MỤC LỤC
I. Khái niệm, chức năng và các hình thức chủ yếu của bao thanh toán: 1
1. Khái niệm: 1
2. Chức năng: 2
3. Các hình thức bao thanh toán chủ yếu: 2
4. Những lợi ích mà bao thanh toán đem lại: 3
5. Lợi thế của bao thanh toán so với một số hình thức tín dụng khác: 5
II. Quy trình bao thanh toán: 7
1. Quy trình BTT trong nước: 7
2. Quy trình BTT xuất nhập khẩu: 8
3. Đối tượng khách hàng: 9
4. Quy định về các khoản phải thu được BTT: 9
5. Số tiền ứng trước các khoản phải thu: 10
6. Tiền lãi, phí trong hoạt động BTT: 10
7. Giá trị thanh toán còn lại: 10
III. Rủi ro trong hoạt động BTT: 11
1. Rủi ro tín dụng: 11
2. Rủi ro gian lận: . 12
3. Rủi ro thu nợ:. 12
4. Rủi ro thanh khoản:. 12
5. Rủi ro ngoại hối: 12
IV. Thực trạng của hoạt động BTT ở Việt Nam: 13
1. Số liệu thống kê: 13
2. Một số khó khăn: 14
3. Giải pháp kiến nghị: 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hoạt động bao thanh toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.
Căn cứ quan hệ giữa bên mua và bên bán:
+ Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng hoá trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong cùng một quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Bao thanh toán xuất nhập khẩu: Bao thanh toán xuất khẩu là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp vốn và các dịch vụ thanh toán quốc tế cho nhà xuất khẩu, khi người mua thanh toán theo phương án trả chậm cho người bán. Thông qua đánh giá của đối tác muốn bao thanh toán (nhà xuất khẩu) về uy tín của nhà nhập khẩu, ngân hàng có thể bảo lãnh thanh toán cho người bán. Đặc biệt, người bao thanh toán sẽ cam kết trả thay khi nhà nhập khẩu bị phá sản hoặc mất khả năng trả nợ.
Theo phương thức bao thanh toán:
+ Bao thanh toán từng lần: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với từng các khoản phải thu của bên bán hàng.
+ Bao thanh toán theo hạn mức: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.
Những lợi ích mà bao thanh toán đem lại:
* Về phía người bán
- Người bán có thể thu tiền ngay thay vì phải đợi tới kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh khi chào hàng với các điều khoản thanh toán trả chậm mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của mình.
- Được sử dụng khoản phải thu đảm bảo cho tiền ứng trước, do đó tăng được (một cách gián tiếp) nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi thu hồi các khoản trả chậm này.
- Tiện ích của dịch vụ BTT rất quan trọng đối với nhà sản xuất, bởi hiện nay các nhà nhập khẩu qui mô, ưu thế chỉ chấp nhận hình thức trả sau ,khiến các DN VN dễ mất đơn hàng xuất khẩu nếu không có khả năng về vốn. Còn nếu chấp nhận hình thức trả sau, DN sẽ khó khăn trong việc quay vòng vốn, nhất là những đơn vị xuất khẩu các mặt hàng luôn biến động giá như cà phê, gạo, tiêu . . . Trong khi đó, NH cũng không dễ cho DN kéo dài thời gian thanh toán nếu thanh toán theo phương thức trả sau. Vì thế, dịch vụ BTT xuất khẩu ra đời sẽ giúp DN giải quyết được những khó khăn này.
- Đa phần các DN vừa và nhỏ rất thích dịch vụ BTT vì NH dễ dàng cấp tín dụng hơn.
-BTT có nhiều hình thức khác nhau, rất đa dạng để phục vụ cho các DN như : BTT chiết khấu hóa đơn, BTT trung gian, BTT đến hạn, BTT thu hộ, BTT truy đòi, BTT miễn truy đòi.
- Phạm vị hoạt động BTT cũng rất đa dạng :
+ Về địa lý : BTT trong nước và BTT quốc tế;
+ Trong hoạt động xuất nhập khẩu: BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu;
+ BTT số lượng hóa đơn của người bán hoặc BTT toàn bộ hay BTT một phần;
+ BTT kín và BTT công khai...
