Đề tài Tìm hiểu về thị trường OTC

MỤC LỤC

 

DANH SÁCH NHÓM 2

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 4

2.THỊ TRƯỜNG OTC LÀ GÌ ? 6

2.1. Khái niệm 6

2.2. Những đặc trưng cơ bản 6

2.2.1.Tính khách quan 13

2.2.2.Tính độc lập 14

2.2.3. Về việc cung cấp thông tin 14

2.2.4. Tính tin cậy 15

2.2.5. Những rủi ro thường gặp khi mua bán cổ phiếu OTC 17

2.3. Quy mô thị trường 19

3. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG OTC. 23

4. THÀNH VIÊN CỦA THỊ TRƯỜNG OTC. 24

4.1. Thành viên là nhà môi giới: 24

4.2. Thành viên tạo lập thị trường: 24

4.3. Điều kiện để trở thành thành viên : 24

5. NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC. 25

5.1. Điều kiện niêm yết: 25

5.2. Thủ tục niêm yết: 25

- Đăng ký niêm yết chứng khoán lên Hiệp hội các Nhà giao dịch chứng khoán. 25

5.3. Yết giá chứng khoán: 25

5.4.Các dịch vụ yết giá: 25

5.5.Sử dụng dịch vụ yết giá để mua bán chứng khoán: 25

6. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG OTC TRÊN THẾ GIỚI 26

6.1.Thị trường OTC Mỹ. 26

6.2. Thị Trường OTC Nhật Bản. 26

6.3.Thị trường OTC Hàn quốc. 26

7. Thị trường OTC Việt Nam – Thực trạng 27

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thị trường OTC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phố Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này chỉ phục vụ cho 26 công ty. Nhưng ngoài, 26 công ty nêu trên, còn hàng nghìn cổ phiếu của các công ty khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung (Over The Counter - OTC). 2.THỊ TRƯỜNG OTC LÀ GÌ ? 2.1. Khái niệm Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này thường được các CTCK cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối. 2.2. Những đặc trưng cơ bản a) Hình thức tổ chức: Về cơ bản thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như đối với thị trường chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch Chứng khoán). Tuy nhiên, vì kỹ thuật tin học phát triển và việc sử dụng mạng thông tin dữ liệu trên diện rộng đã làm cho việc giao dịch trên thị trường OTC có tính tập trung cao hơn. - Thị trường chứng khoán phi tập trung hiện đại là thị trường được tổ chức chặt chẽ, sử dụng hệ thống mạng tin học diện rộng liên kết với tất cả các đối tượng tham gia thị trường. - Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giá giữa bên mua và bên bán. - Nhà đầu tư và tổ chức của các NĐT: Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các NĐT trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. - Hàng hoá của thị trường: Là các loại cổ phiếu của các DN cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt. - Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường. Phương thức mua bán, giao dịch: (3 phương thức) + Phương thức giao dịch thỏa thuận giản đơn. + Phương thức giao dịch báo giá. + Phương thức giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường. + Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua - bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam. + Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua - bán. Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu: để mua chứng khoán trên thị trường OTC, NĐT thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn như: + Thông tin từ các báo cáo tài chính (BCTC): nhìn chung, các CTCP chưa niêm yết không có BCTC được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau mà DN có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, BCTC. Mặt khác, việc có được một bản BCTC của DN đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân DN không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu thập thông tin từ DN qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu NĐT không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó. + Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định, DN phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này của các DN không thực sự nghiêm túc hoặc các thông tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của DN. Vì vậy, việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi đối với NĐT. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các DN, đó là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin cơ bản của các DN có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao. + Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi không thể thu thập thông tin về DN từ các đầu mối thông tin nêu trên, NĐT có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao. + Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong DN… Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ căn cứ vững chắc và không chính xác để NĐT ra quyết định. