Đề tài Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng người nghèo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lời nói đầu 1

Chương I 3

Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo trong quá trình phát triển nông nghiệp- nông thôn ở nước ta. 3

I/. Chiến lược phát triển nông nghiệp-nông thôn và giải quyết tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. 3

1. Vai trò của nông nghiệp-nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 3

2. Vai trò của hộ nông dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn và giải quyết tình trạng nghèo đói ở nước ta. 5

II/. Tín dụng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn. 6

1. Khái niệm tín dụng 6

2. Các hình thức tín dụng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 8

3. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong quá trình phát triển nông nghiệp- nông thôn nước ta. 13

III/. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với Hộ nghèo ở nông thôn hiện nay. 17

1. Khái quát về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam 17

2. Nguyên nhân nghèo đói. 18

3. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo: 21

4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo. 23

5. Kinh nghiệm ở một số nước trong vấn đề cho vay đối với người nghèo. 24

Chương II 28

Thực trạng Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam trong thời gian qua. 28

I. Khái quát về Ngân hàng Phục vụ Người nghèo 28

1. Chức năng nhiệm vụ. 28

2. Mô hình tổ chức. 29

Mô hình Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam 29

a. Hôi đồng quản trị 30

b. Trung tâm điều hành tác nghiệp 30

3. Nguồn vốn hoạt động: 30

4. Những quy định chung về cho vay hộ nghèo của Ngân hàng phục vụ người nghèo. 31

II. Thực trạng công tác huy động vốn và cho vay hộ nghèo ở Ngân hàng phục vụ người nghèo. 34

1. Tình hình về nguồn vốn cho vay hộ nghèo. 34

2- Hoạt động cho vay 36

2.3.3. Quy trình cho vay hộ nghèo 37

III. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ nghèotrong thời gian qua tại Ngân Hàng phục vụ người nghèo. 44

1- Về mô hình tổ chức của NHNg 44

2- Về cơ chế hoạt động của NHNg 46

Chương III 50

Một số giải pháp tăng cường công tác tín dụng của ngân hàng Phục vụ Người nghèo 50

I/. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng phục vụ người nghèo trong thời gian tới. 50

II/. Những Giải pháp giúp hoạt động tín dụng hộ nghèo của NHNg đạt hiệu quả cao. 51