Khách hàng có thể sử dụng BTT trực tiếp và BTT hệ hai đại lý, hay khách hàng cũng có thể sử dụng liên kết của các hợp đồng BTT với BTT giáp lưng. Phương thức BTT từng lần hoặc BTT theo hạn mức.
* Về phía Ngân hàng:
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng
- Thu được các khoản phí và lệ phí từ đó góp phần tăng doanh số và lợi nhuận.
- So với việc cấp hạn mức tín dụng,NH thích làm dịch vụ BTT hơn. Vì nếu cấp vốn lưu động cho DN, NH phải giám sát rất vất vả, trong khi với BTT các khoản phải thu rất rõ, việc sử dụng cũng đã rõ, các DN đã chứng minh với NH về uy tín trên thị trường khi đã bán được hàng.
- NH phục vụ người bán, nhà xuất khẩu, nếu không chắc chắn về khả năng tài chính của người mua thường hay tư vấn cho khách hàng của mình tới NH phục vụ người mua, nhà nhập khẩu yêu cầu dịch vụ bao thanh toán. Những NH thực hiện dịch vụ BTT cần tính toán kỹ lưỡng đối với những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản, thực phẩm, hoặc kiểm soát các khoản phải thu của khách hàng thông qua quản lý sổ cái để phòng ngừa rủi ro
Có thể nói , bao thanh toán là loại dịch vụ cả hai bên cùng có lợi. Nhưng DN có lợi hơn NH. Khi cung cấp dịch vụ này NH phải gánh chịu về mình những rủi ro khi người mua mất khả năng thanh toán.
*Đối với nền kinh tế:
- Bao thanh toán tạo điều kiện tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
- Bao thanh toán với tư cách là một phương thức tài trợ ngoại thương đảm bảo về mặt tài chính và uy tín cho các doanh nghiệp trong thương mại quốc tế, tạo được thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế.
- Góp phần tạo ra 1 xã hội ổn định hơn với công ăn việc làm ngày càng nhiều hơn và chất lượng hơn.
* Bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Người mua phải chấp nhận một mức giá mua cao hơn so với các phương thức khác
- Người mua phải thanh toán cho đơn vị BTT khi 2 bên không có quan hệ hợp đồng ràng buộc
- BTT là hình thức tài trợ dựa trên hóa đơn và hợp đồng mua bán hàng hóa nên dễ bị giả mạo.
Lợi thế của bao thanh toán so với một số hình thức tín dụng khác:
Bao Thanh Toán
Chiết khấu hóa đơn
Đối tượng của bao thanh toán là các khoản phải thu.
Đối tượng của chiết khấu hóa đơn là hối phiếu và giấy tờ có giá.
Quan hệ có sự ràng buộc của ba bên: bên mua, bên bán,và đơn vị bao thanh toán.
Quan hệ tài trợ mang tính độc lập có sự ràng buộc giữa hai bên: bên bán và bên mua.
Bên bán gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua, bên mua phải xác nhận đồng ý thanh toán khoản nợ đó cho Ngân Hàng.
Bên mua thường không được thông về ngân hàng tài trợ khoản phải thu cho người bán. Người bán không cần xác nhận đồng ý thanh toán qua ngân hàng.
Ngân hàng sẽ quản lý sổ sách bán hàng theo dõi và thu khoản phải thu cho bên bán hàng
Ngân hàng không quản lý sổ sách của bên bán, bên bán hàng sẽ trực tiết quản lý số sách.
Ngân hàng quản lý bên mua hàng chặt chẽ và ngân hàng sẽ thu hộ tiền từ bên mua, hoặc phải chịu rủi ro tín dụng.
Ngân hàng không quản lý bên mua,vì người bán là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thu nợ từ người mua.
Việc tài trợ cho bên bán có thể xét theo hạn mức hoặc từng lần.
Việc tài trợ cho bên bán thường được áp dụng theo phương thức từng lần.
Bên bán phải có tài khoản tại ngân hàng.
Bên bán không cần có tài khoản tại ngân hàng.
Bao Thanh Toán
Cho vay thông thường
Có với hai chủ thể gắn liền với khoản tín dụng: Bên bán và bên mua.
Có một chủ thể gắn liền với khoản tín dụng đó là người đi vay.
