Đề tài Tìm hiểu về NAS (Network-Attached storage)

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG VẼ 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 9

1.1.MÔ HÌNH MẠNG 9

1.1.1. Mạng Ngang Hàng (Peer to Peer) 9

1.1.2Mạng Khách Chủ (Client-Server) 10

1.2.GIAO THỨC MẠNG 10

1.2.1.Giao Thức Không Có Khả Năng Tìm Đường 10

1.2.1.1.NetBIOS 10

1.2.1.2.NetBEUI 13

1.2.2. Giao Thức Có Khả Năng Tìm Đường 14

1.2.2.1.IPX/SPX 14

1.2.2.2.TCP/IP 16

1.2.3.Giao Thức Định Tuyến 23

1.2.3.1.IGP (Interior Gateway Protocol) 23

1.2.3.2.RIP (Routing information Protocol) 25

1.2.3.3.EGP (exterior gateway protocol) 29

1.3.CÁC DỊCH VỤ HẠ TẦNG TRÊN MẠNG INTERNET 31

1.3.1.DHCP Service 31

1.3.1.1.Khái Niệm DỊCH VỤ DHCP 31

1.3.1.2.Hoạt Động Của Giao Thức DHCP 32

1.3.2.DNS Service 32

1.3.2.1.Giới Thiệu 32

1.3.2.2. Cấu Trúc Cơ Sở Dữ Liệu Tên Miền 34

1.3.2.3. Hoạt Động Của Hệ Thống DNS 38

1.4.HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG 40

1.4.1.Phần Mềm Trạm (Client Softwave): 40

1.4.2.Phần Mềm Cho Máy Chủ (Server Softwave): 40

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NAS 43

2.1.KHÁI NIỆM VỀ NAS 43

2.2.CÁC CHỨC NĂNG CỦA NAS 43

2.2.1.Sử dụng NAS Truy Cập Tập Trung Và Hỗ Trợ Đa Hệ Điều Hành. 43

2.2.2.Những Uu Điểm Của Việc Sử Dụng Các Thiết Bị NAS 45

2.3.GIAO THỨC TRONG NAS 46

2.3.1.Giao Thức Server Message Block 46

2.3.1.1.Thực Hiện 46

2.3.1.2. Giao Thức SMB2 47

2.3.1.3.Các Điểm Cần Quan Tâm: 48

2.3.2. Giao Thức NFS: 48

2.3.2.1.Khái Niệm 48

2.3.2.2.Chức Năng: 48

2.3.3. Giao Thức FPT 50

2.3.3.1.Khái Quát 50

2.3.3.2.Mục Đích Của Giao Thức FTP 50

2.3.3.3.Dạng Thức Của Dữ Liệu 51

2.3.4. Giao Thức Hypertext Transfer Protocol 53

2.3.4.1. Các Thông Điệp Yêu Cầu 53

2.3.4.2. Các Thông Điệp Trả Lời 54

2.3.4.3. Các Kết Nối TCP 54

2.3.5. Giao Thức Universal Plug and Play 55

2.3.5.1.Tổng Quan 55

2.3.5.2.UPnP AV Thành Phần 57

2.3.6. Giao Thức Apple Filing Protocol 58

2.3.6.1.Tính Tương Thích 58

2.3.6.2.Các Giao Tiếp Mac OS X 59

2.3.7. Giao Thức RSYNC 59

2.3.7.1.Thuật Toán 60

2.3.7.2.Sử Dụng 61

2.3.8. Giao Thức SECURE SHELL 62

2.3.8.1.Định Nghĩa 62

2.3.8.2.Công Dụng Của SSH 62

2.3.8.3.SSH Kiến Trúc 63

2.3.9. Giao Thức Unison 65

2.3.9.1.Chức Năng 65

2.3.9.2.Tình Trạng Phát Triển 66

2.3.9.3.Nhược Điểm 66

2.3.10. Giao Thức iSCSI 66

2.3.10.1.Chức Năng 67

2.3.10.2.Khái Niệm 68

2.3.10.3.Kiểm soát 69

2.3.10.4.Bảo mật 69

2.3.10.5.Hệ Điều Hành Hệ Thống Hỗ Trợ 70

2.4.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NAS 71

2.4.1.So Sánh NAS Với DAS,SAN 71

2.4.1.1.DAS Giải Pháp Lý Tưởng Cho Yêu Cầu Chia Sẻ Dữ Liệu Cục Bộ 71

2.4.1.2.NAS Giải Pháp Chia Sẻ Dữ Liệu Mức Tập Tin Cho Doanh Nghiệp 73

2.4.1.2.SAN Tính Sẵn Sàng Cao Cho Chuyển Tải Dữ Liệu Mức Khối 74

2.4.2 Giới Thiệu Một Số Thiết Bị NAS 75

2.4.2.1Buffalo DriveStation Duo : 75

2.4.2.2.LinkStation pro Duo : 76

CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT NAS CHO MỘT MẠNG LAN 77

3.1.THIẾT KẾ MÔ HÌNH NAS CHO MỘT MẠNG LAN 77

3.1.1.Giới thiệu về kiến trúc mạng LAN 77

3.1.1.1. Khái Niệm 77

3.1.1.2. Các Đặc Tính Kỹ Thuật Của LAN 77

3.1.1.3. Các Topo Mạng 78

3.1.2 Giới Thiệu Các Nhu Cầu Về NAS 82

3.1.3.Mô Hình NAS Cho Mạng LAN 85

3.2.CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH NAS 85

3.2.1.Xây Dựng Một Máy Tính FreeNAS 85

3.3.2.Chạy FreeNAS Trên Mạng 86

3.3.MỘT SỐ MÀN HÌNH DEMO KẾT QUẢ 87

3.3.1.Giao Diện Chính Chương Trình 87

3.3.2.Cấu Hình Windows Chia Sẻ (CIFS/SMB) 88

3.3.3.Cấu Hình Chia Sẻ Unix/Linux (NFS) 88

KẾT LUẬN 89