1. Giải pháp tạo lập nguồn vốn. 51

2. Giải pháp về cho vay. 57

III. Những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp tín dụng đối với hộ nghèo. 64

1. Sự đồng bộ về chính sách kinh tế trong nông nghiệp-nông thôn 64

2. Cần có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi. 65

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng người nghèo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. Ngân hàng nông nghiệp Malaixia chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, ngân hàng còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung gian khác như: Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra, Chính phủ còn buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với nông nghiệp-nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp Malaixia không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở ngân hàng trung ương và không phải nộp thuế cho Nhà nước. * Những kinh nghiệm về cho vay người nghèo ở các nước có thể vận dụng vào Việt Nam. - Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía Nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Khó khăn này cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Điều này các nước Thái Lan và Malaixia đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được. - Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã, ngân hàng làng, ngân hàng cổ phần... để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hoà vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ bán lẻ tới hộ gia đình. - Tiết giảm đầu mối quản lý: các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm... từ đó ngân hàng hạch toán cho vay theo từng nhóm chứ không tới từng thành viên. - Đơn giản hoá thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng việc đảm bảo nợ theo món vay. - Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiết kiệm tự nguyện. - Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế. Tóm lại, tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng được vốn cho người nghèo sản xuất có hiệu quả, tạo cho người ta biết tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, từ đó sẽ thoát khỏi đói nghèo. Tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay mang tính tất yếu khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Chương II Thực trạng Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam trong thời gian qua. I. Khái quát về Ngân hàng Phục vụ Người nghèo Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 525/TTg, ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 230/ QĐ - NH5, ngày 01/9/ 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phục vụ người nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 trên cơ sở nhận bàn giao từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 1. Chức năng nhiệm vụ. Ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo. Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định. Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và thuế lợi tức để giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo. 2. Mô hình tổ chức. Mô hình Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam BĐD tỉnh BĐD huyện HĐQT BKS HĐQT TTĐHTN Chi nhánh TP Chi nhánh TP Chi nhánh TP Chi nhánh huyện Chi nhánh huyện Chi nhánh huyện Ban XĐGN xã Tổ vay vốn Hộ nghèo Hình 1. Tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo gồm có: a. Hôi đồng quản trị Là cơ quan quản lý của Ngân hàng phục vụ người nghèo, bao gồm các thành viên là đại diện có thẩm quyền của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dưới Chủ tịch gồm có 4 Phó chủ tịch. Phó chủ tịch thường trực là Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt nam , 3 Phó Chủ tịch khác là các Thứ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định nhân sự cụ thể. b. Trung tâm điều hành tác nghiệp Trung tâm điều hành tác nghiệp có Tổng Giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc và một số phòng ban chuyên môn. Điều hành tác nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do NHNo&PTNT Việt Nam đảm nhiệm. 3. Nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo bao gồm: * Vốn điều lệ: là vốn được cấp lúc mới thành lập * Vốn huy động: Là nguồn vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo huy động từ các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước, NHNg được quyền sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả đúng gốc và lãi. Vốn huy động bao gồm: - Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước. - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội. - Vốn huy động trong cộng đồng người nghèo. * Vốn đi vay - Vay các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Phát hành chứng chỉ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu) - Vay của các NH thương mại trong nước như NH Ngoại thương VN, NH Công thương VN, NHNo&PTNT Việt Nam. * Vốn uỷ thác: là nguồn vốn của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ người nghèo làm dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo,vùng nghèo. * Các loại vốn khác: Được hình thành trong quá trình hoạt động như vốn trong thanh toán, chênh lệch thu nhập và chi phí nghiệp vụ. 4. Những quy định chung về cho vay hộ nghèo của Ngân hàng phục vụ người nghèo. a. Mục đích cho vay. Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình nghèo sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói-giảm nghèo. b. Nguyên tắc cho vay. Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, hộ vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xi vay, có hiệu quả. Cho vay trực tiếp đến hộ nghèo đầu tư vào sản xuất kinh doanh và hộ vay phải hoàn trả nợ (cả gốc và lãi ) đúng thời hạn ghi trong sổ tiết kiệm và vay vốn. Hộ vay vốn phải trực tiếp ký nhận tiền vay và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sử dụng tiền vay. c. Điều kiện cho vay. Để được vay vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo, hộ nghèo phải có đủ các điều kiện sau đây: - Hộ vay vốn phải có tên trong danh sách hộ nghèo do Ban xóa đói giảm nghèo ở xã, phường, thị trấn đề nghị, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã sở tại xét duyệt, chuyển lên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo quận, huyện, thị xã phê duyệt. - Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo đóng trụ sở. - Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên của Tổ tương trợ hoặc Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trường hợp không phải là thành viên của Tổ thì phải được một tổ chức chính trị -xã hội cơ sở bảo lãnh bằng tín chấp (gọi tắt là Tổ tín chấp). - Chủ hộ và người thừa kế hợp pháp là người đại diện cho hộ gia đình chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ ngân hàng. - Hộ nghèo không còn nợ vay các tổ chức tài chính tín dụng khác. - Hộ nghèo chấp nhận quy định nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng phục vụ người nghèo và chịu sự kiểm soát của Ngân hàng phục vụ người nghèo từ khi nhận tiền vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi. d. Đối tượng cho vay. Ngân hàng phục vụ người nghèo cho các hộ nghèo vay vốn để mua sắm vật tư, công cụ lao động, chi trả lao vụ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, buôn bán nhỏ,... theo pháp luật hiện hành của Việt Nam . e. Mức cho vay. Căn cứ vào nhu cầu vốn của hộ nghèo đầu tư cho sản xuất kinh doanh theo mùa, vụ hoặc dự án và vốn tự lực của hộ để xác định mức vốn cho vay đối với hộ nghèo. Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 5 triệu đồng/hộ. f. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo đề nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiên nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,5%/tháng Lãi suất cho vay từ nguồn vốn uỷ thác đầu tư cho các chủ dự án trong nước và ngoài nước thì thực hiện theo văn bản ký kết giữa chủ đầu tư với Giám đốc Ngân hàng phục vụ người nghèo (huyện, tỉnh, thành phố) hoặc Tổng Giám đốc Ngân hàng phục vụ người nghèo theo nguyên tắc phí dịch vụ phải đủ bù đắp chi phí quản lý và rủi ro nghiệp vụ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% mức lãi suất cho vay trong hạn. g. Thời hạn cho vay, định kỳ hạn nợ, thu lãi. * Thời hạn cho vay: theo chu kỳ sản xuất kinh doanh tối đa không quá 60 tháng kể từ ngày nhận được món vay đầu tiên. Trong đó: - Cho vay ngắn hạn: tối đa không quá 12 tháng - Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng * Thu nợ gốc: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng hạn đã cam kết. - Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc khi đến hạn. - Món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần: theo quý, 6 tháng hoặc 1 năm do Ngân hàng phục vụ người nghèo và người vay vốn thoả thuận. - Hộ nghèo vay vốn được quyền trả nợ trước thời hạn. * Thu lãi: Thực hiện thu lãi hàng quý, hàng tháng trên số dư nợ thoả thuận giữa ngân hàng và hộ nghèo vay vốn. Những khoản vay từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn. Lãi chưa thu được của tháng trước hoặc kỳ hạn trước được chuyển sang thu lãi vào tháng hoặc kỳ hạn tiếp theo. h. Cho vay lưu vụ. Những hộ trả lãi vay đúng cam kết đối với những món vay ngắn hạn, nếu chưa vượt được ngưỡng nghèo đói mà có nhu cầu vay vốn tiếp thì được kéo dãn thời hạn nợ sang chu kỳ sản xuất sau và gọi là cho vay lưu vụ. Ngân hàng phục vụ người nghèo không khống chế số lần cho vay lưu vụ đối với 1 hộ nghèo. II. Thực trạng công tác huy động vốn và cho vay hộ nghèo ở Ngân hàng phục vụ người nghèo. 1. Tình hình về nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn, hộ hộ dư nợ từ năm 1996 đến 2001 Tính đến 31/12/2001, tổng nguồn vốn của NHNg có được là 6.266 tỷ đồng. Nguồn vốn này được phát triển trên cơ sở nhận bàn giao Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của NHNo&PTNT Việt Nam trước tháng 8/1995 là 518 tỷ đồng. Nguồn vốn được tăng trưởng đều đặn qua các năm: năm 1996 tăng 378% so với vốn nhận bàn giao ban đầu; năm 1997 tăng 19,5%; năm 1998 tăng 46,2%; năm 1999 tăng 19,4%; năm 2000 tăng 22,8% và năm 2001 tăng 24,7%. Cơ cấu nguồn vốn như sau: - Vốn điều lệ được cấp: 1.015 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,2%, trong đó Ngân sách cấp ban đầu khi mới thành lập là 500 tỷ đồng và cấp bổ sung 515 tỷ đồng vào các năm 1998, 2001. - Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 940 tỷ đồng, (trong đó vay: trung hạn 600 tỷ đồng; vay ngắn hạn: 340 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 15%. - Nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư thông qua các Ngân hàng thương mại, chủ yếu là NHNo&PTNT Việt Nam qua hình thức nhận tại Hội sở giao dịch của các Ngân hàng thương mại, thời hạn tối đa 12 tháng với 3.696 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59% tổng nguồn vốn. (Nguồn này tăng giảm phụ thuộc mức cấp bù Ngân sách và khả năng huy động của các Ngân hàng thương mại). - Vốn vay nước ngoài: 151 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,4%, là khoản vay của Tổ chức xuất khẩu dầu lửa quốc tế (OPEC). - Vốn nhận dịch vụ uỷ thác: (thông qua các hình thức huy động và tiết kiệm chi Ngân sách tại các địa phương, Uỷ thác nước ngoài) chuyển qua làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo: 412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,6%. Trong đó: + Vốn nhận uỷ thác trong nước: 359 tỷ đồng. + Vốn nhận uỷ thác nước ngoài: 53 tỷ đồng. - Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo thông qua các dự án và vốn khác: 52 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,8% Những năm qua, được sự chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT các cấp, một số địa phương đã có nhiều hình thức huy động vốn như: tiết kiệm ngày lương của cán bộ, công nhân viên; huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, cá nhân; tiết kiệm chi Ngân sách... đã đóng góp đáng kể về tăng trưởng nguồn vốn tín dụng để cho vay, điển hình là: Hà Tây 24,8 tỷ đồng, Nghệ An 22 tỷ đồng, ĐăcLăk 19,8 tỷ đồng, Khánh Hòa 17 tỷ đồng. Lạng