MỤC LỤC
I.Đại cương về đậu nành . .5
1.Đậu nành .5
2.Một số tính chất của protein đậu nành .7
II.Sơ đồ qui trình công nghệ.9
1.Các sản phẩm đậu hũ .10
2. Cơ sở lý luận của phương pháp sản xuất đậu phụ 10
3. Tiêu chí lựa chọn nguyên liệu . . 11
4.Thuyết minh qui trình . .11
III.Một số phương pháp đông tụ . .13
1. Đông tụ bằng muối của ion kim loại kiềm thổ kết hợp với nhiệt độ . . 13
2. Đông tụ bằng acid thực phẩm kết hợp với nhiệt độ . . . 16
IV. Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đậu hũ .20
V.Một số sản phẩm khác từ đậu nành . . .23
VI.Ứng dụng của các dạng bã đậu nành hiện nay . . .34
VII.Một số hình ảnh của sản phẩm đậu hũ . . 35
VIII.Tài liệu tham khảo . . . . .36
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11928 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về sản phẩm đậu hũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 2: Thành phần protein đậu nành
Phân đoạn (S)
Hàm lượng (%)
Thành phần
Phân tử lượng (Da)
2
15
Chất ức chế trypsin
8000 - 20000
7
35
ß – conglicinine
ß – amylase
Lipoxygenase
Hemagglutinin
150000
62000
102000
110000
11
40
Glycinin
320000 - 350000
15
10
600000
Bảng 3: Thành phần amino acid không thay thế có trong protein đậu nành
Amino acid
Hàm lượng aa
(g/100 g protein)
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Cystine
Phenylalanine
Tyrosine
Threonine
Tryptophan
Valine
4.54
7.78
6.38
1.26
1.33
4.94
3.14
3.86
1.28
4.80
Đậu nành cũng như tất cả các hạt khác đều chứa enzyme cần thiết cho quá trình nảy mầm. Về mặt công nghệ thì enzyme quan trọng của đậu nành là lipoxygenase. Enzyme này xúc tác cho phản ứng oxy hoá acid béo không bão hoà đa bởi O2, gây mùi hôi cho đậu nành.
Enzyme urease cũng thường được đề cập tới trong sản xuất protein đậu nành nhưng về mặt công nghệ thì nó không đóng vai trò quan trọng.
Một số tính chất của protein đậu nành
Khả năng hấp thụ và giữ nước
Khả năng hấp thụ và giữ nước của protein dựa trên tương tác giữa protein-protein và protein –nước.
Khi nồng độ protein tăng, khả năng hấp thụ nứơc tăng.
Khi pH thay đổi thì sự tích điện của protein cũng thay đổi. Do đó ở pH đẳng điện, sự hút nước là thấp nhất vì tương tác giữa protein-protein rất chặt chẽ.
Ở pH cao hơn và thấp hơn pI, sự hấp thụ và giữ nước của protein càng tăng.
Khi nhiệt độ tăng, khả năng hấp thụ nước giảm vì làm giảm liên kết hydro nhưng làm tăng các liên kết khác như: -S-S-…[2]
Khi nồng độ muối thấp, khả năng hấp thụ nước cao hơn và ngược lại.[2]
Khả năng tạo gel
Khi protein bị biến tính, các cấu trúc bậc cao bị phá hủy, các mạch polypeptit duỗi ra, tiến lại gần nhau, tiếp xúc và tạo nên mạng lưới không gian tương đối chặt và pha phân tán chứa trong nó.
Các yếu tố gây tạo gel:
Sử dụng nhiệt: Khi dịch sữa protein đậu nành có nồng độ cao được đun nóng ở pH trung tính, thì sẽ tạo gel.
Sử dụng pH đẳng điện: Ở pH đẳng điện protein có khả năng tạo gel
Sử dụng các muối của ion kim loại hóa trị hai: Do liên kết giữa Ca2+, Mg2+ và nhóm carboxyl.
