Mặc dù việc huy động tiết kiệm trong nước có nhiều cải thiện nhưng khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư ở Thái Lan vẫn tồn tại. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài ở những năm 80 là 20% và giảm xuống còn 10% vào những năm 90. Sau khi đồng baht được thả nổi từ năm 1997 trở đi, tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 40%. Tuy dòng vốn FDI vào không ngừng tăng lên nhưng dòng FDI thuần lại biến động qua các năm do biến động của nền kinh tế Thái Lan và các nhân tố bên ngoài (xem bảng)
1980-1989
Vào đầu những năm 80, dòng vốn FDI khá nhỏ và biến động sâu sắc do sự bất ổn của kinh tế trong nước và thế giới. Sau năm 1987, do sự tăng lên trong chi phí lao động và sự tăng giá đồng tiền ở Nhật và các nước công nghiệp mới ở châu Á, nhà đầu tư ở các nước này bắt đầu chuyển các cơ sở sản xuất sang Thái Lan và các nước đang phát triển khác làm cho dòng vốn FDI vào Thái Lan tăng mạnh. Suốt thời kỳ này, dòng vốn FDI từ Nhật vào Thái Lan tăng cao, từ 35% năm 1986 đến 48% năm 1988.
1990 – 1996
Dòng vốn FDI bắt đầu giảm vào đầu những năm 1990 do Nhật và các nước công nghiệp mới thay đổi cơ sở sản xuất và do tính không hiệu quả của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng ở Thái Lan. FDI từ Nhật chỉ đạt 8% do kinh tế bất ổn vào năm 1992 nhưng nhìn chung vẫn xấp xĩ 16% trong suốt thời kỳ.
65 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4317 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Điều này có nghĩa là FDI có khả năng phục hồi lại vào năm 2010 nhờ vào tăng trưởng kinh tế ở những nước chính yếu.
Dòng FDI chảy vào
FDI sụt giảm năm 2009 trên cả 3 nhóm đầu tư - các nước phát triển, đang phát triển và những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Sự sụt giảm này phản ánh tình trạng nền kinh tế vẫn còn yếu ở nhiều nơi trên thế giới cũng như khả năng tài chính giảm của nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs).
Những khu vực nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển có sự phục hồi tốt hơn những nước phát triển. Sau 6 năm tăng trưởng ổn định thì dòng FDI vào các nước đang phát triển sụt giảm khoảng 24% trong năm 2009.
Quá trình phục hồi FDI vào năm 2010 được kỳ vọng là sẽ mạnh mẽ hơn ở những nước đang phát triển so với những nước phát triển . Vì vậy, sự tăng lên trong dòng đầu tư nước ngoài vào những nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi cũng được kỳ vọng sẽ tiến triển nhanh hơn. Sự tăng lên rõ ràng này vào giai đoạn 2007-2009 (Hình) được cho là do sự chuyển hình và tăng trưởng của nền kinh tế cũng như quá trình mở cửa rộng rãi hơn đối với FDI và sản xuất trên thế giới. Do vậy, các nước đang phát triển và chuyển đổi này đã giải thích cho hơn phân nửa dòng chảy vào FDI toàn cầu.
Xếp hạng toàn cầu về những nước thu hút FDI lớn nhất cho thấy lại xuất hiện phần lớn ở những nước đang phát triển và chuyển đổi. Trung Quốc vẫn là điểm đến thu hút FDI thứ hai và Mỹ vẫn duy trì vị thế là nước thu hút FDI lớn nhất.
Các nước đang phát triển và chuyển đổi cũng thu hút được nhiều dự án đầu tư mới (Greenfield) hơn những nước phát triển trong năm 2008-2009. Mặc dù phần lớn M&A qua biên giới vẫn diễn ra ở những khu vực các nước phát triển thì một phần các giao dịch này đối với các nước đang phát triển cũng đang trên đà tăng.