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4792 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về NAS (Network-Attached storage), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược thiết lập ở file này được sử dụng đầu tiên. Nó được tải ngay lên bộ nhớ cache của máy khi bắt đầu chạy DNS client. • Thông tin được lấy từ các câu trả lời của truy vấn trước đó. Theo thời gian các câu trả lời truy vấn được lưu giữ trong bộ nhớ cache của máy tính và nó được sử dụng khi có một truy vấn lặp lại một tên miền trước đó. 1.4.HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG Hệ điều hành mạng:cung cấp các phục vụ về mạng như dùng chung tệp, máy in, quản lý tài khoản người dùng .... Một Hệ điều hành mạng yêu cầu hai loại phần mềm sau:  1.4.1.Phần Mềm Trạm (Client Softwave): Mục đích của phần mềm loại này là làm cho các phục vụ trở nên khả dụng đối với người sử dụng không kể phục vụ đó là phục vụ được cung cấp bởi mạng hay được cung cấp bởi chính máy trạm đó, điều này cho phép các phần mềm ứng dụng có thể được viết độc lập với môi trường và không phụ thuộc vào các yếu tố vật lý. Client Softwave nhận các yêu cầu từ người sử dụng, nếu yêu cầu đó được cung cấp bởi các phần mềm hệ thống trên máy trạm đó thì nó sẽ gửi yêu cầu đó cho hệ điều hành trên máy trạm thực hiện, nếu các yêu cầu được cung cấp bởi mạng nó sẽ gửi yêu cầu cho máy chủ để yêu cầu dịch vụ. 1.4.2.Phần Mềm Cho Máy Chủ (Server Softwave): Máy chủ tồn tại chỉ đơn giản là để nhằm thoả mãn các yêu cầu của các máy trạm, do máy chủ thực sự lưu trữ phần lớn dữ liệu của toàn mạng nó thường cung cấp các vị trí thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ như:  -Quản lý tài khoản người dùng: NOS yêu cầu mỗi người sử dụng khi đăng nhập vào mạng phải có tài khoản đúng (bao gồm tên và mật khẩu truy nhập). Sau khi đã đăng nhập vào mạng người dùng có quyền sử dụng các tài nguyên của mạng tuỳ thuộc vào quyền truy nhập của mình cho đến khi rời khỏi mạng. Các tài khoản người dùng được tổ chức thành cơ sở dữ liệu và được quản lý bởi người quản trị mạng (là người có quyền thêm, bớt, sửa đổi các tài khoản người sử dụng ).  -Bảo vệ an ninh trên mạng: Do máy chủ biết được những người đã đăng nhập vào mạng nó có thể quản lý các tài nguyên mà mỗi người sử dụng được quyền truy nhập. Người quản trị mạng có thể gán các quyền truy nhập đối với các tài nguyên khác nhau cho những người sử dụng khác nhau, điều này cho phép người sử dụng lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như các thông tin nhạy cảm trên mạng tránh sự nhòm ngó của người khác.  -Central licensing: Theo luật bản quyền thì mỗi bản đăng ký chỉ được sử dụng cho một người sử dụng, điều này sẽ gây khó khăn cả về mặt tài chính cũng như quá trình cài đặt cho nhiều người trong cùng tổ chức hoặc công ty cùng sử dụng một phần mềm nào đó. Tuy nhiên với centralizing licensing phần mềm được cài đặt lên máy chủ cho phép mọi người cùng sử dụng một cách nhất quán. -Bảo vệ dữ liệu: Do những dữ liệu quan trọng nhất thường được lưu trữ trên máy chủ nên nó thường được cài đặt cơ chế bảo vệ dữ liệu rất chặt chẽ, bảo vệ dữ liệu đề cập đến các phương tiện bảo vệ sự toàn vẹn của thông tin được lưu trữ trên máy chủ. Multitasking: Là kỹ thuật thực thi nhiều nhiệm vụ cùng lúc chỉ sử dụng một CPU, thực tế thì CPU không thể xử lý nhiều hơn một tiến trình cùng lúc, tuy nhiên CPU được tổ chức phân chia thời để thực hiện nhiều tiến trình, quá trình chuyển đổi giữa các tiến trình rất nhanh tạo cảm giác các tiến trình được xử lý đồng thời.  