Khả năng tạo kết cấu
Protein đậu nành có khả năng tạo sợi tốt. Khi protein bị phân ly, chuỗi polypeptit duỗi mạch và cho qua khuôn đúc, sẽ định hướng được các phân tử protein và các sợi hình thành.[2]
Khả năng tạo độ nhớt
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt của dung dịch: pH, nhiệt độ, ion Ca2+… và nồng độ protein.[2]
Khả năng tạo nhũ
Trong phân tử protein đậu nành có hai đầu ưa nước và ưa béo, nên có khả năng làm bền hệ nhũ tương chất béo/nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo nhũ:
pH: Ở vùng pH đẳng điện, khả năng hòa tan là thấp nhất nên khả năng tạo nhũ giảm
Nhiệt độ: Gia nhiệt và cô đặc làm đông tụ protein vì vậy làm giảm độ bền của nhũ tương, nhưng đồng thời do khả năng tạo gel đã tạo nên lớp màng protein và chất béo, và lớp màng này có tên là “tàu hũ ki”, một thực phẩm quí từ sữa đậu nành.[2]
Khả năng tạo bọt
Sự hình thành tạo bọt là do sự tạo màng protein ở bề mặt tiếp xúc giữa pha khí và nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo bọt:
pH : Ở pH đẳng điện bọt bền tốt.
Nồng độ protein: Khi tăng nồng độ protein độ bền bọt tăng.
Muối: tùy loại muối sử dụng sẽ làm tăng hay giảm độ bền bọt. NaCl làm giảm đô bền bọt, trong khi Ca2+ làm tăng độ bền bọt.
Các loại đường: làm tăng độ bền bọt vì chúng tạo độ nhớt cao cho dung dịch.
Khi gia nhiệt sẽ làm tăng thể tích bọt nhưng làm giảm độ bền bọt.[2]
Lipid (20%) : lipid hạt đậu nành gồm: triglyceride (96%), phospholipids _ chất nhũ hoá lecithin (2%), các chất chống oxy hoáù_ tocopherol và sterol (1.6%), acid béo tự do (0.5%), và một lượng nhỏ carotenoid.
Bảng 4: Thành phần acid béo chính trong dầu đậu nành
Acid béo
Ký hiệu
% khối lượng
LauricMyristicPalmiticStearicOleicLinoleicLinolenic
C12:0C14:0C16:0C18:0C18:1C18:2C18:3
4.54.511.62.521.152.47.1
Carbohydrate trong hạt đậu nành(30%) : gồm 2 nhóm
Đường tan (10%) : sucrose 5%, stachyose 4%, raffinose 1%
Chất xơ không tan (20%) : hỗn hợp polysaccharide và dẫn xuất của chúng, chủ yếu là cellulose, hemicellulose và các hợp chất của acid pectic
Khoáng : chiếm tỷ lệ thấp (5%) gồm K, Ca, Mg, Fe, Zn, Cu…
Vitamin : Niacin, Inositol, Axit tantothenic, Thiamine, Riboflavin, Pyridoxine, Biotin…
Sơ đồ quy trình sản xuất đậu hũ [5]
Đổ khuôn ép
Lọc lấy kết tủa
Đông tụ protein
Bánh đậu hũ
Ca2+ hoặc Mg2+, acid
Nước ép
Nước thải
Đậu nành
Làm sạch
Tách vỏ
Ngâm
Nghiền ướt
Lọc
Nấu
Sữa đậu nành
Nước
Nước
Tạp chất
Bã
Nước thải
Hình 1: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất đậu hũ
Qua sơ đồ qui trình sản xuất đậu hũ vừa trình bày, có thể tách thành 2 giai đọan:
1-Từ hạt đậu nành chuyển thành dịch sữa.
2-Từ dịch sữa đậu nành qua đông tụ và tách kết tủa protein, đổ khuôn , ép tách nước…sẽ nhận được sản phẩm đậu hũ.
Như vậy hiệu suất (đậu hũ sản phẩm/ đậu nành hạt ) và các đặc điểm chất lượng của đậu hũ phụ thuộc vào cách thực hiện 2 giai đoạn trong qui trình sản xuất nói trên
Với một đơn vị khối lượng hạt, lượng sữa đậu nành và tổng lượng chất khô trong sữa (đặc biệt là protein) nhận được phu thuộc vào các chế độ ngâm hạt, tách vỏ, nghiền, lọc… và khối lượng và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào phương pháp làm đông tụ protein , tách kết tủa, đổ khuôn, ép….
Sản phẩm đậu hũ [11]
Có 3 dạng sản phẩm:
Đậu hũ mềm:
Có thể ăn trực tiếp, nướng hoặc rán thì nở ra. Được đông tụ bằng CaSO4, có hàm lượng protein khoảng 7%, béo 3,5 %, nước 88%. Đậu hũ có độ cứng chắc trung bình, có màu trắng, xốp và mềm.
Đậu hũ cứng:
Dạng lát mỏng, dùng để xào với thịt, sau khi rán không nở ra, sản xuất nhiều ở Trung Quốc…Được đông tụ bằng CaCl2 hay MgCl2. Có kết cấu cứng hơn so với đậu hũ thường, mạng lưới cấu trúc dày đặc hơn, lỗ xốp nhỏ hơn. Thành phần đậu hũ có hàm lượng protein khoảng 9%, hàm lượng nước khoảng 80%.
Đậu hũ lụa:
Dạng mềm, gia nhiệt sẽ đông tụ, sản xuất nhiều ở Nhật. Được đông tụ chủ yếu bằng glucono-delta-lactone hay CaSO4.Khác với 2 loại đậu hũ trên, đậu hũ lụa không có quá trình ép để tách whey (gồm nước, protein hòa tan và các chất hòa tan khác). Vì vậy mà đậu hũ có kết cấu rất mềm, mịn.
Cơ sở lý luận của quá trình sản xuất đậu hũ: [3]
Trong hạt đậu nành thành phần đạm tan chiếm khoảng 80-90% tổng protein trong đó chủ yếu là globulin.
Quá trình sản xuất đậu hũ chính là dùng tác động cơ học để phá vỡ cấu trúc tế bào của hạt đậu, giải phóng các thành phần có trong hạt, đồng thời dùng nước làm dung môi hòa tan các chất đó thành dung dịch huyền phù. Sau đó dựa vào tính chất hòa tan khác nhau giữa các chất, dùng phương pháp lọc để tách cặn rắn và nhận một dung dịch nhũ tương trong đó chủ yếu là protein tan globulin, glucid và chất béo.
Từ dung dịch này dựa vào tính chất đông tụ của globulin, thông qua các điều kiện đông tụ như pH, nhiệt độ, điện tích….kết tủa chúng lại thành các hoa đậu rồi ép định hình thành bánh đậu hũ thành phẩm.
Tiêu chí lựa chọn nguyên liệu
Hình 2: Các hạt đậu nành
Trong sản xuất, đậu nành phải được lựa chọn đúng tiêu chuẩn. Chất lượng hạt đậu nành ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là giá trị cảm quan.
Hạt phải khô, sạch, không sâu, không mọt, không có mùi hôi thối.
Vỏ hạt nguyên vẹn, nhẵn và có màu vàng sẫm.
Độ ẩm không lớn hơn 13%.
Hạt nứt không quá 5% khối lượng, hạt hư hỏng không quá 2% khối lượng, hạt xanh không quá 2%.
Tạp chất không quá 3% khối lượng.
Thuyết minh quy trình công nghệ [3]
Làm sạch
Mục đích : chuẩn bị cho quá trình tách vỏ
Loại bỏ các tạp chất có trong đậu nành hay bám trên bề mặt vỏ đậu nành (đá, đất, bụi, hạt cỏ, kim loại).
Loại bỏ được một số vi sinh vật bám trên bề mặt vỏ đậu nành.
Làm cho hạt sạch hơn, sáng hơn, làm tăng chất lượng sản phẩm được chế biến sau đó.
Ngâm
Mục đích : chuẩn bị
Làm hạt đậu mềm, giúp dễ tách vỏ hơn.
Tăng hiệu suất nghiền.
Cải thiện màu sắc, mùi, vị sản phẩm.
Các biến đổi trong quá trình ngâm
Vật lý : Trong quá trình ngâm, hạt đậu nành hút nước, trương nở dẫn đến sự tăng về kích thước, khối lượng từ 2 – 3 lần. Hạt đậu trở nên mềm hơn.
Hóa lý : Hạt đậu nành bị hydrate hóa đáng kể. Trong quá trình này một phần các oligosaccharide như raffinose, stachyose là nguyên nhân gây khó tiêu được trích ly ra khỏi hạt đậu nành.
Cảm quan : Giảm mùi hăng của đậu gây khó chịu.
Tách vỏ
Mục đích : khai thác.
Tránh một số thành phần không mong muốn có trong vỏ hạt: sắc tố, chất chát… đi vào sữa đậu nành khi nghiền, làm giảm chất lượng sữa đậu nành, và từ đó cũng có thể làm giảm chất lượng đậu hũ.
Nghiền ướt
Mục đích : khai thác.
Giảm kích thước của hạt đậu nành để làm tăng khả năng trích ly các chất tan trong hạt đậu nành vào nước.
Cùng một mức độ nghiền, khả năng trích ly các chất tan trong hạt vào sữa đậu nành phụ thuộc vào tỉ lệ hạt / nước sử dụng trong quá trình nghiền.
Bảng 5: Thành phần hóa học của sữa đậu nành phụ thuộc tỉ lệ nhân hạt khô/nước (*) [5]
Tỉ lệ:
Nhân hạt/nước
Tổng chất rắn(%)
Protein(%)
Chất béo(%)
Glucid(%)
Tro(%)
1/5
9.2
4.5
2.4
1.8
0.48
1/6
8.7
4.2
2.2
1.9
0.44
1/7
7.9
3.8
1.9
1.8
0.39
1/8
7.2
3.4
1.7
1.7
0.35
1/9
6.3
2.9
1.5
1.6
0.30
1/10
5.6
2.6
1.4
1.3
0.27
(*)- Mức độ nghiền qua sàng rung 150 mesh.
Lọc
Mục đích : khai thác.
Loại bỏ bã lọc ra khỏi dịch sữa sau khi nghiền.
Cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm.
Nấu
Mục đích :
Loại bỏ những chất mùi không mong muốn.
Khử các họat tính các enzyme.
Tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có trong sữa.
Làm biến tính protein, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đông tụ protein sau đó.
Đông tụ protein
Mục đích:
Đông tụ protein để tạo sản phẩm đậu hũ.
Lọc
Mục đích:
Tập hợp các kết tủa để cho vào khuôn ép, tạo hình cho sản phẩm đậu hũ.
Loại bỏ một phần nước ép.
Các biến đổi:
Vật lý: tỷ trọng của khối đông tụ tăng.
Một số phương pháp đông tụ protein đậu nành.
Có nhiều phương pháp đông tụ protein :
Đông tụ bằng ion kim loại kiềm thổ (Ca2+, Mg2+) kết hợp với nhiệt độ.
Đông tụ bằng cách sử dụng acid thực phẩm để đưa pH của sữa về pH đẳng điện của protein đậu nành.
Đông tụ bằng phản ứng plasteine hóa khi dùng protease. Phương pháp này phức tạp, hiệu suất kết tủa protein thấp, không được dùng trong thực tế sản xuất.
Đông tụ bằng ion kim loại kiềm thổ kết hợp với nhiệt độ.
Các muối đông tụ protein đậu nành: CaSO4, MgSO4, CaCl2 , MgCl2…
Người ta thường sử dụng CaSO4 bởi vì nó cho hiệu suất đông tụ cao nhất và không cho mùi vị lạ. Quá trình cho chất đông tụ vào đơn giản, dễ kiểm soát, có thể chỉ cho một lần vào dung dịch.
Cơ chế đông tụ: [2]
Đông tụ bằng muối của ion kim lọai kiềm thổ xảy ra theo 2 bước:
Bước 1:
Protein bị biến tính bởi nhiệt, các mạch polypeptid duỗi ra, làm lộ các gốc –COO-.
Bước 2:
Cation hóa trị 2 (kim loại kiềm thổ) cho vào sẽ làm liên kết các mạch protein lại với nhau nhờ các gốc -COO-, làm cho khối protein bị đông tụ.