Việc cấp hạn mức tín dụng dựa trên năng lực giữa bên bán và bên mua.
Việc cấp hạn mức tín dụng dựa vào năng lực của người đi vay.
Ngân hàng ứng trước tiền cho người bán dựa trên hóa đơn bán hàng.
Ngân hàng cấp vốn cho người đi vay dựa trên tài sản đảm bảo.
Thu nợ từ bên mua hàng.
Thu nợ từ bên đi vay.
Ngân hàng theo dõi việc bán hàng và các khoản phải thu của bên mua.
Ngân hàng theo dõi và kiểm tra tinh hình sử dụng vốn của bên đi vay.
Bên bán không cần lập phương án kinh doanh
Bên đi vay phải lập phương án kinh doanh, ngân hàng kiểm tra và thẩm định kĩ.
Lợi ích của bao thanh toán so với chiết khấu hóa đơn
Đối với chiết khấu hóa, Ngân hàng không quản lý sổ sách của bên bán, bên bán hàng sẽ trực tiết quản lý số sách. Do vậy, bên bán phải tốn thêm chi phí quản lý sổ sách, trong khi đó đối với nghiệp vụ bao thanh toán thì Ngân hàng trực tiếp quản lý sổ sách, theo dõi và thu khoản phải thu cho bên bán hàng, vừa giảm chi phí quản lý số sách mà còn đảm bảo có thể thu hồi được các khoản phải thu, hạn chế rủi ro tín dụng. Ngoài ra, đối với nghiệp vụ chiết khấu hóa đơn Ngân hàng không quản lý bên mua,vì người bán là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thu nợ từ người mua, trong khi đó đối với nghiệp vụ bao thanh toán Ngân hàng quản lý bên mua hàng chặt chẽ và ngân hàng sẽ thu hộ tiền từ bên mua, hoặc phải chịu rủi ro tín dụng.Với khoản ứng trước có thể đạt 80-90% giá trị khoản phải thu, nên đáp ứng nhu cầu tái sản xuất cho người bán , tiết kiệm được thời gian, tăng nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó khách hàng có thể chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào. Chiết khấu hóa đơn tính trên giá trị khoản phải thu, thời gian tài trợ và lãi suất tái chiết khấu nên lãi suất hiệu dụng cao hơn lãi suất chiết khấu. Còn bao thanh toán lãi tính trên số tiền ứng trước, thời gian tài trợ và lãi suất.Phí tính trên giá trị khoản phải thu. Chiết khấu được quyền truy đòi theo pháp luật. Còn Bao thanh toán có thể truy đòi hoặc miền truy đòi tùy thỏa thuận.
Lợi ích của bao thanh toán so với cho vay thông thường
Đối với cho vay thông thường, bên đi vay phải lập phương án kinh doanh, Ngân hàng kiểm tra và thẩm định kĩ, đồng thời phải có tài sản đảm bảo, tuy nhiên đối với bao thanh toán, bên bán không cần lập phương án kinh doanh, thủ tục đơn giản tiết kiệm được thời gian và chi phí, tài sản đảm bảo cũng chính là các khoản phải thu.
Quy trình bao thanh toán:
Quy trình BTT trong nước:
(1): Bên bán và bên mua ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2): Bên bán đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTT các khoản phải thu.
(3): Đơn vị BTT tiến hành thẩm định (phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính) và cấp hạn mức BTT cho bên mua (nếu bên mua hàng chưa nằm trong danh sách khách hàng đã được đơn vị BTT cấp hạn mức)
(4): Đơn vị BTT tiến hành thẩm định, trả lời và cấp hạn mức BTT cho bên bán.
(5): Đơn vị BTT và bên bán tiến hành ký kết HĐ BTT.
(6): Bên bán gửi văn bản thông báo BTT cho bên mua, trong đó nêu rõ việc bên bán chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị BTT, yêu cầu bên mua thanh toán vào tài khoản của đơn vị BTT.
(7): Bên bán chuyển giao HH cho bên mua
(8): Bên bán hàng chuyển nhượng bản gốc của HĐ mua bán, hóa đơn và các chứng từ khác liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị BTT.
(9): Đơn vị bao thanh toán ứng trước tiền cho bên bán theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng BTT.
