MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN. 5
I.Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 5
1.Khái niệm công ty chứng khoán. 5
2.Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán. 5
3.Vai trò của công ty chứng khoán. 6
4.Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 7
4.1.Các nghiệp vụ chính: 7
4.2.Các nghiệp vụ phụ trợ: 8
II. Hình thức phát hành chứng khoán 9
1 Đối với cổ phiếu 9
1.1 Phát hành chứng khoán riêng lẻ 9
1.2 Phát hành chứng khoán ra công chúng 10
2 Đối với trái phiếu 10
2.1 Trái phiếu công ty 10
2.2 Trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương 11
III.Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 12
1.Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán. 12
2.Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán. 12
2.1.Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: 12
2.2.Bảo lãnh theo phương thức dự phòng 12
2.3.Bảo lãnh với cố gắng cao nhất 12
2.4.Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không 13
2.5.Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa 13
3.Các chủ thể tham gia đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán. 13
3.1. Tổ hợp bảo lãnh phát hành 13
3.2.Tổ hợp bảo lãnh chính 13
4.Quy trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán. 14
4.1 Phân tích và đánh giá khả năng phát hành 14
4.2 Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành 14
4.3 Phân phối chứng khoán ra công chúng 16
4.4 Hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán 16
5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán. 17
5.1.Nhân tố bên ngoài 17
5.1.1.Điều kiện kinh tế trong nước: 17
5.1.2.Môi trường pháp lý 17
5.1.3.Trình độ quản lý, khoa học công nghệ 17
5.1.4.Khách hành và đối thủ cạnh tranh 18
5.2. Nhân tố bên trong: 18
5.2.1. Nhân tố về khả năng tài chính 18
5.2.2. Nhân tố về nhân sự, năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 19
I.Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam 19
II.CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 20
1. Đôi nét về công ty 20
2.Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty. 22
III.Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty BSC. 24
1.Quy trình bảo lãnh phát hành tại công ty BSC 24
1.1 Phân tích và đánh giá khả năng phát hành 24
1.2 Chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát hành 25
1.3 Phân phối chứng khoán ra công chúng 26
1.4 Hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán 26
2 Tình hình hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC. 27
3.Ví dụ về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của BSC đối với Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP 33
IV.Đánh giá về hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC. 38
1. Những kết quả đạt được 38
2. Hạn chế 40
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 41
I.Định hướng phát triển của BSC trong thời gian tới. 41
1.Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. 41
2.Định hướng phát triển của BSC trong thời gian tới 41
II.Giải pháp phát triển hoạt động BLPH chứng khoán của BSC . 42
1. Về chỉ đạo điều hành 42
2.Về kinh doanh 42
3.Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 43
4.Về công tác tiếp thị 43
III.Một số kiến nghị 43
1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên quan 43
2.Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước 44
3. Đối với các trung tâm giao dịch 44
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
47 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tiền đặt cọc và nhận sổ phân phối chứng khoán.
Vào thời điểm khóa sổ các tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành giá trị chứng khoán theo giá chào bán trừ đi hoa hồng bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khóa sổ ngay khi chưa hoàn thành việc phân phối chứng khoán
4.4 Hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán
Các tổ chức phát hành có thể gặp khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới mức giá chào bán trước khi hoàn tất việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Để giảm thiểu khó khăn này các tổ chức bảo lãnh chính có thể ổn định giá bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp.
Công tác bình ổn giá có thể thực hiện trên bất kì thị trường nào mà chứng khoán chào bán được giao dịch. Khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải thông báo cho bên nhận lệnh rằng việc mua này nhằm mục đích ổn định. Tổ hợp bảo lãnh chỉ được đặt mua để ổn định trên thị trường với cùng mức giá. Trong quá trình bình ổn giá, thành viên của tổ hợp bảo lãnh phát hành thường bị cấm bán cổ phiếu dưới giá chào bán trong một khoảng thời gian nhất định sau thời điểm kết thúc việc chào bán, phân phối cổ phiếu ra công chúng và sau khi tổ hợp bảo lãnh phát được giải thể. Sau thời hạn này, thành viên tổ hợp bảo lãnh phát hành có thể bán cổ phiếu theo bất kì giá nào.