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động.Như vậy câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư lấy thông tin từ đâu? Có hai nguồn thông tin quan trọng nhất làm cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Loại thứ nhất là thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán. Trên thực tế, có những địa điểm (café chứng khoán) mà ở đó các nhà đầu tư tự do gặp gỡ, trao đổi thông tin về các loại chứng khoán, tình hình doanh nghiệp. Loại thứ hai là thông tin được lấy không chính thức từ bên trong doanh nghiệp. Đối với thông tin này, nhà đầu tư bằng sự quen biết, hay bằng những kỹ thuật, chiến thuật riêng mà họ có thể lấy được từ những đầu mối quan trọng, phản ánh một cách chính xác tình hình, những biến cố xảy ra bên trong doanh nghiệp. Đây là những thông tin hết sức quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình. Với những thông tin như trên, không phải là căn cứ thật sự vững chắc, để đưa ra quyết định đầu tư. Thực tế, nhiều quyết định mua bán được dựa trên cảm giác của nhà đầu tư. Chính điều này, nhiều loại chứng khoán được mua bán trên cơ sở tin đồn (tâm lý bầy đàn “herd behavior”) xuất hiện trong trường hợp này. Với những trường hợp như vậy, rủi ro Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư là rất lớn. Khả năng thao túng của một nhóm nào đó là rất có thể xảy ra, nhất là khi các giao dịch trên thị trường OTC tương đối sôi động. Những khó khăn và rủi ro của các nhà đầu tư trên thị trường OTC Với cơ chế mua bán nêu trên, nhất là vấn đề thu thập và tiếp cận thông tin, độ tin cậy và căn cứ khi đưa ra các quyết định đầu tư là rất thấp. Do đó, rủi ro đối với các nhà đầu tưtrên thị trường OTC là rất lớn. Việc mua phải các loại cổ phiếu dỏm của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì một lý do gì đó được đánh bóng lên là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trường hợp mua phải như vậy, các nhà đầu tư chỉ có một cách duy nhất là chịu mất tiền mà chẳng có một cơ chế nào bảo vệ họ? Chính những vấn đề nêu trên đã hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư tự do, hạn chếhoạt động của thị trường phi tập trung. Các nhà đầu tư tự do thường chỉ tham gia đầu tưvào các công ty hoạt động trong lĩnh vực mà họ có sở trường. Với con số hơn 5.000 công ty cổ phần mà chỉ có 26 công ty niêm yết chính thức, và một số lượng tương tự thường xuyên được đưa tin trên các thị trường OTC quả là con số vô cùng khiêm tốn - 0,1% sốcông ty cổ phần hiện nay. Mặt khác, trên thị trường OTC Việt Nam, các giao dịch diễn ra rời rạc, không có sự liên kết. Không có bất cứ ai giám sát hay chịu trách nhiệm. Hay nói một cách khác là hiện tại chưa có những nhà tổ chức thị trường. Nói chung việc mua bán, gao dịch chứng khoán trên thị trường phi chính thức thường diễn ra xung quanh những người biết rõ về doanh nghiệp đó. Trường hợp những nhà đầu tư mới tham gia vào là rất hạn chế. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho thị trường OTC ở Việt Nam kém sôi động. Tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ tiền gửi tại các tổ chức tài chính. Điều kiện để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam : Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức. Để thị trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng cho thị trường phát triển. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường Để thị trường phát triển lành mạnh, cần phải có các nhà tổ chức thị trường. Có như vậy, mới tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung các nhà đầu tư tham gia. Sở nhiều nước, các nhà tổ chức thị trường thường là hiệp hội của các nhà đầu tư chứng khoá lập nên, tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhà đầu tư này (trường hợp của Hoa Kỳ, Đài Loan). Đối với Việt Nam, nhà nước đang triển khai kế haọch xây dựng thị trường phí tập trung. Chúng ta cùng xem xét hộp dưới đây và trung tâm giao dịch chứng khoáng Hà Nội và thị trường phi tập trung ở Việt Nam. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam. Như vậy, cũng như thị trường chính thức, Nhà nước đã đứng ra làm nhà tạo lập và tổchức thị trường OTC. Tuy nhiên, giải pháp này có tạo động lực cho sự phát triển của thị tường OTC hay không cần phải có thời gian để trả lời. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp. Đối với các công ty niêm yết chính thức, việc công bố thông phải tuân theo các quy định hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với các công ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc mà chỉ được khuyên khích. Chính điều này, cộng với nhựng vấn về mập mờ trong công tác thuế, đã khuyến khích cac doanh nghiệp làm cho hệ thống sổ sách, báo cáo kếtoán của mình trở nên không minh bạch là rào cản để việc phát triển thị trường. Có một hệthống kế toán và các yêu cầu kiểm toán nhằm thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết trong việc phát triển thị trường OTC. Khi các thông minh bạch, rõ ràng, các nhà đầu tư sẽ cso khả năng đáinh giá thực trạng công ty một cách tốt nhất. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp Có một khác biệt rất lớn giữa các công ty niêm yết trên thị trường chính thức và các công ty mua bán trên thị trường phi chính thức là yêu cầu công khai thông tin. Tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp niêm yết đều phải được công bố kịp thời, trong khi đối với các ông ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc. Do đó, để có thểđánh giá các công ty không niêm yết (cũng như niêm yết) cần phải có một tổ chức đánh giá xếp loại độc lập đảm bảo các điều kiện sau: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam 2.2.1.Tính khách quan Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài ra, các kết quả đánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời theo những thay đổi về tình hình tài chính. Để được các cơ quan chủ quản ngân hàng công nhận, phương pháp đánh giá đối với mỗi khu vực thị trường, trong đó có việc đối chiếu lại một cách chặt chẽ (rigorous back testing), cần phải được sử dụng trước đó ít nhất một năm và nên là ba năm 2.2.2.Tính độc lập Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải độc lập và không chịu các sức ép về kinh tế hoặc chính trị có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Quá trình đánh giá càng ít bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh do thành phần của hội đồng quản trị hoặc cơ cấu cổ đông của công ty gây ra càng tốt. - Khả năng tiếp cận quốc tế/ Tính minh bạch: Các kết quả đánh giá cần được cung cấp cho các tổ chức trong và ngoài nước để sử dụng trong các mục đích hợp pháp và với các điều kiện cung cấp tương đương nhau. Ngoài ra, phương pháp luận chung để đánh giá tín dụng của các tổ chức đánh giá cần phải được công khai, hầu hết các dự án vay vốn từ WB hoặc ADB đều công khai trên web rõ ràng phương pháp luận cụ thể để đánh giá một dự án, điều này sẽ tránh được những che đậy thông tin từ bên phía khách hàng đặt mục tiêu có nguồn tín dụng bằng mọi giá. 2.2.3. Về việc cung cấp thông tin Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần cung cấp các thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không trả được nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng; tỷ lệ không trảđược nợ trong thực tế ứng với mỗi nhóm xếp hạng; và xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá, ví dụ khả năng từ xếp hạng AA xuống xếp hạng A theo thời gian. Các nguồn lực: Một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao. Các nguồn lực này cho phép các tổ chức này tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các tổ chức đang được đánh giá tín dụng để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tín dụng. Các kết quả đánh giá cần phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng. Nguồn lực thẩm định tín dụng cũng nên làm việc theo nhóm, có nghĩa là bản thân ngân hàng cũng nên có những chuyên gia độc lập thẩm định từ phía nước ngoài nhằm áp dụng cho những dự án qui mô lớn. 2.2.4. Tính tin cậy Trong một chừng mực nhất định, độ tin cậy của các kết quả đánh giá đạt được nhờ các tiêu chí đã nêu trên. Ngoài ra, lòng tin của các tổ chức độc lập (nhà đầu tư, nhà bảo hiểm, các đối tác kinh doanh) đối với các kết quả đánh giá của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng là bằng chứng của độ tin cậy của các kết quả đánh giá này. Độ tin cậy của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng thể hiện ở việc các tổ chức này sử dụng các quy trình nội bộ nhằm tránh không cho các thông tin mật được sử dụng sai mục đích. Để được công nhận, một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập không nhất thiết phải đánh giá các công ty ở hai quốc gia trở lên. Được biết hiện nay đã có một số tổ chức đứng ra thực hiện việc phân đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam, các công ty chứng khoán, trung tâm xếp hạng tín dụng của Vietnamnet. Nhưng những số liệu các tổ chức này đưa ra mới chỉ là bước đầu. Ngoài ra uỷ ban chứng khoán nhà nước đang triển khai kế hoạch hình thành tổ chức này (có thể là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cũng đang lập kế hoạch thành lập công ty cổ phần xếp hạng tín dụng độc lập. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp Việc có được một hệ thống kế toán và báo cáo tài chính tốt, một tổ chức đánh giá xếp loại mức độ tín nhiệm độc lập và có các nhà tổ chức thị trường là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cso một vấn đề hết sức quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển thị trường OTC nói riêng, thị trường tài chính dài hạn là cần phải có văn hoá công khai và minh bạch. Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp, công chúng, không có thói quen chấp nhận việc công khai, minh bạch tình hình hoạt động của mình sẽ là một rào cản rất để áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán tốt, có thông tin đủ độ tin cậy cho các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm xếp loại một cách chính xác doanh nghiệp. Khi đó, khả năng không thể phát triển hoặc bị sụp đổ của thị trường là điều rất khó tránh khỏi. Mặt khác, còn một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần cần phải chú ý đó là nâng cao hiệu quả của việc quản trị công ty. Khi mà quy mô của công ty ngày càng lớn, các chủ sở hữu không còn đồng thời là những người điều hành trực tiếp doanh nghiệp thì việc xử lý xung đột giữa người sở hữu và người điều hành cần được đặc biệt quan tâm. 2.2.5. Những rủi ro thường gặp khi mua bán cổ phiếu OTC + Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu (CP) mới tăng vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua CP là quyền mua CP phát hành tăng vốn. Đây là một khoản lợi lớn của người sở hữu CP. Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành CP tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu CP nằm trong danh sách cổ đông của công ty sẽ được mua thêm CP mới. Với những người mua CP trong giai đoạn giao thời hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết thì dù tiền đã thanh toán cho người bán, CP đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, người mua vẫn mất quyền mua, quyền mua CP mới vẫn thuộc về người bán. Như vậy, NĐT trên thị trường OTC cần chú ý, phải luôn luôn thỏa thuận bằng hợp đồng chuyển nhượng với người bán, ghi rõ quyền lợi mua CP mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro này phổ biến nhất trên thị trường OTC. + Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần họ đang nắm giữ. Thông thường, công ty chia cổ tức sau khi kết thúc năm tài chính, một số công ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng. Rủi ro giao dịch CP ở chỗ, khi mua CP, người mua không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, cũng tương tự như trường hợp trên, người mua mặc dù nắm giữ CP, nhưng không được nhận cổ tức. + Ba là, rủi ro trong mua bán CP chưa được chuyển nhượng. Có những CP theo quy định nội bộ của công ty, sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều NĐT không nắm được thông tin nên đã mua. Và trong thời hạn 1 năm đó, các quyền lợi như mua thêm CP tăng vốn, nhận cổ tức… vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu CP (người bán), còn người đã bỏ tiền ra mua thì bị chiếm đoạt quyền lợi. + Bốn là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các đợt phát hành thêm CP mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược hay CBCNV được quyền mua CP. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác đã bán quyền mua CP. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường thời điểm đó. NĐT mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua CP cho đến khi nhận được CP là khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được CP thì CP vẫn đứng tên chủ sở hữu là người bán. Khi đó, nếu giá CP đứng yên, giảm hay người bán nghiêm túc, đứng đắn thì việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Ngược lại, gặp phải người không trọng chữ tín thì dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận, kèm với lãi suất ngân hàng. Đề án Quản lý thị trường OTC đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho NĐT và doanh nghiệp giao dịch CP minh bạch và hiệu quả hơn. Qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có được thông tin để định hướng và phát triển thị trường. Dự kiến, trong năm nay, TTGDCK Hà Nội (HASTC) sẽ đưa thị trường các CP OTC vào giao dịch. Theo đó, các giao dịch được thực hiện tại CTCK. Cuối ngày, CTCK gửi báo cáo về HASTC để tổng hợp. HASTC sẽ tạo cơ chế để các CTCK thực hiện giao dịch cho khách hàng. Một vấn đề quan trọng là NĐT cần trang bị kiến thức về phân tích và đánh giá CP trước khi ra quyết định đầu tư, họ cũng cần phải tỉnh táo hơn đối với các tin đồn, tránh bị cuốn theo cơn lốc mua - bán để rồi cuối cùng có thể sẽ bị thua thiệt. 2.3. Quy mô thị trường Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001-2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cảnước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thịtrường chính thức. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC. Hay nói theo cách của một số người thường nói là thị trường OTC ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng. Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan tâm. Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ có thể nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói là Việt nam chưa có thị trường OTC và Việt nam đang đặt mục tiêu xây dựng đến năm 2010 sẽ có thị trường này như một số người thường nói. Quy định về mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu của các công ty cổ phần Theo Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp năm 1999, cổ phiếu của các công ty cổ phần được quyền chuyển nhượng tự do. Như vậy, cổ phiếu của các công ty cổ phần được giao dịch tự do và không bị hạn chế bởi bất kỳ một quy định nào. Vấn đề đặt ra là khi một người nào đó muốn bán hoặc mua cổ phiếu của một công ty cổ phần nào đó thì họ phải làm như thế nào? Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản, tất cả mọi người đều có thể tham gia mua bán chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập mà họ thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. Hiện nay, phương thức trao đổi được các nhà đầu tư tự do ưa thích là trao đổi qua diễn đàn trên mạng Internet hoặc trao đổi tại các điểm “café chứng khoán”. Việc một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào tất cả các lình vực, các nơi là rất hiếm. Các nhà đầu tư, nhóm các nhà đầu tư tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trong một khu vực địa lý (TP.HCM, Hà Nội ...) là chủ yếu. Ngoài ra, với lợi thế của của mình, các công ty chứng khoán còn tham gia trên trên thịtrường này với tư cách là các nhà môi giới. Hàng hoá của thị trường Hàng hoá của thị trường OTC chính là các loại cổ phiếu của cách doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, có triển vọng phát triển trong tương lai hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt (có một vị trí mặt bằng thuận lợi…). Có hai loại cổ phiếu chính được các nhà đầu tư quan tâm gồm: - Cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Đối với các doanh nghiệp loại này, các loại cổ phiếu được mua bán bán gồm: Cổ phiếu lần đầu tiên phát hành khi cổ phần hoá: Việc mua được, được mua cổ phiếu của một số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá là vấn đề mà các nhà đầu rất quan tâm. Vì rất nhiều công ty sau khi cổ phần hoá, giá của cổ phiếu gia tăng rất cao. Cổ phiếu sau khi cổ phần hoá (cổ phiếu này được mua bán thông thường như cổ phiếu của các công ty cỏ phần khác). - Cổ phiếu của các công ty cổ phần thông thường: Đối với loại này, cổ phiếu của các công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, dẫn đầu một lĩnh vực kinh doanh nào. Luật công ty năm 1990 quy định, chỉ cổ phần không ghi danh mới được chuyển nhượng tự do, cổ phần ghi danh muốn chuyển nhượng phải có một số điều kiện kèm theo như được sự cho phép của đại hội cổ đông Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam đó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Cổ phiếu của Kinh đô, ACB, Sacombank thuộc loại này. 3. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG OTC. TT OTC đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc của TTCK. + Hỗ trợ và thúc đẩy SGDCK phát triển + Hạn chế và thu hẹp thị trường tự do + Tạo thi trường cho các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn GDCK + Tạo môi trường đầu tư linh hoạt, cho các nhà đầu tư. 4. THÀNH VIÊN CỦA THỊ TRƯỜNG OTC. 4.1. Thành viên là nhà môi giới: Khi công ty làm môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng phí, thì công ty đóng vai trò là nhà môi giới của thị trường OTC. 4.2. Thành viên tạo lập thị trường: Khi công ty thực hiện hoạt động mua bán chứng khoán cho chính mình bằng nguồn vốn của mình, thì công ty đóng vai trò là nhà giao dịch.Trong trường hợp này công ty trở thành nhà tạo lập thị trường trên thị trường OTC. 4.3. Điều kiện để trở thành thành viên : - Phải đăng ký kinh doanh với UBCK quốc gia - Phải được cấp giấy phép - Các nhà giao dịch – môi giới và những người có liên hệ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn và kinh nghiệm. 5. NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC. 5.1. Điều kiện niêm yết: - Các chứng khoán mua bán trn thị trường OTC phải được niêm yết công khai cho nhà đầu tư biết. Gồm các điều kiện: + Chứng khoán được phép phát hành. + Mức độ tín nhiệm thấp hơn các chứng khoán được niêm yết trên SGDCK. 5.2. Thủ tục niêm yết: - Đăng ký niêm yết chứng khoán lên Hiệp hội các Nhà giao dịch chứng khoán. - Bản cáo bạch chính thức. - Các tài liệu, các thông tin hoạt động của tổ chức phát hành - Hệ số tín nhiệm của công ty. 5.3. Yết giá chứng khoán: - Giá yết chắc chắn (firm) - Giá yết phụ thuộc (subject) - Giá yết có chủ định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet_trinh_thi_truong_otc_7198.doc
Tài liệu liên quan