1. Tính cấp thiết của đề tài: 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ
CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. Nền kinh tế thị trường, những ưu điểm và khuyết tận của nền kinh tế thị trường 6
1. Những ưu điểm của nền kinh tế thị trường: 6
2. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường: 7
II. Sự phân hoá giầu nghèo trong nền kinh tế thị trường; Hệ quan điểm và các giải pháp của Đảng và Nhà nước ta 8
1. Sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường : 8
2. Chuẩn mực phân loại hộ nghèo ở nước ta hiện nay: 8
3. Những quan điểm mục tiêu và giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo: 9
3.1. Quan điểm và phương châm xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta: 9
3.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và những năm tiếp theo - Các giải pháp: 11
4. Những chương trình hỗ trơ vốn của Chính phủ cho chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: 12
III. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong quá trình thực hiện mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo 14
1. Tín dụng Ngân hàng trong cơ chế thị trường: 14
2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong quá trình thực hiện mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: 14
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT TỈNH HOÀ BÌNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH
I. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình. Những lợi thế và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 19
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình: 19
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng Ngân hàng đối với chương trình xoá đói giảm nghèo tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng so với năm 1999 là 2.593.000 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 2,2%.
- Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2000 là 240 triệu đồng, giảm so với năm 1999 là 15.379 triệu đồng, giảm 98%.
Với nguồn vốn tăng trưởng như trên NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình đã có điều kiện để đẩy mạnh cho vay, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất, từ đó góp phần tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh.
Xét về cơ cấu nguồn vốn ta thấy rằng :
Qua 2 năm nguồn vốn huy động tăng trưởng chủ yếu tập trungvào nguồn vốn không kỳ hạn do đó mà nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu từ 44% năm 1999 lên 65% tổng nguồn vốn huy động năm 2000.
Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng từ 50% năm 1999 giảm xuống 34% tổng nguồn vốn huy động năm 2000.
Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng từ 6% năm 1999 xuống 1% tổng nguồn vốn huy động năm 2000.
Với cơ cấu nguồn vốn như trên, NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình có điều kiện để giảm thấp chi phí đầu vào nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu đầu tư giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Đặc biệt là cơ cấu đầu tư đối với cho vay hộ sản xuất.
l.2. Cho vay hộ sản xuất từ nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình:
Thực hiện chủ trương cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn theo quyết định 67/ QĐ-TTg ngày 30/ 3/ 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn mà các văn bản trước đó là nghị quyết 10 của BCT năm 1998, nghị định 14/ CT ngày 2/ 3/1993 về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Với nguồn vốn huy động được, NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình đã mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn. Đối với kinh tế nông nghiệp, đã đầu tư vốn cho hộ sản xuất 100% số xã trong tỉnh, với số lượt hộ vay hàng năm trên 15 ngàn hộ. Vốn đầu tư chủ yếu phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cho vay hộ sản xuất mua cây, con giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng diện tích kết hợp thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Mở rộng diện tích cây trồng các loại như cam, quýt, mơ, mai, cây lấy củ... trồng rừng, đặc biệt là cho vay vốn để phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến như mía đường, chè, vùng kinh tế hàng hoá như dưa chuột, dưa hấu. Phát triển chăn nuôi trâu bò đàn, lợn, gia cầm và nuôi cá lồng, cá ao... Cho vay mở mang ngành nghề, phát triển thủ công nghiệp nhỏ, phương tiện vận tải, dịch vụ thương mại trong khu vực nông thôn, thị trấn, thị xã, tạo công ăn việc làm, nhiều mô hình kinh tế VACR được hình thành và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn của tỉnh đã được thay da đổi thịt, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
Biểu số 04 :
Tình hình cho vay hộ sản xuất thời kỳ 1999 - 2000
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Tăng (+), giảm (-)
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng dư nợ
205.666
100
224.238
100
+18.572
+9
Trong đó :
* Dự nợ cho vay hộ sản xuất
104.610
100
120.654
100
+ 16.044
+15,3
- Dư nợ cho vay giảm lãi theo CS
7.803
7,5
40.633
33,7
+ 32.830
+420
Quá hạn
2.877
2,75
1.437
1,2
- 1.440
-50
Phân theo loại cho vay :
- Dư nợ cho vay ngắn hạn
85.361
82
99.542
82,5
+ 14.181
+16,6
+ Dư nợ cho vay giảm lãi theo CS
6.233
7,3
39.196
39,0
+ 32.963
+528,8
- Dư nợ cho vay trung hạn
19.249
18
21.103
17,5
+ 1.854
+9,6
+ Dư nợ cho vay giảm lãi theo CS
1.570
8,2
4.238
20,0
+ 2.668
+169,9
2. Lãi suất dư nợ cho vay b.quân
1,09
0,9
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình.