5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán.
5.1.Nhân tố bên ngoài
5.1.1.Điều kiện kinh tế trong nước:
Là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nền kinh tế đất nước có phát triển thì sẽ có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, sẽ nhanh chóng áp dụng được các mô hình quản lý, khoa học kỹ thuật của các nước đi trước… tiết kiệm được chi phí, thời gian nghiên cứu. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán
5.1.2.Môi trường pháp lý
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường còn rất non trẻ mới đi vào hoạt động được vài năm gần đây, vì vậy sẽ không thể tránh khỏi các văn bản pháp lý, quy định của các cơ quan quản lý, chính phủ còn nhiều thiếu sót và chưa chính xác. Do đó, hạn chế sự phát triển của thị trường chứng khoán đất nước yêu cầu đòi hỏi cần phái có một khung pháp lý phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK.
5.1.3.Trình độ quản lý, khoa học công nghệ
Trình độ quản lý, khoa học công nghệ cao, hiện đại sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các hoạt động của công ty chứng khoán hoạt động gần như độc lập với nhau và có khả năng tự quyết định hoạt động của mình vì thế cần phải có sự quản lý và khoa học công nghệ hiện đại giúp cho hoạt động của các công ty chứng khoán hoạt động có hiệu quả.
5.1.4.Khách hành và đối thủ cạnh tranh
Khách hành của các tổ chức bão lãnh phát hành là các tổ chức phát hành chứng khoán vì vậy muốn hoạt động bảo lãnh phát hành đạt hiệu quả thì các tổ chức bảo lãnh phải hiểu hoạt động của các tổ chức phát hành và đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đó.
5.2. Nhân tố bên trong:
5.2.1. Nhân tố về khả năng tài chính
Khả năng tài chính là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK, CTCK sẽ hoạt động một số hoặc tất cả các nghiệp vụ là tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của công ty. Thông thường các CTCK thường phát triển chmình một thế mạnh riêng trên thị trường nhằm tận dụng có hiệu quả nhất khả năng tài chính của chính công ty và thế mạnh do mình tạo ra.
5.2.2. Nhân tố về nhân sự, năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các hoạt động của CTCK, bởi năng lực chuyên môn của nhân viên và tổ chức quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của chính công ty, công ty muốn hoạt động có hiệu quả thì không những cần phải có khả năng tài chính vững mạnh mà còn cần phải có được một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
I.Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được coi là nghiệp vụ quan trọng và là một trong năm nghiệp vụ được cấp giấy phép hoạt động của công ty chứng khoán. Hoạt động bảo lãnh phát hành có nhiều ý nghĩa quan trọng, như giảm chi phí phát hành, tạo tính ổn định cho các chứng khoán mới phát hành trong đó quan trọng nhất là mang lại tính chuyên nghiệp cho thị trường.
Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK ở nước ta hiện nay chưa thực sự đóng vai trò như vây là do thị trường chứng khoán ở nước ta chưa thực sự phát triển số lượng các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng còn rất ít, thiếu các dự án khả thi, các doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng nguồn vốn vay nhiêu hơn, lý do thứ hai là do khối lượng phát hành chứng khoán là nhỏ do đó các tổ chức phát hành (TCPH) không cần đến hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK và nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ hạn chế của các CTCK, các công ty chứng khoán ở nước ta hiện nay do hoạt động chưa lâu trên thị trường nên yếu cả về tiềm lực vốn và nghiệp vụ chuyên môn. Với mức vốn đáp ứng ở yêu cầu tối thiểu khi đăng ký như hiện nay các tổ chức này chỉ dám tham gia với vai trò đại lý phân phối cho TCPH, đội ngũ cán bộ của các CTCK hiện nay hầu hết họ đều là những cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản tuy nhiên hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán đòi hỏi những cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà còn cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về hoạt động bảo lãnhphát hành và đó là những hạn chế mà các cán bộ của CTCK ở nước ta còn tồn tại.
II.Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1. Đôi nét về công ty
Thương hiệu:
Tên viết tắt:
BSC
Địa chỉ:
Tầng 10 - Tháp Đôi - Vincom 191 Bà Triệu, Hà Nội
Địa phương:
Hà Nội
Điện thoại:
422200668
Fax:
422200669
Website:
Giám đốc:
Nguyễn Khắc Thân
BSC - CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Được cấp phép thành lập ngày 26/11/1999, với tên giao dịch: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Công ty vinh dự trở thành Công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam.
Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu trong hơn 50 năm qua của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Ngân hàng Thương mại quốc doanh được Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước chỉ định làm ngân hàng thanh toán cho thị trường chứng khoán - sự khai trương và đi vào hoạt động với tư cách là một định chế tài chính trung gian hoạt động đa năng của BSC cũng đánh dấu cho sự khởi đầu cho ngành chứng khoán nói chung và nghề môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói riêng. Cuối năm 2010, với định hướng phát triển của BIDV, đồng thời để đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường, BSC tiến hành cổ phần hóa và đấu giá thành công 10.195.570 cổ phần. Ngày 01/01/2011, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ là 865 tỷ đồng. Hiện BSC có một trụ sở chính tại Hà Nội, một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới đại lý giao dịch trên toàn quốc, với hơn 200 nhân viên làm việc trong cả khối hỗ trợ và khối nghiệp vụ. Hơn 10 năm qua, với sự hậu thuẫn toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả của BIDV, bằng nỗ lực tự thân của đội ngũ cán bộ nhân viên, BSC đã không ngừng vươn lên với mục tiêu trở thành một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam.
BSC – LỢI THẾ CẠNH TRANH
Là thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất hiện nay, BSC luôn nhận được sự hỗ trợ toàn diện của BIDV trên tất cả các mặt hoạt động.
Tài sản quý giá nhất góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh của BSC chính là nguồn nhân lực. Với đội ngũ chuyên viên trẻ, năng động, nhạy bén trong kinh doanh, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, thông qua việc tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, bằng các kinh nghiệm tích luỹ được từ việc thực hiện các hợp đồng, các dự án lớn, BSC luôn đem đến cho khách hàng sự tin cậy bởi hàng loạt các dịch vụ tư vấn bài bản, sáng tạo và chuyên nghiệp.
Trên cơ sở mạng lưới chi nhánh rộng lớn của BIDV, BSC đã phát triển nhanh chóng hệ thống các điểm hỗ trợ giao dịch trên toàn quốc để phục vụ kịp thời nhu cầu của mọi khách hàng.
Nhờ khai trương ngay từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, cho đến nay, BSC đã xây dựng và phát triển được một cơ sở khách hàng lớn, thuộc nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau.
Toàn bộ hoạt động của BSC được xây dựng và vận hành trên cơ sở một nền công nghệ thông tin hiện đại, được thiết kế như một hệ thống mở cho nên không những có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch, vấn tin, tư vấn cho nhà đầu tư, quản lý nội bộ công ty trong giai đoạn hiện tại mà còn có thể được phát triển, hoàn thiện và tích hợp với các hệ thống khác khi có sự thay đổi, nâng cấp trong hệ thống giao dịch và công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán trong tương lai.BSC cũng là một trong những Công ty chứng khoán đầu tiên được tổ chức đo lường quốc tế BVQI cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001:2000. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, với uy tín đã tạo lập và khẳng định trên trên thương trường, ngoài việc thiết lập mối quan hệ với các đối tác trong nước để thực hiện những dự án lớn, BSC có thể thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, MPDF...) để hỗ trợ toàn diện cho khách hàng.
2.Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty.
Ban đầu vốn điều lệ là 300 tỷ đồng tăng lên 700 tỷ đồng ( năm 2007).Tính đến cuối năm 2009 tổng tài sản của BSC đã là 3.897 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 700 tỷ đồng, đứng thứ ba trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó tài sản ngắn hạn là 3.698 tỷ đồng chiếm 95% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn là 200 tỷ đồng chiếm 5% trong tổng tài sản. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn / tài sản ngắn hạn của Công ty là 85%, tỷ lệ vốn khả dụng của Công ty là 21%. Ngoài số vốn hiện có, Công ty có thể huy động vốn từ hoạt động kinh doanh vốn và hoạt động đầu tư tự doanh.
Bảng 1: Doanh thu của BSC.
VĐL
VCSH
Doanh thu
LNST
LNVĐL
dự phòng
2007
2008
2007
2008
700
274.287
306.146
478.923
114.32
-554.088
-79.16%
633.497
(Nguồn: công ty chứng khoán BSC.)
Năm 2007, doanh thu của BSC đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 51% so với mức thực hiện cả năm 2006. Sau năm 2008 với hoạt động kinh doanh không mấy khả quan của Công ty,một năm kinh doanh thua lỗ do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, ảm đạm. BSC với khoản lỗ lên tới 554 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của Công ty là 700 tỷ đồng, tỷ lệ vốn/ vốn điều lệ đạt 79.16% BSC cũng chưa phải là Công ty chứng khoán có mức thua lỗ lớn nhất. Sau thất bại của năm 2008 Công ty từng bước củng cố và phát triển với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động , có trình độ, có tinh thần học hỏi cao. Để tăng tính cạnh tranh cho các hoạt động của công ty , công ty thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới. Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển mới, đó là việc đưa hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt HNX vào hoạt động ngày 24/09/2009 phục vụ khách hàng là các tổ chức tài chính lớn cũng như các công ty chứng khoán chưa là thành viên thị trường như Habubank, Seabank,….
Về kết quả kinh doanh của Công ty:
Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 399 tỷ đồng
Bảng 2: Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
31/12/2008
31/12/2009
VNINDEX
305.62
484.77
Trích lập DPRR
581.778
172.647
Hoàn nhập DPRR
389.131
Lợi nhuận các hoạt động
78.408
134.659
Lợi nhuận trước thuế
515.363
399.018
(Nguồn: công ty chứng khoán BSC)
Trong đó:
Hoạt động môi giới của công ty : Doanh thu đạt 58 tỷ đồng đạt 110% so với kế hoạch , tăng trưởng 125% so với năm 2008 đạt 46,4 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động môi giới của công ty là 30 tỷ đồng , tăng 120% so với năm 2008 đạt 25 tỷ đồng. Thu dịch vụ ròng là 42.672 triệu đồng đạt 101% so với kế hoạch, tăng 120 % so với năm 2008.Thị phần môi giới :năm 2009 đạt 2.3% đạt 70% so với kế hoạch, giảm 1.1% so với năm 2008 là 3.4%, đứng thứ 8/10 Công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh vốn : năm 2009 doanh thu đạt 315 tỷ đồng chiếm 50% tổng doanh thu. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn bao gồm repo ( giao dịch mua và bán chứng khoán), tiền gửi là 70 tỷ đồng.
Hoạt động đầu tư tự doanh : BSC đã cơ cấu danh mục đầu tư hướng tới mục tiêu an toàn, phản ứng linh hoạt với thị trường. Lượng tiền mặt rút ra khỏi thị trường từ cơ cấu danh mục năm 2009 là 1.133 tỷ đồng. Tỷ trọng cổ phiếu – tiền 1:3. Lợi nhuận từ hoạt động tự doanh trái phiếu là 14 tỷ đồng , từng bước mở rộng thị phần , đối tác giao dịch trái phiếu và nâng cao vị thế của BSC.
Hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành : số hợp đồng tư vấn của công ty trong năm 2009 thực hiện là 65 tăng gấp 3 lần so với năm 2008 chỉ đạt 22 hợp đồng bao gồm: tư vấn CPH, tư vấn tài chính, tư vấ niêm yết, tư vấn đại hội cổ đông.
III.Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty BSC.
