Lời nói đầu 1
Phần I : Những vấn đề chung 2
I. Khái quát chung về công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị 2
1.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 1958 đến năm 1965) 2
1.2 Giai đoạn 2 (Từ năm 1966 đến năm 1974) 2
1.3. Giai đoạn 3 (Từ năm 1975 đến 1985) 2
1.4. Giai đoạn 4 (Từ năm 1986 đến 1993) 3
1.5 Giai đoạn 5 (Từ năm 1994 đến 2002) 3
1.6 Giai đoạn (Từ năm 2003 đến nay) 3
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 3
2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty: 3
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 6
3.1.Các Lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty 6
3.2. Đặc điểm của các yếu tố đầu vào. 6
3.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất công nghệ 7
3.4. Thông tin về thị trường. 9
4. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 10
4.1.Tình hình sản xuất kinh doanh. 10
4.2. Phương hướng và kế hoạch năm 2007. 11
4.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản: 11
4.2.2.Kế hoạch SXKD năm 2007. 11
II. Thực trạng công tác quản lý lao động tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 11
1. Thực trạng quản lý nhân lực 11
1.1. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và hợp tác lao động 11
1.1.2. Hiệp tác lao động 14
1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ, giới tính chuyên môn và trình độ được đào tạo. 16
1.3. Thực trạng điều kiện lao động 17
1.4. Công tác đào tạo tại công ty 18
1.5.Tạo động lực tinh thần cho người lao động 19
2. Định mức lao động 20
3.Tiền lương 21
3.1. Các hình thức trả lương cho tổ sản xuất trong phân xưởng cơ khí. 21
4. Quản lý nhà nước về tiền lương: 25
5. Thực hiện pháp luật lao động: 26
5.1.Hợp đồng lao động. 26
5.2 Thoả ước lao động tập thể. 26
Phần II: Chuyên đề 30
Tên chuyên đề: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 30
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn cuả công tác Bảo hộ lao động 30
A. Cơ sở lý luận cuả công tác Bảo hộ lao động. 30
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động 33
1.1. Mục đích: 33
1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 33
2. Các nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động. 34
2.1.Nội dung khoa học – kỹ thuật 34
2.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ, thể lệ về Bảo hộ lao động. 36
2.3. Nội dung về tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ choc vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động. 37
B 38
1. Sự cần thiết phải thực hiện công tác BHLĐ. 38
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 39
II. Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 39
1. Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của Công ty 39
2. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên 41
3. Vai trò của Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động 42
4.Kế hoạch Bảo hộ lao động. 42
5. Chế độ chính sách Bảo hộ lao động. 49
5.1 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. 49
5.2 Huấn luyện Bảo hộ lao động. 49
5.3 Chế độ lao động. 50
5.3.1 Chế độ làm việc nghỉ ngơi. 50
5.3.2 Chế độ với lao động nữ. 50
5.3.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại. 50
A – Những nội dung về mặt kỹ thuật an toàn. 51
1, Kỹ thuật an toàn điện. 51
1.1. Biện pháp tổ chức: 51
1.2 Biện pháp kỹ thuật: 52
2, Kỹ thuật an toàn cơ khí 53
3, Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực 54
4, Kỹ thuật an toàn thiết bị nặng và vận chuyển 55
B – Những nội dung về vệ sinh lao động. 56
2. Tiếng ồn 58
3. Hơi khí độc. 60
4. Bụi 61
5. Nước thải 62
6. Hệ thống thông gió công nghiệp 63
7. Công tác phòng chống cháy nổ 63
8, Phong trào “Xanh – sạch - đẹp” của công ty 65
C- Tình hình tai nạn lao động, sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp 66
1. Tình hình tai nạn lao động 66
2. Tình hình sức khoẻ bệnh tật 66
3. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại công ty 67
III. Kiến nghị và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao đông 67
1. Đánh giá kết quả thực hiện: 67
2. Các biện pháp BHLĐ và cải thiện điều kiện làm việc: 69
Kết luận 71
76 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời lao động nên vấn đề tranh chấp lao động và đình công ở công ty không xảy ra.
Mặt khác nếu mọi vấn đề mà người lao động thắc mắc đều được giải quyết thông qua việc thực hiện nội quy chế dân chủ ở công ty cho nên không dẫn đến cuộc tranh chấp nào.
* Thực hiện chính sách đối với lao động Nữ.