Multiprocessing: Là kỹ thuật sử dụng nhiều CPU để xử lý một hoặc nhiều tiến trình, NOS sẽ thực hiện việc phân chia nhiệm vụ cho từng CPU cũng như quản lý quá trình thực hiện của từng CPU.  Multiuser: Là kỹ thuật có thể cho nhiều người sử dụng cùng truy cập vào một thời điểm. Các hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay bao gồm:              Microsoft Windows:  Windows  NT 3.51, NT 4.0, 2000, XP,2003 và .NET.             Novell NetWare:       NetWare3.12, IntraNetWare 4.11, NetWare 5.0 và 5.1.             Linux:                      Red Hat, Caldera, SuSE, Debian, và Slackware.             UNIX:                      HP-UX, Sun Solaris, BSD, SCO, và AIX. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NAS 2.1.KHÁI NIỆM VỀ NAS: Hình 2.1:hệ thống lưu trữ mạng NAS NAS là công nghệ lưu trữ theo đó các thiết bị lưu trữ đặc biệt được gắn trực tiếp vào mạng IP và sử dụng các giao thức chia sẻ file để cho phép các thiết bị trên mạng IP truy cập vào dữ liệu. Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp, NAS có thể được truy cập trực tiếp không cần có sự quản lý của máy chủ.NAS giống một máy chủ mạng từ đó các máy trạm có thể truy cập để nhận file dữ liệu. Hệ thống lưu trữ đính kèm có thể mang tên một ổ đĩa hoặc được gọi là một thiết bị lưu trữ từ xa. 2.2.CÁC CHỨC NĂNG CỦA NAS 2.2.1.Sử dụng NAS Truy Cập Tập Trung Và Hỗ Trợ Đa Hệ Điều Hành. Thay vì chia sẻ các thư mục với Windows và cấu hình các file từ các máy tính, các thiết bị NAS kết nối một cách trực tiếp với mạng. Chúng là các máy tính mini, chính vì vậy có thể lưu trữ các file trên chúng và truy cập đến chúng từ tất cả các máy tính. Một lý do nữa là vì các thiết bị NAS được thiết kế chuyên cho việc chia sẻ mạng, chính vì vậy chúng hỗ trợ nhiều hệ điều hành và có nhiều tính năng bổ sung. Hệ thống lưu trữ mạng ra đời nhằm giải quyết các thách thức gắn liền với cơ sở hạ tầng dựa trên máy chủ như DAS. Do đó, các máy trạm phải truy cập vào máy chủ này để kết nối đến thiết bị lưu trữ. Điều này trái ngược với các thiết bị lưu trữ qua mạng như NAS hay SAN, cho phép các máy trạm và máy chủ kết nối vào thông qua hệ thống mạng. Hệ thống lưu trữ nối mạng (NAS) là một thiết bị chuyên dụng, bao gồm đĩa cứng và phần mềm quản lý, được dành riêng cho việc phục vụ các tập tin trên mạng. Với 2 chức năng là chia sẻ tập tin và phục vụ ứng dụng trong mô hình DAS, một máy chủ có khả năng làm chậm hệ thống mạng. NAS làm giảm nhẹ các khả năng lưu trữ và phục vụ tập tin của máy chủ này, mang lại nhiều sự linh hoạt trong việc truy xuất dữ liệu.  NAS là một lựa chọn lý tưởng cho tìm kiếm một giải pháp đơn giản và hiệu quả về chi phí nhằm đạt được sự truy xuất dữ liệu nhanh chóng cho hàng loạt người dùng ở mức tập tin. Lợi điểm của NAS là tốc độ và năng suất. NAS phổ biến trong thị phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các công ty nhỏ, NAS là một giải pháp “plug-and-play”, dễ cài đặt, triển khai và quản lý, thậm chí không cần nhân viên IT. Vì các tài nguyên không thể được chia sẻ trong DAS, các hệ thống này có thể đang sử dụng ít hơn 50% dung lượng hiện có. Với NAS, tỷ lệ sử dụng này sẽ cao hơn vì hệ thống lưu trữ được chia sẻ giữa hàng loạt máy chủ.   