MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu về công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Sòn (Sabeco)
1. Giới thiệu chung về công ty SABECO 1
2. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển 1
2.1 Sứ mạng 1
2.2 Tầm nhìn 2
2.3 Mục tiêu phát triển 2
3. Sản phẩm, khách hàng, thị trường và một số thành tựu của công ty Sabeco
3.1 Về sản phẩm 3
3.2 Về thị trường 8
3.3 Về khách hàng 9
3.4 Về thành tựu 10
Phần 2: Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh cảu M.Porter để phân tích công ty Sabeco
1. Cạnh tranh nội bộ 12
1.1 Công ty VBL 12
1.2 Công ty Habeco 12
1.3 Công ty bia Huế 13
1.4 Một số công ty khác 13
2. Đối thủ tiềm ẩn 15
3. Nhà cung cấp 15
4. Khách hàng 16
5. Sản phẩm thay thế 16
Phần 3: Chiến lước cấp kinh doanh của công ty 18
1. Chiến lược cấp kinh doanh của công ty 18
2. Đề xuất ý tưởng kinh doanh 21
24 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 19328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn SABECO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010 của Sabeco.
Hai sản phẩm của SABECO là Saigon Export (28,1%) và bia lon 333 (16,0%) dẫn đầu thị phần tại 36 thành phố lớn, riêng tại TP HCM bia Sài Gòn Đỏ chiếm tới 42% thị phần, bia lon 333 là 20, 2%. Vậy chỉ mới tính riêng 2 sản phẩm mà SABECO đã chiếm tới gần một nửa thị phần của 36 thành phố lớn.
Nhìn trong bảng xếp hàng 10 sản phẩm thì có tới 4 sản phẩm bia của SABECO. Nếu tính luôn 2 phẩm là Saigon Lager (5.5%) và Saigon Special (1.5%) thì thị phần của SABECO đã là 51.4%. Một con số ấn tượng trong thi trường bia “cạnh tranh khốc liệt”
Đứng thứ 3 là bia chai Hà Nội 450 ml với 11,4% thị phần.
Đứng thứ 4 và thứ 5 là bia lon Heineken 330ml và bia chai Heineken 330ml, tương ứng chiếm 10% và 6,8% thị phần.
Như vậy, tính chung lại thì 2 sản phẩm bia Heineken này chiếm tới 16,8% thị phần, chỉ đứng thứ 2 sau Sài Gòn Đỏ.
Hình ảnh 10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất năm 2010 theo số liệu của Sabeco.
Các công ty sản xuất bia lớn tại Việt Nam:
Thị trường bia Việt Nam hiện hình thành thế “chân vạc” với 3 doanh nghiệp lớn nhất là Sabeco, Habeco và VBL.
Ba công ty này chiếm tới 95% thị phần sản lượng. Trong đó, Sabeco chiếm 51,4%, VBL chiếm 29,7% và Habeco chiếm 13,9%.
Các doanh nghiệp khác có Bia Huế, Tân Hiệp Phát, Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á...
Kết quả tăng trưởng:
Trong năm 2009, sản lượng tiêu thụ của SABECO đã tăng thêm 17% so với năm 2008, nộp ngân sách 3.900 tỷ đồng (chỉ tính ở công ty mẹ, chưa tính các công ty con nộp tại địa phương), tăng 10% so với năm 2008. Ðể phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết, ổn định giá cả thị trường, SABECO đã có kế hoạch sản xuất các tháng 1 và tháng 2-2010 tăng thêm 10% so với kế hoạch tháng bình quân.
SABECO đang triển khai việc mở rộng thị trường và xây dựng hình ảnh thương hiệu Bia Sài Gòn tại khu vực phía bắc bằng sản phẩm bia chai 333 mới và hai sản phẩm bia lon 333 và bia Sài Gòn Special, phấn đấu đến hết năm 2010 đạt thị phần ít nhất 5% tại khu vực này.
