Đề tài Tín dụng đầu tư phát triển: Thực trạng và giải pháp

Mục lục

 

Mục lục hộp tra cứu . . .4

Danh mục bảng tra cứu .6

A.Lời nói đầu 7

Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư 8

1.1. Khái niệm 8

1.2. Bản chất 8

1.3. Các nguồn huy động vốn: 8

2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư 11

2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư 11

2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư: 12

2.3. Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước 14

2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển 15

2.5. Đối tượng chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư .16

2.6. Mục đích và vai trò

của tín dụng đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội .18

3. Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư: 20

3.1.Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên thế giới sau năm 1945 đến nay 21

3.2.Sự hình thành hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam .23

 

Chương II. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư 30

1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 30

1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999) 30

1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm 2000 đến năm 2006 32

1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay) 37

2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 44

3.1. Kết quả đạt được 44

3.2. Những hạn chế: 46

3. Các nguyên nhân cho những tồn tại về hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam 52

3.1. Nguyên nhân từ chính sách và môi trường triển khai hoạt động đầu tư tín dụng phát triển 52

3.2. Nguyên nhân từ cơ quan tổ chức thực hiện (Ngân hàng phát triển Việt Nam) 54

3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: 55

Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tới năm 2020 56

1. Tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quốc gia: 56

1.1. Định hướng phát triển KT-XH của đất nước 56

1.2. Mục tiêu, yêu cầu phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước 56

1.3. Định hướng phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN 58

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2020 59

3. Kiến nghị 67

3.1. Kiến nghị với Chính phủ 67

3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, địa phương 68

KẾT LUẬN 69

 

Tài liệu tham khảo . .70

 