NAS là một sự đầu tư hấp dẫn mang lại nhiều giá trị to lớn, xét về khía cạnh tăng thêm các máy chủ mới hay mở rộng dung lượng của các máy chủ hiện có. Các hệ thống NAS có thể cung cấp dung lượng lưu trữ đến hàng terabytes mà vẫn chiếm rất ít không gian, nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả không gian của trung tâm dữ liệu. Khi dung lượng tiếp tục tăng, các doanh nghiệp có yêu cầu mở rộng cao sẽ càng nhận thấy tính hiệu quả về kinh tế cùa NAS so với DAS. Hàng loạt các hệ thống NAS cũng có thể dược quản lý tập trung, tiết kiệm thời gian và công sức. NAS thường được dùng làm giải pháp cho những ứng dụng không có tính quan trọng và không đòi hỏi về reliability cao hay performance cao. Trong trường hợp NAS server failed thì không có tạo ra những thất thoát nặng nề như là mất hàng triệu đô la trong thị trường trong lúc giao dịch hoặc các ứng dụng trong bệnh viện , trung tâm y tế . Nói chung là NAS được dùng ở các "FILES servers" và các ứng dụng bé nhỏ không nhu cầu cao tốc và High Availability. Một ví dụ cụ thể nhất là NAS có có thể được dùng trong các giải pháp DR hoặc là storage pool như la TSM storage pool (disk, near disk ...) hoặc trong các ứng dụng data replication, Continuous data ... Giải pháp NAS luôn đi chung với mạng IP networking như là các giải pháp switches and routers của Jupiter hoặc Cisco, Nortel ... 2.2.2.Những Uu Điểm Của Việc Sử Dụng Các Thiết Bị NAS Hỗ trợ Recycle bin: Nếu bạn hoặc người dùng nào đó xóa các file từ thư mục chia sẻ trong Windows trên các máy tính khác, khi đó chúng sẽ không được chuyển vào recycle bin mà sẽ bị xóa một cách vĩnh viễn. Rõ ràng điều này có thể là một vấn đề lớn nếu sau đó bạn muốn khôi phục các file. Tuy nhiên một số thiết bị NAS (chẳng hạn như FreeNAS) có tính năng recycle bin có thể giúp bạn trong những tình huống như vậy. Các máy tính không phải bật để truy cập chia sẻ: Thiết bị NAS cho bạn có một địa điểm lưu trữ tập trung, chính vì vậy bạn luôn có thể truy cập các file mình muốn, dù các máy tính đó có được bật hay không.  Kiểm soát tốt và dễ dàng hơn quá trình chia sẻ: Bạn có thể quản lý người dùng và nhóm người dùng, sử dụng một số quyền hạn cụ thể. Vì NAS cung cấp sự thẩm định bằng mật khẩu nên các máy tính không cần phải có các tài khoản tương xứng. Tuy nhiên do NAS chỉ kiểm soát sự truy cập, nên việc cần đến các tài khoản Windows trên tất cả các máy tính là không cần thiết. Hỗ trợ các giao thức chia sẻ file nguyên bản của Windows, Linux và Mac OS X: Không cần cài đặt các giao thức tương xứng giữa các hệ điều hành khác nhau; NAS làm việc với tất cả các giao thức mặc định của các hệ điều hành. 2.3.GIAO THỨC TRONG NAS 2.3.1.Giao Thức Server Message Block Server Message Block (SMB) hoạt động như một giao thức mạng lớp chủ yếu được sử dụng để cung cấp truy cập chia sẻ với các tập tin, máy in, cổng nối tiếp, truyền thông và giữa các nút trên mạng. Nó cũng cung cấp một  xác nhận quá trình giao tiếp cơ chế. Hầu hết các SMB bao gồm việc sử dụng máy tính chạy Microsoft Windows, nơi nó thường được gọi là "Microsoft Windows Network". 2.3.1.1.Thực Hiện Client-server thực hiện SMB hoạt động , nơi mà khách hàng có yêu cầu cụ thể và làm cho máy chủ đáp ứng phù hợp. Một phần của giao thức SMB cụ thể đề với quyền truy cập vào hệ thống tập tin, chẳng hạn mà khách hàng có thể yêu cầu một , nhưng một số phần khác của giao thức SMB chuyên về truyền thông liên quá trình .  SMB-Sever làm cho hệ thống tập tin của họ và các nguồn lực khác có sẵn cho các khách hàng trên mạng. Máy tính khách hàng muốn truy cập vào hệ thống tập tin được chia sẻ và máy in trên máy chủ, và trong chính SMB chức năng này đã trở thành nổi tiếng nhất.  