Nằm trong chiến lược phát triển tổng thể của công ty mẹ, các công ty con của SABECO cũng đã có những bước phát triển mới đầy năng động. Công ty cổ phần NGK Chương Dương với thế mạnh là các sản phẩm truyền thống như xá xị Chương Dương... cũng đang nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Song song với việc củng cố các sản phẩm hiện có, Công ty cổ phần NGK Chương Dương hiện đang nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới, đặc biệt là dòng sản phẩm thức uống không gas xuất xứ từ thiên nhiên. Và thương hiệu nước gải khat Chương Dương đã lọt vào top 10 nhãn hiệu nước có gas hàng đầu VN bên cạnh các nhãn hàng Coca-cola, Sprite, Fanta và Schweppes, Mirinda, Pepsi, 7-up và Evervess
Tạo thế phát triển đồng bộ và vững chắc trong hệ thống bia - rượu - nước giải khát, Công ty cổ phần rượu Bình Tây cũng đang hoạch định chiến lược phát triển trong 10 - 15 năm tới, tiếp tục cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, an toàn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài các sản phẩm truyền thống, rượu Bình Tây tiếp tục khẳng định thế mạnh của mình trong việc sản xuất cồn thực phẩm chất lượng cao. Cho đến nay, SABECO vẫn luôn là một đơn vị tiêu biểu của ngành bia rượu NGK Việt Nam, là đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành.
Năm 2010, SABECO phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tại công ty mẹ đạt 3.521 tỷ, tăng 5% so với thực hiện 2009; sản lượng bia các loại đạt 1.000 triệu lít, tăng 11% so với thực hiện 2009; sản phẩm rượu các loại đạt 3 triệu lít, bằng 100% so với thực hiện 2009; Tổng doanh thu đạt 16.512 tỷ đồng, tăng 15,4% so với thực hiện 2009.
Năm 2008, SABECO vinh dự được nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; ngày 27-1-2010, đón nhận Huân chương Ðộc lập hạng hai. Với biểu tượng rồng vươn cao đầu, SABECO đang và sẽ tiếp tục là một trong những minh chứng tiêu biểu của nền kinh tế Việt Nam năng động và tự tin hội nhập.
Song song với việc kinh doanh, SABECO luôn khẳng định trách nhiệm của mình đối với xã hội, với thông điệp chủ đạo "SABECO chung tay vì cộng đồng". Mỗi năm, SABECO đã đóng góp và tài trợ cho các hoạt động xã hội hàng chục tỷ đồng. Với truyền thống tương thân tương ái, các hoạt động cụ thể như xây nhà tình thương, tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đóng góp vào các quỹ vận động của xã hội... là một nét đẹp văn hóa rất đáng tự hào của toàn thể cán bộ, công nhân viên Tổng công ty cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn. Năm 2009, chỉ riêng tại công ty mẹ đã trích quỹ và vận động cán bộ, công nhân viên đóng góp được 6,4 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội và chi khoảng 10 tỷ đồng tài trợ cho các chương trình vì cộng đồng trên toàn quốc. Nhân dịp Tết Canh Dần năm 2010, SABECO trích 200 triệu đồng ủng hộ Quỹ vì người nghèo quận 1, 5, 10 và huyện Củ Chi, mỗi nơi 50 triệu đồng
Một số hoạt động đầu tư của công ty:
Qua một năm hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, với sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Công thương, SABECO nỗ lực phát huy nội lực, hoạch định một chiến lược phát triển dài hạn và bền vững. Bắt đầu từ việc củng cố hệ thống phân phối, từ việc thành lập các công ty cổ phần khu vực không những tạo lợi thế về hệ thống phân phối mà còn tạo sự gắn bó giữa hơn 1.200 nhà phân phối trên toàn quốc với tổng công ty khi gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ với sự phát triển của công ty, tạo điều kiện thuận lợi hơn để hình ảnh Bia Sài Gòn vươn xa hơn, trải dài hơn trên khắp miền đất nước.
