Mất tỷtrọng xuất khẩu trên thịtrường Mỹ, đối với Việt Nam sẽlà một đòn giáng
vào một trong những nước nghèo nhất Châu Á hiện nay. Phán quyết cuối cùng của
Uỷban Thương mại quốc tếMỹhôm 24/7/2003 một lần nữa lại khiến hàng vạn ngư
dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mất nghềvà không có nghềsinh nhai do chưa
có điều kiện làm nghềkhác. Điều này không chỉ đúng với các chủtrại nuôi cá mà
còn đúng với các lao động làm thuê trong các bè và hầm cá do đây là nghềtruyền
thống đã có từlâu của họ. Việc thay đổi nghềkhông phải một sớm một chiều mà
làm được nhất là khi thịtrường đầu ra cho sản phẩm mới còn chưa được định hình.
Đểhình thành một nghềcần phải có thời gian. Bà con nông dân cần được hỗtrợvề
mặt kỹthuật, con giống và cơchếvay vốn. Đó là chưa kể đến hàng vạn người khác
sống phụthuộc vào nghềnuôi cá tra và cá ba sa, nhưcông nhân trong các nhà máy
chếbiến, lao động trong khu vực kỹthuật dịch vụnghềnuôi, các doanh nghiệp cung
cấp thức ăn và vật liệu nuôi cá. Có nhiều gia đình sẽtrởthành con nợlâu dài và khó
trả. Họ đã vay mượn rất nhiều để đầu tưvào bè, hầm, với mong muốn được thay đổi
cuộc sống.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5095 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à blue catfish (Ictalurus furcatus) thuộc họ Ictaluridae được nuôi trong
các ao nước tĩnh ở các tiểu bang (Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana)
thuộc Đồng bằng sông Mississippi
1.1.2. Đối với Mỹ
- Năm 2002, Quốc hội Mỹ đã ra đạo luật không cho phép gọi cá tra hay ba sa
nhập khẩu từ Việt Nam là “catfish”, chỉ có cá da trơn (cá nheo) của Mỹ mới được
quyền ghi nhãn catfish, tạo điều kiện để ngư dân Mỹ cản trở cá của Việt Nam vào
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 5- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
thị trường nước này, buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi tên thành
pangasius pish, cá ba sa thì có tên pangasius ba sa.
- Tháng 5/2008, Quốc hội Mỹ đã thảo luận để thông qua “Đạo luật Nông trại”
(Farm Bill). Theo Farm bill 2008 thì cá tra và cá ba sa Việt Nam có thể bị xếp vào
trong nhóm catfish của Mỹ, điều mà trước đây chính họ, chứ không phải ai khác, đã
đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh là cá tra và cá ba sa của Việt Nam không
thuộc dòng cá này. Điều này dẫn đến cá tra và cá ba sa của chúng ta nhập khẩu vào
Mỹ sẽ phải chịu những kiểm tra đặc biệt, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong
nước.
1.2. KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản
ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và
thế giới. Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức kinh doanh xuất
khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khóa” mở ra
những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ
chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế
đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh
nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau: Xuất khẩu hàng
hóa hữu hình, hàng hóa vô hình (dịch vụ); xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận; xuất khẩu gián tiếp (hay
ủy thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian
đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hóa hữu hình, ngày nay xuất khẩu dịch vụ
rất phát triển..
1.3. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ
Điều 2.1 Hiệp định Chống bán phá giá (ADA) của WTO: "…một hàng hóa được
coi là bị bán phá giá, có nghĩa là được đưa vào thị trường của nước khác ở mức thấp
hơn giá trị thông thường, nếu giá xuất khẩu của một hàng hóa được xuất khẩu từ một
nước sang một nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được, trong điều kiện thương
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 6- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
mại thông thường, là giá của hàng hóa tương tự được bán để tiêu dùng tại nước xuất
khẩu đó.”
Điều 3.1 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Pháp
lệnh chống bán phá giá): “Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là
bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn
giá trị thông thường…”
Tóm lại, có 3 cách xác định bán phá giá:
Thứ 1: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn giá trị thông thường của sản phẩm
tương tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu.
Thứ 2: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp.
Thứ 3: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn trị giá cấu thành.
Nếu trường hợp nước xuất khẩu là có nền kinh tế phi thị trường thì bán phá giá
được xác định bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá trị cấu thành của hành hóa
tương tự được sản xuất tại nước thứ 3 có nền kinh tế thị trường và nước đó phát triển
tương đương.