Sơn 16,4 tỷ đồng, Quảng Trị 13,6 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 13 tỷ đồng, ... Theo cơ cấu nguồn vốn như trên thể hiện quy mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp và chưa ổn định. Do thực hiện cho vay lãi suất ưu đãi, hiện nay các tổ chức tài chính quốc tế: WB, ADB đều nghi ngại tính bền vững của NHNg nên chưa đồng ý cho vay vốn. Đặc biệt dự án tài chính nông thôn của WB đã ghi trong hiệp định dành 12 triệu USD để cho vay hộ nghèo thông qua NHNg, nhưng hơn 3 năm qua, WB vẫn chưa đồng ý giải ngân vì lý do trên. Mục tiêu theo Quyết định 525/TTg về việc thành lập NHNg để tập trung các nguồn vốn từ các chương trình thuộc vốn Ngân sách dành cho tín dụng XĐGN thành kênh thống nhất phương thức quản lý và vay vốn từ các tổ chức quốc tế là chưa thực hiện được. 2- Hoạt động cho vay Bảng 2.2. Bảng kết quả cho vay của NHNg qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng cộng 1. Doanh số cho vay trong năm tỷ (đ) 517 1608 1094 1797 2001 2171 3261 12449 2. Doanh số trả nợ trong năm tỷ (đ) 28 328 606 954 1204 1364 1771 6255 3. Dư nợ cuối năm tỷ (đ) 189 1769 2257 3100 3879 4704 6194 22092 Trong đó: - Nợ quá hạn tỷ (đ) 3 12,5 41 44,8 58 77 107 343,3 - % nợ quá hạn % 0,6 0,7 1,8 1,44 1,49 1,63 1,73 1,67 - Nợ khoanh tỷ (đ) 90 112 102 108 106 - Nợ chờ xử lý tỷ (đ) 13 94 26 30 4. Số hộ dư nợ 1000hộ 451 1282 1606 2060 2320 2502 2803 2370 - Dư nợ bình quân 1 hộ triệu (đ) 1,08 1,38 1,41 1,51 1,67 1,88 2,21 1,74 5. Số tổ dư nợ 100 tổ 131 185 189 197 209 225 196 6. Số lượt hộ vay 1000hộ 1400 77 1471 1011 953 1177 6000 7. Số hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói (luỹ kế) 1000hộ 100 221 270 353 447 562 395 (Theo báo cáo năm năm của NHNg) Để hiểu được rõ hơn về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHNg ta có thể xem xét một vài nét cơ bản sau đây: 2.3.3. Quy trình cho vay hộ nghèo Hộ nghèo Hộ tương trợ Ban đại diện HĐQT NHNg NHNg huyện UBND xã 1 7 3 6 2 8 4 5 1. Hộ nghèo gửi đơn xin vay cho tổ tương trợ (phụ lục 1) 2. Tổ họp để bình xét và lập danh sách hộ xin vay (theo mẫu 03) gửi UBND xã (phụ lục 2). 3. UBND xã và ban XĐGN xã xét duyệt danh sách hộ xin vay, gửi chi nhánh NHNg huyện. 4. NHNg huyện kiểm tra lại hồ sơ xin vay (đơn và danh sách 03) và trình trưởng ban đại diện huyện phê duyệt. 5. Sau khi phê duyệt, danh sách 03 được gửi lại cho NHNg huyện. 6. NHNg huyện thông báo danh sách hộ nghèo được vay vốn cho UBND xã biết (phụ lục 3). 7. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt danh sách 03 tới từng hộ nghèo biết. 8. NHNg giải ngân trực tiếp đến hộ nghèo. Có thể xem đây là hình thức cho vay khá hợp lý trong điều kiện hộ nghèo không có điều kiện giao dịch trực tiếp với Ngân hàng. Thông qua tổ tương trợ gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong tổ, vì không ai có thể hiểu được hoàn cảnh của từng hộ nghèo vay vốn hơn các thành viên trong tổ. Điều này sẽ làm giảm bớt gánh nặng giám sát món vay lên cán bộ tín dụng. Nếu làm tốt công tác bình xét ở tổ thì hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ tăng lên. Tuy nhiên cũng không phải là không có những vướng mắc xung quanh phương thức cho vay trực tiếp này, ví như nó chưa phù hợp với tập quán canh tác và sở hữu đất đai của người dân ở các vùng khác nhau. Khi phân tích nguyên nhân nợ quá hạn ở một số vùng người ta thấy hộ nghèo thường sử dụng đất đai cầm cố, làm thuê cho nên đối với số hộ này, tiền vay chủ yếu được sử dụng vào mục đích tiêu dùng nên không thể thu hồi được nợ, vì vậy cần nghiên cứu một số chính sách tín dụng khác phù hợp hơn, tạo cho họ có công ăn việc làm để họ có thu nhập và hoàn trả được vốn vay. *Kết quả cho vay: Năm năm qua, NHNg đã cho vay với tổng doanh số là 12.396 tỷ đồng; doanh số thu nợ là 6.202 tỷ đồng; dư nợ đến 31/12/2001 là 6.194 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 22,66%, dư nợ cho vay trung hạn tỷ trọng 77,34%. Số lượt hộ nghèo vay vốn là 6.980 ngàn hộ, tính đến 31/12/2001, số hộ nghèo có dư