(10): Đơn vị BTT theo dõi và thu nợ từ bên mua khi đến hạn thanh toán.
(11): Bên mua hàng thanh toán tiền cho đơn vị BTT theo hướng dẫn của bên bán.
(12): Đơn vị BTT tất toán khoản ứng trước với bên bán theo quy định trong hợp đồng BTT.
2. Quy trình BTT xuất nhập khẩu:
(1): Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2): Đơn vị xuất khẩu yêu cầu BTT đối với đơn vị BTT xuất khẩu.
(3): Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển thông tin cho đơn vị BTT nhập khẩu, yêu cầu cấp hạn mức BTT sơ bộ cho nhà nhập khẩu.
(4): Đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành kiểm tra và thẩm định đối với nhà nhập khẩu.
(5): Đơn vị BTT nhập khẩu trả lời tín dụng cho đơn vị BTT xuất khẩu.
(6): Dựa trên trả lời tín dụng của đơn vị BTT nhập khẩu, đơn vị BTT xuất khẩu tiến hành ký hợp đồng BTT với nhà xuất khẩu.
(7): Đơn vị xuất khẩu chuyển giao hàng hóa cho đơn vị nhập khẩu theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
(8): Đơn vị xuất khẩu chuyển nhượng chứng từ thanh toán (hóa đơn, các chừng từ khác liên quan đến khoản phải thu) và kèm theo giấy đề nghị ứng trước cho đơn vị BTT xuất khẩu.
(9): Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển nhượng chứng từ thanh toán cho đơn vị BTT nhập khẩu.
(10): Đơn vị BTT xuất khẩu ứng trước khoản phải thu cho nhà xuất khẩu.
(11): Đơn vị BTT nhập khẩu theo dõi và thu nợ nhà nhập khẩu khi đến hạn thanh toán.
(12): Đơn vị nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị BTT nhập khẩu.
(13): Đơn vị BTT khẩu thanh toán cho đơn vị BTT xuất khẩu sau khi đã trừ đi phần phí và các khoản thu khác (nếu có).
(14): Đơn vị BTT xuất khẩu tất toán khoản tiền ứng trước với bên xuất khẩu.
3. Đối tượng khách hàng:
a. Đối với bên bán: là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn các điều kiện:
- Hội đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Không thuộc đối tượng hạn chế cho vay hoặc không cho vay theo quy định pháp luật.
- Là chủ sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi đối với các khoản phải thu.
. b Đối với bên mua: là các đơn vị sản xuất kinh doanh hội đủ các điều kiện:
- Có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn đối với các khoản phải phải thu được yêu cầu BTT.
- Có lịch sử thanh toán tương đối tốt với tất cả các đối tác trong hoạt động kinh doanh.
4. Quy định về các khoản phải thu được BTT:
Không nằm trong danh mục các khoản phải thu không được phép thực hiện bao thanh toán, ví dụ:
- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định cấm chuyển nhượng các khoản phải thu.
- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm trao đổi, mua bán, chuyển nhượng
- Phát sinh từ các giao dịch thỏa thuận bất hợp pháp; các giao dịch thỏa thuận đang có tranh chấp.
- Các khoản phải thu đã được gán nợ, cầm cố, thế chấp để vay vốn từ các tổ chức khác.
- Các khoản phải thu đã được gia hạn hoặc quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán.
5. Số tiền ứng trước các khoản phải thu:
Tỷ lệ ứng trước được xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Mặt hàng mua bán, điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán.
- Các thỏa thuận khác: giảm giá, chiết khấu, các khoản giảm trừ…
Số tiền ứng trước:
ST ứng trước = Tỷ lệ ứng trước * Giá trị phải thu
Tiền lãi, phí trong hoạt động BTT:
Tiền lãi:
Lãi BTT= số tiền ứng trước * thời hạn ứng trước * Lãi suất BTT
- Thời hạn ứng trước là thời hạn còn lại của các khoản phải thu và số ngày dự phòng
- Thời hạn thanh toán còn lại: tính từ ngày bắt đầu ứng trước cho đến trước ngày thu nợ 1 ngày
b. Phí BTT:
BTT trong nước:
Phí BTT = Giá trị phải thu * Tỷ lệ phí BTT
BTT xuất nhập khẩu:
Phí BTT XNK= ( tỷ lệ phí của EF + tỷ lệ phí của IF) * giá trị các khoản phải thu được BTT
Giá trị thanh toán còn lại:
Khi nhận được thanh toán, đơn vị BTT phải thanh toán phần giá trị còn lại cho khách hàng.