Theo như Bài nghiên cứu về triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD cũng đã khẳng định rằng đầu tư vào các nước phát triển so với các nước đang phát triển đã giảm xuống trong nhiều năm trở lại đây và có thể tiếp tục trong tương lai.
Dòng FDI chảy ra
Dòng FDI chảy ra (đầu tư FDI) trong năm 2009 giảm 43% xuống mức $1.101 tỷ cũng giống như xu hướng của dòng chảy vào FDI. Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới đầu tư FDI của những nước phát triển và cũng bắt đầu tác động đến đầu tư FDI của những nước đang phát triển. Điều này phản ánh lợi nhuận sụt giảm, áp lực tài chính đối với các công ty.
Dòng đầu tư FDI tăng 20% trong quý I của năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009. Một nửa trong số các quốc gia (26/51) bao gồm cả những nước đầu tư lớn như Đức, Thụy Điển và Mỹ đã chứng tỏ đầu tư FDI tăng trong quý đầu của năm 2010, phản ảnh phần lớn sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và cải thiện lợi nhuận cho các công ty xuyên quốc gia-TNCs.
Trong khi sự sụt giảm trong đầu tư FDI từ những nước phát triển đã lan rộng trong năm 2009 (trừ những nước ngoại lệ như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển) thì khu vực này vẫn duy trì được vị thế là nguồn đầu tư FDI lớn nhất, với đầu tư FDI vượt hơn cả thu hút FDI. Đầu tư FDI từ Mỹ giảm mạnh, đầu tư FDI từ Anh cũng giảm 89% trong năm 2009. Ở khu vực eurozone, đầu tư FDI giảm xuống $325 tỷ- thấp hơn so với mức năm 2005.
Đầu tư FDI từ những nước đang phát triển đạt khoảng $229 tỷ trong năm 2009, giảm 23% so với năm trước, chấm dứt quá trình tăng liên tục trong 5 năm. Tuy nhiên, sự giảm sút này vẫn ít trầm trọng hơn so với các nước phát triển. Do vậy, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển ngày càng củng cố mạnh mẽ hơn vị thế của họ trên thế giới như là những nguồn đầu tư mới cho FDI trong năm 2009, tăng quy mô lên 35% so với 19% năm 2008. Tuy nhiên, đầu tư FDI ở những nước này vẫn ít hơn so với thu hút FDI.
Triển vọng FDI
FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Foreign Direct Investment) đã thực sự thay đổi. Cùng với sự thay đổi của xu hướng đầu tư, khu vực đầu tư thì những khái niệm mới như FDI “nội”, FDI hướng tới những nền kinh tế ít phát thải Carbon (FDI xanh), hay FDI không cần vốn đã xuất hiện và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
Nếu quá trình phục hồi dần nền kinh tế vĩ mô, cải thiện lợi nhuận của các công ty, giá cả thị trường chứng khoán và chính sách mở cửa hơn đối với FDI vẫn duy trì trong vài năm tới thì nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng vững chắc hơn. Theo UCNTAD thì dòng chảy FDI có thể tăng trong suốt thời gian 2010-2012.
Quy mô của đầu tư FDI vào sản xuất có thể tiếp tục giảm khi mà dịch vụ và những ngành chủ chốt lại hấp dẫn nhiều cơ hội FDI hơn.
Những nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển sẽ tiếp tục chiếm quy mô ngày càng tăng trong FDI toàn cầu. Khu vực châu Á được xem như là nơi thu hút FDI lớn nhất trong khi khu vực châu Âu và những nước như Pháp, Đức, Anh lại có sự khôi phục tương đối yếu hơn so với châu Á trong thu hút đầu tư FDI, Mỹ vẫn sẽ duy trì là nguồn đầu tư FDI chính, còn những nước mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga sẽ ngày càng tăng trong vai trò là những nước tại sở đầu tư FDI.
UNCTAD ước tính FDI sẽ phục hồi chậm lên khoảng $1.100-1.300 tỷ trong năm 2010, trước khi đạt được đà tăng trưởng mạnh lên $1.300-1.500 tỷ trong 2011. Chỉ đến 2012 thì đầu tư nước ngoài mới đạt được mức như năm 2008 với dòng FDI dự kiến là khoảng $1.200-2000 tỷ.
UNCTAD cũng đưa ra 3 kịch bản phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể như diễn biến của bản thân cuộc khủng hoảng tài chính, mức độ trầm trọng và kéo dài của cuộc suy thoái toàn cầu, và hiệu quả cũng như hiệu lực của các đối sách:
Kịch bản V (V scenario) – lạc quan: đến cuối năm 2009, dòng vốn FDI bắt đầu tăng nhanh trở lại. Các điều kiện cho kịch bản này: (a) sự suy thoái sớm kết thúc trong nửa cuối năm 2009; (b) niềm tin của các nhà đầu tư sớm hồi phục vì nhiều yếu tố, nhất là tính hiệu quả của các đối sách của chính phủ; (c) không có sự đình đốn do chủ nghĩa bảo hộ; (d) xuất hiện làn sóng mới trong hoạt động M&A xuyên biên giới do sự tái cấu trúc công nghiệp và khả năng tiền mặt của các công ty và tổ chức tín dụng. Kịch bản này xảy ra khi có sự kết hợp tất cả điều kiện thuận lợi nên khó xảy ra nếu tình hình vẫn như hiện nay.
Kịch bản U (U scenario) – cơ bản: dòng vốn FDI đến năm 2011 mới bắt đầu tăng lên.Các điều kiện chính: (a) tình hình suy thoái toàn cầu tồi tệ hơn trong kịch bản V, kéo dài ít nhất đến đầu năm 2010; (b) giá trị của hoạt động M&A xuyên quốc gia trên toàn cầu bị hạn chế.
Kịch bản L (L scenario) – bi quan: dòng vốn FDI sẽ không trở lại trước năm 2012. Điều kiện xảy ra: (a) suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài và tồi tệ hơn dự báo, trong đó chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng lan rộng trên toàn thế giới; (b) vì các yếu tố tiêu cực gia tăng nên các công ty rất thận trọng trong hoạt động đầu tư, nhất là những hoạt động đầu tư mở rộng ra bên ngoài.
Cuộc khủng hoảng hiện nay vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với chính sách FDI. Nó có thể tạo ra sự thay đổi để đạt đến một môi trường đầu tư và kinh doanh hoàn hảo hơn nhưng cũng có thể khơi dậy chủ nghĩa bảo hộ. Để giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng và các hậu quả kinh tế của nó đòi hỏi vai trò quan trọng của các nhà hoạch định chính sách phải duy trì một môi trường đầu tư và kinh doanh thuận tiện và kiềm chế khuynh hướng bảo hộ mậu dịch.
Nghiên cứu một số nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan) để rút ra bài học kinh nghiệm cho Viêt Nam
Trung Quốc: thị trường tiềm năng
Thực trạng FDI ở Trung Quốc qua các giai đoạn
Giai đoạn 1979 - 1985
Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa nên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn. Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD.
Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trung bình. Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.
Giai đoạn 1986 - 1991
Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh. Chiến lược thu hút FDI là dựa vào bên ngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy mục tiêu kinh tế loại hình hướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy xây dựng công nghiệp làm chủ, lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ bản sang nắm sản xuất, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế. Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyển đầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thời vẫn thực hiện công nghiệp hoá.
Các nhà đầu tư từ trên 60 nước và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản và các nước phát triển phương Tây đã đến Trung Quốc. Họ chủ yếu đầu tư vào các ngành năng lượng, thông tin, chế tạo máy, điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hoá chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, xây dựng và ngành bất động sản. Những dự án được chấp thuận ở các tỉnh và thành phố duyên hải chiếm 80% tổng số của cả nước. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có sự chuyển hướng từ các ngành kinh doanh dịch vụ sang các ngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành công nghiệp tập trung nhiều lao động, sản phẩm được tái xuất qua Hồng Kông phù hợp với chiến lược sử dụng vốn nước ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sản lượng công nghiệp tăng lên.
Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, khuyến khích có trọng điểm đầu tư nước ngoài vào các hạng mục theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng mục phải có quy mô tương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến. Đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển vững chắc hơn. Từ năm 1979 - 1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12.100 hạng mục vốn nước ngoài, kim ngạch ký kết theo hiệp định là 121,5 tỷ USD, vốn thực tế đạt 79,6 tỷ USD.
Nhìn chung, giai đoạn 1984 - 1991, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc phát triển ổn định, có sự tăng trưởng cao. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng, (riêng năm 1991 chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều.
Giai đoạn 1992 - 1993
Bước sang thập kỷ 90, Trung Quốc quyết định đẩy nhanh tốc độ kinh tế thị trường. Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rất tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng trưởng cao chưa từng thấy. Số lượng đầu tư của thương gia nước ngoài tăng theo cấp số nhân.
Năm 1992, tổng số hạng mục đầu tư của thương gia nước ngoài ký kết trên cả nướclà 48.764 hạng mục, tăng 3,75 lần so với 1991. Nó vượt quá cả tổng số hạng mục thời kỳ 1979 - 1991 là 42.027 hạng mục. Kim ngạch ký kết theo hiệp định là 58,12 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với 1991, vượt qua tổng kim ngạch ký kết thời kỳ 1979 - 1991, là 52,54 tỷ USD. Kim ngạch sử dụng thực tế là 11,01 tỷ, tăng 2,52 lần so với năm 1991.
Năm 1993, số dự án đầu tư của thương gia nước ngoài lên tới 83.437 hạng mục, tăng 71,1% so với năm 1992. Kim ngạch ký kết theo hiệp định là 111,44 tỷ USD, tăng 149,95% so với năm trước. Đồng thời nó cũng nhiều hơn tổng kim ngạch ký kết 14 năm trước đó (1987 - 1992) là 110,46 tỷ USD. Mức sử dụng thực tế đạt 27,52 tỷ USD, tăng 2,49 lần so với năm 1992 và tương đương 80% tổng kim ngạch 14 năm trước đó.
Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực. Tốc độ tăng trưởng của các nước phương Tây tăng nhanh. Trong đó các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà tư bản từ 3 cường quốc Mỹ - Nhật - EU ngày càng tăng cường số lượng đầu tư vào Trung Quốc. TNCs và các nhà tư bản lớn phương Tây đầu tư vào Trung Quốc mang theo một số loại hình đầu tư mới, quy mô đầu tư lớn, khởi điểm kỹ thuật cao, sản phẩm cao cấp hoá. Các dự án mang tính sản xuất trong kết cấu ngành nghề giảm xuống. Các dự án mang tính phi sản xuất phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt là ngành bất động sản tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong số các dự án và tỷ lệ trong số vốn của hiệp định từ 9,3% và 31% năm 1992 lên đến 13,57% và 39,28% năm 1993.
Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình trạng rối loạn về bất động sản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế kỹ thuật. Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng. Năm 1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4%. Tốc độ tăng trưởng này đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu mất cân bằng ảnh hưởng đến lạm phát.
Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng kim ngạch sử dụng thực tế trong kim ngạch hiệp định mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấp hơn so với trước đó. Tình trạng này xẩy ra một phần do ở nhiều địa phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà tiền vốn đồng bộ trong nước kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiên liệu, cung ứng không đủ.
Nhìn chung, FDI những năm 1992 - 1993 tăng trưởng với tốc độ cao ở Trung Quốc. Đặc trưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cải thiện kết cấu đầu tư, kết cấu ngành nghề có sự chuyển biến cao cấp hoá.