Để áp dụng được biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra phải trải qua một
cuộc điều tra kỹ lưỡng và phải chứng minh được đủ ba điều kiện:
- Có bán phá giá và biên độ bán phá giá cụ thể (“xác định bán phá giá”)
- Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự trong nước nhập khẩu bị
thiệt hại một cách đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại một cách đáng kể hoặc
việc bán phá giá gây khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong
nước (“xác định thiệt hại”)
- Thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu xảy ra hoặc bị
đe dọa xảy ra là do hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá gây ra (“xác định mối
quan hệ nhân quả”)
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 7- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ VỀ VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA,
CÁ BA SA Ở MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BA SA CỦA VIỆT NAM
TRƯỚC VÀ SAU KHI BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ (1999 – 2009)
2.1.1. Trước khi bị kiện bán phá giá (1999-2001)
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá ba sa sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998,
khi gia nhập APEC, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu
sang đây mới chỉ đạt 260 tấn, nhưng đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn
3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá
tra, cá ba sa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa
chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ. Việc gia tăng nhanh chóng này ngoài lý
do là hàng rào thuế quan đối với sản phẩm thủy sản gần như đã được bãi bỏ (khi
thuế nhập khẩu chỉ là 0%) còn có lý do nguồn cung cấp cá tra, cá ba sa tăng nhanh
chóng sau khi Việt nam đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo trên cả hai đối tượng cá tra, cá ba sa và kỹ thuật nuôi cá tra thịt trắng.
Bảng 1: GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÁ DA TRƠN TẠI MỸ 1999-2001
Đơn vị 1999 2000 2001
Giá cá phi lê
Việt Nam $/Kg 4,53 3,38 2,80
Giá cá phi lê Mỹ $/Kg 6,13 6,29 5,80
Nhập khẩu từ
Việt Nam Tấn 900 3.150 7.650
(Bài viết “Hội nhập kinh tế thế giới – Bài học từ cuộc chiến cá da trơn” TS. Nguyễn Minh Đức,
Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM năm 2008)
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 8- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
Tuy nhiên, mặc dù diện tích nuôi được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm song nghề nuôi cá tra và cá ba sa vẫn chưa
thật sự ổn định và bền vững. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm
môi trường, biến động về thị trường, giá cả.
Ngoài khó khăn do không dự báo được tình hình thị trường khiến hiện tượng ùn
tắc nguyên liệu xảy ra trong thời gian gần đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra,
cá ba sa vẫn còn những vấn đề cần sớm được giải quyết như: tỷ lệ sản phẩm có giá
trị gia tăng còn thấp, chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạng filê cấp đông đơn thuần nên
giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/kg); thiếu kho chứa hàng, thiếu các chợ
đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản xuất và các
nhà máy chế biến; hệ thống xử lý nước thải và các công trình bảo vệ môi trường tuy
đã được đầu tư nhưng chưa thường xuyên được nâng cấp nên vẫn còn tình trạng
nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lý; chưa phổ biến rộng
khắp quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử
dụng hóa chất, kháng sinh…
2.1.2. Sau khi bị kiện bán phá giá (2001-2009)
Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng kể từ ngày 28/06/2002, khi Hiệp hội chủ trại
nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đệ đơn lên Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng
này vào Mỹ, thì lượng nhập khẩu ca tra, cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Mỹ đã giảm tới 40% (từ 7.650 tấn năm 2001 xuống còn 4.500 tấn năm 2002)
và khi bắt đầu bị đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế suất rất cao 64% thì
lượng xuất khẩu chỉ còn 1.800 tấn.
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 9- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
Bảng 2: GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÁ DA TRƠN TẠI MỸ 1999-2005
Đơn
vị
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Giá cá phi lê
Việt Nam
$/Kg 4,53 3,38 2,80 2,87 2,69 2,56 2,07
Giá cá phi lê
Mỹ
$/Kg 6,13 6,29 5,80 5,31 5,36 5,82 5,93
Thuế chống
phá giá
$/Kg -- -- -- -- 0,64 0,61 0,49
Nhập khẩu từ
Việt Nam
Tấn 900 3.150 7.650 4.500 1.800 3.150 7.650
(Bài viết “HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI – BÀI HỌC TỪ CUỘC CHIẾN CÁ DA TRƠN của TS.
