ lương cơ bản
Ví dụ 3: Trong tháng 12/2002 các số liệu về lương của Công ty như sau:
Tổng quỹ lương thực tế: 268.555.382 đ
Tổng lương thực chi : 228.859.683 đ
Quỹ lương cơ bản : 132.319.000 đ
Hệ số thưởng = (268.555.382- 228.859.683): 132.319.000 = 0.3
Chị Lê minh Nga ở phòng Hành chính có lương cơ bản : 420.000đ
Thang 12 Chị có 22 ngày công (hưởng lương theo thời gian)
Vậy tiền thưởng chị nhận được trong tháng 12 là
=(420.000 : 22) x 22 x 0.3 = 126.000 đồng
Phương pháp xác định tiền lưởng thực tế của Cán bộ công nhân viên tại Công ty
Tiền Lương Tiền thưởng Lương Lương nghỉ Phụ cấp
lương = thời gian + có tính + ngừng + hưởng + trách nhiệm
thực tế (lương SP) chất lượng việc chế độ BH (nếu có)
Thu nhập Tiền lương Các khoản Các khoản
= - -
thực lĩnh thực tế khấu trừ đã tạm ứng
Ví dụ 4: Chị Nga ở phòng Hành chính có lương cơ bản(theo thời gian) : 420.000đ(xTôi ví dụ 1).Trong tháng 12 Chị có 22 ngày công
+Cũng trong tháng 12 chị có 03 ngày nghỉ phép hưởng 100% lương
= ( 420.000 : 22 ) x 3 = 57.273 đồng
+Chị có 01 ngày nghỉ con ốm được hưởng 75% lương:
= ( 420.000 : 22 ) x 75% = 14.318 đồng
+Vì là trưởng phòng nên Chị được hưởng phụ cấp trách nhiệm (20% lương/Tháng )
= 420.000 x 20% = 84.000 đồng
+Tiền thưởng Chị nhận được trrong tháng 12 là : 126.000 đồng ( xem ví dụ 3)
Vậy tổng thu nhập Chị nhận được trong tháng 12 là
= 420.000 + 57.273 + 14.318 + 126.000 + 84.000 = 701.591 đồng
+Các khoản phải khấu trừ vào thu nhập của Chị gồm có BHXH, BHYT(6%)
= 420.000 x 6% = 25.200 đồng
+Ngày 20/12 Chị được tạm ứng lương kỳ I : 300.000 đồng
Vậy lương thực được kỳ II ( tháng 12) của Chị là:
= 701.591 – 25.200 – 300.000 = 376.391 đồng
III.1.2.3 Chứng từ kế toán sử dụng
+ Bảng kê khối lượng công việc thực hiện ( Biểu số 05)
+ Bảng chấm công ( Biểu số 01)
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu số 04)
+ Bảng thanh toán lương ( Biểu số 03)
III.1.2.4 Tài khoản sử dụng
+ TK 334 : Phải trả cán bộ công nhân viên
+ TK 111 : Tiền mặt
+ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
+ TK 627 : Chi phí sản xuất chung
+ TK 641 : Chi phí bán hàng
+ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Và một số tài khoản khác có liên quan
III.1.2.5 Sổ kế toán sử dụng tại Công ty
+ Sổ tổng hợp: Sổ cái TK 334, sổ cái TK 338, sổ cái TK 111, sổ cái TK 622, sổ cái TK 627, sỏ cái TK 641, sổ cái TK 642
+ Sổ đăng ký chứng từ, chi tiết, Sổ chi tiết vật tư, Sổ quỹ
Biểu số 05:
Công ty XD phát triển hạ tầng và
SXVLXD Hà Tây
Bộ phận văn phòng
Bảng kê khối lượng công vịêc thực hiện
Tháng 12 năm 20002
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
Nơi công tác: Tổ mài
Ngày tháng
Tên sản phẩm,
Công việc
Đơn
vị tính
Số
Lượng
Đơn giá
(đồng/m2)
Thành tiền
(đồng)
Ghi chú
01/12
02/12
03/12
04/12
05/12
…
Mài đá Marble
Mài đá Marble
Mài đá Hồng đào
Mài đá Marble
Mài đá Granite
…
Tổng cộng
m2
m2
m2
m2
m2
…
3,2
3,7
3,55
3,6
3,65
…
87
6.500
6.500
6.500
6.500
6.500
…
20.800
24.050
23.075
23.400
23.725
…
565.500
Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Năm trăm sáu mươi lăm nghìn năm trăm đồng chẵn
Phụ trách bộ phận Người kiểm tra chất lượng Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
III.1.2.6 Trình tự kế toán tiền lương tại Công ty ( trích số liệu tháng 12/2002)
(1). Đầu tháng kế toán tính Bảng thanh toán lương và lập chứng từ ghi sổ ( Số 52 ) để trích chi phí nhân công vào chi phí sản xuất kinh doanh và ghi:
a. Tiền lương : Nợ TK 622 : 124.161.916
Nợ TK 627 : 76.933.796
Nợ TK 641 : 10.342.700
Nợ TK 642 : 17.421.270
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0597.doc