Hiệu suất Nhiều người tin rằng làm cho việc sử dụng giao thức SMB làm nặng của băng thông mạng vì mỗi khách hàng phát hiện diện của nó với toàn bộ mạng con. SMB tự nó không sử dụng chương trình phát tín hiệu. Việc phát sóng các vấn đề thường liên kết với SMB thực sự bắt nguồn với các giao thức NetBIOS địa điểm dịch vụ. Theo mặc định, Microsoft Windows trên máy chủ sẽ sử dụng NetBIOS để quảng cáo và định vị các dịch vụ.NetBIOS chức năng của các dịch vụ phát thanh truyền hình có sẵn trên một máy chủ cụ thể tại các khoảng đều đặn. Trong khi điều này thường làm cho một mặc định chấp nhận được trong một mạng lưới với ít hơn 20 máy chủ, lưu lượng phát sóng sẽ gây ra những vấn đề như số lượng tăng lên host.  2.3.1.2. Giao Thức SMB2 Microsoft giới thiệu một phiên bản mới của báo Server Block (SMB) giao thức (SMB 2.0 hoặc SMB2) với Windows Vista trong năm 2006  -SMB2 giảm chattiness "của giao thức bằng cách giảm số lượng các lệnh và subcommands từ hơn một trăm chỉ 19 .Nó có cơ chế cho pipelining, có nghĩa là, việc gửi các yêu cầu bổ sung trước khi trả lời một yêu cầu trước đến. -Nó thêm khả năng hợp chất hành động nhiều vào một yêu cầu duy nhất, trong đó giảm đáng kể số --lượng các chuyến đi vòng-nhu cầu của khách hàng để làm cho đến máy chủ, nâng cao hiệu suất kết quả là SMB1 cũng có một cơ chế lãi kép - được gọi là. AndX - để hợp chất hành động nhiều, nhưng hiếm khi sử dụng các khách hàng của Microsoft AndX. -SMB2 hỗ trợ bộ đệm kích thước lớn hơn, có thể cung cấp hiệu năng tốt hơn với các tập tin lớn chuyển và sử dụng tốt hơn các mạng nhanh hơn  -Nó cũng giới thiệu khái niệm "tập bền xử lý": cho phép những kết nối tới một máy chủ mạng SMB để tồn tại ngắn-cúp, chẳng hạn như có thể xảy ra trong một mạng không dây, mà không cần phải xây dựng một phiên làm việc mới. -SMB2 bao gồm hỗ trợ cho các liên kết tượng trưng. Cải tiến khác bao gồm bộ nhớ đệm của các thuộc tính tập tin, thư ký cải thiện với HMAC SHA-256 băm thuật toán và khả năng mở rộng tốt hơn bằng cách tăng số lượng người dùng, cổ phần và các tập tin giữa các máy chủ mở cho mỗi người khác  Giao thức SMB1 thường sử dụng các kích cỡ 16-bit. SMB2 sử dụng 32 hoặc 64 bit cho nhiều người trong số này, và 16 byte trong trường hợp các tập tin xử lý. 2.3.1.3.Các Điểm Cần Quan Tâm: SMB của "Inter-Process Communication" cơ chế xứng đáng là một đề cập cụ thể. Các SMB "IPC" hệ thống cung cấp tên đường ống. Cơ chế IPC SMB's cung cấp một trong những liên vài lần đầu cơ chế, quy trình thường có sẵn cho các lập trình mà cung cấp một phương tiện để phục vụ cho kế thừa chứng thực thực hiện khi một khách hàng đầu tiên kết nối với một máy chủ SMB. Việc xác thực được thừa kế tại đường ống đặt tên đã trở nên phổ biến và minh bạch rằng cả hai người dùng Windows và các lập trình viên người sử dụng Windows API thường chỉ cần làm nó cho phép.  Theo một góc độ khác quan tâm, hỗ trợ Server Message Block - một loại khóa đặc biệt của cơ chế - vào tập tin để cải thiện hiệu suất.SMB phục vụ như là cơ sở cho việc thực hiện phân của Microsoft tập tin hệ thống. 2.3.2. Giao Thức NFS: 2.3.2.1.Khái Niệm NFS là sản phẩm trong một dự án Unix của Sun System được công bố rộng rãi và năm 1984. Nó được thêm vào như là một ứng dụng cơ sở trong các hệ điều hành Unix. 2.3.2.2.Chức Năng: A .Với NFS , các hệ điều hành Unix có thể đọc và ghi file dễ dàng lên filesystem và các hệ thống Unix khác.NFS được sử dụng theo nhiều cách .Một phương án được sử dụng phổ biến là : một server NFS chứa mọi home directory(lưu trữ hệ thống file) của client. Điều này đồng nghĩa với mọi dữ liệu của một tổ chức (công ty) được lưu trữ tập trung và do đó sẽ giảm thiểu công tác quản trị và sao lưu dữ liệu. B .NFS có nhược điểm cơ bản so với hệ thống chia sẻ giao diện cửa sổ (Windows) là thao tác chia sẻ đòi hỏi người dùng có những hiểu biết cơ bản về Unix. Bởi vì mọi thực thi trên Unix đều được chỉ định dùng dòng lệnh. Ngoài ra NFS hoạt động dựa trên giao thức UDP ,do vậy các thủ tục tryền lại do segement lỗi