nợ là 2.775 ngàn hộ, bình quân một hộ nghèo được vay là 2,23 triệu đồng. + Dư nợ cho vay hộ nghèo vùng III là 757 tỷ đồng với 365 ngàn hộ vay. + Dư nợ cho vay hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 là 927 tỷ đồng với 431 ngàn hộ vay vốn. + Dư nợ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số là 1.087 tỷ đồng với 523 ngàn hộ vay, chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Hmông... - Dư nợ NHNg được hộ nghèo đầu tư chủ yếu vào ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 87,6%; Ngư, diêm nghiệp chiếm 2,95%; Tiểu thủ công nghiệp chiếm 2,21%; Lâm nghiệp chiếm 1,50%; còn các ngành khác chiếm 5,75%. - Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo vùng kinh tế: Hình 2 Đơn vị tính: % Vùng 1997 so với 1996 1998 so với 1997 1999 so với 1998 2000 so với 1999 2001 so với 2000 B/q 6 năm 1- Vùng TD&MN phía Bắc 37 39 33 22 31 32,4 2- Vùng ĐB sông Hồng 46 62 25 21 29 37,6 3- Vùng Khu 4 cũ 16 43 24 26 41 30 4- Vùng DH Miền trung 34 23 21 24 38 28 5- Vùng Tây nguyên 14 17 16 8 17 14,4 6- Vùng Đông Nam Bộ 23 20 22 10 28 20,6 7- Vùng ĐB sông C.long 13 29 23 18 26 21,8 Toàn quốc 27 37 26 21 32 28,6 Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân chung của toàn quốc trong 6 năm qua là 28,6%. Như vậy có 3 vùng tăng trưởng cao hơn bình quân chung của toàn quốc: Vùng đồng bằng sông Hồng 37,6%, vùng Trung du miền núi phía Bắc 32,4%, Vùng Khu IV cũ 30%, trong đó vùng miền núi Trung du phía Bắc là vùng mặc dù có số hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40% số hộ thuộc khu vực III của toàn quốc) nhưng có tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 6 năm đứng thứ 2 toàn quốc. Vùng có tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp nhất là vùng Tây nguyên 14,4%. Điển hình một số chi nhánh có dư nợ lớn: Thanh Hoá 335 tỷ, Nghệ An 230 tỷ, Bắc Giang 182 tỷ, Thái Bình 179 tỷ, Thừa Thiên Huế 175 tỷ, Hà Tây 171 tỷ, Phú Thọ 164 tỷ, Hà Tĩnh 162 tỷ, Hải Dương 160 tỷ, Nam Định 149 tỷ. Một số chi nhánh có dư nợ thấp: Thành phố Hồ Chí Minh 20 tỷ, Bà rịa vũng tàu 28 tỷ, Bình Dương 31 tỷ, Vĩnh Long 40 tỷ, Trà Vinh 42 tỷ, Bình Định 43 tỷ, Cần Thơ 43 tỷ, Sóc Trăng 44 tỷ. - Đến 31/12/2001, dư nợ bình quân/hộ toàn quốc là 2,23 triệu đồng. Có 4 vùng dư nợ bình quân/hộ lớn hơn dư nợ bình quân/hộ toàn quốc là: Vùng Đông Nam bộ 2,53 triệu/hộ, vùng Duyên hải miền Trung 2,50 triệu/hộ, vùng trung du miền núi phía Bắc 2,37 triệu/hộ, vùng Tây nguyên 2,29 triệu/hộ và các vùng còn lại dư nợ bình quân/hộ thấp hơn: vùng đồng bằng sông Cửu long 1,93 triệu/hộ, vùng đồng bằng sông Hồng 2,13 triệu/hộ, vùng khu Bốn cũ 2,14 triệu/hộ. Chi nhánh có dư nợ bình quân/hộ lớn: Bình Phước 2,99 tr/hộ, Thành phố Hồ Chí Minh 2,48 tr/hộ, Yên Bái 2,47 tr/hộ…Chi nhánh có dư nợ bình quân/hộ thấp nhất: Sóc Trăng 1.31 tr/hộ, Thái Nguyên 1,41 tr/hộ, Tuyên quang 1,48 tr/hộ, Thái Bình 1,51 tr/hộ. - Trong 6 năm qua, vốn NHNg đã góp phần giúp cho 562 ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói. Như vậy cứ 12 lượt hộ vay vốn NHNg có 1 hộ thoát nghèo. Qua số liệu báo cáo của từng chi nhánh cho thấy số hộ thoát nghèo ở miền núi cao hơn đồng bằng; Cụ thể: ở miền núi cứ 11 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo và ở đồng bằng cứ 13,5 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo. Điển hình một số chi nhánh có số hộ thoát nghèo lớn như: Bắc Giang 53.770 hộ, Thanh Hoá 50.000 hộ, Đồng Nai 44.588 hộ, Nghệ An 43.428 hộ, Cần Thơ 32.518 hộ, Quảng Nam 18.344 hộ, Phú Thọ 17.500 hộ. - NHNg thực hiện phương thức cho vay trực tiếp đến hộ nghèo nhưng thông qua sự giám sát của các Tổ vay vốn. Tính đến 31/12/2001, có 227 ngàn Tổ vay vốn được thiết lập tại các xã, phường, thôn, bản. * Về chất lượng vốn tín dụng: Nợ quá hạn nếu không tính nợ khoanh và nợ chờ xử lý do các nguyên nhân khách quan: năm 1996 tỷ trọng 0,71%; năm 1997 tỷ trọng 1,82%; năm 1998 tỷ trọng 1,44%; năm 1999 tỷ trọng 1,49%; năm 2000 tỷ trọng 1,63%, năm 2001 tỷ trọng 1,73% trong tổng dư