Đề tài Tìm hiểu việc tham gia bán hàng đa cấp của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

I.PHẦN MỞ ĐẦU 2

 

1.Lý do chọn đề tài 2

2.Mục đích 2

3.Nhiệm vụ 2

4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 3

6.Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

7.Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài.

 

II.NỘI DUNG

 

A.TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH THEO MẠNG

1. Định nghĩa về kinh doanh theo mạng 5

2. Lịch sử hình thành và phát triển 6

3.Các mô hình của kinh doanh đa cấp 8

4.Đặc điểm khác biệt của hình thức phân phối KDTM so với hình thức phân phối truyền thống 11

5.Những ưu điểm của hình thức KDTM 11

6.Phân biệt mô hình KDTM với mô hình tháp ảo 12

 

B. MLM TẠI VIỆT NAM- TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP TRONG SINH VIÊN VÀ GIẢI PHÁP

1.Quá trình du nhập của hình thức KDTM vào Việt Nam .

2.Luật pháp của nước Việt Nam về bán hàng đa cấp .

4.Thực trạng .

5.Đề xuất những giải pháp

 

III.KẾT LUẬN

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu việc tham gia bán hàng đa cấp của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắp mọ nơi trên thế giới một cách nhanh chóng (vì phát triển theo cấp số nhân).Nhiều công ty KDTM vẫn có khả năng có được tốc độ tăng trưởng cao trong khủng hoảng kinh tế. 5.4 Đối với thành viên tham gia mạng lưới KDTM Các thành viên có thể coi đây là một công việc bán thời gian, ngoài giờ làm việc hành chính bên ngoài nên có thể dành thời gian rảnh để làm việc.Nếu các thành viên thật sự nỗ lực và có cách làm việc hiệu quả thì hoàn toàn có thể có được nguồn thu nhập làm thêm nhưng không hề nhỏ chút nào. Được quyền lựa chọn đối tác, lựa chọn đồng nghiệp. Hoàn toàn tự do, tự chủ trong công việc về thời gian, địa điểm, khối lượng công việc. Thành công không phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và công việc trước đó. Có cơ hội phát triển cá nhân, vận dụng khả năng sáng tạo và không cần nhiều vốn ban đầu, không phải mạo hiểm về tài chính hay bị ảnh hưởng từ các nhân tố bên ngoài. 6.Phân biệt KDTM với mô hình tháp ảo Điểm giống nhau: Cả hai đều sử dụng sức mạnh cảu cấp số nhân: mạng lưới càng về sau càng rộng ra.Cả hai đều có dòng tiền từ dưới lên và dòng giá trị khác từ trên xuống. Điểm khác nhau Kinh doanh theo mạng Mô hình tháp ảo Dòng giá trị đi xuống là sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, mang lại giá trị đích thực tương xứng với đồng tiền bỏ ra Dòng giá trị đi xuống chỉ có giá trị tạm thời trong mạng lưới vì được luân chuyển tử trên xuống dưới hoặc sản phẩm không có giá trị gì. Đóng lệ phí nhỏ nhưng được công ty trang bị cho tài liệu, dụng cụ làm việc, sản phẩm mẫu… Ngay từ khi gia nhập phải mua một số lượng hàng hóa mà chưa biết có khả năng bán lại được hay không.Hoặc phải đóng lệ phí gia nhập quá cao so với những gì nhận được khi đăng kí. Hàng hóa mua lúc đầu nếu đem bán ra thị trường mà bán được với mức giá thấp hơn giá mua sỉ ở công ty Phải bỏ tiền ra để mua một sản phẩm được quảng cáo với giá trên trời, nhưng giá trị thật của sản phẩm lại thấp và không được bảo đảm và hàng hóa không thể đem bán ra thị trường Người tham gia mạng lưới chỉ đơn thuần với mục đích sử dụng sản phẩm Người tham gia mạng lưới không với mục đích sử dụng thật sự mà chỉ với mục đích hưởng hoa hồng Công ty mua lại sản phẩm khi nhà phân phối không bán được hàng Công ty không mua lại sản phẩm khi nhà phân phối không bán được hàng Hàng hóa được bán đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng lúc người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua sản phẩm Hàng hóa chỉ quanh quẩn trong nội bộ các nhà phân phối mà không lưu thông đến tay người tiêu dùng thật sự.Người ở tầng trên được nhận hoa hồng nhờ việc người ở tầng dưới giữ hàng. Đảm bảo tính dân chủ : người vào sau vẫn có khả năng nhận được mức hoa hồng cao hơn người vào trước khi họ nỗ lực làm việc, mở rộng mạng