Tổng dư nợ năm 2000 là 224.238 triệu đồng, tăng so với năm 1999 là 18.572 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 9%, tăng chủ yếu vào cho vay hộ sản xuất. Cụ thể:
Dư nợ cho vay hộ sản xuất năm 2000 là 120.654 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,8% trong tổng dư nợ, tăng so với năm 1999 là 16.044 triệu đồng và đạt tốc độ tăng 15,3%. Đặc biệt dư nợ cho vay các xã thuộc khu vực II, III (theo phân loại của Uỷ ban Dân tộc và miền núi đó là những khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn - được giảm lãi theo chính sách) có tốc độ tăng trưởng nhanh. Dư nợ cho vay năm 2000 là 40.633 triệu đồng, tăng so với năm 1999 là 32.830 triệu đồng (bằng 420%), chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ từ 7,5% năm 1999 lên 33,7% năm 2000.
Từ cơ cấu nguồn vốn như đã phân tích ở trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu đầu tư của NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình, đặc biệt là cơ cấu đầu tư cho vay hộ sản xuất.
Nợ ngắn hạn cho vay hộ sản xuất năm 2000 là 99.542 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,5% trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 14.181 triệu đồng và bằng 16,6%, trong đó dư nợ cho vay giảm lãi theo chính sách là 39.196 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39% tổng dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 32.963 triệu đồng, bằng 528,8%.
Nợ trung hạn cho vay hộ sản xuất năm 2000 là 21.103 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 17,5% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 1.854 triệu đồng và bằng 9,6%, trong đó dư nợ cho vay giảm lãi theo chính sách là 4.238 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng dư nợ trung hạn hộ sản xuất, tăng so với năm 1999 là 2.668 triệu đồng, bằng 169,9%.
Vốn Ngân hàng đã giúp các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao mạnh dạn vay vốn, góp phần khắc phục khó khăn trong sản xuất nhằm thoát khỏi tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, dần dần tiếp cận với cơ chế thị trường.
Cơ chế cho vay không ngừng được hoàn thiện phù hợp với điều kiện, trình độ của nông dân nói chung và nông dân nghèo nói riêng để họ dễ dàng tiếp cận với đồng vốn của Ngân hàng.
1.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác tín dụng đối với hộ sản xuất ở tỉnh Hoà Bình:
* Về nguồn vốn:
- Tuy nguồn vốn huy động tăng qua các năm, nhưng nguồn vốn thường tăng không ổn định và có chi phí bình quân đầu vào cao. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đầu tư của Ngân hàng vì: Là Ngân hàng thương mại, NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình phải tính toán mức lãi suất cho vay (đầu ra) sao cho đủ bù đắp lãi suất đầu vào, chi phí nghiệp vụ Ngân hàng và đảm bảo có lãi. Vì vậy, lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nói chung, hộ nông dân nghèo nói riêng là quá cao so với suất lợi nhuận mà người nông dân thu được. Ngược lại, nếu NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình cho vay với mức lãi suất vừa phải (hộ nông dân có thể chịu đựng được) thì chênh lệch đầu ra đầu vào thấp, không đủ bù đắp chi phí nghiệp vụ. Đây là điều trân trở lớn nhất không chỉ của riêng NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình và của hộ nông dân nghèo mà của cả các cấp bộ, ngành, của Chính phủ và đó cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp chưa mở rộng được tín dụng đối với hộ nông dân nghèo, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và vùng tập trung dân tộc ít người... gây ra tình trạng ứ đọng vốn ở NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình.