và điều khiển lưu lượng truyền là nằm ngoài khả năng của NFS. Trong phiên bản mới NFSv3, TCP được dùng để đảm bảo hiệu suất trên đường truyền. C.Từ những đặc điểm cơ bản trên của hai giao thức SMB và NFS đã bộc lộ một số nhược điểm mà NAS cần giải quyết: - Hai hệ thống server cho hai giao thức là độc lập nên việc quản trị cho hai hệ thống là riêng biệt và đòi hỏi sự hiểu biết tường tận cũng như kinh nghiệm của người quản trị. -Trên thực tế xảy ra sự giao thoa giữa hai hệ thống Windows và Unix trong môi trường mạng, cần phải tốn một khoảng chi phí lớn để chuyển đổi hai giao thức và các dịch vụ liên quan trên hai hệ thống mới có thể truyền thông số liệu được. - Vấn đề cuối liên quan đến hiệu suất bởi phần cứng lưu trữ trên hai hệ thống server NFS và CIFS sẽ không đạt tốc độ như trên đĩa cục bộ.  Cải tiến: Những cải tiến về sau của NFS và CIFS chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu chia sẻ file hiệu quả. NFS và CIFS cần được cung cấp do duy nhất một hê thống thực thi được nhiều tác vụ. Server dành riêng cho NFS hoặc CIFS được dùng cho một số công việc để xử lý các yêu cầu đơn lẻ của NFS hoặc CIFS. Mỗi lời yêu cầu từ card mạng dưới dạng các packet đều cần được xử lý tuân theo giao thức mạng TCP/IP. Hình 2.2: NFS và CIFS Những cải tiến khác được thực hiện bởi các hãng lớn: Người dùng xử lý file dữ liệu được lưu trữ tại thời tại bộ nhớ đệm. Cách này không đạt hiệu quả cao bằng cách sử dụng NVRAM để lưu trữ vì những dữ liệu trên NVRAM vẫn tồn tại sau khi khởi động lại hệ thống và không bị ảnh hưởng do hư hỏng thiết bị lưu trữ. 2.3.3. Giao Thức FTP FTP (viết tắt của File Transfer Protocol, "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP. Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách. Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. 2.3.3.1.Khái Quát FTP thường chạy trên hai cổng, 20 và 21, và chỉ chạy riêng trên nền của TCP. Trình chủ FTP lắng nghe các yêu cầu dịch vụ từ những kết nối vào máy của các trình khách FTP, trên cổng 21. Đường kết nối trên cổng 21 này tạo nên một dòng truyền điều khiển, cho phép các dòng lệnh được chuyển qua trình chủ FTP. Để truyền tải tập tin qua lại giữa hai máy, chúng ta cần phải có một kết nối khác. Tùy thuộc vào chế độ truyền tải được sử dụng, trình khách (ở chế độ năng động - active mode) hoặc trình chủ (ở chế độ bị động - passive mode) đều có thể lắng nghe yêu cầu kết nối đến từ đầu kia của mình. 2.3.3.2.Mục Đích Của Giao Thức FTP - Khuyến khích việc dùng chung tập tin (như chương trình ứng dụng vi tính hoặc dữ liệu) - Khuyến khích việc sử dụng máy tính ở xa một cách gián tiếp / âm thầm (implicit). - Che đậy sự khác biệt về hệ thống lưu trữ tập tin giữa các máy chủ, hầu cho người dùng không cần phải quan tâm đến những sự khác biệt riêng tư của chúng. - Truyền tải dữ liệu một cách đáng tin cậy và có hiệu quả cao. Những Nhược điểm về giao thức FTP - Mật khẩu và nội dung của tập tin được truyền qua đường cáp mạng ở dạng văn bản thường (clear text), vì vậy chúng có thể bị chặn và nội dung bị lộ ra cho những kẻ nghe trộm. Hiện nay, người ta đã có những cải tiến để khắc phục nhược điểm này. - Cần phải có nhiều kết nối TCP/IP: một dòng dành riêng cho việc điều khiển kết nối, một dòng riêng cho việc truyền tập tin lên, truyền tập tin xuống, hoặc liệt kê thư mục. --- Các phần mềm bức tường lửa cần phải được cài đặt thêm những lôgic mới, đế có thể lường trước được những kết nối của FTP. - Việc thanh lọc giao thông FTP bên trình khách, khi nó hoạt động ở chế độ năng động, dùng bức tường lửa, là một việc khó làm, vì trình khách phải tùy ứng