Hiện nay lao động Nữ của công ty Cơ khí Hà Nội chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với Nam giới, chiếm 22,24% trong tổng số lao động toàn công ty
(Theo báo cáo thống kê ngày 31/12/2006 của phòng tổ chức).Nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, tính trách nhiệm và kỷ luật caoHọ luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc lượng công việc mà công ty giao. Họ đóng góp rất lớn cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty thực hiện chính sách đối với lao động Nữ theo quyết định số 143/QĐCT ngày 30/06/1998 về phương thức giải quyết chế độ đối với lao động Nữ. Ngoài ra công ty còn thực hiện tốt chế độ ưu tiên lao động trong các nghề phải tiếp xúc với hoá chất độc, thực hiện chế độ nghỉ đẻ, khảm thai, nghỉ con ốm
Để tiếp tục khai thác sử dụng tiềm năng lao động Nữ và thực hiện chính sách đối với Phụ Nữ, công ty cần duy trì chính sách, chế độ ưu tiên lao động Nữ trong các công việc có yếu tố độc hại nguy hiểm, phải phân công công việc phù hợp, lập các nhóm, tổ động viên làm phát huy tinh thần lao động trong toàn công ty, tăng năng suất lao động đưa công ty ngày càng phát triển, tăng tiến.
Thanh tra, kiểm tra về pháp luật lao động
Xử lý vi phạm nội quy, quy chế kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, vệ sinh an toàn lao động, điều tra về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Uỷ ban nhân dân thành phố, sở Lao động Thương Binh Xã Hội, Sở y tế khoa học công nghệ và môi trường thực hiện.
Về phía công ty Ban Lãnh Đạo cũng thành lập ra Ban Thanh tra kiểm tra đôn đốc khi cần thiết và nắm tình hình tổng kết quá trình hoạt động. Cuối năm để có biện pháp khắc phục điều chỉnh phù hợp với điều kiện và môi trường sản xuất ở công ty.
Phần II: Chuyên đề
Tên chuyên đề: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn cuả công tác Bảo hộ lao động
A. Cơ sở lý luận cuả công tác Bảo hộ lao động.
* Bảo hộ lao động: Là hệ thống các văn bản phát luật và biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế – Xã hội, khoa học – kỹ thuật nhằm bảo toàn an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.
- Trong công tác Bảo hộ lao động, nội dung chủ yếu là an toàn lao động và vệ sinh lao động. Bởi vậy trong nhiều trường hợp khi không đề cập đến những chính sách có liên quan như chế độ lao động nghỉ ngơi, lao động nữ, lao động đối với trẻ em, các dạng lao động đặc thùthì người ta dùng cụm từ “An toàn lao động – Vệ sinh lao động” thay cho Bảo hộ lao động, ở nước ta cho đến nay từ Bảo hộ lao động được dùng phổ biến với cách hiểu như đã định nghĩa ở trên và khi nói đến an toàn vệ sinh lao động chúng ta hiểu đó là nội dung chủ yếu nhất của công tác Bảo hộ lao động.
- Hoạt động cuả công tác Bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ nền văn kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Bảo hộ lao động là yêu cầu tất yếu khách quan đẻ đảm bảo vệ sinh cho người lao động, là yếu tố không thể thiếu và tách rời khỏi sản xuất, đồng thời nó còn mang ý nghĩa chính trị xã hội nhân đạo sâu sắc.
* Điều kiện lao động:điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Với cách hiểu như vậy, khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải đi sâu phân tích các biểu hiện của lao động xem nó ảnh hưởng và tác động như thế nào với người lao động.
* Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất: Các yếu tố khi phát sinh trong sản xuất tác động vào con người với mức độ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại đến các bộ phận của cơ thể người lao động, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này diễn ra từ từ, kéo dài và hậu quả cuối cùng là gây bệnh nghiệp. Các yếu tố có thể là:
- Vi khí hậu: là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp cuả nơi làm việc bao gồm: nhiệt độ, đổ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ lưu chuyển không khícác yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn cho phép. Vượt quá giới hạn cho phép là vì khí hậu không thuận lợi sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng lao động của con người.
- Bụi công nghiệp: là tập hợp của nhiều loại bụi có kích thước rất nhỏ tồn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là loại bụi có kích thước 0.5 – 5Mm, khi hít phải bụi này sẽ có khoảng 70 – 80% lượng bụi đi vào phổi làm tổn thương phổi hoặc bị bệnh bụi phổi.