doc69 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng đầu tư phát triển: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ – TTg trên cơ sở tổ chức lại hệ thống QHTPT để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của Pháp luật. NHPT kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ QHTPT, nhưng hoạt động chuyên nghiệp hơn, có quyền lợi và trách nhiệm cao hơn, thể hiện tốt hơn vai trò là công cụ chính sách của Chính Phủ trong hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước. Đây là ngân hàng đặc biệt của Chính phủ không nhận tiền gửi từ dân cư, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. *Ưu điểm: -Hoạt động dưới hình thức ngân hàng nên kiêm thêm nhiều nhiệm vụ hơn, chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng. -Phù hợp với những cam kết với WTO. -Quy mô hoạt động lớn hơn Hạn chế của VDB vẫn bộc lộ trong các giai đoạn hoạt động của chính tổ chức này và Chính phủ vẫn đang hết sức nỗ lực để hoàn thiện thể chế này. Hộp 5 :Thành lập và hoạt động của các quỹ HTPT tại địa phương trên cả nước. Hiện nay trên địa bàn cả nước, VDB có 2 hội sở chính và 21 đơn vị (Sở giao dịch, Chi nhánh khu vực, Chi nhánh tỉnh, thành phố). Song trong những năm gần đây, tại 1 số địa phương, ngoài các chi nhánh giao dịch của VDB, địa phương còn thành lập các Quỹ hỗ trợ phát triển địa phương đặt dưới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh. Ví dụ như Hà Nội có HANIF, Bình Dương có BDIF, Cần Thơ có CADIF…và gần đây nhất là Khánh Hòa với Quỹ đầu tư phát triển Khánh Hòa KDIF. Huy động vốn vay của quỹ được thực hiện chủ yếu qua 3 cách: - Thứ nhất, vay hợp vốn,vốn của quỹ đóng vai trò chủ đạo để kêu gọi vốn các ngân hàng địa phương. -Thứ 2, cho vay kết hợp với nguồn vốn của tín dụng đầu tư phát triển TW. -Thứ 3, cho vay độc lập. Lý giải cho điều này, nhìn chung có thể nhận thấy một điều rằng các địa phương thành lập quỹ đầu tư phát triển này đều với mục tiêu chủ yếu là tập trung hơn nữa nguồn lực cho phát triển giao thông, cấp nước, y tế, giáo dục, nhà ở và khu Công nghiệp cho địa phương mình. Vì vậy việc tách khỏi các chi nhánh VDB thành lập quỹ đầu tư phát triển không hạn chế hoạt động của VDB, cũng không phải là một bước trở lại thành các quỹ hỗ trợ phát triển như giai đoạn 2000-2005 mà chỉ là cách chuyên môn hóa, đi vào chiều sâu hơn trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước. Mặc dù vậy,các quỹ HTPT địa phương này cũng có những nhược điểm nhất định như sau: Chưa có quy chế ở cấp quốc gia điều phối hoạt động của Quỹ(Kể cả kế toán và quản ký nhân sự). Nghị định về quỹ ĐTPT địa phương mới ở dạng dự thảo. Tùy ở từng tỉnh thì các quỹ này kết hợp chế độ kế toán, quản lý tài chính, nhân sự của quỹ HTPT, DN Nhà nước và NHTMNN theo các cách khác nhau. Qua các giai đoạn trên cho thấy tín dụng ĐTPT Nhà nước đã có những sự thay đổi đáng kể cả về chính sách và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên phải đến giai đoạn từ năm 2000 đến nay mới có một hệ thống cơ chế quản lý thống nhất đối với hoạt động tín dụng ĐTPT, khắc phục được những hạn chế của cơ chế cũ trong hơn 10 năm trước theo hướng giảm bao cấp, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay. Vì thế nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay là cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động này cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Chương II. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư 1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999) Đây là những năm ghi nhận sự ra đời và hoạt động của “Tổng cục đầu tư phát triển ” và sau đó có thêm “Quỹ hỗ trợ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia” (1995), tín dụng đầu tư phát triển được thực hiện theo kế hoạch chỉ định với lãi suất ưu đãi bằng nguồn ngân sách chuyển hàng năm. Tổ chức cho vay không có sự độc lập và tự chủ về tài chính cũng như quyết định tài trợ dự án. Kế hoạch trả nợ dựa trên đặc điểm của dự án, việc thẩm định tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án còn rất sơ khai, hầu như chỉ dừng lại ở tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thủ tục do việc cho vay dựa trên kế hoạch chỉ định hàng năm, sự