Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài.

1.2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

1.4 Mô tả về mẫu.

1.5 Mô tả địa bàn nghiên cứu.

1.6 Phương pháp nghiên cứu.

1.7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

1.8 Kết cấu đề tài.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu.

1.1.1.Về lĩnh vực môi trường.

1.1.2. Về lĩnh vực thu gom, phân loại và xử lý rác thải.

1.2. Lý thuyết áp dụng.

1.3. Các khái niệm.

1.4 Khung phân tích và giả thuyết.

1.4.1 Mô hình khung phân tích.

1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền phường Phú Thọ - Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.

2.1 Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân phường Phú Thọ.

2.2 Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền phường Phú Thọ.

Chương 3: Nhận thức, thái độ của người dân phường Phú Thọ trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

3.1 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

Chương 4. Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom và xử lý rác.

4.1 Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.

4.2 Các chương trình vận động sự tham gia của người dân.

4.3 Sự tham gia của người dân phường Phú Thọ trong các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương.

4.4 Hướng dẫn và giám sát của các cơ quan quản lý.

Chương 5: Giải pháp.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

 

 

doc164 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 18621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể của mình. Rất nhiều người đã nhận thức được tác hại của việc không phân loại và xử lý rác thải trước khi xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí nhà nước nhưng hầu như lại chưa có hành động cụ thể để khắc phục . Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ, cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt các biện pháp phối hợp giữa nhân dân và chính quyền, nhà nước. Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc phân loại và xử lý rác cần có thời gian, vì vậy cần có họat động thường xuyên để tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường . Việc thu hồi rác, đây là một công việc cần thời gian, công sức và sự đồng lòng của cộng đồng.. Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định mang lại những ích lợi gì, và biến nhận thức đó thành những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cung cấp thông tin, mở các buổi tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng, để người dân biết cách phân loại và xử lý rác thải. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa, nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định, phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định. Để người dân tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép vào các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.   Chính quyền địa phương có thể phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội phổ biến và thúc đẩy việc tuân thủ thi hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý rác thải . Qua khảo sát thì 17% (bảng 4.1) cho là nguyên nhân của việc đổ rác không đúng nơi quy định là do thiếu thùng rác, vì vậy cần tăng thêm thùng rác trên các con đường nhất là ở khu vực đông dân, có chợ, trường học. Cần tăng cường thêm nhiều thùng rác khác màu ghi rõ thùng nào là rác hữu cơ, rác vô cơ để người dân có thể dễ dàng nhận biết và phân loại rác. Phân loại rác tại nguồn là việc làm hết sức đơn giản và rất dễ thực hiện, thay vì cho rác chung vào một túi như trước đây, nay mỗi gia đình được cấp 2 thùng màu xanh và màu xám khác nhau. Thùng màu xanh dùng để đựng các loại rác hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ trái cây, bã trà…) được tận dụng sản xuất phân bón hữu cơ. Loại rác thải rắn như vỏ trai, lọ thủy tinh, sành sứ, túi ni lông, sỉ than, quần áo cũ… được cho vào thùng màu xám. Các loại rác khác như kim loại, giấy báo, bao bì..có thể tận dụng để bán hoặc nhân viên môi trường sẽ thu gom. Và cần phải phân bổ thùng rác hợp lý, chỗ thì có quá nhiều, chỗ thì lại thưa thớt thậm chí là không có. Trên đường lộ, khu trung tâm thì cứ khoảng 500 m là có một thùng rác nhưng trong các con đường nhỏ thì chỉ thưa thớt 2, 3 cái thùng rác, rác quá nhiều, thùng rác lại quá ít. Điều này khiến cho người dân vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho lực lượng thu gom rác.Vì vậy việc tăng thêm thùng rác và phân bổ thùng rác hợp lý rất là quan trọng và là vấn đề cần giải quyết cấp bách trước mắt. Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác lại ít. Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương có thể thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập để thu gom rác ở phường, để giải quyết vấn đề rác ở địa phương mình cho môi trường xanh sạch hơn. Hiện nay vấn đề quản lý môi trường tại phường chưa được quan tâm thỏa đáng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi trường còn nhiều bất cập.Vì vậy cần phải hình thành bộ phận quản lý môi trường ở cấp xã, phường. Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định. Nhà nước nên có các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng tham gia “Giảm thiểu rác thải, tái sử dụng và tái chế rác thải”, khuyến khích các doanh nghiệp và khách hàng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất “sạch” và sản phẩm “sạch”. Có như vậy thì môi trường mới có thể xanh – sạch – đẹp được. Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích bãi rác, tiết kiệm ngân sách nhà nước, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe của chính mình. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. Kết luận và khuyến nghị. Từ kết quả nghiên cứu tại địa bàn phường Phú Thọ, nhóm tác giả đúc rút lại một số kết luận sau: Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không vứt rác thải bừa bãi và có những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay hạn chế hành vi gây mất vệ sinh môi trường của người khác. Xu hướng chung là đều cảm thấy khó chịu, có nhắc nhở hoặc tự lại nhặt và cho vào thùng rác. Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều. Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thông và chính quyền cơ sở nhưng có sự khác biệt. Đa số nữ giới tìm hiểu thông tin về môi trường trên phương tiện truyền thông đại chúng như Ti vi, báo đài…là chủ yếu, còn đối với nam giới ngoài việc tìm hiểu qua nguồn thông tin đại chúng họ còn chiếm đa số trong việc tìm hiểu qua các nguồn khác như pano, áp phích, qua chính quyền địa phương và một số nguồn khác. Việc tiếp nhận thông tin về môi trường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội. Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Mức độ đánh giá có sự thay đổi theo tuổi tác, theo giới. Nhóm người ở tuổi trung niên có nghề nghiệp và thu nhập ổn định đều đánh giá việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng trong khi đó người cao tuổi thì tỏ ra không quan tâm lắm. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là quan trọng và rất quan trọng. Một thực trạng chung là có rất nhiều hộ gia đình biết cách phân loại rác nhưng trong thực tế lại rất ít hộ gia đình thực hiện phân loại, Chỉ một số hộ dân trong phường thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì chưa phân loại. Đa số việc phân loại rác sinh hoạt hàng ngày của gia đình là do người vợ đảm nhận nhưng bên cạnh đó sự tham gia của người chồng, con hoặc người khác trong gia đình tham gia phân loại cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn phường chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để. Ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại rác của nhiều người dân chưa cao. Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình mình. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn như khó tách ra và khó sử dụng rác có thể tái chế. Việc thành lập được các đội thu gom rác dân lập của phường tuy có hơi muộn so với tình hình chung và nhu cầu thu gom rác trong các tổ dân phố của phường hiện nay nhưng cũng đã thể hiện được một bước tiến mới trong lĩnh vực quản lý và thu gom rác của phường, tạo điều kiện chủ động hơn trong việc thu gom rác của các hộ dân cư trong từng khu phố. Từ đó sẽ tạo được nhiều thuận lợi trong việc nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường sống thông qua việc phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa phương. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa phương bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý. Có một bộ phận nhỏ các hộ dân tự xử lý rác bằng cách chôn hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn của gia đình họ. Còn vấn đề xử lý như chôn, đốt, tái chế, làm phân bón từ các loại rác thải sau khi đã được thu gom và phân loại là công việc của nhà nước người dân không thể thực hiện được. Người dân coi việc xử lý rác là rất quan trọng mặc dù vậy họ chưa thực sự chú ý đến việc xử lý rác của địa phương, mà họ chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình hết rác còn rác sau khi đem đi bỏ được xử lý như thế nào thì ít được quan tâm đến. Nguyên nhân của việc xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường một phần là do người dân chưa quan tâm môi trường sống chung, những thói quen xả rác bừa bãi và hành động theo người khác làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn. Mặt khác, do công tác quản lý, thu gom và xử lý rác ở địa phương còn thiếu đồng bộ, thiếu triệt để. Lượng rác lớn nhưng thời gian xe đến thu gom khá lâu nên rác chóng đầy và tràn ra ngoài thùng rác, qui định giờ lấy rác và cách phân bổ thùng rác chưa được hợp lý. Thiếu thùng rác là một trong những nguyên nhân chính của việc người dân trong phường bỏ rác và đổ nước thải không đúng nơi qui định, một nguyên nhân dẫn đến việc thiế thùng rác trong phường hiện nay là tình trạng thùng rác bị mất cắp nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa tìm cách giải quyết và hạn chế tình trạng này. Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu phố, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp tổ dân phố để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn…. Thành lập đội quản lý lực lượng thu gom rác do Uỷ Ban Nhân Dân phường trực tiếp quản lý (theo báo có kết quả bảo vệ môi trường cuối năm của phường), tổ chức các buổi họp tổ dân phố để người dân phản ánh tình trạng môi trường…. Trong thực tế thì việc tổ chức các chương trình trên chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thông tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi họp tổ dân phố, và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề môi trường rất ít trong các cuộc họp ở tổ dân phố nên người dân khó nắm bắt được hết các thông tin và có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường. Vấn đề giám sát việc phân loại rác sinh hoạt của người dân trong địa bàn phường vẫn chưa được lên kế hoạch tổ chức. Tại địa phương chỉ có những đội, nhóm thanh niên được phân công theo dõi và kiểm tra tình hình môi trường ở các tổ và xử phạt những trường hợp người dân gây ô nhiễm. Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hoàn toàn không có. Do đó vấn đề về nâng cao công tác vận động hướng dẫn người dân phân loại rác trước khi xử lý đang là nhu cầu cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường của phường. Một số ý kiến mang tính khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả. Kết quả nghiên cứu trên của nhóm tác giả chỉ mang tính khám phá và gợi mở cho một vấn đề bao quát, rộng lớn. Việc đưa ra các kiến nghị để nhằm nâng cao nhận thức và góp phần thay đổi thái độ, hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường sẽ là rất chủ quan và thiếu sót. Do đó, nhóm tác giả chỉ nêu ra một số ý kiến của mình liên quan đến lĩnh vực mà nhóm đang nghiên cứu tại địa bàn phường Phú Thọ - Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương. 1. Cần thiết phải có những biện pháp tập huấn bài bản về cách phân loại, thu gom và xử lý rác, dd tuyên truyền những kiến thức cần thiết về môi trường cho người dân để người dân có thể biết được những kiến thức cơ bản về môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn. 2. để người dân nâng cao trách nhiệm và có ý thức bảo vệ môi trường hơn, làm cho họ thấy trách nhiệm của mình. Bởi chính từng người dân, từng hộ gia đình luôn đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ môi trường. Vì gia đình là tế bào của xã hội, nếu gia đình không biết trân trọng, giữ gìn môi trường sống xung quanh thì cảnh quan môi trường sẽ dễ dàng bị phá vỡ. 3. Để bảo đảm hiệu quả công tác quản lý và xử lý rác, cần phải thực hiện đồng bộ từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển cho đến xử lý rác. Đây là công việc rất khó khăn, cần tuyên truyền rộng rãi để nhân dân có thể hiểu và thực hiện. 4. Cần tuyên truyền cho người dân thấy việc phân loại rác tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích như thế nào như: Giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác, góp phần cải thiện môi trường đô thị. 5. Việc tái chế rác thải sinh hoạt cũng mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực như giảm nhu cầu đất đai do giảm lượng chất thải buộc phải chôn lấp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội. Do đó cần tận dụng mọi nguồn rác có thể tái chế được để góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. 6. Chính quyền cần phối hợp với cộng đồng dân cư địa phương để có cách thực hiện phù hợp, khuyến khích sự tham gia một cách có ý thức của người dân. Chính quyền nên giúp đỡ kỹ thuật, cách làm, tài chính, hướng dẫn người dân phân loại, thu gom và xử lý rác đúng cách, hợp lý nhưng không làm thay cho người dân. Dựa vào các tổ chức quần chúng có sẵn ở cộng đồng để nhân rộng chương trình hơn, khuyến khích sự tham gia của người dân trong vệc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt.. Từ đó tạo được ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cho mỗi người dân hơn đối với việc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hằng ngày, để môi trường ngày càng tốt hơn, xanh hơn, sạch hơn, để đạt được điều này nhất thiết cần sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của người dân trong các cuộc tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường hơn nữa. 7. Để đảm bảo việc phân loại rác sinh hoạt tại tất cả các hộ dân được thực hiện thì địa phương cần phải tổ chức những buổi tập huấn riêng biệt để hướng dẫn người dân cách phân loại rác sinh hoạt để tạo sự thuận lợi cho việc xử lý nhằm đạt hiệu quả cao trong vấn đề bảo vệ môi trường. 8. Cần có ban giám sát về tình hình môi trường trong từng khu phố và thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức được hành vi xả rác của mình ra môi trường, giám sát việc phân loại và hướng dẫn những hộ dân có điều kiện tự xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình sao cho đúng cách và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Có những biện pháp xử phạt kịp thời và hợp lý đối với những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của người dân. 9. Về phía người dân, mỗi người cần nâng cao nhận thức và thái độ của mình trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc tự tham gia học hỏi và tìm hiểu thông tin về môi trường. 10. Cần phải thay đổi những thói quen tiêu cực gây ô nhiễm môi trường sống và có những thái độ, hành động cụ thể đối với hành vi gây ô nhiễm của người khác để góp phần xây dựng một cộng đồng có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Ngân hàng thế giới( 1992). Phát triển và môi trường. Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường. Mai Đình Yên( 1994). Con người và môi trường. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Nguyễn Khắc Việt( 1994) .Từ điển Xã Hội Học. Nhà xuất bản Hà Nội Nguyễn Thị Phương (khoá 3 năm 1994-1998). Đề tài “Môi trường TP Quy Nhơn và các hoạt động bảo vệ môi trường của phụ nữ Quy Nhơn” khoa phụ nữ học, Đại Học Mở TPHCM. Lê văn khoa( 1995). Môi trường và ô nhiễm. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Các công ước quốc tế và bảo vệ môi trường(1995). Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia. . Lê Văn Khoa (2000). Khoa học môi trường. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Đỗ Xuân Biên( 2000). Đề tài“ Tìm hiểu hệ thống thu gom rác dân lập và vấn đề tái tổ chức lực lượng thu gom rác tại Tp HCM ”, luận văn tốt nghiệp, Sinh viên khoa Địa lí chuyên nghành Môi trường, Trường Đại học KH - XH và Nhân Văn. Gs. Phạm Tất Dong, Ts. Lê Ngọc Hùng, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Bá Thịnh (2001)- Xã Hội Học – Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn – NXBQG Hà Nội. Phạm Văn Quyết, Ts Nguyễn Quý Thanh( 2001). Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia. Vũ Cao Đàm( 2002). Xã Hội Học Môi Trường.Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật. Bàng Anh Tuấn( 2002). Đề tài “ Sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân lập và hệ thống quản lý rác thải ở Tp HCM.” . Hà Thị An (2004 ). Đề tài “Tìm hiểu về hệ thống thu gom rác dân lập và việc thể chế hoá lực lượng này”. Luận văn tốt nghiệp cử nhân xã hội học, khoa xã hội học trường Đại Học Mở Bán Công tại quận 12 TP.HCM Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan( 2005). Con Người Và Môi Trường. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường.(2006). Nhà xuất bản lao động xã hội. Ts. Nguyễn Văn Đúng (2008). Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. lien hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp. Tham luận tại hội nghị “ Hội nghị thong báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam Bộ 2008”. Luật bảo vệ môi trường và văn bản mới hướng dẫn thi hành( 2009). Nhà xuất bản lao động. Nguyễn Xuân Kính (1/2009). Con người môi trường và văn hóa. Nhà xuất bản khoa học xã hội Luật gia Vương Thị Lan Phương. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Đinh Xuân Thắng. Đề tài “ Dự án thu gom, phân loại và xử lý chất rắn tại nguồn”. Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc trường Đại học quốc gia TP.HCM ThS. Hoàng Thị Kim Chi cùng nhóm tác giả: KS. Đào Thị Hồng Hoa, Ths. Trần Phi Hùng, Ths.Võ Thị Thanh Hương, CN.Trần Nhật nguyên, Ths.Lê Văn Thành, CN. Nguyễn Thị Tường Vân. Đề tài “Các hình thức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và các đề xuất bổ sung.” TS. Vũ Văn Mạnh - CN Nguyễn Quang Huy. Đề tài “ hiệu quả của mô hình phân loại rác sinh hoạt trong các khu trung cư cao tầng ở Hà Nội”. Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tăng Thị Chính. Đề tài “Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây”, Viện công nghệ môi trường, Viện KH&CN Việt Nam Vũ Thế Long trong bài viết “ Về tập quán xử lý rác thải sinh hoạt người Việt”, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, trên trang PCDA.ORG.VN Tiến Sỹ Vũ Quang Hà. Các lý thuyết xã hội học. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông, viện Ngôn ngữ học, NXB TP.HCM của TS Chu Bích Thu, PGS TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS Nguyễn Thúy Khanh, TS Phạm Hùng Việt. Trên sách báo, tạp chí, internet. www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=325658&ChannelID=3 Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường: Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững: Trang yêu môi trường: 200 câu hỏi đáp về môi trường: Trang web thông tin giáo dục bảo vệ môi trường: Hội bảo vệ thiên nhiên www.vacne.org.vn Bộ tài nguyên và môi trường, cục bảo vệ môi trường Bách khoa toàn thư: ính Bộ tài nguyên môi trường và môi trường Việt Nam. www.thietbimoitruong.com/module.php?action=li... PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Hình 1: Chương trình “ cộng đồng liên kết Hình 2: Ngày môi trường thế giới chống lại biến đổi khí hậu” Hình 3: Rác ở chợ Phú Văn Hình 4: Băng rôn treo trong trường Hình 5: Rác sinh hoạt tại nhà Hình 6: Người dân đổ rác Hình 7: Băng rôn tại công ty xăng dầu Hình 8: Mô hình phân loại rác Hình 9: Nhân viên vệ sinh quét rác( khu phố 2) ` Hình 10:Hình ảnh bảo vệ môi trường Hình 11. Rác không bỏ đúng nơi quy định( khu phố 3) Hình 12. Thùng rác không đủ để chứa rác \ Hình 13. Hình ảnh bảo vệ môi trường Hình 14. Rác thải ở đầu hẻm của khu phố PHỤ LỤC 2 Phiếu thăm dò ý kiến Kính thưa ông/bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học sinh viên. Nhóm Chúng tôi là sinh viên Khoa Xã Hội Học – trường Đại Học Bình Dương. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến môi trường ở khu vực này. Chúng tôi mời ông bà tham gia vào cuộc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Sự tham gia của ông/bà vào cuộc khảo sát sẽ giúp chúng tôi trong việc học tập, nghiên cứu và xây dựng chính sách thành công. Rất mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn! I : Thông tin cá nhân Giới tính 1.Nam *1 2.Nữ *2 Tuổi : ……………………………………………... Trình độ học vấn: 1. Mù chữ *1 2.Biết đọc biết viết *2 3.Tiểu học *3 4.Trung học cơ sở *4 5.Trung học phổ thông *5 6.Trung cấp/ cao đẳng *6 7.