- Chất độc: Đa số các hoá chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp nhiều chất phát sinh trong quá trình công nghệ sản xuất gây độc hại với con người. Chúng thường ở dạng rắn, lỏng, khí và xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường hô hấp, tiêu hoá hoặc qua da. Khi chất độc vào cơ thể con người với một lượng lớn vượt quá sức chịu đựng của con người sẽ bị nhiễm độc mãn tính gây bệnh nghề nghiệp.
- Tiếng ồn và chấn động: Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận máy, do va chạm,tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn tới bệnh nghễ nghiệp. Còn chấn động thường là do các dụng cụ bằng tay chạy bằng khí nén, động cơ nổgây ra tổn thương khớp xương, rối loạn mạch. Nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp.
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý.
Ngoài những yếu tố trên còn có những yếu tố về vi sinh vật, sinh vật như: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các ký sinh trùng, côn trùng, rắncũng là những yếu tố có hại trong sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động.
* Tai nạn lao động
Theo điều luật 105 Bộ luật lao động quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:
Tai nạn lao động: người tai nạn lao động chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong bệnh viện, chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra.
Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định trong phụ lục số 1 của thông tư liên tịch số 3/1998/TTL/BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 26/3/1998.
Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc những tai nạn lao động trên.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người sử dụng “ hệ số tần suất” tai nạn lao động K được tính theo công thức:
n . 100
K=
N
Trong đó : n là số tai nạn lao động.
N là số công nhân lao động.
K là hệ số tần suất tai nạn lao động.
Trong những năm gần đây tại các nhà máy nhiệt điện, khai thác khoáng sản thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy yêu cầu cấp bách hiện nay là đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt số vụ Tai nạn lao động và đòi hỏi nhà nước cần có sự quan tâm thiết thực hơn nữa đối với công tác Bảo hộ lao động.
* Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, có liên quan trực tiếp tới sản xuất, do tác động một cách từ từ của yếu tố có hại đối với con người.
Hiện nay, bệnh bụi phổi là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất ở nước ta nhà nước đã phê chuẩn danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta gồm các nhóm bệnh sau:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
Nhóm III: Các bệnh do yếu tố vật lý
Nhóm IV: Các bệnh về da
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động
1.1. Mục đích:
Là một trong các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế xã hội, để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ và những thiệt hại khác đối với người lao động đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.2. ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
Bảo hộ lao động là một trong những chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác Bảo hộ lao động. Bởi vậy, Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác nhờ chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc ấm no cho bản thân họ và gia đình họ mà công tác Bảo hộ lao động có một hệ quả xã hội và nhân đạo rất to lớn. Do đó, nó được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế, đồng thời nó cũng vì sức khỏe hạnh phúc của con người nên nó mang ý nghĩa chính trị – xã hội và nhân đạo sâu sắc.
2. Các nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động.
- Công tác Bảo hộ lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Những nội dung về Khoa học kỹ thuật.
+ Những nội dung về xây dựng và thực hiện các chế độ, luật pháp, thể lệ về Bảo hộ lao động.
+ Những nội dung về giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ
2.1.Nội dung khoa học – kỹ thuật
Nội dung khoa học – kỹ thuật chiếm vị trí rất quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động.
* Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất.
Nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của trang thiết bị, máy móc.
Đưa ra những nội dung, yều cầu an toàn trong việc sử dụng các thiết bị, cơ cấu phải thực hiện đúng nội qui, qui định.
Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn nội quy an toàn
áp dụng các thành tựu mới của tự động hoá, điều khiển học để thay thế thao tác, cách ly của con người lao động khỏi những nơI guy hiểm và độc hại là phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn.
* Khoa học về vệ sinh lao động
Khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động.
Đề ra các tiêu chuẩn, giới hạn cho phép của các yếu tố có hại gây hại cho con người.
Đề ra các chế độ nghỉ ngơi hợp lý, các chế độ lao động về y học, sinh học, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và đánh giá các biện pháp đó đối với sức khoẻ người lao động.
Quản lý và theo dõi sức khoẻ người lao động, phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp và đề xuất các biện pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp.
* Khoa học về kỹ thuật vệ sinh: Như thông gió, chống nóng và điều hoà không khí, chống bụi và hơi khí độc, chồng ồn và rung động, chống các bức xạ có hại, kỹ thuật chiếu sánglà những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động, làm cho môi trường lao động, làm cho môi trường lao động được trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi.
* Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân
Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân ra đời với nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hoặc cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi mà các biện pháp vế kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn vẫn không thể loại trừ được chúng.