lưới. Không đảm bảo tính dân chủ trong doanh nghiệp: người vào trước mời gọi người khác tham gia, khi mạng lưới phát triển ra thì họ không cần làm gì cả nhưng hàng tháng vẫn được nhận hoa hồng Trong công ty được huấn luyện, nói về luân lý, đạo đức kinh doanh, nhân cách, ý chí Đưa ra những lời hứa hẹn làm giàu nhanh chóng và dễ dàng. B. MLM TẠI VIỆT NAM- TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP TRONG SINH VIÊN VÀ GIẢI PHÁP. 1. Quá trình du nhập của hình thức KDTM vào Việt Nam Từ những năm 1998-1999, KDTM bắt đầu du nhập vào Việt Nam và đạt được doanh thu cao trong hai, ba năm đầu với tốc độ tăng trưởng 20-30%.Đầu tiên Bán hàng đa cấp xuất hiện ở TP.Hồ Chí Minh năm 1998, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên doanh với Công ty Incomex.KDTM phát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận quảng cáo của các báo đài,truyền hình có thể bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối KDTM. Đến cuối năm 2004, tại Việt Nam có khoảng 20 công ty KDTM phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. 1/7/2005 ,luật cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về KDTM 24/8/2005 nghị định 110/2005/NĐ-CP về kinh doanh đa cấp của thủ tướng chính phủ được ban hành đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính 8/11/2005 , Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa câp Năm 2009,hiệp hội bán hàng đa câp của Việt Nam được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi ( giám đốc công ty TNHH Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014. Ngày 31/3/2010 , Hiệp hội bán hàng đa cấp tại Việt Nam, MLMA chính thức ra mắt tại Hà Nội Luật pháp của nước Việt Nam về bán hàng đa cấp Dưới đây chỉ là một vài phần điển hình mà nhóm nêu ra từ trong Luật cạnh tranh và nghị định 110/2005/NĐ-CP của chính phủ Theo khoản 11 Điều 13 luật cạnh tranh thì bán hàng đa cấp là một hình thức tiếp thị bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp,nhiều nhánh khác nhau. Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc người tham gia. Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới cảu mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Theo điều 48 chương 3 luật cạnh tranh về bán hàng đa cấp bất chính có quy định cấm các doanh nghiệp có những hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp Cung cấp thông tin gian dối về việc lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia. Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu để được quyền tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kì khoản phí nào dưới hình thức khóa học, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền thamgia vào mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu… Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp Cản trở người tham gia trả lại hàng hóa phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Điều kiện cấp giấy đăng kí tổ chức bán hàng đa cấp: Khi doanh nghiệp hội đủ những điều kiện sau đây Đã thực hiện kí quỹ theo quy định Kinh doanh hàng hóa phù hợp với nghành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Có chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật. Có chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng. Hàng hóa được kinh doanh trong bán hàng đa cấp Tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp ngoại trừ những trường hợp sau đây: Thứ nhất:hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông,Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh,hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật. Thứ hai:hàng hóa lá thuốc phòng chữa bệnh cho con người,các loại vắcxin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế: các loại thuốc thú y ( bao gồm cả thuốc thú y thủy sản) ; thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại theo quy định của pháp luật. Hàng hóa được kinh doanh đa cấp phải đáp ứng các điều kiện Đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về ngồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa. Có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Tiềm năng phát triển của ngành KDTM ở Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệu người (Tính đến ngày ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam: 85.789.573 người), là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Cơ cấu Dân số vàng ở nước ta bắt đầu đầu xuất hiện từ năm 2010 và kết thúc vào năm 2040, kéo dài trong khoảng 30 năm. Rõ ràng Việt Nam đang có thế mạnh lớn về nguồn lực lao động. Trong gần 86 triệu người ở Việt Nam thì nông dân chiếm gần khoảng 73% dân số cả nước. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội chiếm tỉ lệ cao nhất Về nguồn nhân lực công nhân thì hiện nay số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số cả nước. Tỷ lệ công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội  ngũ công nhân nói chung. Số công nhân có trình độ văn hóa, tay nghề, kĩ thuật rất ít. Theo thống kê công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm khoảng 3,3% đội ngũ công nhân nói chung. Chính vì trình độ văn hoá tay nghề thấp nên đa số công nhân không đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thiếu người nhưng lại thiếu những công nhân có tay nghề để đảm bảo những khâu kĩ thuật quan trọng trong dây chuyền sản xuất.Vậy nên có một lượng lao động nhàn rỗi trong xã hội và có thể tham gia bán hàng đa cấp, vì nghành kinh doanh này không đòi hỏi trình độ cao. Việt Nam những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú. Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng trí thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Hàng năm lượng sinh viên ra trường lớn nhưng số sinh viên có việc làm lại ít. Theo thống kê có đến 63% sinh viên ra trường không có việc làm, số có việc làm thì cũng có người làm việc không đúng ngành được học.Đây cũng là một thị trường lao động đầy tiềm năng để giúp phát triển ngành KDTM. Thực trạng 4.1 Tổng quan về việc tham gia bán hàng đa cấp trong sinh viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh qua khảo sát của nhóm Trong tổng số 130 phiếu khảo sát thì có 30 bạn tham gia bán hàng đa cấp và làm chủ yếu cho công ty Hưng Thời Đại, Lô Hội, Avon, Oriflame.Trong đó có khảo sát về các yếu tố liên quan tới việc tham gia vào các công ty này.Nhìn chung thì các yếu tố đều được đánh giá cao và thu được những kết quả cụ thể như sau: Thứ nhất: 21/30 bạn hài lòng với phong cách làm việc ở các công ty mình đang tham gia chiếm tỉ lệ 70% Bảng 1.1 PHONG CÁCH LÀM VIỆC Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid it hai long 3 10.0 10.0 10.0 binh thuong 6 20.0 20.0 30.0 hai long 13 43.3 43.3 73.3 rat hai long 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 Thứ hai Khi đánh giá về chất lượng sản phẩm của công ty mà các bạn đang tham gia, có 22/30 bạn đánh giá ở mức hài lòng trên mức hài lòng. Bảng 1.2 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG TY Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binh thuong 8 26.7 26.7 26.7 Hai long 13 43.3 43.3 70.0 Rat hai long 9 30.0 30.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 Thứ 3 Có 24/30 đánh giá ở mức độ hài lòng và trên hài lòng đối với những khóa học kỹ năng mà các công ty KDTM cung cấp khi các bạn tham gia làm việc cho công ty. Bảng 1.3 KHÓA HỌC KĨ NĂNG Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binh thuong 6 20.0 20.0 20.0 Hai long 16 53.3 53.3 73.3 Rat hai long 8 26.7 26.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 Thứ 4 21/30 bạn đánh giá về hình thức trả hoa hồng của các công ty KDTM ở mức độ hài lòng và trên hài lòng. Bảng 1.4 HÌNH THỨC HOA HỒNG Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong hai long 1 3.3 3.3 3.3 it hai long 2 6.7 6.7 10.0 Binh thuong 6 20.0 20.0 30.0 hai long 9 30.0 30.0 60.0 Rat hai long 12 40.0 40.