Cùng với cách mạng Việt Nam cũng trong năm 1975, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã phát động toàn dân nổi dậy cướp chính quyền bằng ba mũi tiến công chiến lược chính trị, binh vận và áp lực vũ trang. đến tháng 8 năm 1975 toàn bộ hệ thống chính quyền và quân đội ngụy ở ViêngChăn đã sụp đổ. Ngày 2/12/1975, hội nghị Đại biểu toàn quốc ra tuyên bố xóa bỏ chế độ phong kiến ngự trị hàng ngàn năm trên đất nước Lào và thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Bước ngoặt lịch sử trọng đại này đã đưa nước Lào vào một thời kỳ mới-Thời kỳ bảo vệ và xây dựng đất nước phồn vinh định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về cuộc thi Việt- Lào trong trái tim tôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp bạn tức là giúp mình”.
Trong thời kỳ 1954 – 1975 sự đoàn kết và hợp tác Việt – Lào càng phát triển vượt bậc. Đó là sự hỗ trợ lẫn nhau trên mặt trận quân sự làm thất bại âm mưu phá hoại cách mạng Lào của chính quyền phái hữu Lào, góp phần vào việc đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Đó là thắng lợi mở đường Hồ Chí Minh chạy dọc Trường Sơn, đường giao thông huyết mạchchi viện cho miến Nam Việt Nam và là căn cứ địa cách mạng của ba nước. Năm 1962 quan hệ ngoại giao 2 nước được chính thức ký kết. Quan hệ 2 nước ngày càng được khẳng định. Sự phối hợp chặt chẽ của quân dân hai nước trên hai chiến trường cùng đánh bại chiến tranh cục bộ của Mỹ, đưa đến việc ký hiệp định Pari về Việt Nam và hiệp định Viêng Chăn về Lào năm 1973. Việt Nam ủng hộ Lào ba lần thành lập thành công chính phủ liên hiệp, cô lập phái hữu phản động, làm cho thế lực cách mạng ngày càng vững mạnh đến thắng lợi của cách mạng lào tháng 12/1975.
Từ sau năm 1975, cả hai nước bước vào thời kỳ mới,. Xây dựng hoà bình và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan hệ giữa hai nước chuyến từ quan hệ chiến đấu chống kẻ thù chung sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào trong xây dựng và phát triển kinh tế, đời sống mới. Đồng thời để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình và thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, bảo đảm sự ổn định và phát triển vững chắc của mỗi nước. Chính vì vậy vấn đề biên giới lãnh thổ đã được lãnh đạo cấp cao của hai nước quan tâm. Trên cơ sở đó đã dẫn đến việc ký kết hai hiệp ước: Hiệp ước Hứu nghị và hợp tác, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước vào ngày 18/7/1977 tại thủ đô Viên Chăn.
Hiệp ước được ký kết có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào, tạo cơ sở để ký hàng loạt các thoả thuận hợp tác sau này giữa hai nước.
Trong những năm 80 hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực ngoại giao đấu tranh chống lại sức ép của một số nước khác trong vấn đề Camphuchia. Sự đoàn kết Việt – Lào đã trở thành nhân tố có tầm chiến lược bảo đảm thắng lợi trong công cuộc xây dựng và baỏ vệ chủ nghĩa xã hội của hai nước.
Câu 2b:
Từ lâu đời Việt Nam và Lào đã từng có những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, nhân dân của hai dân tộc đã từng có mối quan hệ gắn bó với nhau một cách trong sáng, hai đất nước đều có chung một hoàn cảnh, định mệnh đó là chống lại chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Ngay từ những buổi đầu của cuộc kháng chiến nhân dân Việt – Lào đã đoàn kết kháng chiến, cùng nhau vùng dậy đấu tranh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng và giành độc lập cho dân tộc và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp bạn là giúp mình”.
Sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trên mặt trận quân sự đã đem lại những thắng lợi to lớn làm thất bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, góp phần vào đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Việt Nam – Lào. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng khó khắn. Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt để phá hoại đất nước ta và chia cắt 2 miền Nam – Bắc. Chúng đã thực hiện những chính sách đàn áp dã man nhất với Việt Nam, nèm bom phong toả tất cả các nẻo đường, ngăn chặn sự tiếp tế chi viện cho Miền Nam. Buộc chúng ta phải rơi vào tình thế khó khăn. Nhưng nhờ có sự hợp tác, đoàn kết Việt – Lào, dưới sự hỗ trợ của Lào ta đã tiến hành mở đường Hồ Chí Minh chạy dọc Trường Sơn để đánh Mỹ. Đó là con đường máu sống còn của cách mạng có ý nghĩa chiến lược, là đầu mối giao thông huyết mạch bí mật chi viện cho Miền Nam Việt Nam và đồng thời là căn cứ địa cách mạng của ba nước Đông Dương.
Tuyến đường Hồ Chí Minh trong những năm nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua các tỉnh của nước bạn Lào như: Bohykhămxay, Khăm muôn, Sa văn na khiệt, Xê koong, Sa la văn… . Trong những năm tháng chiến tranh đường Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng cho thắng lợi của kháng chiến, trên con đường ấy đã đổ xuống biết bao mồ hôi xương máu, những bước chân anh dũng đã đi qua, chính vì thế nó đã trở thành con đường huyền thoại của lịch sử.
Các đơn vị tham gia xây dựng công trình giao thông ở Lào trong thời kỳ kháng chiến có đơn vị thanh niên xung phong k2. Ban giao thông 64, các đơn vị công binh …. Từ năm 1975 đến nay vấn đề giao thông vận tải, tạo điều kiện cho việc đi lại, thuận lợi cho hợp tác, trao đổi buôn bán giữa 2 nước nên đã trở thành vấn để quan tâm chú ý. Nhiều tuyến đường đã và đang được nâng cấp xây dựng nối liền giữa hai nước như đường 9, đường 12, đường 8 … đặc biệt phải kể đến sự đóng góp của Tổng công ty công trình giao thông 1, 8, 4 và Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long.
Trong những năm qua Tổng công ty giao thông 8 ( Cienco8 ) đã xây dựng công trình giao thông quan trọng của Lào, Công ty xây dựng công trình giao thông Việt – Lào thuộc tổng công ty Cienco 8. ở thị trấn Lắc Xao Lào có đường số 8 A do Cienco 8 cải tạo nâng cấp gần 100 cây số đã đưa vào sử dụng gần 10 năm nay. Cỗu Nậm Dao dài 120 m, đường băng sân bay Lắc Xao đã được thi công và đưa vào sử dụng, một số những công trình dân dụng khác như trường học, bệnh viện. Bên cạnh đó ViLaCo cũng đang nhận và thi công công trình đường ở Viêng Chăn quý 1. Đây là một dự án xây dựng lớn mang số hiện VTE4 cải tạo, nâng cấp 8,4 km quốc lộ 4 và 4A nội đô. Hợp đồng có giá trị 11 triệu đô la ( USD ) khởi công tháng 9 năm 1996. Hoàn thành cuối 1998 với hơn 150 kỹ sư, công nhân ViLaCo, hầu hết đã đánh thầu đường 13 Bắc Lào 4 năm trước, đang khẩn trương thi công.
ở nước bạn Lào, ViLaCo được bạn Lào tin tưởng và giao thêm cho những công trình mới như: Làm kè sông Mê Kông sắp tới…
Câu 2c:
Cùng với việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa hai Đảng, chính phủ và nhân dân hai nước Việt – Lào, các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các tổ chức thanh niên và thế hệ hai nước càng ngày càng được tăng cường, mở rộng.
Ngay sau ngày giải phóng ( năm 1975) Đảng, chính phủ Lào đã đặc biệt quan tâm đến công tác dân vận, tập hợp thanh niên các bộ tộc Lào anh em. Vào những năm cuối của thập kỷ 70, Uỷ ban vận động thành lập Đoàn Thanh Niên nhân dân cách mạng Lào ra đới và hoạt động như một cơ quan trung ương lâm thời của Đoàn thanh niên cách mạng Lào. Ngay từ thời kỳ đó và cho đến nay, Uỷ Ban vận động thành lập Đoàn thanh niên nhân dân cạch mạng Lào cũng như ban lãnh đạo Đoàn thanh niên các khoa đã có mối quan hệ hữu nghị hợp tác hết sức mật thiết với Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã giúp đỡ Đoàn Thanh Niên nhân dân cách mạng Lào trong việc xây dựng hệ thống tổ chức Đoàn Thanh Niên các cấp thông qua việc đào tạo cán bộ thanh niên cho nước bạn Lào. Từ năm 1980 cho đến nay, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã đào tạo , bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh niên cho 300 cán bộ thuộc các cấp Huyện, Tỉnh, Trung ương Đoàn Thanh Niên nhân dân cách mạng Lào ( 17 khoá học từ 3 tháng đến 18 tháng một khoá).