Ðể đáp ứng nhu cầu càng tăng của thị trường trong nước và vươn xa thị trường xuất khẩu, ngoài việc củng cố hệ thống phân phối, SABECO cũng đã đầu tư tăng sản lượng bằng việc xây dựng các nhà máy mới tại những vùng trọng tâm như Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi, Nhà máy bia Sài Gòn - Quảng Ngãi, Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam, Nhà máy bia Sài Gòn - Ðác Lắc, Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Nội... cũng như đầu tư xây dựng Nhà máy bao bì SABECO - Sông Lam với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất thế giới, bảo đảm cung cấp đủ sản lượng tiêu thụ với chất lượng tốt nhất và các sản phẩm bao bì phục vụ việc sản xuất bia. Năm 2009, SABECO đã tích cực chủ động triển khai các dự án đầu tư nhằm thực hiện các bước phát triển theo lộ trình chiến lược phát triển và tầm nhìn đến năm 2015. Ðến nay, SABECO đã thực hiện đầu tư nâng công suất tại bảy nhà máy và đầu tư 10 nhà máy mới, với tổng sản lượng bia tăng thêm 800 triệu lít so với năm 2005. Dự án di dời và đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất cồn tinh bột công suất 4,5 triệu lít/năm của Công ty CP Rượu Bình Tây - đã đi vào hoạt động năm 2007 - hiện đang tiếp tục thực hiện các gói thầu thuộc giai đoạn 2 của dự án. Công ty CP nước giải khát Chương Dương với dự án xây dựng nhà máy mới công suất 100 triệu lít/năm tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3 và dự án đầu tư mua sắm thiết bị cho sản xuất sản phẩm PET chiết nóng không ga hiện đang xem xét lại chủ trương đầu tư.
3.2Về thị trường:
Hiện tại công ty SABECO đã có mặt trên khắp cả nước
Trên thế giới:
3.3Về khách hàng:
Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 15%/năm, thị trường bia Việt Nam được xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010 (khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu), Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.
Trong số các sản phẩm của Sabeco thì 333 chính là một ví dụ đầy sinh động trong công cuộc chinh phục thị trường quốc tế. Sản phẩm bia lon 333 trong những năm gần đây có bước tăng trưởng vượt bậc. Từ thị trường trong nước, bia lon 333 đã đi ra thế giới, “xâm nhập” cả những quốc gia được coi là quê hương của các loại bia nổi tiếng như: Đức, Hà Lan, Mỹ, Úc… Thị trường bia của các nước này rộng lớn nhưng cũng vô cùng khó tính với sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều hãng bia danh tiếng. Vinh dự hơn khi bia 333 đã đạt Huy chương Bạc, giải thưởng Bia quốc tế tại Australia, nơi là quê hương của hãng bia Foster danh tiếng có lịch sử 123 năm. Vì vậy, sự hiện diện tại 18 quốc gia trên thế giới đã chứng tỏ được “đẳng cấp” và chất lượng của từng lon 333.
Sự thành công của SABECO có được nhờ những đổi mới chiến lược phát triển tổng thể mang tính dài hạn trên các lĩnh vực tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển năng lực sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối, mở rộng và phát triển thị trường, đầu tư mang tính chiến lược và chuyên nghiệp về thương hiệu, đầu tư vào hệ thống nhân sự, xây dựng các giá trị văn hoá của Công ty. Phát triển có tầm nhìn, có chiến lược và luôn thể hiện là thương hiệu mạnh đại diện cho ngành bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam, SABECO đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đang và sẽ trở thành một biểu tượng cho sự không ngừng vươn lên của nền kinh tế năng động Việt Nam
3.4Về thành tựu:
Sản phẩm Bia Sài Gòn - Hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng bình chọn liên tục trong 12 năm từ 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007,2008
Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc thi bình chọn Bia quốc tế tổ chức tại AUSTRALIA năm 1999, 2000 và 2001
Từ năm 1996, trong lúc lệnh cấm vận Việt Nam chưa được Chính phủ Mỹ bãi bỏ, người Mỹ đã tìm đến tận Công ty Bia Sài Gòn để xin nếm thử bia. Sau khi nhâm nhi ly bia Sài Gòn tại nhà máy thì họ đã nhờ ngay Công ty Heritage - một công ty kinh doanh bia, nhập bia Sài Gòn vào thị trường Mỹ. Sau đó SABECO đã hợp tác với tập đoàn Acefood đưa bia Sài Gòn vào hệ thống bán hàng của tập đoàn này tại nhiều bang trên đất Mỹ.
