Đề tài Tìm hiểu về hoạt động mậu dịch quốc tế

MỤC LỤC

Danh sách thành viên nhóm 11 2

I. Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển:.3

1/ Các nước đang phát triển: 3

2/ Quan điểm đánh giá hoạt động thương mại: 5

3/ Liên hệ Việt Nam: 7

II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch : . 10

1/ Tỷ lệ mậu dịch: 10

2/ Cán cân thanh toán: 12

3/ Cán cân thương mại: 13

4/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 14

III. Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch. So sánh các chỉ số; ý nghĩa kinh tế. 17

1) Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch: 17

IV. Tài liệu tham khảo :

V. Nhận xét của Giảng viên:

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hoạt động mậu dịch quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh thương mại của Việt Nam từ năm 1986 đến 2005, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là những sản phẩm khai khoáng, thâm dụng lao động, sử dụng lao động nhân công giá rẻ và những mặt hàng có nguồn gốc từ ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta lại nhập khẩu chủ yếu những hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước như máy móc, nguyên nhiên vật liệu. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu (%) Hàng hóa 1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 1.Hàng CN nặng và khoáng sản 16.0 30.4 31.4 31.1 2.Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN 29.8 21.4 34.8 40.4 3.Hàng nông sản và NS chế biến 35.7 31.5 22.7 15.3 4.Hàng lâm sản 6.0 4.0 1.8 1.1 5.Hàng thủy sản 12.2 12.8 9.2 10.1 Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu (%) Hàng hóa 1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 1.Tư liệu sản xuất 87.3 85.0 91.1 93.6 -Máy móc thiết bị 33.3 25.4 29.8 28.5 -Nguyên nhiên vật liệu 51.1 59.6 61.3 64.9 2.Vật phẩm tiêu dùng 12.7 15.0 8.9 6.4 Xem xét cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam qua các năm có thể nhận thấy định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta: trong tổng trị giá xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vào giai đoạn đầu 1986-1990 là 35.7% sau đó giảm lien tục và dừng ở mức 15.3% thời kì 2000-2005, công nghiệp khai thác tăng 16.0% ở giai đoạn 1986-1990 đến 33.1% ở 2000-2005, công nghiệp chế biến giai đoạn cuối là 40.4% tăng 1,5 lần thời kì đầu. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 1986-2005 đứng đầu là nhóm công nghiệp khai thác (29.4%), tiếp đến là sản xuất nông nghiệp chế biến (22,2%), hàng thủy sản (19.1%) và hàng nông sản (15.1%) cuối cùng là hàng lâm sản (11.9%). Theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn 2006-2010, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với trung bình 36,3%/năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả giai đoạn. Năm 2006 tỷ trọng của nhóm này là 45,9% và dự báo tăng lên 54,1% vào năm 2010 với kim ngạch trên 39 tỷ USD. Nhận thấy tầm quan trọng của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết 4 vấn đề lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Đó là về cơ cấu hàng xuất khẩu, chính sách xuất khẩu, xúc tiến thương mại và chính sách tỷ giá. Cụ thể: Thứ nhất, Việt Nam cần phải tập trung định hướng các hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất khẩu cao hơn. Về mặt nhập khẩu, cần phải tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và năng lượng mặt trời. Thứ hai, cần tìm cách mở ra những thị trường mới để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường châu Phi, Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á đều được đánh giá là sẽ phục hồi