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh cũng đã giúp Đoàn Thanh Niên Nhân dân cách mạng Lào về phương pháp kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức Đại Hội Đoàn, phương pháp xây dựng, chủ đạo và tổ chức thực hiện các phong trào thanh niên, giúp xây dựng mẫu huy hiệu Đoàn của bạn… Hàng năm các đồng chí lãnh đạo cao nhất của hai Đoàn Thanh Niên đều có chương trình gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phong trào thanh niên trong việc xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên, tổng kết các hoạt động hợp tác và xây dựng chương trình hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
Trong những năm 80, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã cử một số đoàn chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn như: Tổ chức hệ thống Đoàn thanh niên, thanh vận, phong trào thanh niên… sang giúp Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào. Các cơ quan báo chí, xuất bản của hai Đoàn thanh niên thường xuyên quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chuyên môn: Tổ chức các đoàn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Trung ương Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh cũng đã hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật, vật chất cho Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào.
Cũng từ những năm 80 đến nay, hai bên đã phối hợp tổ chức những hoạt động giao lưu, gặp gỡ hữu nghị phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế, chính trị của hai nước theo từng thời kỳ như: Gặp gỡ thanh niên Việt – Lào ( được tổ chức lần thứ nhất vào tháng 2 năm 2002 tại Quảng Trị. Cuộc gặp gỡ thanh niên Việt – Lào lần thứ hai sẽ diễn ra vào cuối tháng 8 năm 2002 tại Hà Nội) Gặp gỡ thanh niên thủ đô Hà Nội – Viên Chăn hàng năm trong những năm 80, Giao lưu thanh niên giữa các tỉnh có chung biên giới hoặc kết nghĩa… Đồng thời, Đoàn còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ của hai nước. Thi tìm hiểu về quan hệ hữu nghị Việt – Lào, về đất nước và nhân dân Lào – Việt Nam. Một số hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao…
Để kỷ niệm 25 năm hiệp định hợp hữu nghị và 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Lào. Tháng 9/2002 tại Hà Nội sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ hữu nghị giữa thanh niên hai nước do trung ương đoàn của hai nước phối hợp tổ chức.
Các tỉnh, thành Đoàn ( đặc biệt có các huyện ) có chung biên giơi hoặc quan hệ kết nghĩa cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thăm viếng, giao lưu hoặc các hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào.
Hội thảo “ 40 năm quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào: thành tựu và triển vọng” mới được tổ chức tại Hà Nội là một trong nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày ký hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác và 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Gặp mặt trong hội thảo Khem – phon Phao – Khăm – Kẹo một cô gái người Lào đã nói lên cảm nghĩ của mình lần đầu đến Việt Nam: Tôi thật hạnh phúc được kế thừa một tài sản quý giá do cha anh để lại. Đó là được sống trong mối tình hữu nghị đặc biệt Lào – Việt Nam. Khem – Phon bộc bạch: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ anh em, thân thiết, ấm nồng. Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Thế hệ trẻ của hai nước cần tăng cường giao lưu văn hoá để hiểu biết hơn nữa về truyền thống văn hoá của nhau.