khác biệt so với trước đó chỉ thể hiện ở việc cho vay có tính lãi suất, có thu hồi vốn. Bảng 2: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1996-2000 PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: % 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 100 100 100 100 100 100 I.Vốn Nhà nước 38,3 45,2 48,1 54,0 62,1 61,9 1. Vốn Ngân sách Nhà nước 19,9 20,8 21,3 22,9 26,0 23,2 -Trung ương 11,5 11,3 10,2 10,4 12,1 10,8 -Địa phương 8,4 9,5 11,1 12,5 13,9 12,4 2.Vốn tín dụng ưu đãi 4,5 10,4 13,1 10,4 18,1 20,5 3.Vốn của DNNN 13,9 14,0 13,7 20,7 18,1 18,2 II.Vốn của khu vực tư nhân 29,4 26,2 20,6 21,0 20,0 19,5 III.Vốn đầu tư trực tiếp Nhà nước 32,3 28,6 31,3 25,0 18,0 18,6 Trong vòng 5 năm từ 1995 đến 2000, vốn tín dụng ưu đãi tăng nhanh và chiếm tỷ trọng rất lớn. Nếu như năm 1995 nguồn vốn này mới chiếm 4,5% thì năm 2001 chiếm tới 20,5% bằng 1/3 vốn của khu vực Nhà nước và lớn hơn vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Hộp 6:Trích “Báo cáo phát triển VN-2006”-Trang 125. Nội dung:”Sự hỗ trợ của Nhà nước có tác động như thế nào?” “…Về sự trợ giúp của chính phủ, nghiên cứu cho thấy tác động của chính phủ thực sự là một yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy có sự khác biệt quan trọng theo thời gian. Tác động của chính phủ có liên quan tích cực đến sự tăng trưởng của DN ở giai đoạn 1990-đến trước năm 2000 hơn là giai đoạn năm 2002 (Trong cuộc điều tra với DN trong các năm này.)…” 1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm 2000 đến năm 2006 Trong hơn 6 năm qua (Giai đoạn 2000-2005), không kể số thu hồi nợ vay đưa vào vay mới, quỹ HTPT đã huy động thêm tổng số vốn gần 75.000 tỷ đồng, bằng 6,7 % tổng vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 5,6% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này. Tính chung số vốn giải ngân tăng trưởng bình quân 21,2%/năm, trong đó giải ngân từ nguồn thu hồi nợ vay chiếm trung bình 19%. Đặc biệt riêng giai đoạn 2002-2004, số vốn được giải ngân hàng năm tăng bình quân 50%/năm, số huy động mới tăng bình quân 45%/năm. - Quỹ HTPT đã cho vay vốn trong nước để đầu tư trên 8000 dự án (Trong đó có 90 dự án nhóm A), với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký đạt gần 83.000 tỷ đồng, đã giải ngân trên 56.000 tỷ đồng, dư nợ tại thời điểm 30/06/2006 là gần 42.150 tỷ đồng, các dự án nhóm A chiếm 30% tổng số dư nợ. -Quỹ HTPT cũng bảo lãnh tín dụng đầu tư cho 5 dự án với số vốn 32,5 tỷ đồng. -Quỹ HTPT cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư gần 2300 dự án với tổng số vốn theo hợp đồng là 3250 tỷ đồng, thực tế đã cấp 430 tỷ. Bảng 3:Quy mô tương đối của các định chế tài chính. Nguồn:”Báo cáo PTVN-2006”-Trang 65. Vốn điều lệ. Số dư nợ. 2003 2004 2003 2004 4 NHTMQD lớn nhất. 14.53 17.37 214.8 296.67 VBARD. VCB. BIDV. ICB. 5.45 2.42 3.75 2.91 6.14 4.03 3.87 3.33 87.08 30 48.09 49.63 123.47 46.49 64.01 62.1 Quỹ HTPT 4.98 4.98 64.81 76.93 Như vậy, trong năm 2004 - năm ghi dấu những con số ấn tượng của hoạt động tín dụng đầu tư tại quỹ HTPT, khi quỹ có vốn điều lệ là 4,98 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ là 76.93 nghìn tỷ, chỉ đứng sau duy nhất NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Tại năm 2004, ước tính dư nợ tín dụng này bằng 11% GDP. Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 2000-2005 (%) Nguồn :(CIEM-Kinh tế Việt Nam 2005.Trang 19. (CIEM-Kinh tế Việt Nam 2004.Trang 16). Tổng số. 2001 2002 2003 2004 2005 100 100 100 100 100 -Vốn Nhà nước: Vốn NSNN. Vốn tín dụng Nhà nước. Vốn đầu tư của DNNN. Vốn huy động khác. -Vốn ngoài quốc doanh: -Vốn FDI: 59.8 26.7 16.8 10.6 5.6 22.6 17.6 56.3 25 17.6 7.8 6 26.2 17.5 54 24 16.9 9.3 3.9 29.7 16.3 53.6 25.1 16.5 9.1 2.9 30.9 15.5 51.5 22.7 9.2 15.3 4.3 32.2 16.3 Nhìn nhận bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy nguồn vốn từ Quỹ HTPT đóng góp đáng kể trong tổng nguồn vốn xã hội huy động cho đầu tư phát triển, giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng đóng góp của nguồn tín dụng đầu tư là tương đối ổn định.Vốn TD ĐT chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn của Nhà nước dành cho phát triển và trên mặt bằng tổng Vốn Đầu tư toàn Xã hội giai đoạn này. “…Theo nhận định của IFM, Quỹ HTPT là một trong những định chế tài chính lớn nhất của VN (IMF-2006), có ảnh hưởng đến phân bổ vốn và lãi suất trên thị trường tài chính…”(Trích “Báo cáo PT VN-2006”, Trang 202) Bảng 5 :Thống kê hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.