GTTT còn lại = Số tiền thu thực tế – ST ứng trước
Ví dụ: NH chấp nhận một hợp đồng BTT với các nội dung như sau:
Giá trị thanh toán theo hoá đơn: 30.000.000
Tỷ lệ ứng trước: 70% giá trị các khoản phải thu
Phí BTT: 1% giá trị các khoản phải thu
Lãi suất BTT: 0,8%/tháng
Ngày ứng trước: 01/10/2009
Ngày thanh toán theo hợp đồng: 01/12/2009
Yêu cầu:
Xác định số tiền thanh toán cho người bán khi ngân hàng thu được tiền.
Biết rằng: Ngày thanh toán thực tế của bên mua là ngày 25/11/2009.
Rủi ro trong hoạt động BTT:
Rủi ro tín dụng: là rủi ro khách hàng, bao gồm cả người bán và người mua mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Khi người bán chuyển nhượng khoản phải thu cho đơn vị (ĐV) BTT, mọi quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu đó sẽ được chuyển giao từ người bán sang ĐVBTT. ĐVBTT sẽ có quyền được hưởng lợi từ việc người mua thanh toán khoản phải thu (nhận tiền thanh toán, hưởng các lợi ích tài chính khác liên quan đến việc thanh toán nếu có, quyền đòi nợ…). Đi kèm với các quyền và lợi ích nêu trên, ĐVBTT đồng thời được chuyển giao mọi rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) liên quan đến khoản phải thu đó (1). Khi người mua phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, ĐVBTT sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (protection against default) của mình: thanh toán cho người bán 100% giá trị của khoản phải thu được chuyển nhượng (trừ đi phí BTT và các phí khác theo thoả thuận). Như vậy, không giống như bảo hiểm rủi ro tín dụng (credit insurance) của các công ty bảo hiểm chỉ thanh toán cho người bán một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị của đối tượng được bảo hiểm, ĐVBTT khi đã cung cấp dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng BTT thì sẽ phải chấp nhận 100% rủi ro người mua không thanh toán cho khoản phải thu đã được chuyển nhượng.
Mặt khác, ĐVBTT còn cấp ứng trước cho người bán trước khi được nhận thanh toán từ người mua và người bán sẽ phải trả lãi tính trên số tiền được ứng trước. Việc ứng trước này cũng có thể được so sánh với một khoản tín dụng ngắn hạn với tài sản đảm bảo là khoản phải thu từ người mua. Ngay cả trong trường hợp BTT miễn truy đòi (non-recourse factoring), ĐVBTT vẫn có quyền truy đòi người bán số tiền ứng trước này nếu xảy ra tranh chấp giữa người bán và người mua. Khi đó, người mua không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi tranh chấp được giải quyết và người bán phải hoàn trả cho ĐVBTT số tiền đã được ứng trước cho khoản phải thu có tranh chấp. Tuy nhiên, nếu người bán gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán, ĐVBTT sẽ tổn thất do không có bất kỳ một tài sản đảm bảo nào khác cho khoản ứng trước đó.
Rủi ro gian lận: là rủi ro hóa đơn được BTT (có ứng trước) không tương ứng với một giao dịch thương mại thực tế nào. Vì vậy, hóa đơn đó không có giá trị pháp lý và ĐVBTT không thể thu nợ được từ người mua.