Giai đoạn 1994- 1999
Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992 - 1993, từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút FDI :
+ Đưa tiền vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang các ngành nghề cơ sở, ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật.
+ Từ tiếp nhận những hạng mục nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạng mục lớn và vừa.
+ Từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thông quốc tế.
+ Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo những doanh nghiệp cũ.
+ Từ việc đưa đầu tư vào đối tượng bị động chuyển sang đưa vào đối tượng chủ động, có lựa chọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư.
Chính sách điều chỉnh đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong 2 năm 1992 - 1993. Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt từ số lượng sang chất lượng. Từ năm 1994, mặc dù kim ngạch hiệp định có xu hướng giảm đi nhưng kim ngạch sử dụng thực tế tăng lên. Tính chung cả nước trong năm 1994, số hạng mục đầu tư được Trung Quốc phê chuẩn là 47.490, giảm 43,09% so với năm 1993. Số kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định là 81,41 tỷ USD, giảm 26,95%. Song số kim ngạch sử dụng thực tế là 33,75 tỷ USD, tăng 22,78%, chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định. Vốn FDI thực tế vào Trung Quốc trong hai năm tiếp theo 1995, 1996 cũng vẫn tăng đều đặn với mức 10%/ năm.
Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 mà luồng vốn FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998, 1999. Kim ngạch thực tế trong hai năm này lần lượt chỉ đạt 43,7 tỷ USD và 40,3 tỷ USD, giảm 1% và 7% so với những năm trước đó. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm giảm thực lực kinh tế của các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, vốn là những đối tác đầu tư chủ yếu của Trung. Các nước này phải giải quyết những khó khăn nội tại nên giảm đầu tư ra nước ngoài nói chung và vào Trung Quốc nói riêng.
Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư như: duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, lựa chọn những hạng mục đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của các hạng mục.
Nhờ vậy FDI vào Trung Quốc bắt đầu phục hồi trở lại và được kì vọng sẽ tăng ở mức cao trong những năm sắp tới.
Giai đoạn từ 2000 dến 2005:
Trong kế hoạch năm năm lần thứ 10 (giai đoạn 2000 - 2005), do tác động của việc gia nhập WTO nên nền kinh tế của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2000-2005 tăng 34% so với kế hoạch năm năm lần thứ 9 (giai đoạn 1996-2000), Trung Quốc đã trở thành một trong những điểm đến triển vọng nhất cho các nguồn vốn nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia. Các hình thức đầu tư nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu ở thị trường nước ngoài cũng đạt được những bước tiến đáng kể.
Tính đến cuối năm 2005, có tổng cộng 122 doanh nghiệp của Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài, tích lũy tài chính lên tới 55.544 tỷ đô la Mỹ. Tổng cộng có 34 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện QFII (Qualified Foreign Institutional Investor).
Trong giai đoạn 2000-2005 Trung Quốc đã thành công trong việc nắm bắt các cơ hội dịch chuyển và cơ cấu lại sản xuất toàn cầu, thu hút một nguồn vốn lớn FDI vào sản xuất, khiến cho Trung Quốc bước đầu trở thành một trong những nơi sản xuất trọng yếu nhất trên thế giới. Công nghệ và các ngành công nghiệp trọng điểm thu hút vốn đầu tư hơn nữa, có rất nhiều các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện trong giai đoạn này
Tính đến cuối năm 2005 đã có tổng cộng 238 chi nhánh của 71 Ngân hàng nước ngoài từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thiết lập tại Trung Quốc. Tổng cộng có 4 công ty liên doanh chứng khoán và 20 công ty liên doanh quản lý quỹ được phép thành lập. Ngành bảo hiểm cũng theo đúng những cam kết của WTO đã mở cửa đối với tất cả các lĩnh vực bảo hiểm .