Nguyễn Minh Đức, Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM)
Mất tỷ trọng xuất khẩu trên thị trường Mỹ, đối với Việt Nam sẽ là một đòn giáng
vào một trong những nước nghèo nhất Châu Á hiện nay. Phán quyết cuối cùng của
Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ hôm 24/7/2003 một lần nữa lại khiến hàng vạn ngư
dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mất nghề và không có nghề sinh nhai do chưa
có điều kiện làm nghề khác. Điều này không chỉ đúng với các chủ trại nuôi cá mà
còn đúng với các lao động làm thuê trong các bè và hầm cá do đây là nghề truyền
thống đã có từ lâu của họ. Việc thay đổi nghề không phải một sớm một chiều mà
làm được nhất là khi thị trường đầu ra cho sản phẩm mới còn chưa được định hình.
Để hình thành một nghề cần phải có thời gian. Bà con nông dân cần được hỗ trợ về
mặt kỹ thuật, con giống và cơ chế vay vốn. Đó là chưa kể đến hàng vạn người khác
sống phụ thuộc vào nghề nuôi cá tra và cá ba sa, như công nhân trong các nhà máy
chế biến, lao động trong khu vực kỹ thuật dịch vụ nghề nuôi, các doanh nghiệp cung
cấp thức ăn và vật liệu nuôi cá. Có nhiều gia đình sẽ trở thành con nợ lâu dài và khó
trả. Họ đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào bè, hầm, với mong muốn được thay đổi
cuộc sống. Nếu phải từ bỏ nghề này, rất nhiều gia đình sẽ lâm vào cảnh túng thiếu
và nợ nần. Phán quyết hôm 24/7/2003 cũng làm cho nhiều doanh nghiệp chế biến và
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 10- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
xuất khẩu cá tra và cá ba sa coi thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực lâm
vào cảnh khốn đốn.
Kết luận của ITC đã gây ra một tổn thương nặng nề cho quá trình thực hiện Hiệp
định thương mại song phương Việt – Mỹ ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ tháng
12/2001. Một lần nữa nước lớn lại “đúng” trong buôn bán với nước nhỏ mà không
cần biết đến các cam kết hay thoả thuận mà chính mình đã xây dựng và ký kết, và
chẳng biết đến bao giờ nông dân và người nghèo ở các nước đang phát triển mới có
thể có một cơ chế thương mại công bằng?
Tuy nhiên, cá tra, cá ba sa lại là một sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm cá
nheo tại thị trường Mỹ. Do đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn ở thị trường Mỹ kể từ
khi bị áp đặt thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn cố
trụ vững, vượt qua khó khăn để tiếp tục đưa cá tra, cá ba sa đến với người tiêu dùng
Mỹ. Điều đó được thể hiện qua sản lượng nhập khẩu tăng lên từ 1.800 tấn năm 2003
(năm đầu tiên bị áp thuế chống bán phá giá) thành 3.150 tấn năm 2004 và lên 7.650
tấn năm 2005
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có một biện pháp mới để cứu cho ngành nuôi
trồng cá tra, cá ba sa. Bằng cách tăng cường tìm kiếm thị trường mới, ngày càng đa
dạng hóa thị trường xuất khẩu, chúng ta đã hạn chế được những khó khăn khi mất đi
lợi thế ở thị trường Mỹ, góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa tăng dần
qua các năm. Trong đó, EU là khu vực xuất khẩu cá tra, ba sa lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 45,10% về lượng (Tây Ban Nha, Ba Lan, Hà Lan, Đức…là những nhà
nhập khẩu chính mặt hàng này tại khu vực EU).
Bảng 3: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BA SA
QUA CÁC NƯỚC NĂM 2006-2009
Năm Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009
Sản lượng xuất khẩu Tấn 250.000 383.200 500.000 499.000
Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 750 974,12 1200 1.112
( Tổng hợp từ:
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 11- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
Hình 1: Các thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam, tháng 1-4/2006
(Nguồn: bài “Cá tra, cá basa Việt Nam trên thị trường Nga-EU”,
ngày 14/7/20006)
Năm 2006, sản lượng cá tra, ba sa xuất khẩu của cả nước đạt khoảng 250.000 tấn,
với trị giá khoảng 750 triệu USD; nhưng đến năm 2007, tổng lượng cá tra, ba sa
xuất khẩu tăng lên thành 383,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 974,12 triệu USD; kim
ngạch xuất khẩu cá tra đạt sản lượng trên 500.000 tấn với giá trị vượt 1,2 tỉ USD
trong năm 2008. Nhưng đến năm 2009, sản lượng xuất khẩu chỉ còn 499.000 tấn, trị
giá 1,112 tỷ USD do khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các thị trường lớn như EU,
ASEAN, Mỹ. Tuy nhiên, dự tính đến năm 2010, lượng xuất khẩu đạt 600.000 tấn,
giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Hiện nay chúng ta có khá nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa, trong đó 4 công ty xuất khẩu lớn nhất (chiếm 60%
sản phẩm xuất khẩu) của Việt Nam gồm: Công ty XNK Thủy sản An Giang
(Agifish); Công ty Nông súc sản Cần Thơ (Cataco); Công ty TNHH Nam Việt Fish
và Công ty TNHH Vĩnh Hoàn. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là
EU, Nga, ASEAN, Mỹ…trong đó EU đang là khu vực nhập khẩu cá tra, ba sa lớn
nhất của Việt Nam với 113,4 nghìn tấn, kim ngạch đạt 315,6 triệu USD (2007), tiếp
theo là Nga, ASEAN, Mỹ.
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 12- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
2.2. NGUYÊN NHÂN XẢY RA VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ VẤN ĐỀ BÁN
PHÁ GIÁ CÁ TRA, CÁ BA SA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ
2.2.1. Nguyên nhân
Thông qua các vòng đàm phán GATT/WTO, các rào cản thuế quan đã bị cắt giảm
đáng kể trên toàn thế giới, nhưng biện pháp chống phá giá, như là một rào cản phi
thuế quan, đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Do được cho phép bởi
WTO, công cụ chống phá giá đang được sử dụng ngày càng nhiều ở các quốc gia
trên thế giới nhắm đến nhiều sản phẩm khác nhau. Kể từ năm 1980, để đối phó với
sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu, các nhà sản xuất Mỹ liên tục tìm
kiếm các biện pháp bảo hộ thương mại. Với điều luật bổ sung Byrd cho phép người
đi kiện của Mỹ trong các vụ kiện bán phá giá được lãnh tiền bồi thường cho những
tổn thất mà họ phải gánh chịu, biện pháp chống phá giá ngày càng được sử dụng
nhiều ở quốc gia này.
Nghề nuôi cá nheo là một trong những ngành sản xuất thủy sản lớn nhất của Mỹ
và sản phẩm cá phi lê đông lạnh là sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến
cá da trơn Mỹ. Với tính chất và mùi vị thịt cá tương tự như cá nheo được nuôi tại
Mỹ, nhưng với giá thấp hơn rất nhiều, cá tra, ba sa đã trở thành một mối đe dọa đối
với ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo của Mỹ khi 90% lượng cá da trơn
nhập khẩu vào Mỹ năm 2000 là từ Việt Nam.
Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam bước đầu đặt chân được vào thị
trường Mỹ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng
việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam. Cũng
chính vào thời điểm này, một "trận tuyến" mới đầy gay go, phức tạp đã bắt đầu.
Bước đầu tiên là Mỹ đã phê chuẩn một đạo luật cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish”
cho các sản phẩm cá xuất khẩu của mình. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng
tìm hiểu tên gọi Catfish. Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không
có vảy), gồm cá trê, cá nheo, cá tra, ba sa, cá bông lau, cá lăng…theo hệ thống phân
loại ngư loại học. Tất cả các loài cá nói trên đều thuộc bộ cá nheo (Siluriformes),
gồm khoảng 2.500-3.000 loài cá khác nhau, phân bổ trong các khu vực nước ngọt,
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 13- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
mặn, lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong
đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá da trơn châu Á (Pangasiidae).
Bước tiếp theo là quá trình điều tra và áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm cá
tra, ba sa phi lê động lạnh từ Việt Nam vào Mỹ. Luận điểm chính của CFA để chống
việc nhập khẩu cá tra và ba sa Việt Nam vào Mỹ đó là:
- Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị
giá catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm
2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ
hơn từ 0,008 đến 1 USD/ pound (1 pound tương đương khoảng 0,45kg).
- CFA cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ, làm cho giá
cá của Mỹ cũng giảm theo.