1.Quy trình bảo lãnh phát hành tại công ty BSC
Gồm: phân tích đánh giá khả năng phát hành; chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành; phân phối chứng khoán ra công chúng; hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán.
1.1 Phân tích và đánh giá khả năng phát hành
Ngay từ trước khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết, BSC cũng bắt đầu tìm hiểu đóng vai trò như 1 đơn vị tư vấn phát hành. BSC sẽ cùng đơn vị phát hành lập nhóm nghiên cứu tiền khả thi để chuẩn bị phát hành. Nhóm này sẽ bao gồm nhân viên phân tích của tổ chức bảo lãnh phát hành và các cán bộ của đơn vị phát hành. Nhóm chuẩn bị sẽ tiến hành những phân tích, đánh giá về khả năng phát hành ra công chúng trên những khía cạnh chủ yếu như: tình hình hoạt động của đơn vị phát hành, tiềm lực tài chính của đơn vị phát hành, tình hình thị trường của các sản phẩm chính, các khía cạnh pháp lí của việc phát hành chứng khoán ra công chúng, tình hình thị trường vốn trong nước và nước ngoài.
Kết quả phân tích ban đầu này nhằm cung cấp những thông tin cho hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông ra quyết định phát hành. Không những thế những phân tích trên được tiến hành cũng sẽ góp phần đưa ra những phương hướng chính về cách thức phát hành và chủng loại phát hành.
1.2 Chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát hành
Sau khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết BSC sẽ phối hợp với đơn vị phát hành để thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát hành. Việc chuẩn hồ sơ đăng kí phát hành cần sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kế toán và pháp lí. Các chuyên gia này là nhân viên của tổ chức bảo lãnh hoặc cũng có thể là do tổ chức bảo lãnh tập hợp từ các công ty tài chính, kế toán hay luật pháp khác.
Để phân định quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia vào quá trình bảo lãnh phát hành, các hợp đồng sau phải được ký kết trước khi quá trình phát hành được khởi động: hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh phát hành hay còn có thể gọi là cam kết bảo lãnh phát hành, hợp đồng với các đại lý được lựa chọn( nếu có). Các hợp đồng này sẽ quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên tham gia quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng. Các hợp đồng này thường cũng sẽ quy định những điều khoản nhằm đảm bảo hồ sơ đăng kí phát hành và bản cáo bạch chứa đựng những thông tin chính xác và đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của đơn vị phát hành.
Tại bước này, BSC cũng phải phối hợp với đơn vị phát hành để xác định giá chào bán.
Sau khi hoàn tất hồ sơ tổ chức bảo lãnh có thể giúp đơn vị phát hành trình hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. BSC cũng có thể gửi hồ sơ đăng kí trực tiếp lên cơ quan quản lí Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra BSC còn phải nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ này bao gồm: bản sao giấy phép hoạt động do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp, đơn đăng kí làm bảo lãnh phát hành, hợp đồng giữa các nhà bảo lãnh phát hành (nếu có tổ hợp bảo lãnh), các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện làm bảo lãnh cho đơn vị phát hành
1.3 Phân phối chứng khoán ra công chúng
Sau khi hồ sơ đăng kí phát hành được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận, BSC và tổ chức phát hành sẽ tiến hành các công việc sau
+ Công bố thông tin về đợt phát hành
Thông tin về đợt chào bán bán chứng khoán ra công chúng được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức phát hành có thể sử dụng bản cáo bạch tóm tắt nội dung cô đọng hơn so với bản báo cáo bạch đầy đủ đã được ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp nhận
+ Nhận phiếu đặt mua và lập sổ phân phối cổ phiếu
Để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành thường tiên hành phân phát tài liệu nội bộ cho bộ phận tiếp thị trong đó mô tả về tổ chức phát hành, quá trình kinh doanh, đồng thời mô tả về đợt phát hành và nêu những điểm hấp dẫn khi đầu tư vào tổ chức phát hành.
Việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư riêng lẻ do các công ty môi giới, đại lý phân phối chứng khoán phục vụ cho BSC thực hiện.