Một trong những hành động cụ thể để thanh niên Lào trao đổi về văn hoá với thanh niên Việt Nam là đề ra những dự án về văn hoá - giáo dục, việc làm … tạo điều kiện cho thế hệ tre của hai nước tìm hiểu về nhau, giao lưu, giúp đỡ học hỏi lẫn nhau phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước trong thời đại ngày nay.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam – Lào có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch. Thanh niên 2 nước cần đoàn kết lại tiếp bước cha anh gần gũi và phát huy tiềm năng quý báu đó để nâng mối quan hệ song phương nên một tầm cao mới. Được thăm thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, tận mắt chứng kiến những thành tựu của đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Bạn trẻ Lào không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục. Thủ đô Hà Nội xinh đẹp với những hàng cây xanh mát vừa có dáng vẻ cổ kính vừa hiện đại với những toà nhà cao tầng đã để lại trong tâm trí bạn Lào những ấn tượng tốt đẹp. Điều ấy càng khẳng định và tin tưởng vào mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào – Việt Nam mãi bền chặt. Đất nước Lào con người thân thiện, cởi mở cũng như người Việt Nam luôn giang rộng cánh tay đoàn kết, giao lưu ra để chào đón các bạn trẻ Việt Nam đến thăm đất nước Lào như những người bạn thân thiết.
Như đã nói, cùng với việc tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị. Quan hệ hữu nghị thanh niên giữa hai trung ương Đoàn của hai nước ngày càng được mở rộng và góp phần vào mối quan hệ hợp tác hữu nghị “đặc biệt” ấy, tuổi trẻ Việt – Lào tình sâu nghĩa nặng. Sáng ngày 6 tháng 9 năm 2002 vừa qua tuổi tre hai nước Việt – Lào đã hành hương về xã Kim Liên, huyện Nam Đàn ( Nghệ An ) thăm quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng đi có đồng chí Trần Đắc Lợi uỷ viên ban thường vụ, trưởng ban quốc tế trung ương Đoàn Việt Nam, đồng chí Phét – Sa Khon Luông – a – Phay Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào cùng với 52 thành niên xuất sắc đại diện cho tuổi trẻ nước bạn Lào và đông đảo các đoàn viên thanh niên ở Nghệ An.
Đoàn đã thăm quê nội, quê ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh và được nghe thanh niên khu di tích giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, dâng hoa thắp hương báo công Bác, tưởng nhớ đến người cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người chiến sỹ cách mạng gần gũi và gắn bó với cách mạng và nhân dân Lào. Trước anh linh người, đồng chí Phéta Khon Luang Aphay thay mặt đoàn bồi hồi xúc động ghi vào cuốn sổ vàng lưu niệm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc công ơn trời biển của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp xây dựng nên mối quan hệ “đặc biệt” gắn bó thuỷ chung của hai dân tộc Việt Nam – Lào, đồng thời hứa sẽ không ngừng xây dựng mối tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai nước ngày càng bền vững xanh tười để đưa quan hệ của hai nước nên một tầm cao mới.
Tối cùng ngày 6 tháng 9 tại thị xã Cửa Lò, cũng đã diễn ra cuộc giao lưu văn hoá giữa hai nước. Trên đây là những minh chứng về một số hoạt động giao lưu, thăm viếng lẫn nhau giữa thanh niên hai nước mà cụ thể là giữa trung ương Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và trung ương Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào đã đạt được trong những năm qua.
Câu 2d:
Việt Nam và Lào là hai dân tộc, hai đất nước riêng biệt nhưng nhìn lại một quá trình lịch sử, về điều kiện địa lý, tự nhiên con người tính cách có một điểm rất tương đồng và hợp nhau. Hai dân tộc cùng chung một vẻ đẹp, ấy chính là vẻ đẹp của tinh thần đại đoàn kết và mối tình son sắt thuỷ chung của nhân dân hai nưóc mà đã từ lâu mối quan hệ đặc biệt ấy được viết nên thành những bài hát để ca ngợi sự đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. các nhạc sỹ Việt – Lào đã sáng tác ra nhiều bài hát nổi tiếng để gợi ca.
Những bài hát đó từ lâu đã đi vào tâm hồn của những người dân Việt – Lào và sống mãi với thời gian. Những bài hát, bài thơ đó do nhạc sỹ Việt Nam sáng tác như là: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật. Trên đỉnh Trường Sơn của Hoàng Hà, sợi thương sợi nhớ … Trường Sơn – Phu Luông của Đỗ Hoàng, Lào – Việt bên nhau của Trần Hoàn, Lào – Việt bank tiến lên của Vũ Thạch Hùng. Kỷ niệm ngày thành lập liên doanh ngân hàng Việt – Lào.