Giai đoạn 2000-2005 toàn quốc thực tế đã sử dụng những khoản vay ưu đãi từ nước ngoài lên tới khoảng 20,7 tỷ đô la Mỹ, hỗ trợ cho hơn 150 dự án công trình quốc gia .
Từ năm 2002 đến năm 2005, mỗi năm, Trung Quốc có thể thu hút được khoảng 6,49% tổng vốn FDI toàn cầu.
Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đã bước vào một giai đoạn phát triển cải cách mở cửa mới, mở cửa đa chiều đa cấp và về nhiều lĩnh vực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Trung Quốc đã lần nữa khẳng định sự quyết tâm duy trì sự ổn định của đất nước cũng như đảm bảo sự cải cách và mở cửa tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn từ 2005 đến 2009:
Trung Quốc là nước được coi là địa điểm thu hút đầu tư FDI hấp dẫn nhất, tiếp theo sau là Mỹ, Ấn Độ, Nga và Braxin trong giai đoạn 2005 – 2006.
Trong năm 2006, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đạt 63 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Luồng vốn FDI đổ vào Trung Quốc, vốn là quốc gia tiếp nhận FDI nhiều nhất trong các nước đang phát triển, đã giảm nhẹ từ 69 tỷ USD năm 2006 xuống 67 tỷ USD năm 2007, song FDI vào Đặc khu hành chính Hồng Công lại tăng từ 43 tỷ USD lên 54 tỷ USD.
Với mức giảm 33% vào tháng 1 năm 2009 là tháng thứ tư liên tiếp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đi xuống, chủ yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Số liệu Bộ Thương mại Trung Quốc công bố tổng vốn FDI tháng 1năm 2009 đạt 75,4 tỷ USD, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dòng vốn ngoại vào Trung Quốc yếu dần kể từ tháng 10 năm 2008, khi nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh trên toàn thế giới.
Tháng 11 năm 2009, vốn FDI chảy vào Trung Quốc tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong 16 tháng qua, tiếp tục duy trì đà gia tăng kể từ tháng 8. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này ngày càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.
Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ số FDI tháng 11 tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,02 tỷ USD. Trong tháng 10, con số này là 5,7%.
Theo giới chuyên gia, có được điều đó là nhờ giới đầu tư quốc tế tin tưởng vào khả năng hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.
Chỉ số FDI tăng 7% trong tháng 8 - tháng đầu tiên chỉ số FDI của Trung Quốc tăng lên kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ hồi tháng 10/2008. Trước thời điểm này, chỉ số FDI tháng 9/2008 của Trung Quốc đã đạt tới con số 19%.
Chỉ số tăng trưởng FDI bốn tháng liên tiếp vừa qua đã giúp cho tình hình đầu tư nước ngoài của Trung Quốc thoát khỏi tình trạng suy giảm hai con số của suốt 11 tháng trước đó.
Theo ước tính của Bộ thương mại Trung Quốc, chỉ số FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng vững vàng trong vài tháng với mức tăng duy trì trong khoảng từ 7 tỷ tới 8 tỷ USD.
Cũng theo thông tin mà Bộ thương mại Trung Quốc đưa ra, vốn FDI từ các nước phát triển như Mỹ và các nước thuộc khu vực châu Âu đầu tư vào Trung Quốc trong tháng 11 năm 2009 tuy giảm đi nhưng nguồn vốn FDI từ các quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN lại tăng lên.
Trong năm 2009, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI và hiện vẫn đang tiếp tục nỗ lực để vực dậy nguồn đầu tư nước ngoài bằng cách mở ra thêm nhiều cơ hội trong các ngành dịch vụ, tiết kiệm năng lượng, công nghệ cao cũng như khuyến khích các công ty nước ngoài niêm yết cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc.
Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 9,3% trong năm 2010, theo dự báo trong điều tra của Bloomberg.