- Nguồn vốn cho vay hộ nông dân của NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn, từ đó hạn chế việc đầu tư trung, dài hạn cho hộ nông dân nghèo (dư nợ cho vay trung hạn hộ sản xuất tính đến 31/12/2000 là 21.103 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất).
- Chưa khai thác hết tiềm năng vốn trong trong dân cũng như của các tổ chức kinh tế, chưa có các biện pháp hữu hiệu để khơi tăng nguồn vốn, các thể thức huy dộng còn nghèo nàn, đòn bẩy lãi suất chưa phát huy được hiệu quả, còn cứng nhắc trong khâu điều chỉnh lãi suất...
- Chưa có chiến lược huy động vốn lâu dài, mới chỉ tập trung vào nhu cầu trước mắt.
Nguyên nhân của những tồn tại đó là: Chưa xây dựng được chính sách huy động phù hợp với đặc điểm riêng có ở địa bàn nông thôn miền núi, chưa có biện pháp động viên, khuyến khích nhân dân tham gia gửi tiền tiết kiệm, mở tài khoản tại Ngân hàng, chậm đổi mới phương thức thanh toán qua Ngân hàng, cán bộ vẫn quen lề lối làm ăn thời bao cấp, cứng nhắc, bảo thủ... và quan trọng hơn là chưa nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược huy động vốn ngày nay. Hơn nữa Nhà nước cũng chưa xây dựng được cơ chế huy động vốn từ các doanh nghiệp dể đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua hệ thống NHNo & PTNT.
* Về cho vay:
Có thể nói, cho vay trực tiếp hộ sản xuất không những là mốc quan trọng trong quá trình đổi mới Ngân hàng, mà còn được đánh giá như một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tuy vậy, tín dụng đối với hộ sản xuất ở Hoà Bình còn một số hạn chế.
Một là - Không mở rộng được tín dụng:
Tồn tại lớn nhất và quan trọng nhất trong hoạt động cho vay của NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình là tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm, gần như chững lại ở một vài năm gần đây trong khi nhu cầu vốn cho hộ sản xuất còn rất lớn. Nguyên nhân của tồn tại này là:
+ Chính quyền các cấp chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế cho địa phương mình, chưa phát huy và khai thác được những lợi thế của tỉnh, để từ đó có huớng đầu tư đúng đắn và hiệu quả, mặc dù ở nông thôn nông dân rất cần vốn để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, còn vốn Ngân hàng thì đang tồn đọng, không cho vay được. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi chính quyền các cấp, các nhà quản lý cũng như ngành Ngân hàng phải chủ động tìm ra con đường đi cho dân, hướng đầu tư vào vào những loại cây con gì , ngành nghề gì để đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu bền nhất.
Thực tế cho thấy, nông dân được vay vốn của Ngân hàng và các nguồn khác của Nhà nước đã khó, nhưng khi đã vay được thì việc sử dụng vốn vay cũng không dễ dàng gì. Do đó, nhiều nông dân không dám vay vốn vì nếu được vay rồi không biết sử dụng vào sản xuất cái gì để có lãi. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân: Trình độ dân trí thấp, không đủ khả năng đối phó, năng động với sự thay đổi thường xuyên hoặc bất thường của cơ chế thị trường; Thiếu khả năng, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, tính toán lỗ lãi, quản lý chi tiêu gia đình...; Vì sự chỉ đạo của cấp trên không sát với thực tế mang tính chủ quan duy y chí thiếu thực tiễn, thiếu khoa học. Và có lẽ quan trọng hơn cả là nguyên nhân do nông dân thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp lại thiếu hướng dẫn, hỗ trợ của các ngành chức năng... nên nông dân đã gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn, sử dụng vốn, phát huy nội lực của tiền vốn và các tiềm năng.