nợ. Thời gian qua, do bão lụt hạn hán, dịch bệnh gia súc, mùa màng xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước, đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, trong đó có tài sản thuộc vốn vay NHNg. Trong 6 năm 1996-2001, số vốn vay gốc NHNg bị thiệt hại là 421 tỷ đồng (riêng năm 2001 mới tính nợ bị rủi ro do hộ nghèo đầu tư cà phê bị thiệt hại do giảm giá, chưa tính nợ rủi ro diện đơn lẻ trên toàn quốc). Nếu tính cả nợ thiệt hại đã được Chính phủ xử lý cho khoanh, giãn nợ thì kết quả nợ quá hạn qua các năm như sau (: năm 1996 tỷ trọng 0,71%; năm 1997 tỷ trọng 1,82%; năm 1998 tỷ trọng 4,8%; năm 1999 tỷ trọng 4,7%, năm 2000 tỷ trọng 6,4% và năm 2001 tỷ trọng 6,6% trong tổng dư nợ. Một số nơi chất lượng tín dụng tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn thấp như: Hải Dương 0,03%; Thái Bình 0,09%; Hưng Yên 0,10%; Nam Định 0,20%; Thái Nguyên 0,22%; Bắc Ninh 0,26%; Bắc Giang 0,37%. Trái lại, một số nơi tỷ lệ nợ quá hạn cao, tập trung ở các tỉnh như: Cần Thơ 20,26%; Bình Định 17,08%; Đồng Nai 11,35%; Sóc Sơn 11,03%; TP. Hồ Chí Minh 8,99%; Kon Tum 6,54%; Long An 5,92%; Bà Rịa - Vũng Tàu 5,64%; Vĩnh Long 5,18%. Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, biến động giá cả tiêu thụ sản phẩm, còn có nguyên nhân chủ quan từ bản thân hộ nghèo như: Hộ nghèo chưa biết sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà sử dụng vốn để mua lương thực cứu đói, tiêu dùng nên không thể trả nợ, trả lãi Ngân hàng được. Có hộ ỷ lại vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước, không phân biệt được vốn tín dụng ngân hàng với vốn cứu trợ từ Ngân sách Nhà nước. ở nhiều vùng miền núi, do điều kiện khí hậu, địa lý rất khắc nghiệt, hộ nghèo sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp, không thể tự tiêu thụ những sản phẩm làm ra. Mặt khác, các nguyên nhân từ cơ chế chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo chưa được phối hợp đồng bộ với chính sách tín dụng. Việc phát tiền vay tại một thời điểm chưa phù hợp với thời vụ sản xuất. Suất đầu tư cho mỗi hộ thời kỳ đầu quá nhỏ (từ 300.000 đến 500.000 đồng/hộ). Phương thức cho vay trực tiếp tới hộ nghèo chưa thật phù hợp với những hộ không có đất đai, ngành nghề là những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, giảm hiệu quả vốn vay của NHNg. Các chính sách tín dụng hộ nghèo đã được nghiên cứu và thay đổi phù hợp với sự phát triển chung trong từng thời kỳ như: - Cơ chế lãi suất 6 năm qua đã có 5 lần thay đổi theo hướng hạ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo từ mức lãi suất 1,2%/tháng hạ xuống 1%/tháng, 0,8%/tháng, 0,7% và hiện nay đang áp dụng là 0,5%/tháng, riêng đối với hộ nghèo vùng III được vay lãi suất 0,45%/tháng và đều thấp hơn lãi suất cho vay hiện hành của các Ngân hàng Thương mại và Quỹ Tín dụng nhân dân. - Về quy định mức cho vay tối đa, khi mới thành lập mức cho vay tối đa không quá 2,5 triệu đồng/hộ. Hiện nay, điều chỉnh nâng lên tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ. Riêng đối với những hộ nghèo đầu tư cho chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, mua sắm công cụ, nuôi trồng đánh bắt hải sản, kinh doanh ngành nghề, được vay vốn tối đa đến 7 triệu đồng/hộ, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn, quy mô sử dụng vốn đối với hộ nghèo. Thời hạn cho vay trung hạn tối đa 36 tháng, nay được nghiên cứu áp dụng thời hạn tối đa 60 tháng. Ngoài ra còn áp dụng các hình thức cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay lại cho đến khi hộ nghèo thoát ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng. - Về điều kiện và thủ tục vay vốn, hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, khi vay vốn hộ nghèo chỉ cần điền vào đơn xin vay đã được Ngân hàng in sẵn, nêu rõ mục đích và số tiền xin vay thông qua Tổ vay vốn, gửi Ban XĐGN xã xét duyệt danh sách hộ nghèo cần vốn. Ngoài lãi suất cho vay hộ nghèo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0114.doc
Tài liệu liên quan