(A) : Các mạch polypeptide
(Me) : Ca2+ hoặc Mg2+
Hình 3: Các liên kết trong khối protien bị đông tụ khi bổ sung cationkim loại kiềm thổ
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông tụ
Nguyên liệu
Nồng độ chất khô (protein ) trong sữa đậu:
Nồng độ chất khô trong dung dịch ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thu hồi sản phẩm, hiệu suất đông tụ protein và cấu trúc khối sữa sau đông tụ.
Khi hàm lượng chất khô tăng thì độ cứng và độ đàn hồi của đậu hũ ban đầu giảm xuống nhưng sau đó sẽ tăng lên.
Khi tăng hàm lượng chất khô cao thì đậu hũ sẽ có cấu trúc mịn và dẻo. Thường ở nồng độ chất khô 140Brix đậu hũ sẽ có cấu trúc rất mềm và dẻo.
Hàm lượng protein
Khi hàm lượng protein tăng thì độ dày đặc của cấu trúc mạng lưới sẽ tăng do đó đậu hũ sẽ có cấu trúc cứng chắc tốt [11].
pH của dịch sữa
Khi pH cao thì hiệu suất thu hồi đậu hũ cao do lượng Ca2+ liên kết với protein tăng lên nhanh chóng.
Chế độ gia nhiệt
Thời gian gia nhiệt
Thời gian gia nhiệt dài, hiệu suất đông tụ sẽ cao hơn, độ cứng, độ dai và độ dính của đậu hũ sẽ tăng. Điều này được giải thích là vì khi gia nhiệt sẽ làm xuất hiện ra các nhóm liên kết kỵ nước vì vậy mà làm tăng liên kết kỵ nước giữa các mạch polypeptid.
Nhiệt độ gia nhiệt
Khi nhiệt độ càng cao sẽ làm cho độ cứng của đậu hũ sẽ tăng lên.
Hàm lượng chất đông tụ
Khi hàm lượng chất đông tụ thấp, không thể tạo thành gel vững chắc. Ngược lại khi hàm lượng Ca2+ quá cao sẽ làm cho khối đông tụ trở nên cứng chắc hơn, làm giảm chất lượng cảm quan của đậu hũ
Thời gian đông tụ
Nếu thời gian đông tụ quá ngắn, sữa đông tụ chưa hết do đó sẽ làm giảm hiệu suất thu nhận sản phẩm đậu hũ, khi thời gian quá dài năng suất sẽ giảm đáng kể, vi sinh vật có thể phát triển, chất lượng sản phẩm giảm.
Nhiệt độ đông tụ
Tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ đông tụ, tăng độ cứng, độ đàn hồi của sản phẩm, do các mạch polypeptid liên kết với nhau ngòai các liên kết ion (giữa các nhóm COO- và các ion Ca2+ họăc Mg2+) , còn bởi các liên kết disulfua (-S-S-) được hình thành từ các nhóm –SH của các acid amin chứa S.
Tốc độ khuấy và thời gian khuấy
Trong quá trình đông tụ protein trong sữa đậu nành có thể khuấy nhẹ và thời gian ngắn vì khi tăng tốc độ khuấy và thời gian khuấy, sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo gel vì thay đổi mạng lưới cấu trúc của kết tủa protein.
Điều kiện đông tụ cho đậu hũ thường:
Hàm lượng chất khô trong sữa đậu nành : 10-13%
Hàm lượng protein: 4,5-7%
Gia nhiệt : 95-1000 C trong 3-7 phút.
Hàm lượng chất đông tụ (CaSO4) : 0,02 N.
Nhiệt độ đông tụ: 70-910 C.
Thời gian đông tụ: 10 phút.
Tốc độ khuấy: 240-280 vòng/phút.
Thời gian khuấy: nhỏ hơn 25 giây.
Đông tụ bằng acid thực phẩm kết hợp với nhiệt độ.
Các tác nhân gây đông tụ
Người ta dùng các acid thực phẩm làm tác nhân gây đông tụ protein như : acid acetic, acid lactic, acid citric, glucono-delta-lactone (GDL) …Trong các acid nói trên trong thực tế sản xuất 2 acid được sử dụng nhiều nhất là acid lactic và GDL.