+ Vấn đề tiêu thụ sản phẩm: Thực tế trong mấy năm qua nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, Hoà Bình cũng đã hình thành nên một số vùng chuyên canh như mía đường, chè, dưa hấu, mận, mơ, mai... Song, cùng với nó lại bắt đầu xuất hiện một khó khăn mới đó là vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho dân. Đây là vấn đề bức bách đòi hỏi cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, vì không giải quyết trọn vẹn vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng buộc dân phải chuyển hướng cây trồng khác hoặc quay về với sản xuất tự cung tự cấp hoặc bỏ hoang ruộng đất đi làm nghề khác... Thực tế trong hai năm qua (1997-1998) nhiều hộ kinh tế ở một số địa phương trong tỉnh phất lên nhanh chóng nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng cũng nhiều hộ lại lụi bại đi từ chuyển đổi. Nguyên nhân chủ yếu là các hộ không nắm được đầu ra của sản phẩm hàng hoá do mình sản suất (chủ yếu là sản phẩm hàng hoá nông nghiệp không chế biến được) như một số hộ trồng dưa hấu, mơ, mai... thiếu các phương thức thu mua và chế biến nông sản cho dân.
+ Thiếu biện pháp tổ chức thực hiện các chương trình kinh tế như việc xây dựng các mô hình kinh tế hộ phù hợp với cơ chế mới, khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo mô hình kinh tế VACR, mô hình trang trại nông - lâm kết hợp, đổi mới hợp tác xã theo tinh thần nghị quyết Đại hội VIII của Đảng còn chậm. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng và quy mô đầu tư của Ngân hàng.
+ Việc giao đất, giao rừng còn chậm khiến cho dân chưa dám mạnh dạn đầu tư vì sợ chế độ thay đổi.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém, hiện tại còn 11 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, chợ nông thôn nhiều nơi chưa có, nhiều xã chưa có hệ thống điện. Vì thế, dân không có điều kiện dể trao đổi hàng hoá và sử dụng điện làm thuỷ lợi, dịch vụ, chế biến...
+ Sản xuất của hộ nông dân ở tỉnh Hoà Bình vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp, trình độ và kỹ năng sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, hộ vay vốn không có tài sản thế chấp mà chủ yếu áp dụng hình thức tín chấp. Trong khi đó, Nhà nước chưa xác định được một hành lang pháp lý rõ ràng để ràng buộc người vay với Ngân hàng trong việc cung ứng tín dụng bằng biện pháp tín chấp, không có bảo đảm. Từ đó làm tăng độ rủi ro trong cho vay hộ không có tài sản thế chấp. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất có mức rủi ro lớn, khả năng thu hồi vốn thấp, quá trình sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh phát sinh, giá cả không ổn định... thì khả năng trả nợ của hộ nông dân vay vốn không đảm bảo. Điều đó làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng, giảm vốn tích luỹ, vòng quay vốn chậm, hạn chế khả năng tái đầu tư.
+ Chi phí cho hộ nông dân vay lớn: Do món vay nhỏ, lẻ; địa bàn rộng lớn; điều kiện giao thông khó khăn trở ngại và như vậy không những làm tăng chi phí Ngân hàng mà còn hạn chế việc thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng, từ đó dễ dẫn đến rủi ro trong đầu tư.
+ Tồn tại cùng lúc nhiều phương thức đầu tư cho nông thôn với nhiều mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng nông nghiệp. Từ đó mà có sự so sánh về lãi suất.
+ Chưa đa dạng hóa được các hình thức chuyển tải vốn đến nông dân, chủ yếu là cho vay trực tiếp đến hộ, cán bộ tín dụng phải thực hiện một khối lượng công việc và quản lý một số lượng khách hàng lớn. Hiện nay, số cán bộ được bố trí làm công tác tín dụng của toàn tỉnh là 139 người, chiếm 41% tổng số cán bộ viên chức trong đơn vị (chưa đáp ứng được yêu cầu của NHNo Việt Nam). Bình quân một cán bộ tín dụng cho vay hộ sản xuất quản lý 680 hộ vay, với mức dư nợ xấp xỉ 2 tỷ đồng, đặc biệt có nhiều cán bộ phải quản lý từ 1.200 - 1.700 hộ vay, với mức dư nợ trên 2,5 tỷ đồng. Với lực lượng cán bộ tín dụng được bố trí như hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng tín dụng.