* Khoa học về Ecgônômi
Ecgônôm: là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với nhiều khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho người lao động có hiệu quả nhất và bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động. Ecgônômi tác động vào điều kiện lao động để đạt được mục tiêu là ngăn ngừa những nguy hiểm có thể phát sinh ngay từ rất sớm – ở giai đoạn thiết kế các phượng tiện kỹ thuật và chỗ làm việc hợp lý. Vì vậy, Ecgônômi có gắn bó chặt chẽ với khoa học kỹ thuật BHLĐ về mục tiêu bảo vệ con người trong môi trường lao động đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của BHLĐ.
2.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ, thể lệ về Bảo hộ lao động.
- Các văn bản phát luật, chế độ chính sách, quy định về BHLĐ là sự thể hiện cụ thể đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác BHLĐ. Các văn bản này được xây dựng để điều chỉnh các mối quan hệ, xác định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội, người quản lý và năng xuất lao động cũng như người lao động trong lĩnh vực bảo hộ lao động, đề ra những chuẩn mực, những quy định bắt buộc mọi người phải nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiện.
Sơ đồ hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ tại Việt Nam.
Hiến pháp
Bộ luật lao động
NĐ 06/CP
20/11/1995
Quyết định
Luật liên quan
NĐ khác có liên quan
Thông tư
Chỉ thị, quyết định, của TTCPhủ
Chỉ thị của Bộ, (CQNB) UBNDT-TP
Tiêu chuẩn
Quyết định khác
2.3. Nội dung về tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ choc vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động.
Muốn cho các biện pháp khoc học kỹ thuật cũng như các luật lệ, chế độ, quy định về BHLĐ được thực hiện một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải làm sao cho mọi người, từ các cán bộ quản lý, người sử dụng lao động đến đông đảo người lao động nhận thức đầy đủ, thấy rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Trong đó chúng ta cần đặc biệt quan tâm đối với người lao động vì họ vừa là mục tiêu, đối tượng vận động, lại vừa là chủ thể của hoạt động lao động sản xuất và BHLĐ. Họ có nhận thức và tự giác thực hiện, biết tự bảo vệ mình thì mới hạn chế được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nội dung của công tác giáo dục, huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng bao gồm những hoạt động chủ yếu sau đây:
Phải bằng mọi hình thức, tuyên truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải bảo đảm an toàn trong sản xuất, phải phổ biến và huấn luyện cho họ có những hiểu biết về an toàn – vệ sinh lao động để họ biết tự bảo vệ mìnhTrong các nội dung huấn luyện, cần đặc biệt coi trọng việc phổ biến để họ quán triệt đầy đủ về BHLĐ đặc biệt là cho họ thấy nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác BHLĐ, đồng thời huấn luyện cho người lao động thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất biết sử dụng thành thạo, bảo quản và sử dụng hợp lý các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo các nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh các tiên chuẩn, quy định, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu.
Vận động quần chúng phát huy sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất, tự cải thiện điều kiện làm việc, sử dụng và bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị che chắn. Cần dấy lên phong trào quần chúng sôi nổi, thi đua làm tốt công tác BHLĐ với những tên gọi, mục tiêu thiết thực như: “Bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động”, “Chiến dịch không có tai nạn lao động”, “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù”
Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác. Từng cơ sở phải xây dung và củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh viên, đưa mạng lưới này vào hoạt động một cách thiết thực, có hiệu quả.
Các nội dung trên có liên hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau giúp cho công tác BHLĐ được hoàn chỉnh hơn. Vì vậy khi thực hiện phải tiến hành đồng thời cả ba nội dung đó mà không được thiên về nội dung nào.
B. Cơ sở thực tiễn của công tác Bảo hộ lao động.
1. Sự cần thiết phải thực hiện công tác BHLĐ.
Con người không những quyết định sự tồn tại của quá trình lao động sản xuất mà còn quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất, dù với công cụ lao động thô sơ, hay thiết bị máy móc hiện đại. ở đâu vào lúc nào của quá trình sản xuất cũng đều có khả năng phát sinh các yếu tố bất lợi cho sức khoẻ và tính mạng con người như gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp hoặc gây tai nạn dẫn đến chết người hủy hoại tài sản, làm ngừng trệ sản xuất.
Do vậy, muốn lao động sản xuất tiến hành được liên tục và đạt hiệu quả tốt, nhất thiết phải có: “thực hiện công tác BHLĐ”,vì có thực hiện tốt công tác này mới hạn chế sự cố gây TNLĐ,BNN và bảo vệ tài sản,nhằm giảm bớt mức thấp nhất sự tiêu hao khả năng lao động và tổn thất vật chất.
Mặt khác, con người là vốn quý nhất của xã hội. Người lao động vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động, trí óc mở mang cũng nhờ người lao động. Vì vậy, lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người”. Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay vấn đề bảo hộ lao động đang là vấn đề được mọi cấp, ngành đặc biệt quan tâm.
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là Công ty chuyên sản xuất các dụng cụ cơ khí, với đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố độc hại nên Công ty cần phải chú trọng đến công tác Bảo hộ lao động.
Điều kiện lao động trong ngành cơ khí có tính đặc thù cao. Người lao động phải thường xuyên phải tiếp xúc với điều kiện làm việc khó khăn. Điều kiện lao động thường xuyên thay đổi với mức độ nguy hiểm, dễ gây ra bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Từ những đặc điểm trên, cho thấy thực hiện công tác BHLĐ là việc rất cần thiết cho ngành cơ khí; nó có tầm quan trọng lớn trong vấn đề bảo vệ người lao động, cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn lao động góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, để có một cái nhìn toàn diện về tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong ngành cơ khí, em đã bắt đầu nghiên cứu,tìm hiểu về thực trạng công tác BHLĐ tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội nói riêng; đồng thời qua đề tài,em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác BHLĐ tại Công ty.
Từ lý do trên em chọn đề tài nghiên cứu là: “Thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội”.
II. Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
1. Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của Công ty
Căn cứ theo thông tư liên tịch số 14/1998 TTLT ngày 30/11/1998 của Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam vế việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong các doanh nghiệp, Giám đốc đã ký quyết định số 183/MCC1/ATLĐ về việc thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động vào ngày 12/06/1995.
Các thành viên trong hội đồng gồm có:
Ông Vũ Quang thắm – Phó giám đốc Công ty – Chủ tịch hội đồng.
Ông Nguyễn Mạnh Thử – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng.
Ông Trần Duy Dưỡng – Phó chủ tịch Công đoàn Công ty – Phó chủ tịch Hội đồng.
Ông Nguyễn Công Hùng – Trưởng phòng kỹ thuật – Uỷ viên.
Ông Phạm Văn Bản – Giám đốc XNLĐT và BDTBCN – Uỷ viên.
Ông Nguyễn Kiêm Miễu – Phó phòng y tế – Uỷ viên.
Ông Võ Đức Nguyên – Kỹ sư BHLĐ phòng tổ chức – Uỷ viên.
Hội động BHLĐ có trách nhiệm tham gia, phối hợp các hoạt động xây dựng quy chế quản lý chương trình hành động kế hoạch BHLĐ và các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của công nhân trong công ty.
Định kỳ 6 tháng hàng năm: hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các đơn vị sản xuất và kỹ thuật trong Công ty, đánh giá tình hình, lập phương án tham gia vào kế hoạch và công tác BHLĐ của công ty.
Sơ đồ tổ chức quản lý công tác Bảo hộ lao động ở Công ty.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc
Phòng kỹ thuật
HĐ Bảo hộ lao động
Phòng tài vụ
P.Cơ điện ATVSLĐP. Y tế
Phòng vật tư
Phòng tổ chức lao động
Phân xưởng quản đốc
Tổ sản xuất tổ trưởng
Người lao động ATVSLĐ
2. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
Đây là một hình thức hoạt động cuả người lao động, được thành lập theo sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn.
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên bao gồm những người lao động trực tiếp có nghiệp vụ tốt, nhiệt tình gương mẫu trong công việc, mỗi tổ sản xuất bầu ra 1 an toàn viên.
An toàn vệ sinh viên có nhiệm vụ theo dõi và giám sát thường xuyên hiện trường sản xuất để kịp thời phát hiện và báo cáo với cấp trên các sự cố khi không thể giải quyết được.
An toàn vệ sinh viên đôn đốc kiểm tra, giám sát mọi người thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về ATVS lao động, bảo quản các thiết bị, máy móc. Mặt khác, an toàn vệ sinh viên có trách nhiệm hướng dẫn các biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới làm việc hoặc mới chuyển công việc.