Như đã nói, ĐVBTT sẽ cấp ứng trước cho người bán theo một tỷ lệ phần trăm thỏa thuận dựa trên giá trị của khoản phải thu. ĐVBTT căn cứ vào đâu để xác định khoản phải thu đó là có thật? Người bán sau khi giao hàng sẽ ký phát hóa đơn đòi tiền người mua và gửi cho ĐVBTT một bản sao của hóa đơn. Tại các quốc gia phát triển, các ĐVBTT sử dụng hệ thống phần mềm có kết nối qua mạng, cho phép người bán chỉ cần truy cập vào hệ thống đó để gửi thông tin về hóa đơn được chuyển nhượng qua một bản tin điện tử (electronic messages). Phần lớn các gian lận có thể xuất phát từ đây. Khi gặp khó khăn về tài chính, người bán có thể ký phát hóa đơn đòi tiền người mua trước khi thực sự giao hàng hoặc thậm chí ký phát những hóa đơn hoàn toàn không có thật để nhận được tiền ứng trước từ ĐVBTT.
Rủi ro thu nợ: Là rủi ro khách hàng, bao gồm cả người bán và người mua mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
ĐVBTT có thể gặp phải rủi ro này nếu họ cung cấp dịch vụ BTT cho các mặt hàng được bán theo phương thức ký gửi, hoặc hàng hóa cần được lắp đặt, hoặc hàng hóa có điều khoản bảo hành cho phép người mua có quyền yêu cầu người bán mua lại hoặc phải giảm giá nếu hàng hóa không đáp ứng được những yêu cầu nhất định… Trong những trường hợp này, ĐVBTT có khả năng không thu được nợ hoặc thu được không đầy đủ do người mua khấu trừ vào tiền thanh toán. Mặt khác, nếu người bán sử dụng các khoản phải thu làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay khác, ĐVBTT có thể mất quyền đòi nợ của mình.
Ngoài ra, nếu cung cấp dịch vụ BTT cho những hàng hóa thường giao dịch với số lượng nhỏ, ĐVBTT sẽ phải tăng chi phí thu nợ và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Rủi ro thanh khoản: ĐVBTT có thể gặp khó khăn về tính thanh khoản khi luồng tiền ra và luồng tiền vào của đơn vị không tương xứng, cả về lượng và thời gian. Khi đó ĐVBTT sẽ không thể ứng trước cho người bán cho đến khi thu được nợ.
Rủi ro ngoại hối:Khi ứng trước cho người bán hoặc khi thu nợ từ người mua bằng ngoại tệ, lợi nhuận của ĐVBTT có thể bị ảnh hưởng khi tỷ giá hối đoái thay đổi.
Thực trạng của hoạt động BTT ở Việt Nam:
Số liệu thống kê:
Ở Việt Nam, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài là những tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này vào 01/2005. Tiếp đó, là một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…
Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện dịch vụ bao thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Á Châu (ACB), Ngoại thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Quốc tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Hàng hải (MSB)… Trong số này, có 4 ngân hàng tham gia vào FCI: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Do còn dè dặt trong bước đầu triển khai nên hiện nay các ngân hàng chủ yếu thực hiện dịch vụ bao thanh toán trong nước có truy đòi.
www.factors-chain.com Biểu đồ 1: Doanh thu bao thanh toán tại Việt Nam (Đơn vị: Triệu Euro)
Ta thấy doanh số bao thanh toán của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2009 tăng khá nhanh, tuy nhiên đến 2010 lại sụt giảm mạnh. Điều này có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
(Xem biểu đồ 2)
Biểu đồ 2: Doanh thu bao thanh toán nội địa và quốc tế
(Đơn vị: Triệu Euro)
(Nguồn FCI: www.factors-chain.com)
Năm 2006, doanh thu bao thanh toán nội địa (15 triệu Euro) gấp 15 lần doanh thu bao thanh toán quốc tế (1 triệu Euro). Đến năm 2007, mặc dù tổng doanh số bao thanh toán tại Việt Nam tăng 168,75% nhưng doanh thu bao thanh toán quốc tế vẫn tăng không đáng kể. Doanh thu bao thanh toán nội địa tăng 173,33%, trong khi doanh thu bao thanh toán quốc tế chỉ tăng 100%. Và trong năm 2007, doanh thu bao thanh toán nội địa (41 triệu Euro) gấp 20,5 lần doanh thu bao thanh toán quốc tế (2 triệu Euro). Trong năm 2010 tình hình BTT nội địa vẫn chiếm ưu thế hơn so với BTT quốc tế, tuy nhiên cả 2 đều có xu hướng giảm so với các năm trước.