2.2.2. Kết quả điều tra của Bộ Thương mại Mỹ
- Ngày 28/06/2002, Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đệ đơn lên Uỷ
ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kiện một số
doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Mỹ.
- Ngày 27 - 28 /01/2003, DOC công bố kết quả điều tra sơ bộ là các công ty VN
bán phá giá cá tra tại Mỹ. Áp dụng 3 mức thuế trừng phạt dao động trong khoảng
38-64% đối với cá tra, cá ba sa Việt Nam nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu hàng sang Mỹ bán phá giá:
+ 4 doanh nghiệp là Bị Đơn Bắt Buộc: Agifish 61,88%; Cataco 41,06%; Nam
Việt 53,96%; Vĩnh Hoàn 37,94%.
+ Các doanh nghiệp tự nguyện trả lời phiều điều tra - Bị Đơn Tự Nguyện
(Afiex, Cafatex, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD, Việt
Hải) chịu mức thuế bình quân là 49,16%.
+ Doanh nghiệp khác của Việt Nam chịu thuế là 63,88%.
- Ngày 27/02/2003, DOC sửa đổi mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 14- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
Bảng 4: MỨC THUẾ PHÁ GIÁ CÁ TRA, CÁ BA SA SAU KHI SỬA ĐỔI
Đơn vị tính: %
(Nguồn: ngày 01/03/2003)
- Sáng ngày 24/7/2003, sau một thủ tục bỏ phiếu chỉ kéo dài 40 giây, không một
lời giải thích, Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã đưa ra phán quyết cuối cùng
về vụ kiện cá ba sa. Theo đó cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam
bán cá ba sa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại cho ngành sản xuất
cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất chống bán phá giá rất cao từ 36,84%
đến 63,88%. Cả 4 thành viên của ITC dự họp đều bỏ phiếu thuận theo đề nghị của
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và khẳng định các bằng chứng về việc cá philê đông
lạnh của Việt Nam được bán phá giá là hợp lý, bất chấp sự phản đối gay gắt từ các
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, của nhiều thượng nghị sỹ và báo giới Mỹ.
- Quyết định của ITC đã chấm dứt các tranh cãi liên quan đến vụ kiện bán phá
giá cá ba sa. Ngày 6/8/2003, sau khi cơ quan này ra văn bản chính thức gửi Bộ
Thương mại Mỹ, mức thuế chống bán phá giá mới sẽ có hiệu lực.
Nhận định: Kết cục của “cuộc chiến” này chẳng khác mấy so với những gì đã xảy
ra trong lịch sử – nghĩa là lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh. Một điều hiển nhiên là
chúng ta càng tăng cường giao thương, càng có nhiều tranh chấp thương mại xảy ra
nhưng đáng tiếc rằng trong lịch sử thương mại Mỹ, những vụ kiện thế này không
hiếm và đôi khi thua vì “đuối thế” chứ không phải đuối lý. CFA đã thắng kiện,
nguyên tắc “cá lớn nuốt cá bé” lại một lần nữa được chứng minh.
Tên công ty Mức thuế trong
Quyết Định Sơ Bộ
Mức thuế
sửa đổi
Agifish 61,88 31,45
CATACO 41,06 41,06
Vĩnh Hoàn 37,94 37,94
Nam Việt 53,96 38,09
Bị Đơn Tự Nguyện (Afiex, Cafatex, Đà
Nẵng, Mekonimex, AVD, Việt Hải và
Vĩnh Long)
41,16 36,76
Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88 63,88
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 15- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU CHO CÁ TRA, CÁ BA SA
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC NÓI CHUNG
VÀ THỊ TRƯỜNG MỸ NÓI RIÊNG
Với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và
việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng tại các thị
trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng.
Điều này sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm
thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng
phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện
chống bán phá giá. Dưới đây là những khó khăn hiện tại và giải pháp được đề xuất
3.1. CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ TOÀN CẦU SẢN PHẨM CÁ TRA, CÁ BA SA
Khó khăn: Việc tiếp thị toàn cầu cho sản phẩm cá tra, cá ba sa với tư cách là một
nhãn hiệu quốc gia chưa được các nhà xuất khẩu Việt Nam chú trọng. Do đó, khi
xuất khẩu sang các nước khác, ta không thể bán giá cao cho một sản phẩm chưa có
thương hiệu, nhưng việc bán giá thấp dẫn đến nguy cơ bị kiện bán phá giá rất cao.