Khả năng hồi phục nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là thị trường tiêu dùng ngày càng tăng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Tình hình dòng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2010:
Số liệu được công ngày cho thấyFDI vào Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2010 đạt 14,02 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó càng thêm phần minh chứng cho khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia này sau khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhiều công ty nước ngoài cắt giảm bớt nhu cầu đầu tư vào những nền kinh tế mới nổi, trong đó có cả Trung Quốc. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào thị trường này đã dần phục hồi trở lại từ hồi tháng 08/2009. Mặc dù nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại rằng môi trường đầu tư tại Trung Quốc ngày càng trở nên kém đi, Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài đến với quốc gia này. Tuy nhiên, FDI trong tháng 2/2010 lại giảm đi so với tháng 1 và đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009 tới nay. Nguyên nhân của việc này, theo đánh giá của giới quan sát là do kỳ nghỉ Tết âm lịch năm nay rơi vào tháng 2 thay vì tháng 1 như năm 2009. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong tháng 1 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tháng 5/2010 tăng trưởng tháng thứ 10 liên tiếp. Bloomberg nhận định, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt bất chấp khủng hoảng nợ châu Âu. FDI tháng 5/2010 tăng 27,48% lên mức 8,13 tỷ USD, nâng tổng vốn FDI của cả 5 tháng đầu năm 2010 lên 38,9 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thời gian này, Trung Quốc đã cho phép thành lập hơn 9.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng tháng 5, đã có hơn 2.100 doanh nghiệp loại này được cấp phép, tăng 29,29% so với cùng kỳ.Bộ thương mại Trung Quốc cho biết, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 7 vừa qua tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã ghi nhận mức tăng 29,2%, đạt 6,92 tỷ đô la Mỹ.
Lượng vốn FDI trong tháng 7 vừa qua tại Trung Quốc đã gia tăng, làm gia tăng niềm tin của các doanh nghiệp sau khi nền kinh tế đã vượt qua Nhật Bản trong quý 2 năm nay.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, Trung Quốc có thể sẽ đóng góp đến 1/3 trong tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hôm 11 tháng 8 vừa qua đã nâng mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc lên 10,5% trong năm nay, gấp 3 lần mức tăng trưởng dự báo đối với Mỹ.
Theo một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hồi vào tháng 6/2010, Trung Quốc là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 trên thế giới trong năm ngoái, đạt 98 tỷ đô la Mỹ, so với mức 130 tỷ đô la Mỹ lượng vốn FDI của Mỹ.
Trung Quốc Chuyển Mạnh Đầu Tư Ra Nước Ngoài
Từ một nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài. Hiện hàng ngàn công ty Trung Quốc đang có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển như Nam Mỹ, châu Phi.
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.
Có thể nói việc tăng giá đồng NDT được thực hiện trên cơ sở lợi ích kinh tế của Trung Quốc, vì hiện nay Trung Quốc đang mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp “bước ra ngoài” của Chính phủ Trung Quốc đã có hơn 40% doanh nghiệp được hỏi mong muốn tăng đầu tư ra nước ngoài trong 2 năm tới, song họ còn có thái độ thận trọng đối với việc đầu tư ra nước ngoài do lo ngại phải đối mặt với rủi ro của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Có 59% doanh nghiệp có ý định dành trên 20% mức đầu tư trong thời gian tới vào khu vực Đông Á và Đông nam Á; các khu vực như Tây Âu, Bắc Mỹ, Phi Châu, Trung Đông cũng thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp có ý định dành trên 20% mức đầu tư vào Châu Đại Dương.
Đáp ứng nhu cầu khổng lồ về năng lượng cho nền kinh tế trong nước là lý do và động cơ chính thúc đẩy các công ty Trung Quốc đến với châu Phi. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện các nước châu Phi đáp ứng được 25% nhu cầu dầu của nước này.
Ngoài lĩnh vực dầu khí, hơn 670 công ty Trung Quốc hiện đang đầu tư tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam.doc