rất nhanh và trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm (a) chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga… (b) đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh. Ví dụ, đối với một số mặt hàng đang bị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần thì có thể linh hoạt dành những ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng này trong lúc thương lượng một hiệp định với Ấn Độ. Nếu được như vậy thì nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ cạnh tranh với nhập khẩu Trung Quốc trên thị trường Việt Nam thay vì cạnh tranh với các mặt hàng nội địa khác mà Việt Nam đang cố gắng phát triển. Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như thế. Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt. Không nên sợ sẽ bị trả đũa, miễn là áp dụng các biện pháp này phù hợp với luật lệ. Thực tế cho thấy là các nước đang phát triển ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng chúng. Dùng luật lệ để bảo vệ quyền lợi của mình là một việc cần phải làm nếu như muốn trở nên vững vàng hơn trong các quan hệ thương mại quốc tế. II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch : 1/ Tỷ lệ mậu dịch: Tỷ lệ mậu dịch (The terms of trade) của một quốc gia là tỷ số giữa giá cả hàng xuất khẩu và giá cả hàng nhập khẩu. Trong thế giới hai quốc gia, xuất khẩu của quốc gia này sẽ là nhập khẩu của quốc gia kia, tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ hai sẽ bằng số nghịch đảo tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ nhất. Trong một thế giới có rất nhiều sản phẩm trao đổi ( hơn hai sản phẩm trở lên), tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ của chỉ số giá cả hàng xuất khẩu PX và chỉ số giá cả hàng nhập khẩu PM. Chỉ số giá cả hàng hóa xuất khẩu và chỉ số giá cả hàng nhâp khẩu được xác định như sau : + Chỉ số giá cả hàng xuất khẩu: Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu. Xi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị xuất khẩu. Pi là giá cả sản phẩm thứ i. +Chỉ số giá cả hàng nhập khẩu: Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu. Mi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị nhập khẩu. Pi là giá cả sản phẩm thứ i. Tỷ lệ mậu dịch thường được tính bằng phần trăm. Các loại tỷ lệ mậu dịch: Tỷ lệ mậu dịch hàng hóa (N) : tỷ số giữa giá cả xuất khẩu Px với chỉ số giá cả nhập khẩu PM của một nước : Ví dụ, nếu ta chọn năm 1960 là năm cơ sở (base year) có N=100% và thấy rằng đến cuối năm 1993, Px của một quốc gia giảm còn 90% trong khi PM tăng lên 5% (thành 105%).Như vậy, tỷ lệ mậu dịch của nước này là : Điều này có nghĩa là từ năm 1960 đến năm 1993 chỉ số giá cả xuất khẩu của nước đó giảm hơn 14% so với chỉ số giá cả xuất khẩu. Tỷ lệ mậu dịch thu nhập I : Với, QX là chỉ số khối lượng xuất khẩu. Vì vậy tỷ lệ mậu dịch nhập khẩu I đo khả năng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu. Trong ví dụ trên, nếu QX tăng từ 100 vào năm 1960 lên 130 vào năm 1993 thì điều kiện thu nhập thương mại tăng đến : Điều đó có nghĩa là từ năm 1960 đến năm 1993, khả năng nhập khẩu quốc gia (dựa vào doanh thu xuất khẩu) tăng 11,42% (mặc dù Px/PM giảm). Sự thay đổi về tỷ lệ mậu dịch thu nhập rất quan trọng với các nước đang phát triển vì họ tin vào việc mở rộng hàng hóa tư bản nhập khẩu để phát triển quốc gia. Tỷ lệ mậu dịch yếu tố đơn S: S Ở đây, ZX là chỉ số năng suất của khu vực xuất khẩu quốc gia.Do đó, S đo tổng số nhập khẩu quốc gia kiếm được trên mỗi đơn vị yếu tố sản xuất trong nước biểu hiện trong xuất khẩu. Ví dụ, nếu sản xuất trong phần xuất khẩu của quốc gia tăng từ 100 vào năm 