Khách hàng Nhật thì cho rằng, hương vị của bia Sài Gòn rất gần gũi với bia Asahi của Nhật, nhưng đặc sắc và đậm đà hơn. Và người Nhật cũng đã không bỏ qua cơ hội kinh doanh bia Sài Gòn trên đất nước hoa anh đào. Còn ở Đức, một quốc gia nổi tiếng thế giới cả về thương hiệu bia lẫn sản lượng bia được sản xuất hàng năm, vậy mà bia Sài Gòn vẫn được đón nhận một cách nồng nhiệt. Tại giải thưởng bia quốc tế được tổ chức tại Australia, hai năm 1996 và 2001, thương hiệu bia "333 premium export" của Công ty Bia Sài Gòn đã liên tiếp giành được huy chương bạc…
PHẦN 2: SỬ DỤNG MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH CÔNG TY SABECO.
1. Cạnh tranh nội bộ ngành:
1.1 Công ty VBL:
Ngành nghề hoạt động: bia rượu-bán buôn, Bia rượu-nhà sản xuất.
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam, tiền thân là Công ty Liên Doanh Nhà Máy Bia Việt Nam, (NMBVN), đơn vị sản xuất các lọai bia Tiger, Heineken và Bivina tại Việt Nam, là một công ty liên doanh thành lập vào ngày 9/12/1991, giữa Tổng Công ty Thương Mại Saigon (SATRA) và tập đoàn Asia Pacific Breweries Ltd. (APBL), trụ sở đặt tại Singapore.
Các sản phẩm của NMBVN đến với ngừơi tiêu dùng thông qua một hệ thống 01 Tổng kho đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và 3 Văn phòng Chi nhánh đặt tại Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ và hơn 100 đơn vị phân phối chính thức của Công ty. Ngay từ những ngày đầu đi vào họat động, NMBVN đã tạo được uy tín với khách hàng là một công ty có những sản phẩm chất lượng cao, ổn định và phong cách phục vụ tốt.
Các sản phẩm chính của công ty: bia Larger, bia Biere Larue, Heineken, Tiger, BGI, BIVINA, Foster’s.
1.2 Tổng công ty bia rượu nước giải khát HN (HABECO):
Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) có trụ sở chính tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 2003 trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và các đơn vị thành viên
Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia, Rượu, Nước giải khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất; Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ và ngành nghề khác theo luật định.
Các sản phẩm chính của công ty: HaNoi Beer, Bia Hơi, Bia Lager, Bia Trúc Bạch Classic.
1.3 Công ty bia Huế
Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402 QĐ/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng. Số vốn đầu tư ban đầu của Nhà máy là 2,4 triệu USD.
Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International (TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) tại giấy phép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50%. Đây thực sự là một bước ngoặt trọng đại trong quá trình phát triển của đơn vị. Từ đây, Nhà máy Bia Huế chính thức mang tên Công ty Bia Huế.
Các sản phẩm chính của công ty: Hue Beer, Festival Beer, Carlsberg Beer, Huda.
1.4 Một số công ty khác:
1.4.1 TÂN HIỆP PHÁT
Công ty TNHH TM- DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994, tiền thân là Nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinh doanh sản xuất rượu, bia rượu, nước giải khát.
Công ty TNHH TM- DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội Rượu Bia và Nước Giải Khát Việt Nam.
Các sản phẩm của công ty: Bia Bến Thành, các sản phẩm trà: trà thảo mộc, trà táo, trà bí đao, nước tăng lực, nước tinh khiết, sữa đậu nành,…
1.4.2 LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á
Sự bắt tay giữa công ty bia Việt Hà & hãng bia Carlsberg nổi tiếng thế giới đã cho ra đời nhà máy bia Đông nam á.
Nhà máy bia Đông Nam Á có trụ sở chính tại 167B Minh Khai, Hà Nội và văn phòng chi nhánh tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước như Hải phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa & TP Hồ chí Minh .... với hệ thống các nhà phân phối rộng khắp trên các vùng miền, nhà máy luôn sẵn sàng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trong toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các sản phẩm: HALIDA, THĂNG LONG, CARLSBERG.
1.4.3 CÔNG TY BIA VIỆT HÀ
Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Việt Hà là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, với 16 đơn vị thành viên là các đơn vị trực thuộc, công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên kết.