Hai là - Chất lượng tín dụng chưa cao:
Nợ quá hạn tuy có giảm qua các năm, nhưng vẫn còn cao so với định hướng của NHNo Việt Nam. Trong đó nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chiếm 57% tổng số nợ quá hạn, mặc dù Ngân hàng vẫn đang nắm trong tay tài sản thế chấp của họ nhưng khó có thể phát mại để thu hồi nợ. Nguyên nhân của tình trạng này là:
Thứ nhất: Việc chấp hành các điều luật và thể lệ tín dụng ngắn hạn, trung - dài hạn chưa nghiêm, còn vi phạm nguyên tắc, điều kiện, đối tượng cho vay... Cụ thể như cho vay trong trường hợp vốn tự có tham gia quá nhỏ, thực hiện thủ tục thế chấp tài sản sơ sài, cho vay không đúng đối tượng, chất lượng thẩm định dự án kém...
Thứ hai: Chưa phản ánh đúng thực chất của các khoản nợ do việc xác định thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn... Tình trạng cho vay mới trả nợ cũ còn diễn ra phổ biến ở nhiều Ngân hàng cơ sở.
Thứ ba: Việc chấp hành quy trì n tín dụng chưa tốt, chất lượng thẩm định các dự án còn thấp. Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản tiền vay của khách hàng chủ yếu giao cho cán bộ tín dụng trực tiếp theo dõi, kiểm tra, thu hồi nợ, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong bản thân từng đơn vị để thẩm định, giám sát khách hàng vay. Mặt khác, trong điều kiện địa bàn hoạt động rộng, mỗi cán bộ tín dụng quản lý khối lượng khách hàng lớn nên việc thẩm định còn sơ sài và cũng không thể nắm sát sao tình hình biến động trong quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng. Những điều đó cùng với sự bất cập về trình độ cán bộ đã làm tăng thêm khả năng rủi ro do không thu hồi được nợ.
Thứ tư: Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát, tự phát hiện của các Ngân hàng cơ sở làm chưa thường xuyên, chưa sâu sát và chưa nghiêm túc kể cả mặt nội dung và phương pháp cũng như các biện pháp xử lý. Chất lượng kiểm tra nhất là phúc tra, sửa chữa sau thanh tra chưa cao, xử lý chưa kiên quyết và chưa dứt điểm.
Ngoài một số nguyên nhân cơ bản trên, còn một số nguyên nhân khác như môi trường kinh tế không ổn định, thiên tai dịch bệnh... ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hoà Bình. Trong khi đó thì việc thực hiện các chính sách như khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ cho dân của các cấp Bộ ngành có liên quan còn chậm và rầy rà làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nhà nước cũng chưa có chính sách bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và chính sách bảo hiểm cây trồng vật nuôi cho nông dân...
Ba là - Thiếu sự phối kết hợp với các cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương để xử lý các món nợ khách hàng lừa đảo, bỏ trốn hoặc cố tình chây ỳ, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đồng thời cũng chưa phối hợp được với địa phương trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để từ đó có hướng đầu tư cụ thể.
Bốn là - Chưa tận dụng hết các nguồn vốn huy động được, đặc biệt là nguồn từ các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ, hoặc các dự án do Trung ương nhận uỷ thác giao cho trong khi các đối tượng của dự án lại dang rất cần vốn để sản xuất. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng chưa có định hướng phát triển lâu dài dẫn đến tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Cơ cấu đầu tư chưa phù hợp, cho vay trung hạn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ.
Những khó khăn trở ngại trên đây đã hạn chế việc mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất ở tỉnh Hoà Bình đặc biệt là đói với hộ nghèo. Nếu không có cơ chế tổ chức và quy chế tín dụng thích hợp thì hoạt dộng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất nói chung và hộ nghèo nói riêng không thể duy trì và phát triển được, từ đó mà mục tiêu của chương trình XĐGN của Nhà nước cũng khó có thể thực hiện.