(2000-2006) (Nguồn:Quỹ HTPT) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tháng 6-2006 I Vốn trong nước hàng năm 1.1 Cho vay 4.85 7.831 9.376 13.511 10.68 7.826 2.616 1.2 Thu nợ 1.792 1.905 2.309 3.382 4.201 4.993 1.748 1.3 Dư nợ 9.271 14.771 21.837 31.963 38.392 41.217 42.148 1.4 Nợ quá hạn 31 405 635 989 1.22 1.726 2.803 II Vốn ODA hằng năm 2.1 Cho vay 9.06 6.593 3.67 4.175 6.692 7.402 1.414 2.2 Thu nợ 237 417 807 791 1.503 1.857 926 2.3 Dư nợ 19.128 25.297 28.115 1.446 36.462 42.05 42.538 2.4 Nợ quá hạn 87 70 133 157 206 179 III Số dư bảo lãnh tín dụng đầu tư 25 32.5 32.5 32.5 32.5 IV Số cấp HTLSS ĐT 0.3 2 30 91 110.9 160 45 V Tổng thu nhập 650 1.044 1.359 2.149 2.94 3.544 VI Tổng chi phí 537 793 955 1.896 2.484 3.201 Trong giai đoạn này, nhìn nhận hoạt động tín dụng đầu tư đối với các ngành kinh tế quốc dân, chúng ta thấy sự thay đổi đáng kể đối tượng được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ trong từng năm. Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân Đơn vị: tỷ đồng STT Ngành Số vốn và tỷ trọng phân theo ngành kinh tế 2000 2001 2002 2003 2004 Số vốn tt (%) Số vốn tt (%) Số vốn tt (%) Số vốn tt (%) Số vốn tt (%) 1 Công nghiệp xây dựng 1770 43 3546 45 4604 49 8442 62 7121 64 2 Nông lâm thủy hải sản 1154 28 1688 21 1023 11 1720 13 1558 14 3 Giao thông vận tải 948 23 2407 30 3380 36 2909 22 2114 19 4 Khác 275 6 348 4 369 4 440 3 334 3 Tổng cộng 4147 100 7989 100 9376 100 13511 100 11126 100 Nguồn: QHTPT Cơ cấu cho vay đầu tư của Quỹ thay đổi dần qua từng năm theo xu hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các dự án thuộc ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải (từ 66% năm 2000 lên 83% năm 2005) và giảm dần đối với các dự án thuộc ngành nông nghiệp, các ngành sản xuất vật chất khác (từ 34% năm 2000 xuống còn 17% năm 2004) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế bền vững. Đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển phân theo vùng kinh tế , giai đoạn này cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc Nhà nước hỗ trợ cho các vùng, địa bàn trên cả nước. Bảng 7: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 Đơn vị: tỷ đồng STT Vùng Các chỉ tiêu theo vùng kinh tế Số vốn vay theo H ĐTD Dư nợ Số DA Số vốn vay T.trọng vốn vay(%) Tổng số Tỷ trọng (%) 1 Đông Bắc 781 12010 18.18 5945 15.74 2 Tây Bắc 99 1194 1.81 684 1.81 3 Đồng bằng S.Hồng 766 15636 23.67 9868 26.13 4 Bắc Trung Bộ 654 5885 8.91 3408 9.02 5 D.H miền Trung 430 5726 8.67 2756 7.29 6 Tây Nguyên 207 3023 4.58 1559 4.13 7 Đông Nam Bộ 922 14666 22.2 8782 23.25 8 ĐB Sông Cửu Long 1029 7918 11.98 4694 12.43 Tổng cộng 4888 66058 100 37768 100 Nguồn: QHTPT Cơ cấu cho vay cho thấy sự phát triển tương đối nhanh của vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long. So với các vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Cơ cấu cho vay đã cho thấy sự phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để kéo theo sự phát triển các vùng khác. Tuy nhiên tỷ trọng vốn vay với các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên còn quá nhỏ, dư nợ của các dự án còn cao cho thấy công tác tín dụng ĐTPT chưa thực sự chú trọng vào các vùng khó khăn. Tính đến thời điểm bàn giao từ quỹ HTPT sang NHPTVN 1/7/2006 có 5308 dự án còn quan hệ tín dụng, trong đó có 1207 dự án là nhận bàn giao từ tổng cục đầu tư PT và quỹ HTĐT quốc gia trước đây với tổng dư nợ gần 5000 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng dư nợ, nợ gốc quá hạn 1247 tỷ,chiếm 30% tổng số nợ gốc quá hạn. 1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay) Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, tức là đến giữa năm 2010, chúng tôi đã có những con số ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB. Dưới đây là những con số ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư từ khi VDB được thành lập đến thời gian