Acid lactic: có dạng lỏng, không thuận lợi cho việc vận chuyển, sử dụng. Trước đây, ở các cơ sở sản xuất đậu hũ qui mô gia đình, người ta dùng “nước chua” tức là acid lactic được tạo ra qua lên men phần nước trong của sữa đậu nành sau khi tách kết tủa protein (whey of soy milk) của ngày hôm trước. [3]
Hiện nay trong sản xuất qui mô lớn người ta sử dụng GDL:
GDL : chất bột màu trắng không mùi, tan tốt trong nước, ít tan trong rượu, bị thuỷ phân thành aicd gluconic trong môi trường nước nên có tác dụng làm giảm pH như các acid khác.
Khi cho tác nhân GDL vào dịch sữa, có quá trình giảm pH xảy ra theo 4 điểm :
pH1=6,3.
pH2=5,7.
pH3=5,2.
pH4=4.
Dịch sữa trước khi thêm GDL vào sẽ được gia nhiệt đến sôi trong 10 phút, có sự kết tủa protein nhưng không nhiều. Khi thêm GDL vào thì protein tập hợp lại tạo thành gel. Ở pH=5,7 hình thành mạng gel nhưng vẫn ở thể lỏng. Ở pH=5,2 mạng lưới hình thành với lỗ xốp lớn. Và ở pH=4, gel hình thành với lỗ xốp nho.û [6]
Cơ chế đông tụ:
Cũng gồm 2 bước :
Bước 1 :
Nhiệt sẽ làm biến tính protein, các mạch polypeptid duỗi ra và sẽ làm lộ ra các phần kị nước nằm bên trong.
Bước 2 :
Acid hữu cơ cho vào sẽ cung cấp H+ trung hòa các điện tích âm của các mạch polypeptid bị biến tính bởi nhiệt, làm giảm các liên kết tĩnh điện, giúp tạo các liên kết kị nước và–S-S- , dẫn đến sự tập hợp protein.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông tụ bằng acid thực phẩm .
Nguyên liệu (dịch sữa)
Hàm lượng chất khô
Cũng tương tự như quá trình đông tụ bằng ion kim loại kiềm thổ, hàm lượng chất khô cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình đông tụ bằng acid hữu cơ.
Hàm lượng protein
Khi hàm lượng protein tăng thì hiệu suất thu hồi đậu hũ tăng, độ cứng của đậu hũ tăng. Khi đông tụ bằng aicd hữu cơ, với sự tạo gel sẽ xảy ra khi hàm lượng protein lớn hơn 4%.
Hàm lượng Ca2+
Trong quá trình đông tụ bằng Ca2+ thì hàm lượng Ca2+ trong sữa sẽ giúp làm giảm hàm lượng chất đông tụ cần sử dụng. Nhưng trong quá trình đông tụ bằng acid hữu cơ thì hàm lượng Ca2+ có tác dụng làm giảm sự tập hợp các mạch polypeptid, làm giảm hiệu suất thu hồi đậu hũ.
Hàm lượng chất béo trong dịch sữa
Khi tăng hàm lượng chất béo thì hiệu suất đông tụ protein giảm. Điều này có lẽ do chất béo tạo lớp màng bao bọc protein vì vậy các phân tử protein khó tiến gần lại để kết hợp với nhau.
Gia nhiệt
Phương pháp gia nhiệt dịch sữa:
Cách 1: (gia nhiệt một bước)
Gia nhiệt dịch sữa từ 200 C lên 950 C.
Giữ ở nhiệt độ này từ 5-10 phút.
Cách 2: (gia nhiệt một bước)
Gia nhiệt dịch sữa lên 750 C.
Giữ ở nhiệt độ này trong 5 phút.
Nâng lên 950 C và để ở nhiệt độ này từ 5 phút.
Ở đậu hũ đông tụ bằng acid hữu cơ, khi gia nhiệt hai bước cấu trúc đậu hũ sẽ dày đặc hơn, tốt hơn , đồng nhất hơn so với gia nhiệt một bước và tốc độ tách nước cũng giảm.