2. Cho vay theo dự án xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Cộng Hoà liên bang Đức tài trợ:
Trong 4 năm 1997 - 2000 Tỉnh Hoà Bình được nhận khoản vốn tài trợ của CHLB Đức (Thông qua Bộ lao động -Thương binh và xã hội) với số vốn là 6.128 triệu đồng. Với mục tiêu của dự án là:
- Khoản tài trợ này được sử dụng để cho vay các khoản vay tín dụng nhằm đảm bảo cho các hộ kinh tế gia đình nghèo ở nông thôn tại các vùng có dự án đầu tư sản xuất. Với việc hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng trên nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo có điều kiện tăng các khoản đầu tư tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, XĐGN. Tức là tạo cho các hộ nghèo “cú huých” ban đầu để người nghèo tự vươn lên vượt qua đói nghèo.
- Thông qua dự án tín dụng XĐGN này, các cấp địa phương xây dựng hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN, xây dựng được các mô hình hộ, xã XĐGN có hiệu quả, từ đó rút ra mô hình thành công trên phạm vi rộng hơn.
- Thông qua việc chỉ đạo dự án, giúp cơ quan Trung ương thiết lập được cơ chế quản lý các dự án chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo nói chung. Đồng thời tạo tiền đề cho việc mở rộng quan hệ Quốc tế trong lĩnh vực XĐGN, góp phần tạo nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xoá đói giảm nghèo, tạo môi trường bền vững XĐGN và giảm tỷ lệ đói nghèo ở các vùng thực hiện dự án.
Đối tượng hưởng thụ của dự án là hộ đói nghèo theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định. Với nguyên tắc hộ vay không phải thế chấp tài sản mà thực hiện thông qua Ban XĐGN xã và tổ dự án, mức vay không quá 2,5 triệu đồng, thời hạn vay không quá 36 tháng.
Dự án mới được thực hiện trong thời gian ngắn (3 năm) nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá một cách đầy đủ sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương và tăng thu nhập của hộ vay vốn. Tuy nhiên, cũng có một số đánh giá ban dầu như sau:
Biểu số 05 :
Kết quả cho vay dự án Việt - Đức (kfw)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số hộ
Số tiền
Số hộ
Số tiền
Tổng dự nợ:
1.940
5.369
2.841
4.394
- Chăn nuôi
1.785
4.991
2.625
3.754
+ Trâu, bò
1.065
4.033
1.597
3.164
+ Lợn
720
958
1.058
590
- Trồng trọt
95
175
105
220
- Dịch vụ
25
85
46
100
- Khác
35
118
65
320
- Lãi suất (%)
0,85
0,85
Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện chương trình dự án hợp tác Việt - Đức của Sở LĐTB và XH Tỉnh Hoà Bình.
Với số tiền tài trợ trên, cùng với các nguồn vốn khác như vốn của NHNg, vốn cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT tỉnh, vốn của một số tổ chức quốc tế khác đã đáp ứng được phần nào cho các hộ đói nghèo phát triển chăn nuôi, trồng trọt, lao động sản xuất, nâng cao đời sống. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng đồng vốn trong việc sản xuất có hiệu quả. Bằng nhiều nguồn vốn cho vay hộ nghèo (trong đó có nguồn vốn của chương trình hợp tác Việt - Đức), tuy là dự án mới thực hiện nhưng cũng đã góp phần vào tiến trình xoá đói giam nghèo của vùng nông thôn miền núi. Tỉnh Hoà Bình trong những năm qua bình quân mỗi năm giảm được 4,6% số hộ nghèo, tương đương trên 4.000 hộ. Cũng từ nguồn vốn này, đã giúp các hộ đói nghèo nhận thức được tự vươn lên có sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng xã hội, không trông chờ ỷ lại sự cứu trợ của cấp trên. Đồng thời, cũng từ những nguồn vốn này, đã đẩy lùi và chấm dứt tệ nạn cho vay nặng lãi ở các địa phương trong tỉnh.
Tuy nhiên quá trình thực hiện cũng nổi lên một số hạn chế sau:
Do đặc thù của vùng núi cao, trình độ dân trí thấp, do đó rất khó khăn khi tiếp cận dự án tín dụng với lãi suất thị trường, mặc dù địa phương đã có chính sách bù chênh lệch vốn Việt - Đức bằng lãi suất vốn NHNg nhưng nguồn vốn này vẫn không giải ngân hết, một số xã được chọn thực thi dự án đã từ chối vì lý do dân không biết vay để làm gì. Việc tuyên truyền phổ biến ý nghĩa mục đích của dự án đến tận người nghèo có nơi, có lúc chưa làm chu đáo, có trường hợp người được vay vốn dự án không biết được vay vốn của tổ chức nào.