Ngoài ra, các an toàn vệ sinh viên còn được tham gia các lớp huấn luyện về ATVS lao động, đồng thời tham gia các cuộc thi ATVS viên giỏi
3. Vai trò của Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động
Cùng với sự ra đời của Công ty, Công đoàn Công ty là tổ chức đại diện cho người lao động hoạt động theo điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Ban chấp hành Công đoàn gồm 7 thành viên và tổ chức thành các ban:
Ban đời sống chính sách xã hội
Ban thi đua
Ban tuyên giáo
Tiểu ban Bảo hộ lao động
Công đoàn có trách nhiệm tham gia quản lý sản xuất thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung về BHLĐ, thảo luận với Giám đốc Công ty thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Hoạt động của Công đoàn và Hội đồng BHLĐ luôn có sự thống nhất chặt chẽ: Chủ tịch Công đoàn giữ vai trò phó chủ tịch Hội đồng BHLĐ. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác BHLĐ, Công đoàn Công ty thường xuyên kết hợp với các đơn vị khác tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định pháp luật, quy trình quy phạm an toàn
4.Kế hoạch Bảo hộ lao động.
Việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động được thực hiện theo Thông tư số 14/1998 TTLT- Bộ lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 31/22/1998.
Việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động được thực hiện sau khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và được căn cứ vào:
- Nhiệm vụ và phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
- Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
- Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện kế hoạch Bảo hộ lao động năm trước, nêu ra những tồn tại để khắc phục và phát huy những công tác đã làm tốt.
- Thu nhận ý kiến phản ánh của người lao động, của tổ chức Công đoàn và của đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Khả năng tài chính của Công ty.
Kế hoạch bảo hộ lao động bao gồm: kỹ thuật , vệ sinh, phòng chống cháy nổ, kiểm tra đăng kiểm thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chăm sóc sức khoẻ người lao động.
Kế hoạch Bảo hộ lao động của Công ty trong năm 2006 được thực hiện nghiêm túc và được thống kê các số liệu sau:
- Số lượt người được huấn luyện về Bảo hộ lao động: 924/823 (lượt), số người được huấn luyện định kỳ là 823 người.
- Tổng chi phí cho các biện pháp Bảo hộ lao động và cải thiện điều kiện làm việc:
+ Chi cho các thiết bị an toàn vệ sinh lao động: 150.700.000đ.
+ Chi phí cho cải thiện điều kiện làm việc: 662.273.826đ.
+ Chi phí cho tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 38.568.014 đ.
Dưới đây là bảng chi phí cho kế hoạch Bảo hộ lao động năm 2006 của “Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội”.
Bảng kế hoạch
Kế hoạch bảo hộ lao động năm 2007
TT
Nội dung công việc
Đối tượng
Số lượng
Chi Phí
(1000Đ)
Phân công thực hiện
Hoàn thành
Thiết kế
Thi công
I
Các biện pháp kỹ thuật an toàn, PCCN
1
Trang bị cáp, xích cẩu cầu trục, cẩu hàng, cáp lụa, cáp vải, móc cẩu, maní các loại.
- XN.CKCX
- XN.Đúc
- XN.LĐSCTB
- XN.CTTBTB
Dự trù theo yêu cầu sản xuất
10.000
Các đơn vị yêu cầu kích cỡ, chủng loại
P.CƯVT
Cả năm
2
Cải tạo, lắp đặt bổ xung hệ thống đèn chiếu sáng.
- XN.CKCX
- XN.Đúc; MCC
- XN.CTTBTB
Dự trù theo yêu cầu các đơn vị
4.000
Các đơn vị yêu cầu chủng loại
XN.LĐSCTB
Trong năm
3
Đèn cao áp trực tiếp 250W
Tổng kho
01 bộ
700
XN.LĐSCTB
XN.LĐSCTB
Trong năm
4
Kẹp tôn loại 2 tấn
Tổng kho
02 bộ
1.000
Đơn vị yêu cầu
P.CƯVT
Quý 1
5
Làm hệ thống chống nóng, hút bụi
-XN CKCX
-XN.Đúc
35.000
Thuê ngoài
Thuê ngoài
Quý 2-3
6
Làm hệ thống hút bụi và thông gió buồng sơn
XN CTMCC&PT
1
15.000
-XN.LĐSCTB
-XN.LĐSCTB
-TT.XDCB
Quý 1
7
Bổ xung quạt mát 0.5KW
-XN.Đúc
10
6.000
Đơn vị dự trù
P.CƯVT
Quý 1-2
8
Cải tạo phần hút bụi máy phá khuôn
-XN.Đúc
2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5479.doc