1.4 Hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán
Vào thời điểm khóa sổ, BSC có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trị giá chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng trừ đi hoa hồng bảo lãnh. Việc thanh toán được thực hiện vào thời điểm khóa sổ đồng thời với việc chuyển giao các chứng chỉ.
Các tổ chức phát hành có thể gặp khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới mức giá chào bán trước khi hoàn tất việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Để giảm thiểu khó khăn này BSC có thể ổn định giá bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp.
Sau khi hoàn tất việc thanh toán, hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC với tổ chức phát hành đó sẽ kết thúc
2 Tình hình hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC.
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép hoạt động trên tất cả các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty cũng chiếm một tỷ trọng nhất định trên thị trường đem lại cho công ty rất nhiều khách hàngvà lợi nhuận. Điều đó được thể hiện trên bảng số liệu số liệu sau:
Bảng 3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
A/Doanh thu
69.052.305.913
200.538.032.879
I. Thu từ hoạt động kinh doanh
69.052.305.913
200.538.032.879
1. Doanh thu từ hoạt động KDCK
62629.151.223
195.455.006.759
Doanh thu môi giới Ck cho người đầu tư
1.912.046.590
18.543.484.487
Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán
47.599.707.163
162.677.629.438
Doanh thu QLDMDT
76.221.135
Doanh thu bảo lãnh phát hành
5.038.007.976
7.087.715.250
Doanh thu tư vấn đầu tư CK
2.385.908.438
3.165.586.550
Hoàn nhập dự phòng các khoản trích trước
9.002.600
22.386.000
Doanh thu về vốn kinh doanh
5.585.565.947
3.764.797.329
2. Thu lãi đầu tư
6.423.154.690
5.083.026.120
3. Các khoản giảm trừ doanh thu
II. Thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh
1. Chênh lệch lãi nhượng bán, thanh lý TSCĐ
2. Thu bảo hiểm và đền bù tổn thất
3. Thu nợ phải thi đã xử lý
4. Thu nhập khác
B/ Chi phí
52.968.209.582
135.471.770.539
I. Chi phí hoạt động kinh doanh
52.970.359.582
135.456.770.539
1. Chi phí hoạt động kinh doanh
49.164.164.253
131.584.107.961
1.1. Chi phí môi giới CK
86.676.542
3.303.835.769
1.2. Chi phí hoạt động tự doanh CK
7.760.000
2.158.633.285
1.3. Chi phí quản lý DMĐT
3.000.000
1.4. Chi phí bảo lãnh, phát hành CK
183.054.900
207.286.074
1.5. Chi phí tư vấn cho người đầu tư
1.6. Chi phí lưu ký chứng khoán
142.764.120
1.7 Chi phí( dự phòng, trích trước…)
618.105.220
1.8 Chi phí vốn kinh doanh
44.458.030.498
115.878.244.420
1.9Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh Ck
4.428.642.313
9.272.239.073
2. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.806.195.329
3.872.662.578
II. Chi Phí ngoài hoạt động kinh doanh
(2.150.000)
15.000.000
C/ Xác định kết quả kinh doanh
16.084.096.331
65.066.262.340
1. Kết quả từ hoạt động kinh doanh CK
16.081.946.331
65.081.262.340
2. Kết quả từ hoạt động kinh doanh ngoài CK
2.150.000
(15.000.000)
(Nguồn: Công ty chứng khoán BSC)
Bảng 4 : Kết quả kinh doanh năm 2009
Chỉ tiêu
Năm
Thực hiện 2009
% thực hiện so với 2008
KH 2009
% thực hiện so với kế hoạch
Chỉ tiêu số lượng
Tổng doanh thu
544.124
598.205
110%
Hoạt động môi giới
26.123
58.256
223%
57.868
101%
Doanh thu từ hoạt động đầu tư kinh doanh
-Hoạtđộng tự doanh
-Doanh thu vốn kinh doanh
- Thu lãi đầu tư
512.236
20.234
400.000
80.868
534.484
164.368
301.875
48.286
104%
Hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành
3.212
5.600
174%
Lưu ký, khác
2.419
4.573
189%
Thu dịch vụ ròng
18.558
42.672
229%
42.000
101%
Chỉ tiêu chất lượng
Thị phần môi giới
3.2%
2.34%
73%
3.2%
70%
Chỉ tiêu hiệu quả
Lợi nhuận trước thuế
ROE
(515.363)
399.018
-71.15%
390.000
(Nguồn: Công ty chứng khoán BSC)
Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu của BSC ta có thể dễ dang thấy được: Tuy số liệu còn khá khiêm tốn so với các hoạt động khác của Công ty nhưng hoạt động bảo lãnh đã có đóng góp không nhỏ đới với hoạt động kinh doanh của Công ty,hoạt động bảo lãnh phát hành giảm xuống và ngày càng giảm do Công ty tập trung vào hoạt động đầu tư kinh doanh, năm 2008 đạt 3.212 triệu động chiếm 0,6% tổng doanh thu của công ty, đến năm 2009 đạt 5.600 triệu đồng chiếm 0,93% tổng doanh thu của Công ty giảm so với giai đoạn 2005 – 2006, năm 2005 hoạt động bảo lãnh đạt 5.038.007.976 đồng chiếm 7,3 % tổng doanh thu đến năm 2006 đạt 7.087.715.250 đồng chiếm 3,5% tổng doanh thu. Sở dĩ có sự suy giảm như vậy là do điều kiện của thị trường, sự chuyển hướng hoạt động của công ty bắt đầu quan tâm tới một số mảng hoạt động khác đồng thời tập trung vào hoạt động tự doanh chứng khoán nhằm tạo ra một thế mạnh của công ty trên thị trường cho nên doanh thu của công ty đã tăng lên rất cao, thị phần của doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành đã giảm xuống 0,6% tổng doanh thu của công ty nhưng số doanh thu của hoạt động này vấn là đóng góp vào nguồn thu của công ty, đạt 5.600 triệu đồng.
Hoạt động bảo lãnh phát hành là một hoạt động có vai trò rất quan trọng tới sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường muốn phát triển ngày càng lớn mạnh thì các hoạt động phát hành cổ phiếu phải được diễn ra và thực hiện thành công đợt chào bán chứng khoán phát hành đó. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của BSC cần phải được quan tâm phát triển hơn nhằm nâng cao vai trò, vị thế và thế mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty trên thị trường.
Bảng 5: So sánh doanh thu của
hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các Công ty.
Đơn vị: triệu đồng
Công ty
Doanhthu
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)
6.5
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (IBS)
8
Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam (ARSC)
10.5
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam ( BSC)
5.2
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
4.5
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
3.4
Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS)
5
Công ty cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất (FSC)
0
Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (TSC)
3.2
Công ty Chứng khoán Mê Kông (MSC)
0
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á
0
Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC)
0
(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Từ bảng trên ta thấy hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các công ty chứng khoán cùng hoạt động, hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam không cao nhưng cũng đứng thứ 4 sau 3 Công ty chứng khoán của 3 Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều là những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Để xem xét rõ hơn về hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty so với hoạt động này tại các công ty khác ta có thể so sánh thị phần hoạt động của BSC với các công ty tiêu biểu trên thị trường chứng khoán như sau:
Bảng 6: Thị phần hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC.
( Đơn Vị: Phần trăm )
Công ty
VCBS
IBS
ARSC
BSC
BCSC
ABCS
Công ty khác
Thị phần
23.38
22.5
28.42
6.96
5.79
8.69
2.78
( Nguồn: UBCK )
Hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC là không phải là một thế mạnh của công ty và cả trên thị trường,mặc dù vậy nó vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ, chiếm 6,96% thị phần của cả thị trường. Vì thế, hoạt động này của công ty vẫn có vị thế trên thị trường, do vậy để phát triển hơn nữa hoạt động này trên thị trường thị BSC cần phải có đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư & phát triển việt nam.doc