Từ chỗ chỉ là một nhà máy nhỏ với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân thủ đô, đến nay, Việt Hà đã trở thành một Tập đoàn đầu tư đa ngành hàng lớn mạnh, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như bia Halida, bia Việt Hà, bánh mứt kẹo Tràng An, bánh mứt kẹo Hà Nội, giày Ngọc Hà… cùng với nhiều dự án lớn như Khu hỗn hợp nhà ở và thương mại Việt Hà; Khu Công nghiệp Thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh; Trung tâm thương mại, dịch vụ Lĩnh Nam… Công ty đã tự khẳng định là một đơn vị làm ăn có hiệu quả, liên tục là doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp thủ đô, xứng đáng là doanh nghiệp anh hùng lao động của thời kỳ đổi mới.
2. Đối thủ tiềm ẩn:
Thị trường nước giải khát Việt nam hiện nay khá hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp,công ty lớn trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những đối thủ hiện tại kể trên thì SABECO còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác. Nhiều công ty giải khát ở Hàn Quốc, Nhật Bản …. muốn xâm nhập thị trường Việt Nam.
Ví dụ như Công ty TNHH nước giải khát Kirin Acecook vừa đưa ra thị trường một dạng thức uống pha sữa nhãn hiệu Latte . Ông Saito Yukinobu, Phó tổng giám đốc Kirin Acecook cho biết ngoài thức uống pha sữa Latte với ba hương vị đào, nhài và trà, tháng 7 tới công ty sẽ giới thiệu thêm những dòng sản phẩm mới.So với công ty giải khát Việt Nam, họ có ưu thế về vốn, về công nghệ và tính truyền thống độc đáo. Do đó, sự xâm nhập thị trường của họ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị phần của các công ty giải khát Việt Nam, trong đó có SABECO. Ngoài ra,với danh tiếng và lợi nhuận của mình,SABECO cũng phải đối mặt với các nhãn hàng nhái, gây ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ và uy tín của thương hiệu.
Nhà cung cấp:
Mức độ tập trung của các nhà cung cấp.
Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp.
Sự khác biệt của các nhà cung cấp.
Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm.
Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành.
Sự tồn tại của các nhà cung ứng thay thế.
Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp.
Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
Sabeco ký kết hợp đồng mua vỏ lon bia với các đối tác cũng như với Crown Saigon và Crown Hà Nội.
Năm 2008, Công ty Thái Tân là nhà cung cấp malt cho Sabeco.
Sabeco vẫn có những hợp đồng nguồn malt trực tiếp với nhà cung cấp Joe White Malting/ADM Ô-xtrây-li-a.
Năm 2008 Sabeco ký hợp đồng với ADM Malting và Thanh Tùng mua malt với số lượng lần lượt là 1.500 tấn và 10.000 tấn.
Sabeco tập trung chủ yếu cho các nhà cung cấp như Công ty Thái Tân chiếm 55% tổng lượng nguyên liệu cung cấp.
Ngày 3/2/2009, ông Nguyễn Quang Minh ký hợp đồng Sabeco/JC009 với Tập đoàn Joh-Bank-Joln GmbH mua của tập đoàn này 4.000kga Houblon cao, vụ mùa 2008 sản phẩm xuất xứ Hop Magnum – Đức với giá hiệu lực hợp đồng 30-9-2009.
Ngày 20/2/2009 công ty ký hợp đồng SABECO/NICoI mua của tập đoàn này 4.100kga, nơi xuất xứ Hop Magnum – Đức.
Đầu tư xây dựng Nhà máy Bao bì Sabeco – Sông Lam với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất thế giới, bảo đảm cung cấp đủ sản lượng tiêu thụ với chất lượng tốt nhất và các sản phẩm bao bì phục vụ việc sản xuất bia. Với việc xây dựng nhà máy để tự cung cấp bao bì thì trước mắt Sabeco sẽ không bị tình trạng chèn ép giá từ nhà cung ứng. Tuy nhiên, với các nguồn nguyên liệu quan trọng như malt, houblon thì công ty rơi vào tình trạng thụ động do nguồn cung chủ yếu từ nước ngoài. Nguồn cung này trong nước còn rất ít và chất lượng chưa cao vì thế Sabeco sẽ phải chịu nhiều áp lực từ nhà cung ứng. Trong trường hợp này sức mạnh của nhà cung cấp không thể coi nhẹ.