gần đây nhất mà chúng tôi ghi nhận được từ các nguồn thông thông tin sẵn có, chủ yếu dựa trên các báo cáo của VDB cho chính phủ, đồng thời là các phát ngôn chính thức từ các lãnh đạo của VDB về giai đoạn hoạt động 2006-2009 và 1 vài con số, sự kiện ghi nhận năm 2010. Thực tế, chưa có một báo cáo thống kê chi tiết nào của chính phủ hoặc của chính VDB ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB giai đoạn 2006-2009. Ngày 17/3/2011, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp tổ chức Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT). Hộp 7 :Báo cáo của giám đốc VDB cho thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. (Nguồn : Bài viết “Đ/c Nguyễn Tấn Dũng, UV Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc tại NH Phát triển VN” của NHPT) Ngày 11/8/2009, tổng Giám đốc NHPT Nguyễn Quang Dũng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động trong 3 năm (2006 - 2009), trong đó nêu rõ:  - Tổng tài sản của NHPT hiện nay trên 170.000 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với thời điểm mới thành lập.  -NHPT Việt Nam đã huy động mới gần 120.000 tỷ đồng, bằng 7% vốn đầu tư toàn xã hội cùng kỳ, gấp 1,84 lần so với thời kỳ Quỹ Hỗ trợ phát triển. (Trong đó, vốn phát hành TPCP đạt trên 77.000 tỷ, bình quân 3 năm chiếm 55% tổng nguồn huy động của NHPT.)  - NHPT hiện đang quản lý cho vay trên 3.970  dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng gần 146.000 tỷ đồng ( gồm 86.000 tỷ đồng tín dụng đầu tư và 60.000 tỷ đồng tín dụng xuất khẩu ). (Về Tín dụng đầu tư, dư nợ các dự án nhóm A chiếm 45%. Tổng dư nợ tín dụng của NHPT giai đoạn 2006 -2008 chiếm khoảng 12% tín dụng toàn thị trường và tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng với tỷ lệ bình quân 78%/năm.) - Các chương trình / dự án trọng điểm nổi bật là:  Thủy điện Sơn La và các dự án về ngành điện. Lọc dầu Dung Quất. Các nhà máy xi măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm. Vệ tinh Vinasat. Phân bón DAP Hải Phòng, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai, đóng tàu biển...  Bảng 6 :Hoạt động huy động và sử dụng vốn tại VDB (Gồm cả tín dụng dành cho xuất khẩu) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng vốn giải ngân tín dụng. 39.588 tỷ đồng 56.210 tỷ đồng 45.680 tỷ đồng Tổng số tiền huy động được. 34.992 tỷ đồng 40.230 tỷ đồng 44.000 tỷ đồng Số tiền huy động qua trái phiếu chính phủ 24.495 tỷ đồng 26.512 tỷ đồng (Nguồn : ) Kể từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng Phát triển (VDB), tổng tài sản của VDB tăng 65%, vốn chủ sở hữu tăng 200%. Trong tổng số gần 100 ngân hàng của cả nước, VDB xếp thứ 5 về tổng tài sản và dư nợ tín dụng. Đặc biệt, nếu xét riêng về tín dụng trung - dài hạn thì VDB đang giữ vị trí thứ nhất, kể cả phát hành các công cụ nợ và quản lý vốn uỷ thác. Đối với con số VDB xếp thứ 5 về tổng tài sản và dư nợ tín dụng, chúng tôi cho rằng sở dĩ có được điều này là do có sự chống lưng và được cấp vốn liên tục từ nhà nước đối với VDB.(Điều này được quy định rõ ràng tại điều lệ của VDB khi mới thành lập). Cụ thể hoạt động tín dụng đầu tư của VDB được thể hiện qua các con số trên 3 lĩnh vực nghiệp vụ: Tín dụng đầu tư , bảo lãnh tín dụng đầu tư , hỗ trợ sau đầu tư. -Về hoạt động nghiệp vụ tín dụng đầu tư : đến giữa năm 2010, VDB cho vay khoảng hơn 3.200 dự án, trong đó có 127 dự án trọng điểm của Chính phủ với số vốn cam kết theo hợp đồng tín dụng khoảng 146.000 tỷ đồng. Các nguồn vốn ODA cho vay lại, các quỹ quay vòng đã được NHPT quản lý tốt và thu hồi nợ có hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế. Cụ thể, NHPT đang quản lý cho vay lại đối với 380 dự án với tổng số vốn cam kết theo Hiệp định vay là 7,3 tỷ USD, tăng 124 dự án với 1,15 tỷ USD so với thời điểm mới thành lập. (Các số liệu trên lấy từ bài phỏng vấn ngày 14/7/2010 với ông Nguyễn Chí Trang, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam ) Hộp 8:Bài báo “ VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo”. Phỏng vấn Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng (Đăng ngày 25/06/2010 trên Vneconomy) Có nhiều doanh nghiệp thắc mắc là tại sao các hợp đồng tín dụng của VDB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điện và dầu khí.... Những hợp đồng trên có được là do sự chỉ đạo của Chính phủ bởi VDB là ngân hàng của Chính phủ. Chúng tôi phải tập trung vào những cái gì mà Chính phủ và nền kinh tế cần nhất. Hiện lĩnh vực điện đang được chúng tôi “ưu ái” nhất với tổng số vốn đầu tư cho ngành này là lớn trong tất cả các ngành.  