1960 lên 125 vào năm 1993 thì điều kiện thương mại yếu tố đơn tăng đến : Nghĩa là trong năm 1993, quốc gia đó nhận được 7,14% nhập khẩu trên mỗi đơn vị của yếu tố trong nước biểu hiện của xuất khẩu hơn là năm 1960. Dù cho quốc gia có chia một tỷ lệ vào phần năng suất tăng thêm trong khu vực xuất khẩu với nước khác. Vậy, trong năm 1993 quốc gia thuận lợi hơn 1960 ( vì nó biểu hiện sự gia tăng I nhiều hơn dù cho N giảm xuống). Tỷ lệ mậu dịch yếu tố kép D : là khái niệm được mở rộng từ khái niệm tỷ lệ yếu tố đơn. Tỷ lệ mậu dịch yếu tố kép được tính như sau: Trong đó, ZM là chỉ số năng suất nhập khẩu. Vì vậy, D cho ta biết có bao nhiêu đơn vị yếu tố trong nước biểu hiện trong xuất khẩucủa quốc gia được trao đổi trên mổi đơn vị của yếu tố nước ngoài biểu hiện trong nhập khẩu. Ví dụ, nếu ZM tăng từ 100 lên 102 từ năm 1960 đến năm 1993 thì D tăng lên : Trong 4 loại tỷ lệ mậu dịch trên thì I, N, S là quan trọng nhất , còn D không quan trọng lắm đối với các nước đang phát triển và ít khi được tính. Tuy tỷ lệ mậu dịch quan trọng nhất của các nước đang phát triển là I và S nhưng vì N dễ đo nhất nên hầu hết các bàn luận trong các tài lệu kinh tế là tỷ lệ mậu dịch N. Trong các ví dụ trên ta thấy: I và S có thể tăng khi N giảm. (Nói chung, điều này có thể được coi là một thuận lợi cho các nước đang phát triển.T ình huống thuận lợi nhất là tất cả I, N, S đều tăng và tình huống xấu cho một nước đang phát triển là cả 3 tỷ lệ mậu dịch I, N, S đều giảm. 2/ Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. a/ Các thành phần của cán cân thanh toán Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau: _Tài khoản vãng lai : Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản. _Tài khoản vốn : Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính. _Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước : Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ nên gần như tăng giảm của cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên. _Mục sai số : Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số. b/ Các bộ phận của cán cân thanh toán _Cán cân thường xuyên (current account) _Cán cân luồng vốn (capital account) _Cán cân tài trợ chính thức (official reserve account) 3/ Cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. BOT = X - M (Balance Of Trade) (Export) (Import) Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. a/Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại _Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. 4/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu a/ Lý thuyết thương mại nội thành : Khi nói về thương mại quốc tế truyền thống, chúng ta thường nghĩ đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng mà một nước có lợi thế so sánh và nhập khẩu các mặt hàng mà nước đó không có lợi thế so sánh.Đó là thương mại liên ngành (inter-industry trade – INT). Thương mại nội bộ ngành (intra-industry trade – IIT hay thương mại nội bộ ngành) được hiểu là thương mại hai chiều – khi quốc gia xuât khẩu và nhập khẩu cùng một loại mặt hàng. Thương mại nội ngành được chia thành thương mại nội ngành theo chiều ngang liên quan đến sản phẩm tương tự xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời tại cùng một giai đoạn của quá trình sản xuất,và chủ yếu là do sự khác biệt về mặt sản phẩm; và theo chiều dọc, thương mại nội ngành theo chiều dọc liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đồng thời trong cùng một ngành,nhưng tại các giai đoạn sản xuất khác nhau và chủ yếu là do sự chuyên sâu về nhân tố trong một ngành. Những người khởi xướng về lý thuyết thương mại nội ngành là Balassa (1966), Grubel và Lloyd (1975).Chỉ số cổ điển để đo lường thương mại nội ngành là chỉ số Grubel-Lloyd ( 1975). Chỉ số này được diễn tả như sau : Trong đó IITi là tỷ phần của thương mại nội ngành trong tổng thương mại của ngành i, Xi và Mi lần lượt là xuất khẩu và nhập khẩu của ngành i. Ví dụ ngành dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam.Trong nhiều năm qua , ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đấ nước.Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may đã đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đã đứng trong 10 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới . Kim ngạch cả năm 2009 đạt 9,2 tỷ USD,măc dù có những khó khăn lớn từ thị trường thế giới cũng như môi kinh tế vĩ mô trong nước do khủng hoảng kinh tế . Vấn đề là ở chỗ ,Việt Nam xuất khẩu nhiều thành phẩm hàng dệt may nhưng lại nhập khẩu nhiều nguyên liệu và phụ liệu cho ngành này ,dẫn đến kim ngach xuất khẩu và nhập khẩu của ngành dệt may là tương đối ngang bằng nhau.Đây là thể hiện thương mại nội nghành theo chiều dọc của dệt may Việt Nam    Chúng ta thấy rõ ràng thương mại dệt may chủ yếu là thương mại nội nghành. b/ Mức độ tập trung thương mại Một thước đo song phương kết hợp cả xuất khẩu và nhập khẩu, gọi là mức độ tập trung thương mại(trade intensity) đã được Frankel và Rose xây dựng (1986) như sau: Tijt = (Xijt + Mijt) / (Xit + Mit) Trong đó: T là chỉ sồ đo mức độ tập trung thương mại giữa hai nước i,j tại năm t. Xijt là giá trị của nước i sang nước j trong năm t. Mi là giá trị nhập khẩu của nước i từ nước j trong năm t. Xit và Mịt là tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước i trong năm t. Tỷ trọng này càng lớn thì mức độ phụ thuộc của thị trường i vào thị trường j càng cao. III. Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch. So sánh các chỉ số; ý nghĩa kinh tế. Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch: Thứ nhất, Thương mại toàn cầu chậm lại do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tầm quan trọng của mậu dịch tới các nước nền kinh tế thấp-trung bình có thể được nhìn thấy trong tỷ lệ mậu dịch (nhập khẩu cộng với xuất khẩu) cho GDP, trong đó đã tăng lên nhanh chóng, từ 47 % trong 1990 tới 70 % trong năm 2007 cho các nền kinh tế có thu nhập thấp và 39% đến 64 % cho các nền kinh tế thu nhập trung bình, vượt qua những mậu dịch của các nền kinh tế có thu nhập cao (hình 1a). xuất khẩu tăng đẩy tăng trưởng GDP nhiều nền kinh tế đang phát triển trong vài năm qua. Các nền kinh tế đang phát triển mậu dịch thương mại thế giới tăng từ 18 % trong năm 1990 tới 28 % trong năm 2007. Các 12 nền kinh tế đang phát triển lớn nhất như: Trung Quốc, Ấn Độ, liên bang Nga, Brazil, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Ba Lan, Argentina, Thái Lan, và Nam Phi-chiếm 67 % của nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu trong năm 2007, mậu dịch đã tăng lên theo thời gian (bảng 1b). Trung Quốc chỉ chiếm 27 %. Các nền kinh tế có thu nhập thấp mậu dịch hàng xuất khẩu toàn cầu trong năm 2007 là một chỉ 1,8 %, nhưng doanh thu xuất khẩu chiếm 33 % của GDP của họ. Bảng: Thu nhập cao các nền kinh tế và một số lớn các nền kinh tế thu nhập trung bình chiếm đa số xuất khẩu trên thế giới Mặc dù, mậu dịch thương mại giữa các nền kinh tế đang phát triển tăng trong thập kỷ qua, thương mại với các nền kinh tế có thu nhập cao vẫn chiếm phần lớn nhất phát triển xuất khẩu hàng hóa tổng số các nền kinh tế . Trong năm 2007 khoảng 70 % xuất khẩu hàng hóa nền kinh tế thu nhập trung bình đã đi đến các nền kinh tế có thu nhập cao (bảng 1C). Nền kinh tế có thu nhập thấp xuất khẩu 67 % hàng hoá của mình sang các thị trường thu nhập cao. Và một số trong những xuất khẩu sang các nền kinh tế đang phát triển khác là hàng hoá chính, lần lượt được sử dụng cho hàng hóa sản xuất dành cho các thị trường thu nhập cao. Từ sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, sản lượng của nền kinh tế có thu nhập cao đã giảm và cùng với nó thương mại toàn cầu. Trong quý III năm 2008 khối lượng nhập khẩu của Nhóm 7 nước công nghiệp (nhóm G7) giảm 1,4 % so với quý cùng trong năm 2007. Việc cắt giảm sắc nét nhất là ở Italy (7,1 %), Anh (5,2 %), Hoa Kỳ (3,6 %), và Nhật Bản (1,3 %) (bảng 1D). Bảng: Hàng hóa nhập khẩu của Nhóm G7 đã giảm, phản ánh nhu cầu nhập khẩu đang chậm lại. Phát triển nền kinh tế xuất khẩu bắt đầu giảm mạnh trong quý cuối cùng của năm 2008. Hàng hóa xuất khẩu trong tháng một năm 2009 đã giảm 17 % xuất khẩu trong tháng 1 năm 2008 của Trung Quốc, Mexico 31%, và Liên bang Nga là 43%. Nhập khẩu của các nền kinh tế lớn phát triển từ nền kinh tế đang phát triển khác cũng đã bị giảm, và hiệu ứng gợn sóng có khả năng làm tổn thương các nền kinh tế có thu nhập thấp mà chủ yếu xuất khẩu được hàng hóa cơ bản như nhiên liệu, kim loại, khoáng chất, và nguyên liệu nông nghiệp. Trước cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo ước tính của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì thương mại toàn cầu bị sụt giảm hơn 10% trong năm 2009; một con số trầm trọng nhất so với nhiều thập niên qua. Mặc dù sự sụt giảm này là hệ quả của cuộc suy thoái, việc phục hồi đẩy mạnh giao thương sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng kéo nền kinh tế thế giới đi lên. Trong tháng 4-2009, kim ngạch thương mại của Trung Quốc giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ 6 liên tiếp sụt giảm. Dự kiến kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm nay, sẽ giảm 15-20%. Giá trị xuất khẩu của Nhật Bản cũng đã lập kỷ lục suy giảm trong tháng 2 vừa qua, với mức âm 49,4%, do lượng đơn đặt hàng tới các thị trường lớn như Mỹ và EU tiếp tục giảm. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc cũng đã giảm tới hơn 30% trong những tháng đầu năm nay... Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu giảm sút mạnh, đặc biệt là ở các nước phát triển, đã tác động tiêu cực đến hoạt động tương mại thế giới. Tổng hoạt động thương mại toàn cầu năm 2009 giảm 14,4% so với năm 2008. Bên cạnh giảm sút nhu cầu, giá cả hàng hóa giảm cũng là một nguyên nhân nữa làm giảm hoạt động thương mại. Giá hàng hóa không phải là năng lượng giảm 21,6% so với năm 2008. Giá dầu mỏ bình quân trong năm 2009 cũng thấp hơn các năm trước đó và giảm 36,3% so với năm 2008. Ngoài ra, giá trị trên một đơn vị hàng sản xuất xuất khẩu trên thế giới cũng giảm 4,9% so với năm 2008. Bảng 4: Giá cả và thương mại thế giới (% thay đổi) Nhìn vào diễn biến thương mại thế giới năm 2009 ở hình 4 có thể thấy rõ khuynh hướng phục hồi trong nửa sau của năm 2009. Thương mại thế giới đã giảm mạnh từ năm 2008 và chạm đáy vào tháng 3 năm 2009 (giảm 22%), sau đó có sự phục hồi liên tục. Tuy có sự phục hồi mạnh những đến cuối năm 2009, nó vẫn còn thấp hơn 2,8% so với thời kỳ trước khủng hoảng. Hình 4a cho thấy nhập khẩu của các nước Đông Á và Thái Bình Dương có sự gia tăng mạnh hơn so với các khu vực khác từ tháng 3 phần lớn là do kích thích tài chính của Trung Quốc. Hầu hết các đối tác của Trung Quốc đều được hưởng lợi từ sự phục hồi nhập khẩu của nước này. Do vậy, có thể thấy ở hình 4b, xuất khẩu của các nước đang phát triển khác có sự gia tăng mạnh từ tháng 3 năm 2009, một phần nữa bởi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có sự phục hồi. Hình 4: Thương mại thế giới đang phục hồi Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) Những nguồn tài chính tư nhân lớn hơn tiếp cận một vài chủ thể Phát triển nền kinh tế hiện nay có quyền truy cập vào thị trường vốn quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều hơn. Về danh nghĩa tư nhân vốn chảy để phát triển kinh tế tăng từ 208 tỷ $ trong năm 2003 để 961 tỷ $ trong năm 2007, nhưng 70 % số đó đã đi đến 12 nước có nền kinh tế lớn nhất. FDI là nguồn vốn của 55 % của các luồng tư tài chính để phát triển nền kinh tế trong năm 2007. 12 nền kinh tế lớn nhất (có quyền truy cập nhiều hơn đến các thị trường vốn quốc tế) cũng nhận được số lượng lớn đầu tư vốn cổ phần danh mục đầu tư, tại 18 % của tổng số các luồng tư nhân trong năm 2007 (bảng 6G). Đối với các nền kinh tế đang phát triển có giới hạn hoặc không có truy cập đến các thị trường vốn quốc tế, vay từ các chủ nợ tư nhân là nguồn lớn thứ hai của dòng chảy tư nhân, lúc 25 % trong năm 2007 (bảng 6H). Bảng: quy mô thu nhập trung bình các nền kinh tế đã nhận được số tiền ngày càng tăng của các luồng vốn chủ sở hữu danh mục đầu tư trong những năm gần đây Bảng: các nền kinh tế phát triển khác ngày càng tăng từ số tiền vay nợ của tư nhân. Mậu dịch thương mại hàng hóa Hàng hoá chiếm 70-90 % của tổng xuất khẩu, nhập khẩu của các nước. Từ năm 2006 Brazil, Trung Quốc, và Liên bang Nga đã được vận hành thặng dư tài khoản hiện tại, trong khi Ai Cập, Ấn Độ, và Nam Phi đã có thâm hụt. Trong quý cuối cùng của hàng hóa xuất khẩu năm 2008 và nhập khẩu vào những giá trị tuyệt đối và như là một phần của GDP giảm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, và Nam Phi. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng giảm ở Brazil, nhưng GDP của Brazin giảm nhiều hơn nữa. Chỉ số giá cổ phiếu Chứng khoán của các nền kinh tế lớn đang phát triển đã trở thành khoản đầu tư hấp dẫn, và giá cả của họ tăng vọt qua Tháng 10 năm 2007. Nhưng giá cổ phiếu rơi trở lại vào cuối năm 2007 và giảm xuống trong quý cuối cùng của năm 2008. Giảm giá cổ phần phá hoại các giá trị của phát triển tài sản quốc gia. Thứ hai, Châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. 1997 2002 2007 Hong-kong 129,9 150,8 407,5 Taiwan Korea 34,7 40,0 90,2 Singapgore Indonesia 27,9 35,4 57,1 Malaysia 93,3 11,4 203,2 Philippin 48,9 48,9 86,3 Thailand 48,0 64,7 147,8 Tỷ lệ giữa giá trị XK và tổng sản phẩm quốc nội của các nước NICS và ASEAN (%) Trong khi đó chỉ số này ở Mỹ là 29,4%, Đức là 86,3%, Anh là 55,6% và Ý là 58,5% (năm 2007) Điều đó chứng tỏ mức độ mở cửa nền kinh tế các nước Châu Á-Thái Bình Dương là rất mạnh và vai trò của mậu dịch quốc tế là đặc biệt quan trọng đối với các nước này. Thứ ba, cơ cấu hàng hóa thương mại trên thị trường thế giới ngày càng thay đổi theo hướng: Giá cả hàng hóa chính dễ thay đổi. Giá hàng hóa tăng nhanh trong đầu năm 2008 trước khi bị sụp đổ trong nửa cuối của năm (hình 1e). Giá dầu đã tăng 48 phần trăm giữa tháng 12 2007 và tháng bảy 2008 và sau đó giảm xuống 69 phần trăm của tháng 12 năm 2008. Giá các mặt hàng phi năng lượng tăng trung bình 32 phần trăm sau đó giảm xuống 39 phần trăm so với cùng kỳ. Thực phẩm, phân bón, và kim loại và khoáng sản đã được các biến động nhất. Gia tăng mặt hàng chế tạo, giảm bớt tỷ trọng các mặt hàng truyền thống (bao gồm sản phẩm nông nghiệp và các nguyện liệu thô) Gia tăng tỷ trọng các mặt hàng vô hình, giảm bớt tỷ trọng các mặt hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docl.doc
Tài liệu liên quan