4 Khách hàng:
Với mạng lưới phân bố khắp mọi miền trên cả nước nhưng chủ ýếu là khách hàng miền nam với các đặc điểm là: thích ăn nhậu, thích giá cả bình dân và thương hiệu quen thuộc, chât lượng bia tốt và đảm bảo sức khỏe.
5 Sản phẩm thay thế:
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa ,chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thường xuất hiện nhiều trong các dịp: Tiệc tùng, tiếp khách hay đối tác, tụ họp bạn bè….
Sản phẩm thay thế của bia rượu là một loại hàng hóa hay dịch vụ có thể thỏa mãn những nhu cầu trên.Hiện nay các sản phẩm cafe, trà và đặc biệt là các loại nước giải khát được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên đang được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn thay thế cho sản phẩm bia rượu.
Nguyên nhân: do xu hướng người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu hướng về các sản phẩm tốt cho sức khỏe, ko gây kích thích,chất lượng, giá rẻ….
PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Chiến lược cấp kinh doanh của công ty
Sự thành công của thương hiệu Bia Sài Gòn trong những năm qua chủ yếu nhờ vào yếu tố: Sản phẩm luôn thỏa mãn sự mong đợi của người tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội về chất lượng, hương vị và thể hiện được đẳng cấp qua hình ảnh của từng thương hiệu Bia Sài Gòn. Thế mạnh lớn nhất của công ty tập trung vào các yếu tố chiến lược như: Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo ổn định trên toàn hệ thống sản xuất. SABECO không ngừng nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn nhằm mang đến cho người tiêu dùng chất lượng tốt nhất, luôn luôn đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và toàn bộ hệ thống phân phối.
Nhân lực, kinh nghiệm và lòng trung thành cũng là một trong các thế mạnh lớn của tổng công ty. Họ chính là tài sản vô cùng quý giá mang đến cho SABECO - Bia Sài Gòn những thành công vượt bậc ngày nay và trong tương lai. Chiến lược của tổng công ty là luôn luôn gắn kết lợi ích của nhà phân phối với lợi ích của công ty trong việc cùng nhau xây dựng và phát triển công ty. Ngoài ra sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm thực tiễn và công nghệ nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm tốt và ổn định nhất cũng đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của thương hiệu Bia Sài Gòn. Có thể khẳng định chất lượng và hương vị bia Sài Gòn hiện nay đã nhận được sự yêu chuộng của người tiêu dùng trên cả nước. Những năm gần đây, sự giao thương và mở rộng quan hệ của đất nước đã hỗ trợ rất nhiều trong việc tiếp cận của thương hiệu Bia Sài Gòn đối với thị trường quốc tế. Như các thương hiệu hàng đầu khác của Việt Nam, từ trước khi đất nước gia nhập WTO, SABECO đã phát triển thị trường của mình ra quốc tế. Mặc dù hiện tại thị trường xuất khẩu của tổng công ty còn khiêm tốn với 18 quốc gia trên 5 châu lục, nhưng SABECO đã và đang đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm của mình ra thị trường ngoài nước.
Hiện tại Sabeco đang thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm trong đó có thể kể đến một số sản phẩm nổi bật và dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng:
Bia Sài Gòn Special: là sản phẩm đặc biệt duy nhất tại thị trường Việt Nam, được sản xuất từ một loại ngũ cốc duy nhất và có hương vị đặc biệt, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cao cấp và hương vị độc đáo của khách hàng. Bia Sài Gòn Special đã thể hiện được sự thành đạt khi khách hàng sử dụng.
Bia đen: là sản phẩm manh hình thái, màu sắc mới cho sản phẩm bia vàng truyền thống quen thuộc. Là một sản phẩm thực sự mới lạ trên thị trường, Sabeco đã đi tiên phong trên thị trường về loại sản phẩm này, kích thích sự tò mò của khách hàng về sản phẩm mới. Hướng người tiêu dùng sử dụng bia đen như loại bia vàng lâu nay. Đặc biệt, bia đen có thành phần dinh dưỡng cao hơn bia vàng và thị trường cho loại sản phẩm này đang còn bỏ ngỏ.