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 Thứ 5 Có 16/30 bạn đánh giá về các hình thưc ưu đãi của công ty ở mức rất hài lòng và trên hài hòng. Bảng 1.5 ƯU ĐÃI CÔNG TY Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid It hai long 3 10.0 10.0 10.0 binh thuong 11 36.7 36.7 46.7 Hai long 4 13.3 13.3 60.0 Rat hai long 12 40.0 40.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 Thứ 6 Về kết quả học tập khi tham gia vào bán hàng đa cấp.23/30 bạn có kết quả học tập ở mức trung bình tới khá.Số lượng đạt kết quả giỏi rất thấp 6/30 bạn. Bảng 1.6 ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC KÌ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 6,0 1 3.3 3.3 3.3 6,0 den duoi 7,0 17 56.7 56.7 60.0 Tu 7,0 den duoi 8,0 6 20.0 20.0 80.0 Từ 8,0 trở lên 6 20.0 20.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 Từ kết quả trên có thể thấy sinh viên tham gia bán hàng đa cấp vẫn có thể học tập bình thường, tuy nhiên kết quả học tập không được cao (chiếm 60%). Qua phỏng vấn một số sinh viên có kết quả học tập cao (mà đang tham gia bán hàng đa cấp) thì các bạn đều giành thời gian không quá nhiều cho bán hàng đa cấp, chỉ khoảng 3 buổi/Tuần và làm việc trong thời gian rảnh rỗi là nhiều, khoản thu nhập không lớn nhưng trang trải được một phần nào đó chi phí cho bản thân. Mối tương quan về việc không tham gia bán hàng đa cấp và việc tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh này. Thứ nhất Qua khảo sát thì nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định không tham gia là do ảnh hưởng của dư luận(48%),tiếp theo là không phù hợp(38%), tiếp theo là do tập trung vào việc học (25%) Bảng 1.7 Mối tương quan về việc không tham gia bán hàng đa cấp và việc tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh này. Nguyen nhan khong tham gia ban hang da cap anh huong cua du luan khong co dieu kien tham gia khong thich hop tap trung vao viec hoc Count Row N % Count Row N % Count Row N % Count Row N % nganh Tai chinh- tien te- tin dung 7 38.9% 1 5.6% 5 27.8% 5 27.8% quan tri kinh doanh – maketing 7 36.8% 1 5.3% 8 42.1% 3 15.8% Khoa hoc xa hoi 8 50.0% 3 18.8% 4 25.0% 1 6.2% Nhan van 9 45.0% 1 5.0% 6 30.0% 4 20.0% khoa hoc tu nhien 5 33.3% 1 6.7% 5 33.3% 4 26.7% Luat 1 12.5% 0 .0% 2 25.0% 5 62.5% Khac 11 42.3% 4 15.4% 8 30.8% 3 11.5% Total 48 39.3% 11 9.0% 38 31.1% 25 20.5% Nhận xét: Đa số sinh viên không tham gia bán hàng đa cấp vì dư luận và cảm thấy không thích hợp ( chiếm tỉ lệ 69,4%). Qua tìm hiểu thì nhóm có rút ra ý sau : Các sinh viên Luật thường thì biết rõ về hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp thông qua Luật Cạnh Tranh và cảm thấy không an toàn nên rất ít tham gia, tập trung vào việc học là chủ yếu (62,5%) Thứ 2 Bảng 1.8 VIỆC TÌM HIỂU BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA CÁC KHỐI NGÀNH tim hieu ve ban hang da cap co biet va da tim hieu chi biet va khong tim hieu Total Count Row N % Count Row N % Count Row N % truong Khoi Kinh te 22 42.3% 30 57.7% 52 100.0% Khoi Xa hoi nhan van 9 25.7% 26 74.3% 35 100.0% Khoi Phap ly 3 60.0% 2 40.0% 5 100.0% Khoi Khoa hoc tu nhien 9 42.9% 12 57.1% 21 100.0% Khoi nganh khac 7 41.2% 10 58.8% 17 100.0% Dựa vào Bảng 1.8 ta có thể thấy khối XH-NV chiếm tỉ lê cao nhất về chỉ biết mà không tìm hiểu bán hàng đa cấp ( Chiếm 74,3%) Còn lại tỉ lệ giữa tìm hiểu và không tìm hiểu đang sàn sàn ngang nhau, không chênh lệch cao.Chứng tỏ hiểu biết của sinh viên ĐHQG TP.HCM về bán hàng đa cấp cũng chưa nhiều. Thứ 3 Bảng 1.9 MỨC ĐỘ BIẾT VÀ TÌM HIỂU Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong hieu lam 33 25.4 25.4 25.4 binh thuong 62 47.7 47.7 73.1 hieu ro 27 20.8 20.8 93.8 Hieu rat ro va can ke 8 6.2 6.2 100.0 Total 130 100.0 100.0 Với mẫu 130 sinh viên, thì mức độ tìm hiểu đã thống kê được còn thấp (Chiếm 73,1%) Điều này hợp lí với bảng số liệu 1.8 Thứ 4 Bảng 1.10 NGUỒN TÌM HIỂU VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Internet- tap chi- thoi su 44 33.8 33.8 33.8 nguoi than, ban be 63 48.5 48.5 82.3 