- Việc xét duyệt cho vay còn phải qua nhiều cấp trung gian (tổ, nhóm, ban xoá đói giảm nghèo...) trong khi thủ tục vay vốn của NHNo & PTNT lại đơn giản hơn, số tiền được vay cao hơn (từ 5-10 triệu không phải thế chấp tài sản). Vì thế, dân thích vay vốn của NHNo hơn, vừa tiện lợi vừa kịp thời.
- Việc hình thành các nhóm vay vốn, các tổ tương hỗ là cần thiết, song hoạt động của các nhóm, tổ này mới chỉ dừng lại ở việc thu nợ thu lãi. Còn việc trợ giúp lẫn nhau trong sử dụng vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý chi tiêu, tiêu thụ sản phẩm hoặc giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn rất hạn chế.
- Đối với NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình: Việc thẩm định độc lập của Ngân hàng để quyết định cho vay tuy có thực hiện nhưng vẫn thiếu thường xuyên, có nơi chỉ căn cứ vào danh sách của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo để giải ngân. Vì thế, chất lượng của dự án chưa cao, tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích còn nhiều.
- Các chi nhánh NHNo cơ sở chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nguồn vốn này, do đó chưa quan tâm đúng mức để có biện pháp tích cực giải ngân vốn dự án.
Những hộ đói nghèo dân tộc miền núi có nét riêng và đặc biệt bởi điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán lạc hậu về sản xuất và sinh hoạt, sự thiếu hiểu biết và kém khả năng tổ chức sản xuất có hiệu quả, thiếu kiến thức và phương tiện kỹ thuật... để sản xuất có năng suất cao. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của việc hỗ trợ vốn tín dụng phải gắn với các dịch vụ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm... một cách bền vững.
3. Hỗ trợ vốn phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo từ nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh Hoà Bình:
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm các phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo ở trong nước trong mấy năm qua; nghiên cứu kinh nghiệm về hỗ trợ vốn cho người nghèo của một số nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam, ngày 31/ 08/ 1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 525/ TTg về việc thành lập NHNg. Ngày 01/ 01/ 1996 NHNg tỉnh Hoà Bình được thành lập với mạng lưới tổ chức chỉ đạo từ tỉnh xuống gồm 10 huyện, thị và 3 Ngân hàng liên xã.
Với mục đích hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình nghèo (theo tiêu chí của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, XĐGN, NHNg tỉnh Hoà Bình được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh.
Biểu số 06 :
Nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo giai đoạn 1999 - 2000
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Tăng (+), giảm (-)
A. Nguồn vốn:
69.419
98.777
+ 29.358
1. Nguồn vốn TW
Tr.đ
61.750
80.000
+ 18.250
2. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư
Tr.đ
7.666
18.777
+ 11.108
B. Sử dụng vốn:
1. Doanh số cho vay
Tr.đ
24.006
42.831
+ 18.825
2. Dư nợ cuối kỳ
Tr.đ
68.523
94.047
+ 25.524
- DN cho vay hộ nghèo d.tộc TS
36.356
51.037
+ 14.681
- DN cho vay hộ nghèo khu vực III
13.661
18.285
+ 4.624
3. Số lượt hộ được vay
Lượt hộ
10.128
15.428
+ 5.300
4. Số hộ còn dư nợ
hộ
39.009
45.200
+ 6.191
- Hộ dân tộc thiểu số
31.767
36.000
+ 4.233
5. DN b.quân 1 hộ nghèo vay vốn
Tr.đ
2
2,5
+ 0,5
6. Số hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói:
hộ
4.626
4.305
- 321
- Hộ dân tộc thiểu số
3.700
3.444
- 256
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của NHNg.
* Về nguồn vốn:
Là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là những hộ nghèo ở vùng cao, vùng sâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0225.doc