Một số khó khăn:
Khung pháp lý
Quy chế 1096 đã quy định những vấn đề cơ bản trong hoạt động bao thanh toán. Tuy nhiên, Quy chế này vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính vẫn chưa mạnh dạn triển khai rộng rãi hoạt động này.
Khái niệm bao thanh toán còn khá mớ
Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, nên các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về bao thanh toán còn hạn chế. Các doanh nghiệp lớn có một chút am hiểu về sản phẩm bao thanh toán do được các ngân hàng tiếp thị hoặc thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn phát triển kinh tế còn đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn rất mơ hồ khi nghe nhắc đến nghiệp vụ bao thanh toán. Từ đó, họ không có khái niệm sử dụng dịch vụ cũng như lựa chọn dịch vụ phù hợp với việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Chi phí cao gây e ngại cho các doanh nghiệp
Bao thanh toán là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía người mua. Vì vậy, dịch vụ bao thanh toán có chi phí tương đối cao, trung bình khoảng 3 - 5% doanh thu. Chi phí cao bởi vì ngoài chi phí để gánh chịu rủi ro, còn bao gồm chi phí quản lý sổ sách, chi phí chuyển phát nhanh và các chi phí phụ khác. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.
Sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối với khách hàng
Xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên tài sản thế chấp của tín dụng ngân hàng. Nhưng thực tế ở Việt Nam, tài sản đảm bảo vẫn là vấn đề tiên quyết để nhận được nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng. Chính việc ngân hàng đòi hỏi bên bán phải có tài sản đảm bảo đã làm giảm đi ưu thế của dịch vụ bao thanh toán, đồng thời cũng đã làm mất đi bản chất của dịch vụ này.
Mặt khác, dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng chưa thật tiện lợi, hệ thống thông tin tín dụng còn thiếu thốn nên để tránh rủi ro, ngân hàng đưa ra những điều kiện rất khó đáp ứng, có đòi hỏi cao đối với khách hàng như phải chứng minh uy tín của bên mua hàng, các khoản phải thu phải thật sự an toàn hay phải có sự bảo lãnh của định chế tài chính khác. Đây thật sự là điều kiện khó khăn đối với doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ở Việt Nam dịch vụ bao thanh toán còn khá mới mẻ và để đảm bảo an toàn, ngân hàng chỉ thực hiện bao thanh toán có quyền truy đòi. Điều này cũng được xem là một cản trở lớn đối với sự phát triển dịch vụ này tại Việt Nam. Nó làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không muốn sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, bên bán hàng muốn được ngân hàng thực hiện bao thanh toán, khách hàng của bên bán (bên mua hàng) phải được đơn vị bao thanh toán cấp hạn mức tín dụng. Điều này thật sự vô lý, và đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.
Trình độ hiểu biết về luật pháp, điều ước và tập quán quốc tế
Sự không thống nhất các qui định về bao thanh toán cũng tạo một rào cản lớn cho sự phát triển của bao thanh toán quốc tế. Bởi vì bao thanh toán quốc tế không những chỉ chịu sự điều tiết của GRIF (General rules for international factoring), mà còn chịu sự điều tiết của luật pháp tại quốc gia của các bên liên quan trong hợp đồng. Ví dụ như: theo GRIF thì không cần phải có xác nhận của người mua đồng ý thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Tuy nhiên, theo Quy chế bao thanh toán tại Việt Nam thì phải có xác nhận này thì hợp đồng bao thanh toán giữa bên bán và tổ chức bao thanh toán mới có hiệu lực. Sự không thống nhất này gây khó khăn cho bên bán và đơn vị thực hiện bao thanh toán.
Mặt khác, mỗi một quốc gia có những qui định cũng như tập quán riêng. Vì vậy, để nắm bắt, am hiểu tất cả các luật lệ quốc tế, điều này thật không đơn giản. Và chính việc không am hiểu luật pháp quốc tế sẽ dễ dẫn đến việc tranh chấp, thua kiện khi ra tòa.
Quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế
Trong bao thanh toán quốc tế, người mua và tổ chức bao thanh toán xuất khẩu ở hai quốc gia khác nhau, vì thế việc thẩm định người mua rất khó khăn. Nhất thiết cần phải có sự tham gia hỗ trợ củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BTT.doc