Biện pháp: Chúng ta cần có những chiến lược tiếp thị xuyên suốt với những
chương trình tiếp thị mạnh mẽ. Trong đó, những giá trị ưu việt của sản phẩm cá tra,
ba sa phải được nêu bật và cam kết chất lượng phải được khẳng định ngay trong việc
thiết lập thương hiệu. Ngoài ra, các nhà tiếp thị thủy sản của Việt Nam cũng cần
phải thực hiện nhiều khảo sát thị trường và phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô
để có những chiến lược tiếp thị hiệu quả với những phản ứng của các đối thủ cạnh
tranh.
3.2. ĐA DẠNG HÓA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Khó khăn: Hiện nay, chúng ta xuất khẩu sang khoảng 110 nước và vùng lãnh thổ
(năm 2009), tuy nhiên chỉ xuất khẩu chủ yếu sang EU, Mỹ, ASEAN… Do đó, khi bị
kiện bán phá giá ở Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của ta đã bị ảnh hưởng khá lớn. Đồng
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 16- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
thời, khi xuất khẩu số lượng lớn và liên tục tăng vào một nước, chúng ta sẽ dễ nhận
được những phản ứng không tốt của nước đó, tiêu biểu là kiện bán phá giá.
Biện pháp: Tăng cường tìm kiếm thị trường mới, ngày càng đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu, không phụ thuộc vào một thị trường cụ thể nào sẽ góp phần giúp
kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa tăng bền vững qua các năm.
3.3. NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
Khó khăn: Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị về mặt
pháp lý khi thâm nhập vào các thị trường, nhất là Mỹ - một thị trường rất phức tạp.
Ta không có sẵn trong tay một đội ngũ luật gia có kiến thức, kinh nghiệm về luật
pháp quốc tế đủ khả năng thụ lý những vụ kiện kiểu này. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp và các cơ quan chức năng của Việt Nam còn có những hạn chế về kinh
nghiệm trong các vụ kiện tụng, tranh chấp về thương mại cũng như những hạn chế
về hiểu biết luật pháp quốc tế đủ để ứng đối trong những vụ kiện quốc tế đó.
Biện pháp: Tích cực tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về luật pháp các nước đối tác,
cung cấp thông tin đầy đủ, từ đó giúp cho các doanh nghiệp am hiểu hơn về môi
trường kinh doanh quốc tế. Cần chuẩn bị một đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, kiến
thức tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho các vụ kiện.
3.4. TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
Khó khăn: Trước khi xảy ra vụ kiện, VASEP tỏ ra mờ nhạt trong hoạt động kinh
doanh chế biến cũng như xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp, vẫn còn có tình
trạng tranh mua tranh bán giữa các doanh nghiệp trong VASEP, dẫn đến các doanh
nghiệp cạnh tranh giá với nhau mà xuất khẩu với giá thấp.
Biện pháp: Tăng cường vai trò của các hiệp hội nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
Việt Nam phát triển xuất khẩu. Đồng thời yêu cầu việc tham gia hiệp hội ngành
nghề là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh hoặc
cho các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế,
dịch vụ công cộng… Yêu cầu các hiệp hội cải tổ lại cách thức hoạt động sao cho có
hiệu quả và hợp lý hơn, giúp các doanh nghiệp bảo vệ tối đa lợi ích của họ.
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 17- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa coi như đã kết thúc hoặc có thể chưa kết thúc
nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục kiện lên Toà án Liên bang của Mỹ. Nhưng
ngay từ bây giờ chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng rằng thị trường thế giới trong
đó lớn nhất là thị trường Mỹ không hề minh bạch và sòng phẳng như ta tưởng. Bước
vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần rất bình tĩnh, và cách tốt nhất là kiên trì,
không mệt mỏi phát huy tối đa nội lực của mình.
Từ vụ kiện trên có thể thấy, để hội nhập và phát triển, Việt Nam còn phải đối mặt
khốc liệt hơn với sức ép cạnh tranh thiếu công bằng của các nhà sản xuất, kinh
doanh thuỷ sản các nước nhập khẩu, trong đó có Mỹ. Nhận thức được điều này sẽ
giúp Việt Nam điều chỉnh chính sách hội nhập kinh tế của mình cho phù hợp.
Sự thành công của chiến lượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ.pdf