mở một cổng mới để tiếp nhận đòi hỏi kết nối khi nó xảy ra. Vấn đề này phần lớn được giải quyết bằng cách chuyển FTP sang dùng ở chế độ bị động. - Người ta có thể lạm dụng tính năng ủy quyền, được cài đặt sẵn trong giao thức, để sai khiến máy chủ gửi dữ liệu sang một cổng tùy chọn ở một máy tính thứ ba. Xin xem thêm về FXP. - FTP là một giao thức có tính trì trệ rất cao (high latency). Sự trì trệ gây ra do việc, nó bắt buộc phải giải quyết một số lượng lớn các dòng lệnh khởi đầu một phiên truyền tải. - Phần nhận không có phương pháp để kiểm chứng tính toàn vẹn của dữ liệu được truyền sang. Nếu kết nối truyền tải bị ngắt giữa lưng chừng thì không có cách gì. 2.3.3.3.Dạng Thức Của Dữ Liệu Có hai chế độ được dùng để truyền tải dữ liệu qua mạng lưới truyền thông: - Chế độ ASCII - Chế độ Nhị phân Khi chế độ ASCII được dùng trong một cuộc truyền tải dữ liệu, phần mềm FTP sẽ tự cho rằng các dữ liệu được truyền gửi có dạng thức văn bản thường (plain text), và lưu trữ trên máy nhận theo dạng thức của máy. Chuyển đổi giữa các dạng thức văn bản thường bao gồm việc, thay thế mã kết dòng và mã kết tập tin, từ những mã tự được dùng ở máy nguồn, sang những mã tự được dùng ở máy đích, chẳng hạn một máy dùng hệ điều hành Windows, nhận một tập tin từ một máy dùng hệ điều hành Unix, máy dùng Windows sẽ thay thế những chữ xuống dòng (carriage return) bằng một cặp mã, bao gồm mã xuống dòng và mã thêm hàng (carriage return and line feed pairs). Tốc độ truyền tải tập tin dùng mã ASCII cũng nhanh hơn một chút, vì bit ở hàng cao nhất của mỗi byte của tập tin bị bỏ. Gửi tập tin dùng chế độ nhị phân khác với cái trên. Máy gửi tập tin gửi từng bit một sang cho máy nhận. Máy nhận lưu trữ dòng bit, y như nó đã được gửi sang. Nếu dữ liệu không phải ở dạng thức văn bản thường, thì chúng ta phải truyền tải chúng ở chế độ nhị phân, nếu không, dữ liệu sẽ bị thoái hóa, không dùng được. 2.3.3.4.FTP và Các Trình Duyệt Đa số các trình duyệt web (web browser) gần đây và trình quản lý tập tin (file manager) có thể kết nối vào các máy chủ FTP, mặc dù chúng có thể còn thiếu sự hỗ trợ cho những mở rộng của giao thức, như FTPS chẳng hạn. Điều này cho phép người dùng thao tác các tập tin từ xa, thông qua kết nối FTP, dùng một giao diện quen thuộc, tương tự như giao diện trong máy của mình.Phương pháp làm là thông qua FTP URL, dùng dạng thức ftp(s)://  (ví dụ: ftp.gimp.org). Tuy không cần thiết, song mật khẩu cũng có thể gửi kèm trong URL, ví dụ:   ftp(s)://:@:. Đa số các trình duyệt web đòi hỏi truyền tải FTP ở chế độ bị động, song không phải máy chủ FTP nào cũng thích ứng được. Một số trình duyệt web chỉ cho phép tải tập tin xuống máy của mình mà không cho phép tải tập tin lên máy chủ. 2.3.4. Giao Thức Hypertext Transfer Protocol HTTP(HypertextTransferProtocol)là giao thức truyền siêu văn bản.HTTP là giao thức tầng ứng dụng cho web.Nó hoạt động theo mô hình client/sever. - Client :browser yêu cầu,nhận,hiển thị các đối tượng Web. - Sever :Web sever gửi các đối tượng Hai phiên bản cảu giao thức HTTP hiện được phổ biến là HTTP 1.0 được đặc tả trong RFC 1945 và HTTP 1.1 được đặc tả trong RFC 2068.HTTP là giao thức “không trạng thái “server không lưu lại các yêu cầu của client.HTTP sử dụng giao thức TCP của tầng giao vận 2.3.4.1. Các Thông Điệp Yêu Cầu Hàng đầu tiên của một thông điệp yêu cầu HTTP sẽ chỉ ra 3 thứ: thao tác cần được thực thi, trang Web mà thao tác đó sẽ áp lên và phiên bản HTTP được sử dụng. Bảng sau sẽ giới thiệu một số thao tác phổ biến. Hành động Mô tả OPTIONS Yêu cầu thông tin về các tùy chọn hiện có GET Lấy về tài liệu được