Và nhiều bài thơ ca gợi tình hữu nghị Việt – Lào như: theo tình nguyện quân qua biên giới năm 1952 của Chế Lan Viên. Tiếng khóc nơi bản Lào lửa cháy của Nguyễn Đức Mởu, Tình hữu nghị Việt – Lào của Hương Xuân Biên, Tiếng hát đoàn 83 Viên Chăn của Lô Ngọc Bun.
Những bài hát do nhạc sỹ Lào sáng tác đó là: Thắm tình Lào – Việt Nam của Kham Teum Southideth, Trái tim Lào – Việt Nam của Bua Ngân Sao Phu Vông, tình hữu nghị Lào – Việt Nam của Un Khăm Păn Nha Sắc, Việt Nam anh dũng của Sỷ Sạ Nạ Sy Sản.
Lời của một số bài hát.
Thắm tình Lào – Việt Nam.
Tình Lào – Việt đẹp tựa sông núi ngàn xuân sang thắm mối duyên giao, Cửu Long đượm tình nghĩa sâu Trường Sơn rộng lối thăm nhau vạn đường. Từng sát cánh kiên cường gắn bó, chí sắt son muôn thủa vững bền. Sử vàng truyền thống ghi tên vẻ vang ngời sáng tình thêm tự hào… vừng cao trào bang giao kinh tế, mừng kỷ nguyên vững thế tiến nên thành công hợp tác ASEAN dựng xây vững mạnh quanh miền là miền thịnh hưng. Tình tính tang là tang tính tình chung thành tình ta đổi trao, đỉnh cao đoàn kết Việt – Lào vững bền…
Thắm tình ta mãi trao mình chung bước vào bang giao, tiến lên thềm thiên nhiên kinh tế, đổi mới xây dựng hạnh phúc tuyệt vời, kỷ nguyên nở hoa phú hưng vui tưng bừng hợp tác tiến lên, trung kiên có đôi bên Việt – Lào đỉnh cao huy hoàng.
Lào – Việt Bank tiến lên. ( Vũ Thạch Hùng ).
Cùng nhau sát vai Lào – Việt Bank xây thêm hạnh phúc mỗi nhà vững bước nhanh trên đường đang phát triển. Lào – Việt Nam đoàn kết keo sơn bao đời, chung sức chung lòng đầy một khối ngày thêm vững mạnh. Xây tương lai, xây ngày mai cùng tiến bước. Sáng một vì sao toả ánh hồng nước non ngày càng đẹp hơn. Trường Sơn hùng vĩ mối tình bạn sáng trong, ta nguyện đồng tâm xây bền chí vững lòng thắng mọi gian nan, ngày mỗi ngày lam đẹp quê hương tươi đẹp ngàn năm.
Trong bối cảnh quốc tế từ đầu thập niên 90 đến nay, cả hai nước Việt Nam và Lào đều tích cực tiến hành có kết quả công cuộc đổi mới và kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là cơ sở để tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Bước vào thế kỷ XXI, việc Chính phủ hai nước ký thoả thuận hợp tác chung, dài hạn như chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật mười năm 2001-2010, hiệp định hợp tác năm năm và hàng năm cũng như nội dung các cuộc họp Uỷ ban, Chính phủ hai nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong thời kỳ mới.