Bia chai Saigon Special được sản xuất và phân phối rộng rãi trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Đã Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang… Với thông điệp “Saigon Special – Chất men của thành công”. Sản phẩm bia Saigon Special với thành phần 100% malt (không có gạo), được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất khu vực và lên men theo công nghệ truyền thống dài ngày tạo nên một hương vị ngon và độc đáo khác hẳn với các sản phẩm bia khác trên thị trường.Saigon Special là loạ`i bia đặc biệt dành cho người tiêu dùng trẻ trung, năng động và thành công trong cuộc sống. Bia Saigon không gây háo nước và nhức đầu sau khi uống.
Ban đầu khi sản phẩm này ra mắt thị trường, SABECO đã tung ra một đoạn quảng cáo kéo dài 33s, với nội dung ngắn gọn “Có thể bạn không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn” và diễn viên chính duy nhất là chai bia Saigon Special xanh có hơi lạnh lan tỏa xung quanh vô cùng ấn tượng. Với giá không quá đắt, chỉ 160000đ 1 két 24 chai, nhưng lại có hương vị “rất được”, được những người sử dụng đánh giá là ngon. Sản phẩm này còn được biết đến với tên Sài Gòn lùn.
Thị trường bia Việt Nam hiện nay rất sôi động với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều tên tuổi lớn. Thêm vào đó bia nhập khẩu cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam với các thương hiệu như Warsteiner, Kulmbacher ( Đức), Leffe, Stella Artois( Bỉ)…(có thể tìm thấy nhiều ở siêu thị, dành cho những nhiều tiêu dùng cá tính, thu nhập cao). Điều này tạo cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, vì thế cuộc chiến cạnh tranh trên thị tường bia đang diễn ra hết sức gay gắt. Sabeco từ trước tới nay vẫn dẫn đầu về dòng bia phổ thông và chiếm 35% lượng bia bán ra trên thị trường, trong khi đó ở phân khúc cao cấp công ty VBL với nhãn hàng Heniken đang nắm giữ 70% thị trường. Chính vì thế để có thể tạo ra sự khác biệt hơn so với những dòng sản phẩm bia Sài Gòn (nhãn xanh và đỏ) đã quá quen thuộc với người tiêu dùng phân khúc trung bình thì công ty đã tung ra sản phẩm bia Saigon Special (Bia Sài Gòn “đặc biệt” hơn những sản phẩm bia Sài Gòn khác). Mạnh tay ttrong việc áp dụng chương trình xúc tiến cho sản phẩm này
Sản phẩm ban đầu được bán chủ yếu ở thị trường phía nam, nhưng sau này đã được biết đến và sử dụng khắp cả nước.
Với thương hiệu bia Sài Gòn đã nổi tiếng từ lâu việc tung ra một sản phẩm bia Sài Gòn mới có thể sẽ không gây được sự khác biệt so với những sản phẩm bia Sài Gòn đã có trước đây. Nhưng bia Saigon Special đã tạo ra được sự khác biệt thực sự. Từ dáng vẻ bề ngoài độc đáo, khác biệt so với những sản phẩm bia Sài Gòn khác, “có gì đó mạnh mẽ nhưng cũng dễ thương”. Nhưng để có được thành công của sản phẩm là nhờ công ty đã áp dụng chương trình xúc tiến thành công, sản phẩm đã được nhiều người nhớ đến. Khác với các quảng cáo sản phẩm bia trước đây, khung cảnh quảng cáo của sản phẩm bia Saigon Special không phải ở những quán bia bình dân ồn ào, náo nhiệt mà các đấng mày râu vẫn nâng cốc giải trí với bạn bè sau giờ làm việc, mà ở quảng cáo bia Saigon Special là trong quán bar sang trọng, lịch sự, người dùng sang trọng đang giao lưu trao đổi công việc. Nếu với sản phẩm bia Heniken, bia Sài Gòn, “bia của người Việt”, sản phẩm bia Saigon Special đã tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm trước đây, đã có định hướng tiêu dùng ở phân khúc tầm trung. Với hương vị riêng biệt, hấp dẫn do sử dụng chỉ một loại ngũ cốc duy nhất, hướng tới những khách hàng cao cấp, nếu so với các sản phẩm bia của người Việt Nam tại thời điểm đó đã thực sự tạo ra một sự khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về công ty cổ phần bia rượu nước giải khát sài gòn (sabeco).doc