thanh vien cong ty ban hang da cap 16 12.3 12.3 94.6 Khac 7 5.4 5.4 100.0 Total 130 100.0 100.0 Nhận xét: Các thông số ở bản trên cho thấy những kì thị của xã hội đối với loại hình này còn rất cao,chiếm tới 86 %(ảnh hưởng dư luận và không phù hợp).Nguyên nhân là do ảnh hưởng của những bê bối của các công ty bán hàng đa cấp trong thời kì đầu xâm nhập vào Việt Nam,chưa có hành lang pháp lí kĩ lưỡng nên xã hội,đặc biệt là các bạn sinh viên luôn có cái nhìn khắt khe đối mới hình thức này dù mức độ hiểu biết của các bạn còn rất thấp về loại hình này(73,1 % là không hiểu lắm và hiểu bình thường).Chứng tỏ các bạn chưa có sự tham gia,tìm tòi loại hình này mà chủ yếu qua người thân,bạn bè và các thành viên bán hàng đa cấp là các kiến thức phiến diện,chủ quan,mang bản chất cá nhân rất lớn,vì thế kì thị của xã hội với loại hình này luôn là rất cao. Vì thế,để thay đổi quan niệm của xã hội về loại hình này thì việc khuyến khích tìm tòi cũng như tìm hiểu tài liệu chính xác của các bạn sinh viên là rất quan trọng ! Ngoài những số liệu trên, nhóm thực hiện phỏng vấn sâu nhiều bạn sinh viên.Qua tìm hiểu 30 bạn sinh viên cho thấy, mức hoa hồng của các bạn phụ thuộc rất nhiều vào độ tích cực của các bạn trong công việc và nhóm của mình. Đối với những bạn sinh viên tham gia dưới 3 đến 4 buổi /1 tuần thì mức hoa hồng cũng chỉ khoảng dưới 1 triệu. Đối với những sinh viên tham gia và duy trì lâu dài mật độ công việc 3-5 h/1 ngày thì mức hoa hồng được trả cao hơn. Khi tham gia bán hàng đa cấp, các bạn sinh viên cũng đánh đổi rất nhiều. Quan hệ bạn bè bị thu hẹp thay vào đó là quan hệ nhóm bán hàng được tăng lên, gắn bó hơn 4.2 Đặc trưng cơ bản về cách thức hoạt động, tổ chức và quản lý của MLM tại Việt Nam. Đặc trưng cơ bản của các công ty bán hàng đa cấp ở Việt Nam là hệ thống phân phối theo cấp bậc Hầu hết,các công ty tiêu thụ sẽ thiết lập một mạng lưới thành viên tham gia và các thành viên hoạt động dựa trên phần thù lao (hoa hồng) mà công ty trả cho họ nếu giới thiệu thêm được thành viên mới, hoặc bán được hàng. Chẳng hạn, nếu một người nào đó là thành viên (tầng 1) của công ty, và bán được sản phẩm thì sẽ được hưởng thù lao trực tiếp, còn nếu không bán được hàng thì có thể giới thiệu thêm người thứ 2 tham gia vào mạng lưới (tầng 2) và hưởng thù lao gián tiếp. Và cứ thế, nếu giới thiệu được càng nhiều người tham gia thì mức thù lao tích lũy càng lớn. Các công ty bán hàng đa cấp Việt Nam không có các hệ thống nhà máy sản xuất mà chủ yếu là tiến hành nhập khẩu sản phẩm đặc biệt từ nước ngoài,do đó,yếu tố về giá là không khách quan,là một yếu tố ảnh hưởng tới định kiến xã hội. Hình thức bán hàng của các công ty MLM chủ yếu dựa trên sự lan truyền của các thành viên đăng kí của công ty chứ không thông qua đại lý như kiểu bán hàng truyền thống(hầu hết sản phẩm tiêu dùng tập trung ở các thành phố lớn. Kênh bán lẻ được hình thành thông qua một mạng lưới vô cùng phức tạp, chủ yếu là các cửa hàng bán đồ trong khu vực dân cư, các gian hàng trong chợ, và các cửa hàng ven đường, mặc dù kênh phân phối truyền thống này đang thay đổi nhanh theo chiều hướng chuyển thành các cửa hàng đại lý chiết khấu quy mô ). Mô hình MLM của Việt Nam không có sự khác biệt so với bản gốc của nó,mà chỉ khác biệt về hệ thống tiền hoa hồng và cấp bậc khác nhau do từng công ty tự đưa ra. Các công ty này hầu như là công ty trách nhiệm hữu hạn,hệ thống quản lý không rõ ràng nên sẽ xảy ra nguy hiểm cho các thành viên khi công ty phá sản,hay bị truy tố . Về sản phẩm Công ty Sản phẩm TNHH-SX Hưng Thời Đại Máy móc, trang sức, phụ trang, dụng cụ.Xuất xứ Trung Quốc TNHH Lô Hội Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Hàng tiêu dùng,. Xuất xứ Hoa Kỳ. TNHH mỹ phẩm Avon Mỹ phẩm. Xuất xứ Philipin TNHH mỹ phẩm Oriflame Mỹ phẩm.Xuất xứ Thụy Điển 4.3 Những đóng góp của MLM đối với nền kinh tế Việt Nam Kết quả hoạt động kinh doanh của 19 doanh nghiệp được Sở Công Thương Hà Nội cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tính đến hết tháng 12 năm 2008 như sau: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp và chi nhánh đạt trên 370 tỷ đồng. Tổng số thành viên tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trên địa bàn là 56.776 người. Tổng mức thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước đạt trên 58,8 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2009, với sự hoạt động của 32 công ty bán hàng đa cấp hiện thu hút gần 700.000 nhà phân phối, mang lại doanh thu hàng năm hơn 2.100 tỷ đồng (tăng 150% so với năm 2008), đóng góp gần 660 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước và trên 5 tỉ đồng cho các hoạt động xã hội, từ thiện. “Các sản phẩm được đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tính đến thời điểm hiện tại khoảng 1.000 mặt hàng, chủ yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng đã góp phần làm đa dạng thị trường hàng hóa và phục vụ cho lợi ích người dân” MLMA hiện tại gồm các doanh nghiệp thành viên: Công ty TNHH Thương mại Lô Hội (TPHCM), Công ty CP Kim Đô (TPHCM), Công ty CP Thương mại Merro (TP.Hà Nội), Công ty TNHH SX-TM Hưng Thời Đại (TPHCM), Công ty TNHH TM-DV Vĩnh Nhật Quang (TPHCM), Công ty CP Liên kết Việt Nam – Vinalink Group (TP.Hà Nội), Công ty TNHH Thương mại Bảo Lan Thiên Sư (TPHCM), Công ty CP Quốc tế Tân Đại Trạch (TP.Hà Nội), Công ty CP Quốc tế Việt – Am (TPHCM), Công ty TNHH Thế giới Toàn Mỹ (TPHCM), Công ty TNHH Tân Hy Vọng (TPHCM), Công ty TNHH 1TV Xuất Nhập khẩu VI NALINH, Công ty TNHH Tầm Nhìn Việt Nam (TP.Hà Nội), Công ty CP Liên kết Tri thức (TP.Hà Nội), Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Dược phẩm Điền Thảo Đường, Công ty TNHH Thương mại YAHGO (TP.Hà Nội), Công ty TNHH FFI Việt Nam(TP.Hà Nội). 4.4 Mặt trái và những khuyết tật còn tồn tại trong kinh doanh đa cấp tại Việt Nam Về giá cả Vì những sản phẩm của các công ty KDTM đều là những sản phẩm rất độc đáo, đôi khi độc quyền và không được bán phổ biến rộng rãi trên thị trường nên người tiêu dùng khó có thể so sánh được giá cả của sản phẩm và kiểm soát được tính chân thực trong quảng cáo về sản phẩm của các công ty KDTM.Các phân phối viên trong công ty KDTM có thể vì lợi ích cá nhân, vì muốn lôi kéo càng nhiều người tham gia vào mạng lưới bán hàng của mình chính vì vậy những phân phối viên nói quá, nói sai đi về tính năng và công dụng của hàng hóa. Việc bán hàng đa cấp thường được sử dụng để tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Hoa Kỳ, Trung Quốc,… là những sản phẩm mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến trước đó. Điều đó cho thấy, các thông tin về công dụng, về thành phần, về nguồn gốc… của sản phẩm gần như chưa từng được kiểm định trong thói quen sử dụng và trong các kết luận của giới chuyên môn. Thậm chí, có những sản phẩm mà các cơ quan chức năng chưa biết xếp vào loại nào, thực phẩm hay thuốc chữa bệnh, hoặc chưa có một tên gọi thống nhất để có thể nêu rõ được công dụng hoặc tác hại của nó. Về quản lý Kinh doanh đa cấp vào Việt Nam từ năm 1998, nhưng mãi đến năm 2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định 110 thừa nhận tính hợp pháp. Nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp, chưa được cấp phép, nhưng hoạt động lén lút, nên cũng không dễ phát hiện. Đối với những đơn vị có phép, cơ quan chức năng cũng vấp phải nhiều khó khăn vì khó phân biệt giữa “vô tình” hay “cố ý” vi phạm. Nhiều công ty làm ăn bất chính đã núp dưới chiêu bài bán hàng đa cấp, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nhiều người , thổi phồng sự thật về lợi ích kinh tế của việc tham gia vào mạng lưới để tuyển càng nhiều tuyến dưới càng tốt, kiếm lợi từ sự gia nhập của người mới và sản phẫm cũng chỉ tiêu thụ quanh quẩn trong mạng lưới nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghin c7913u vi7879c tham gia bn hng 273a c7845p c7911a sinh vi.doc
  • docPhieu dieu tra.doc
Tài liệu liên quan