Đại học hoặc trên đại học *7 Nghề nghiệp: 1.Nông nghiệp *1 2.Lâm nghiệp *2 3.Ngư nghiệp *3 4.Buôn bán, dịch vụ *4 5.Cán bộ, viên chức nhà nước *5 6.Công nhân *6 7.Tiểu thủ công nghiệp *7 8.Làm thuê/làm mướn *8 9.Nghề khác(ghi rõ) ………………………….. *9 10.Học sinh/sinh viên *10 11.Về hưu/già yếu không làm việc *11 12.Không nghề, không việc *12 Thu nhập của gia đình/ 1 tháng ……………………………………………….. Tôn giáo : 1.Thiên chúa giáo *1 2.Phật giáo *2 3.Tin lành *3 4.Cao đài *4 5.Phật giáo hòa hảo *5 6.Hồi giáo *6 7.Thờ ông bà tổ tiên *7 8.Khác(ghi rõ)…………………………………….. *8 II. Nội dung Câu 1. Hiện nay gia đình ông / bà xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày như thế nào? Để trước nhà, công nhân vệ sinh đến thu gom *1 Để vào thùng rác công cộng *2 Vứt rác ở gần nhà *3 Đào hố xuống chôn, đốt. *4 5. Nơi khác( ghi rõ)………………………………. *5 Câu 2. Theo ông /bà việc xử lý rác của người dân trong phường hiện nay như thế nào? Rất tốt *1 Tốt *2 Chưa tốt *3 4. Khó trả lời *98 Câu 3. Ông/bà đánh giá việc phân loại và xử lý rác thải như thế nào? Mức độ 1.1 Phân loại 1.2 Xử lý Rất quan trọng *1 *1 Quan trọng *2 *2 Không quan trọng *3 *3 Khó trả lời *98 *98 Câu 4. Theo ông/bà người dân bỏ rác, đổ nước thải không đúng nơi qui định là do nguyên nhân nào?( có thể chọn nhiều câu trả lời) Do thói quen *1 Sợ tốn tiền đổ rác, nước thải *2 Giờ lấy rác không hợp lý *3 Thiếu thùng rác *4 Do thuận tiện *5 Làm theo người xung quanh *6 không xử phạt kịp thời *7 Do các công trình đang xây dựng *8 Do hàng rong, xe ôm…thải ra *9 Rác theo kênh rạch đến từ nơi khác *10 Mức phạt chưa hợp lý *11 Lý do khác( ghi rõ)…………………….. *12 Câu 5. Theo ông / bà việc xả rác bừa bãi gây ra những ảnh hưởng gì?( có thể chọn nhiều trả lời). 1. Ô nhiễm môi trường *1 2. Mỹ quan đô thị *2 3. Sức khỏe *3 4. Không biết *99 5. Khác (ghi rõ)…………………………………… *5 Câu 6. Theo ông / bà những biện pháp nào nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân?( có thể chọn nhiều câu trả lời) Phát động thêm các phong trào bảo vệ môi trường *1 Tăng cường tuyên truyền giáo dục về kiến thức môi trường. *2 Tăng cường lực lượng vệ sinh công cộng. *3 Treo thêm băng rôn và khẩu hiệu. *4 Tăng thêm thùng rác công cộng. *5 Chính quyền có biện pháp cải tạo kênh rạch, cống rãnh, và bảo vệ môi trường. *6 Phạt thật nặng hành vi gây mất vệ sinh môi trường. *7 Khác………………………………………………………………... *8 Câu 7. Khi ông / bà nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi phản ứng của ông/bà như thế nào? Không phản ứng *1 Khó chịu *2 Nhắc nhở *3 Tự nhặt rác bỏ vào thùng *4 Báo chính quyền *5 Khác ( ghi rõ)……………... *6 Câu 8. Ông / bà biết cuộc vận động nếp sống văn minh Đô Thị qua nguồn nào? Pano, áp phích tờ rơi, biểu ngữ *1 Gia đình *2 Bạn bè *3 Nhà trường *4 Phương tiện truyền thông *5 Chính quyền cơ sở *6 Khác( ghi rõ)…………………….. *7 Câu 9. Phường của ông / bà có tổ chức các cuộc vận động bảo vệ môi trường không? 1. Có *1( sang câu 10) 2. Không *2 ( sang câu 11) 3. Không biết *99 ( sang câu 11) Câu 10. Theo ông/ bà mức độ tuyên truyền vận động về chương trình giữ gìn vệ sinh môi trường của chính quyền địa phương trong vòng 6 tháng gần đây là? 1. Hàng ngày *1 4. ít khi *4 2. Mỗi tuần một lần *2 5. Chưa bao giờ *5 3.mỗi tháng một lần *3 6. Không biết *99 Câu 11. Gia đình ông/bà có biết cách phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày không? 1. Có * 1 2. Không *2 Câu 12.Nhà ông/ bà có thường phân loại rác thải hàng ngày trước khi xử lý không? Có *1( sang câu 13) Không *2 ( sang câu 14) Khó trả lời *3 (sang câu 14) Câu 13. Gia đình ông / bà đã phân loại rác như thế nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 12.1 Vì sao phải phân loại như thế? ……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………….. Câu 14. Trong gia đình ông / bà ai là người thường xuyên phân loại rác sinh hoạt hàng ngày? 1. Chồng *1 2. Vợ *2 3. Con *3 4. Người khác( ghi rõ)……….*4 Câu 15. Xin ông / bà hãy cho biết mức độ tổ chức các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi mà ông / bà đang ở và mức độ tham gia của ông / bà vào các chương trình, hoạt động đó? Mức độ đánh gía Tên hoạt động Có tổ chức những chương trình h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc[webtailieu.net]-Xahoihoc05.doc
Tài liệu liên quan