Điều này được giải thích là vì:
Khi gia nhiệt một bước, cả hai thành phần protein 7S và 11S đều bị phân ly thành các tiểu phân, các tiểu phân này sẽ kết hợp với nhau tạo nên màng cấu trúc của đậu hũ.
Khi gia nhiệt hai bước, đầu tiên thành phần 7S sẽ bị phân ly trước và tạo thành mạng cấu trúc trước, đến khi thành phần 11S bắt đầu phân ly. Khi đó các tiểu phân của protein 11S sẽ kết hợp với mạng lưới của protein 7S tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh hơn, chắc hơn.
Hàm lượng chất đông tụ
Hàm lượng chất đông tụ (acid) phải vừa đủ sao cho tạo pH của dịch sữa = pI của protein đậu nành. Khi pH dịch sữa lớn hơn hoặc nhỏ hơn pI, hiệu suất kết tủa protein giảmvà do đó hiệu suất thu nhận đậu hũ giảm.
Thời gian đông tụ
Thời gian đông tụ thường kéo dài 40-60 phút vì H+ do acid hữu cơ tạo ra chậm.
Tốc độ khuấy và thời gian khuấy
Cả hai yếu tố này ảnh hưởng không đáng kể vì acid hữu cơ tan tốt trong nước.
Nhiệt độ đông tụ
Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ đông tụ cũng tăng vì khi đó acid hữu cơ dễ phân ly, tạo ra nhiều ion H+ hơn.
Điều kiện đông tụ
Hàm lượng chất khô của dịch sữa : 10-13%
Hàm lượng protein : 4,5-7%
Gia nhiệt: 95-1000 C trong 3-7 phút.
Hàm lượng chất đông tụ: 0,3-0,4%. (tạo ra pH của dịch sữa bằng pI cảu protein đậu nành).
Nhiệt độ đông tu:ï 80-900 C.
Thời gian đông tụ: 40-60 phút.
Bảng 6: So sánh hai phương pháp đông tụ protein trong sữa đậu nành
Các yếu tố
Đông tụ bằng CaSO4
Đông tụ bằng acid thực phẩm
Thời gian bảo quản
Sản phẩm có pH=6-6.8 nên bảo quản ngắn hơn.
Sản phẩm có pH=5-5.5 nên khả năng ức chế vi sinh vật cao hơn nên bảo quản lâu hơn.
Mùi vị
Không ảnh hưởng đến mùi vị
Tạo ra vị chua.
Hiệu suất thu hồi sản phẩm
Thấp hơn
Do hiệu suất đông tụ protein cao hơn nên hiệu suất thu hồi sản phẩm sẽ cao hơn
Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đậu hũ
Theo TCVN 49-78 (1/1/1979), sử dụng nước chua (acid lacitc) làm tác nhân gây đông tụ.
Chỉ tiêu cảm quan
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Hình dạng
Sản phẩm có dạng hình hộp đáy chữ nhật, không bị vỡ nát. Cho phépkhông quá 20% sản phẩm bị mất góc và sứt mẻ. Khối lượng sản phẩm bị mất góc và sứt mẻ giảm không quá 5%.
Màu sắc
Vỏ màu trắng hoặc trắng ngà có đốm vàng. Mặt cắt màu trắng.
Mùi vị
Mùi thơm, vị ngon của đậu phụ không có mùi ôi, chua, khê, khét và các mùi vị lạ khác.
Tạp chất
Không có cát sạn, mảnh vụn của cháy đậu và các loại tạp chất khác.
Trạng thái
Vỏ đậu phụ mịn, sờ vào hơi ráp tay, không mủn bột. Khi sản xuất xong, để nguội đến nhiệt độ phòng, đậu phụ phải dẻo, cầm giữa đậu phụ rung nhẹ không gãy, không rạn nứt. Mặt cắt của đậu phụ mịn , nhẵn, bóng, Trên mặt cắt ngang của đậu phụ có lỗ hổng không quá 3, lỗ lớn nhất có đường kính không lớn hơn 5mm, không có các vết nứt chân chim lớn. Ăn sống có cảm giác béo ngậy, dai, không có cặn bã. Miếng đậu khi ráng phải nở đều.