xác định trong URL HEAD Lấy về thông tin thô về tài liệu được xác định trong URL POST Cung cấp thông tin cho server PUT Tài liệu lên server và đặt ở vị trí được xác định trong URL DELETE Xóa tài liệu nằm ở vị trí URL TRACE Phản hồi lại thông điệp yêu cầu CONNECT Được sử dụng bởi các proxy Hai thao tác thường được sử dụng nhiều nhất là GET (lấy một trang Web về) và HEAD (lấy về thông tin của một trang Web). GET thường được sử dụng khi trình duyệt muốn tải một trang Web về và hiển thị nó cho người dùng. HEAD thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của một liên kết siêu văn bản hoặc để xem một trang nào đó có bị thay đổi gì không kể từ lần tải về trước đó. 2.3.4.2. Các Thông Điệp Trả Lời Giống như các thông điệp yêu cầu, các thông điệp trả lời bắt đầu bằng một hàng START_LINE. Trong trường hợp này, dòng START_LINE sẽ chỉ ra phiên bản HTTP đang được sử dụng, một mã 3 ký số xác định yêu cầu là thành công hay thất bại và một chuỗi ký tự chỉ ra lý do của câu trả lời này. Mã Loại Lý do 1xx Thông tin Đã nhận được yêu cầu, đang tiếp tục xử lý 2xx Thành công Thao tác đã được tiếp nhận, hiểu được và chấp nhận được 3xx Chuyển hướng Cần thực hiện thêm thao tác để hoàn tất yêu cầu được đặt ra 4xx Lỗi client Yêu cầu có cú pháp sai hoặc không thể được đáp ứng 5xx Lỗi server Server thất bại trong việc đáp ứng một yêu cầu hợp lệ Cũng giống như các thông điệp yêu cầu, các thông điệp trả lời có thể chứa một hoặc hiều dòng trong phần MESSAGE_HEADER. Những dòng này cung cấp thêm thông tin cho client. Trong tình huống chung nhất, thông điệp trả lời cũng sẽ mang theo nội dung trang Web được yêu cầu. Trang này là một tài liệu HTML, nhưng vì nó có thể chứa dữ liệu không phải dạng văn bản (ví dụ như ảnh GIF), dữ liệu này có thể được mã hóa theo dạng MIME. Một số hàng trong phần MESSAGE_HEADER cung cấp thêm thông tin về nội dung của trang Web, bao gồm Content-Length (số bytes trong phần nội dung), Expires (thời điểm mà nội dung trang Web được xem như lỗi thời), và Last-Modified (thời điểm được sửa đổi lần cuối cùng). 2.3.4.3. Các Kết Nối TCP Nguyên tắc chung của giao thức HTTP là client nối kết đến cổng TCP số 80 tại server, server luôn lắng nghe trên cổng này để sẵn sàng phục vụ client. Phiên bản đầu tiên (HTTP/1.0) sẽ thiết lập một nối kết riêng cho mỗi hạng mục dữ liệu cần tải về từ server. Không khó để thấy rằng đây là cơ chế không mấy hiệu quả: Các thông điệp dùng để thiết lập và giải phóng nối kết sẽ phải được trao đổi qua lại giữa client và server và khi mà tất cả client muốn lấy thông tin mới nhất của một trang Web, server sẽ bị quá tải. Cải tiến quan trọng nhất trong phiên bản HTTP/1.1 là nó cho phép các kết nối lâu dài – client và server sẽ trao đổi nhiều thông điệp yêu cầu/trả lời trên cùng một kết nối TCP. Kết nối lâu dài có hai cái lợi. Thứ nhất, nó làm giảm thiểu chi phí cho việc thiết lập/giải phóng nối kết. Thứ hai, do client gởi nhiều thông điệp yêu cầu qua một kết nối TCP, cơ chế điều khiển tắc nghẽn của TCP sẽ hoạt động hiệu quả hơn. 2.3.5. Giao Thức Universal Plug and Play Universal Plug and Play (UPnP) là một tập hợp các giao thức mạng.Mục tiêu của UPnP là để cho phép các thiết bị để kết nối liền mạch và đơn giản hóa việc thực hiện các mạng trong nhà (chia sẻ dữ liệu, truyền thông, và giải trí) và trong các môi trường của công ty để cài đặt đơn giản hóa của các thành phần máy tính.  Các UPnP thuật ngữ có nguồn gốc từ plug-and-play, một công nghệ cho các thiết bị tự động gắn trực t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về NAS (Network-attached storage).doc
Tài liệu liên quan