Đặc điểm của quan hệ trong giai đoạn hiện nay là hợp tác kinh tế, văn hoá được đẩy mạnh và mở rộng trong nhiều lĩnh vực hơn trước và đã đem lại nhiều kết quả thiết thực. Hợp tác về giáo dục và đào tạo là lĩnh vực được hai bên ưu tiên và đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Hợp tác về nông nghiệp tập trung vào chương trình phát triển lương thực và một số công trình thuỷ lợi ở Lào. Về giao thông vận tải, nhiều tuyến đường nối liền hai nước đã và đang được đầu tư nâng cấp và xây dựng, tạo thuận lợi cho Lào xuất nhập khẩu hàng hoá quá cảnh qua cảng biển Việt Nam như: đường 9 đến cảng Tiên Sa - Đà Nẵng, đường 12 đến cảng Vũng áng, đường 8 đến cửa Lò, đường 7,đường 217, đường 43 và 18B đang được xây dựng bằng vốn tín dụng của Việt Nam về công nghiệp, hai bên tiếp tục hợp tác cung cấp điện cho nhau và trong tương lai Việt Nam sẽ tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện và mua lại điện của Lào, kết nối hệ thống điện giữa hai nước cho phù hợp với chương trình tải điện cả khu vực. Hợp tác khai thác để sản xuất phân bón và hoá chất phục vụ nhu cầu hai nước dự kiến sẽ được triển khai. Về thương mại, việc thực hiện chính sách và biện pháp ưu đãi thuế cho hàng hoá xuất sứ từ hai nước sẽ thúc đẩy hơn nữa kim ngạch buôn bán giữa hai nước. Về đầu tư sản xuất kinh doanh hiện Việt Nam có 19 dự án đầu tư tại Lào với số vốn khoảng 13 triệu USD, đứng thứ 14 trong số 35 đối tác của Lào. Đồng thời, một số công ty của Việt Nam đã nhận thầu các công trình của Lào và quốc tế lên đến hàng trăm triệu USD. Ngân hàng liên doanh Việt Nam – Lào hoạt động ở Viêng Chăn và Hà Nội đã mở ra ở một số địa phương, tạo thuận lợi cho thanh toán giữa các doanh nghiệp. Mới đây Việt Nam tích cực giúp Lào kinh nghiệm giảm lạm phát, kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo. Hợp tác y tế văn hoá, du lịch thể thao cũng được mở rộng. Hai bên tiếp tục hợp tác trong việc giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ biên giới, bước đầu xây dựng một số khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Hợp tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh thái vùng biên giới, chống ma tuý được tăng cường.Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác Việt Nam – Lào trên lĩnh vực đối ngoại được tăng cường. Một trong những trọng tâm là phối hợp hoạt động về vấn đề hội nhập quốc tế, trong khuôn khổ liên hợp quốc, ASEAN, khu vực cũng như ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, trong đó các dự án liên quan phát triển lưu vực sông Mê Kông và xây dựng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia….
Theo tinh thần tuyên bố chung nhân chuyến thăm Lào của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tháng 7-2001 và tuyên bố chung Lào – Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5/2002 vừa qua của chủ tịch Khăn-Tày-Xi-Phăn-Don, hai nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện trên cơ sở phát huy trên tinh thần độc lập, tự chủ và tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi, tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự hợp tác, tạo thêm sứch mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi nước. Điều lãnh đạo hai nước hết sức quan tâm là bên cạnh đẩy mạnh hợp tác chính trị và an ninh quốc phòng, hợp tác kinh tế phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả hơn để tương xứng với quan hệ chính trị gắn bó. Bên cạnh đó, trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay,đẩy mạnh phối hợp trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế cũng là một trong những vấn đế mà hai nước rất quan tâm.
Để thiết thực kỷ niêm hai sự kiện trọng đại trong quan hệ hai nước, nhiệm vụ hiện nay là tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong hai nhân dân hai nước, đặc biệt trong thế hệ trẻ vế mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, truyền thống quý báu đó đã được chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Xu-Pha-Nu-Vông, Chủ tịch Cay-Xỏn Phan-Vi- Hẳn và các thế hệ lãnh đạo kế tiếphai nước đã xây dựng và dày công vun đắp, được bảo vệ và xây đắp bằng xương máu và công sức của bao anh hùng liệt sĩ và quân dân hai nước trong công cuộc kháng chiến trước kia và trong công cuộc xây dựng hiện nay. Nhằm gìn giữ và phát huy truyền thống đó mãi mãi toả sáng, làm cho quan hệ đặc biệt thuỷ chung hiếm có giữa Việt Nam và Lào “ mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững ”.
Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 25 năm hiệp ước hợp tác, hữu nghị Việt Nam – Lào. Đại diện hội hữu nghị liên hiệp tổ chức Việt Nam – Lào. Đồng chí Hoàng Đức Nghi đã có bài phát biểu:
Chúng ta hiểu rằng Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, luôn kề vai sát cánh bên nhau, chia ngọt, xẻ bùi trong sự nghệp đấu trang giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay của mỗi nước. Lớp lớp các thế hệ con cháu ưu tú của dân tộc Việt Nam và Lào cùng đứng chung một chiến hào, hy sinh anh dũng, đánh đuổi đế quốc thực dân Pháp, Mĩ, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc mình. Hôm nay, các thế hệ nối tiếp của cả hai dân tộc Việt Nam và Lào xiết chặt hàng ngũ, đang cùng nhau chia xẻ những kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ đất nước của mỗi dân tộc. Không một ngành, cấp nào từ trung ương đến địa phương lại không có mối quan hệ trưcj tiếp với mối quan hệ của nước bạn. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của hai Đảng, hai nhà nước, tiếp bước truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, nhân dân Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào anh em đang tiếp tục tiền hành sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội nhằm phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và cường thịnh ở mỗi nước .
Truyền thống đoàn kết chiến đấu và hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước do cố chủ tịch Hồ Chí Minh và cố chủ tịch Cay-Xỏn-Phan-Xi-Hản dày công xây dựng và vun đắp đã được thử thách qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngày nay đã và đang được nâng lên những tầm cao mới.
Để góp phần củng cố và tăng cường truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam –Lào. Hội hữu nghị Việt Nam – Lào ở cấp Trung ương đã được thành lập ngày 15/ 01/ 1975. Tiếp đó, các hội hữu nghị, phân hội, chi hội hữu nghị Việt Nam – Lào của các tỉnh, Thành phố, các ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương, cơ sở đã đi vào hoạt động. Trong gần 30 năm qua, cácđồng chí Trần Hữu Dực, Hoàng Trường Trinh, Nông Đức Mạnh và Hoàng Đức Nghi được vinh dự đản nhận vị trí công tác ở trung ương hội hữu nghị Việt Nam – Lào với cương vị chủ tịch hội. Các thế hệ tiếp nối ở Trung ương hội hữu nghị Việt Nam – Lào ở các tỉnh, Thành phố, địa phương trong cả nước, đã và đang nỗ nực đóng góp vào việc vun đắp truyền thống lâu đời, sự gắn bó mật thiết, thuỷ chung, son sắt, tình đoàn kết anh em đặc biệt, tình hữu nghị và hợp tác anh em toàn diện của hai nước Việt Nam – Lào.
Trong trách nhiệm của mình, Hội hữu nghị Việt Nam – Lào đã ra sức hoạt động cho tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc anh em. Hàng năm, tổ chức hội từ trung ương đến địa phương đều duy trì việc tổ chức các ngày lễ trọng đại của nhân dân các bộ tộc Lào anh em bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhân dịp kỷ niệm các ngày trọng đại như quốc khánh của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ngày tết cổ truyền Bun-Pi –May, ngày thành lập đảng nhân dân cách mạng Lào cũng như ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và ngày ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam – Lào, hội hữu nghị Việt Nam – Lào đã gửi thư, điện mừng thăm hỏi hội hữu nghị Lào – Việt Nam và qua hội gửi tới nhân dân các bộ tộc Lào anh em, tổ chức các cuộc gặp mít tinh, gặp gỡ với các cán bộ ngoại giao, lưu học sinh Lào tại Việt Nam , các cuộc thi đấu thhẻ thao hữu nghị, các buổi giao giữa thanh niên, sinh viên Việt Nam – Lào kết hợp với hoạt động văn hoá, triển lãm tranh ảnh, biểu diễn nghệ thuật, các cuộc hội thảo, các cuộc nói truyện, thi tìm hiểu về đất nước Lào trong học sinh, sinh viên và các cuộc thi sáng tác tranh truyện với nhiều đế tài về tình đoàn kết đặc biệt, tình bạn chiến đấu Việt Nam – Lào…….Các cấp hội cũng thường xuyên trao đổi thông tin, sách báo, tư liệu, trao đổi các đoàn thăm viếng, thông báo tình hình, chia sẻ hoạt độnh kinh nghiệm, đa dạng hoá các hình thức hoạt động, tuyên truyền giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của hai nước về truyên thống đoàn kết hữu nghị, sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào cũng như việc giữ gìn và phàt huy truyên thống tốt đẹp của mối quan hệ đặc biệt có một không hai này.
Hội rất chú ý việc tuyên truyền những hiểu biết v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4.doc