Chỉ tiêu vật lý
Tên chỉ tiêu
Loại đậu phụ lớn
Loại đậu phụ nhỏ
Chiều dày (mm)
45
40
Khối lượng (g):
-Khi sản xuất xong
-Khi bản lẻ trong thời gian bảo hành (1)
265
250
210
200
Chỉ tiêu hóa lý
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Hàm lượng nước
82-83%
Độ acid (mm NaOH) dùng để trung hòa hết lượng acid/ 100g đậu phụ
-Khi sản xuất xong
-Khi bán lẻ trong thời gian bảo hành (1)
7.5
10
(1): thời gian bảo hành tính từ khi sản xuất xong là 18 giờ trong thời gian từ ngày 16/4 đến 15/10 và 24 giờ từ ngày 16/10 đến 15/4.
Chỉ tiêu vi sinh
Phải tuân theo đúng yêu cầu của Viên vệ sinh Dịch tễ đã qui định.
Chỉ tiêu hóa sinh
Các phép thử hoạt tính của enzyme vô hoạt trypsine và lipoxygenase cho kết quả âm tính.
Theo Ban khoa học kỹ thuật và công ty thực phẩm Hải Phòng (9 TCVN 10-74)
Chỉ tiêu hoá học:
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Hàm lượng nứơc
83%
Hàm lượng protein
10%
Hàm lượng lipid
4.5%
Hàm lượng chất xơ
0.7%
Độ chua tính theo phần % trọng lượng (tính theo a.acetic)
0.9 0.1
Tạp chất và bã cháy
Không có
Thời gian bảo quản đậu phụ :
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10
24h
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4
48h
Một số sản phẩm khác từ đậu nành
Làm sạch
Ngâm
Nghiền
Lọc
Đun nóng
Đồng hóa
Đóng chai
Tiệt trùng
Sữa đậu nành thành phẩm
Đậu nành
Bã
Tạp chất
Nước thải
Nước
Nước
Đường, phụ gia
Chai
Sữa đậu nành [5]
Hình 4: Qui trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
BẢNG 7: CÁC THÀNH PHẦN BAY HƠI (TẠO MÙI) TÌM THẤY TRONG SỮA ĐẬU NÀNH (Nghiền đậu với nước lạnh) [5]
Pentane
Decane
1-Penten-3-ol
Heptadecane
Hexanal
Hexanol
2-Hexanal
Propylfuran
2,4-Hexadienal
Pentylfuran
Pentanal
Acid hexanoic
Benzaldehyde
Heptanal
n-Propylbenzene
2-Heptanone
n-Butylbenzene
Acid heptanoic
Benzathiazole
2-Nonenal
Octanal
Diphenyl ether
Octanol
-Nonalactone
3-Octanol
2-trans-4-cis-Heptadienal
3-Octanone
2-trans-4-trans-Heptadienal
2-Octanone
2-trans-4-cis-Decadienal
2-trans-4-trans-Nonadienal
1,7-Octadiene
5-Hydroxymethylfurfural
Vinyl ehtyl Ketone
Vinyl amyl Ketone
Nonanal
Tàu hũ ki và chao [5]
Kết tủa protein
(60-800C, khuấy nhẹ)
Sữa đậu nành
Lọc lấy kết tủa, đổ khuôn
Để ráo, ép nhẹ
Tháo khuôn
Cắt miếng, để ráo
Cấy ủ
Ướp
Ủ, lên men
Mucor,B.subtilis
Muối ăn,rượu
A.lactic,
CaSO4
Nước thải
Nước thải
Đun sôi thật nhẹ
Vớt lần lượt các màng mỏng nổi trên mặt
Phơi, sấy khô
Đậu hũ
Chao nước
Tàu hũ ki
Hình 5: Qui trình công nghệ sản xuất tàu hũ ki, đậu hũ và chao
BẢNG 8: THÀNH PHẦN HÓA H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tim hieu san pham dau hu.doc