Tuy nhiên, việc đầu tư với giá trị lớn như vậy là hoàn toàn hợp lý. Chẳng hạn, với công trình Thủy điện Sơn La, ngoài phần vốn trong nước chúng tôi cho vay hơn 4.000 tỷ đồng, cộng với vốn nước ngoài là 400 triệu USD nữa. …Ví dụ các dự án điện của EVN, chúng tôi đang quản lý 5,6 tỷ USD và khoảng 36.000 tỷ đồng, trong đó tập trung vào giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án trọng điểm của ngành điện và nhiều ngành khác.Hiện, đối với ngành dầu khí thì theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã giải ngân 1 tỷ USD trên tổng mức đầu tư của nhà máy 3 tỷ USD của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất… Nghiệp vụ tín dụng đầu tư của VDB không chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia. VDB thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, mục tiêu quốc gia ở vùng sâu vùng xa như chương trình 135, các xã biên giới thuộc chương trình 120, vùng có đông đồng bào Khơme sinh sống tập trung, xã vùng bãi ngang, các dự án nhà ở xã hội cho sinh viên, người có thu nhập thấp. Hộp 9: Ghi nhận vài con số và sự kiện của VDB Nguồn: Các dự án do Ngân hàng phát triển cho vay đầu tư đi vào sản xuất, góp phần quan trọng tạo ra năng lực mới cho nền kinh tế, như: xây mới 100.000km kênh mương, 13 trạm bơm, hạ tầng của 817 cụm tuyến dân cư… Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cho vay các dự án đầu tư cho người có thu nhập thấp và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp với 7 dự án, tổng số vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng là 902,72 tỷ đồng, giải ngân đến 31.12.2010 đạt hơn 100 tỷ; -Hoạt động bảo lãnh các doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng thương mại : thông qua những dự án đầu tư trung và dài hạn. Qua xem xét, chúng tôi thấy rằng hoạt động này thực sự nổi bật trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, khi chính phủ triển khai các biện pháp kích cầu,với mục tiêu hướng vào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn giai đoạn trước khi xem xét, rõ ràng chúng ta thấy số dư bảo lãnh tín dụng qua từng năm từ 2003 đến tháng 6/2006 không đổi là 32.5 tỷ đồng, theo thống kê của VDB, kết quả triển khai từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2010 đã có : Trên 3.000 chứng thư cho dự án với trị giá 2.898 tỷ đồng. Trên 6.000 chứng thư cho phương án được phát hành với giá trị 6.129 tỷ đồng. Trong đó dự án công nghiệp chiếm 52%, nông nghiệp 35%, giao thông và xây dựng 11%, còn lại 2% y tế giáo dục và các dự án khác; phương án công nghiệp chiếm 31%, 37% nông nghiệp... Tính đến ngày 03/04/2009, 100% Chi nhánh NHPT đã tổ chức triển khai nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại theo quy định tại Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ,34 NHTM đã ký thoả thuận hợp tác triển khai nghiệp vụ bảo lãnh này với NHPT. Theo Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 21/01/2009 của thủ tướng chính phủ, đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động (quy định cũ là có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động).Như vậy,có thể cho chúng ta thấy bảo lãnh tín dụng là kênh huy động vốn hiệu quả của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chưa dừng ở đó, quyết định số 03/2011/QĐ-TTg  của thủ tướng chính phủ mới ban hành trong năm 2011 lại 1 lần nữa tạo điều kiện tố hơn cho chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng của VDB,doanh nghiệp sẽ được bảo lãnh 85% số tổng số vốn của các dự án khi vay vốn tại cá ngân hàng thương mại. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng, cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang tăng cao. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng nghiệp vụ tín dụng đầu tư của VDB dành cho các khoản vay quy mô lớn còn bảo lãnh tín dụng là nghiệp vụ hướng tới các khoản vay quy mô nhỏ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư cũng là một hình thức hỗ trợ gián tiếp, theo báo cáo của tổng giám đốc VDB với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư giai đoạn 2006-2009 thì đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các chủ đầu tư tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng thương mại (NHTM), góp phần quan trọng đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Thông qua lượng vốn mồi này đã huy động được tổng số vốn gần 37.000 tỷ đồng để đầu tư 2.859 dự án với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 85.000 tỷ đồng.  (Nguồn: ) Hộp 10 :Nhìn nhận tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư những năm gần đây nhất. (Nhóm làm đề tài sưu tầm và phân tích) Trong năm 2009 , báo cáo giải trình trước Quốc hội của chính phủ,vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ước cả năm đạt kế hoạch, khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong năm 2010, mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước sẽ chỉ chiếm khoảng 15,9%, vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 7,1%, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 7% còn lại các nguồn vốn khác từ xã hội sẽ khoảng 70%. Như vậy so với tỉ trọng vốn tín dụng cho đầu tư phát triển của Nhà nước trên tổng vốn toàn xã hội giai đoạn 2001-2005 là 14% ,(Ở đây là ghi nhận chung,không phải là nguồn vốn thực hiện.) thì tỉ trọng vốn tín dụng đầu tư có xu hướng giữ nguyên và thấp hơn các nguồn vốn khác trong trong cơ cấu,điều này thể hiện điều gì? Chúng tôi cho rằng so về giá trị tuyệt đối thì vốn tín dụng đầu tư vẫn tăng,song con số 7% trong tỷ trọng cơ cấu vốn toàn xã hội cho thấy: -Chính phủ hàng năm đã cung ứng đủ vốn ,ổn định hơn cho tín dụng đầu tư phát triển. -Chính phủ muốn thực hiện chính sách tín dụng đầu tư đi vào chiều sâu ,hướng vào kết quả hơn.Khi mà nguồn vốn hàng năm chính phủ dành cho VDB là số vốn ấn dịnh,VDB phải tự cân đối và đưa ra các khoản vay cho các dự án và phương án kinh doanh cảu các doanh nghiệp. Nguồn số liệu từ vneconomy: Theo hoạch định, trong giai đoạn 2006-2010, VDB  dự  kiến  cung  ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế trên 170.000 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010.Sở dĩ có con số 9,5%.đơn giản vì nó bao gồm cả hỗ trợ cho xuất nhập khẩu mà VDB kiêm nhiệm. Điều này cho chúng ta thấy rằng, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, từ quỹ đầu tư phát triển DAF trước đây sang Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB hiện nay thì chiến lược phát triển của VDB đã thay đổi có trọng tâm, hướng sâu hơn vào chất của các khoản vay, hướng tới mục tiêu không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm và các dự án thực sự cần thiết cho nền kinh tế. Thể hiện chức năng điều tiết vĩ mô của Chính phủ với nền kinh tế Việt Nam thông qua VDB. Hơn nữa cơ chế vay có hoàn trả vốn và lãi suất thấp đã cho chúng ta thấy tính tích cực của vốn đầu tư phát triển từ VDB.Việc hỗ trợ như vậy của Nhà nước thông qua VDB thể hiện tính chuyên nghiệp và phù hợp với các thông lệ của Quốc tế hơn khi chúng ta ra nhập WTO. 2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 3.1. Kết quả đạt được 3.1.1.Hiệu quả kinh tế -Góp phần đáp ứng vốn ĐTPT nền kinh tế :Giai đoạn 1991-1995, vốn tín dụng Nhà nước chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2001-2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006-2009, vốn đầu tư phát triển chỉ chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong những năm tới vốn tín dụng đầu tư có xu hướng ổn định, hướng tới các dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình phúc lợi xã hội, an sinh xã hội góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng của đất nước. -Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính: Một là, nghiệp vụ tín dụng đầu tư là một trong những kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp thể hiện tập trung ở 3 loại chính:cho vay với các công trình trọng điểm quốc gia có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTín dụng đầu tư phát triển của nhà nước,thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan