Đề tài Tín dụng thuê mua ở Việt Nam và việc áp dụng trong ngành vận tải biển

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TÍN DỤNG THUÊ MUA 5

I. Lịch sử hình thành và phát triển ” Tín dụng thuê mua” 6

II. Khái niệm và các quan điểm 7

1. Khái niệm : Thoả thuận thuê mua ( Leasing agreement) 7

1.1. Cho thuê vận hành 7

1.2. Thuê tài chính 9

1.2.1. Thời hạn thuê cơ bản 9

1.2.2. Thời hạn gia hạn tùy chọn 9

1.2.3 Phần giá trị còn lại 9

2. Các quan điểm về định nghĩa “Tín đung thuê mua “ 10

2.1. Quan điểm của Công ty tài chính Quốc Tế 11

1.2. Nghị Định 64/CP (9/10/1995) của VN 11

1.3. Nghị Định 16/CP (02/05/2001) 13

 

III. Các hình thức của hoạt động tín dụng thuê mua 14

1. Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên 14

2. Cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên 15

3. Các hình thức đặc biệt 16

3.1. Hợp đồng bán và tái thuê 16

3.2. Thuê mua bắc cầu 18

3.3. Thuê mua liên kết 20

3.4. Thuê mua trợ bán 20

3.5. Thuê mua giáp lưng 20

3.6. Thuê mua trả góp 21

 

PHẦN II: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG THUÊ MUA Ở VIỆT NAM 24

I. Chính sách pháp luật về Tín dụng thuê mua ở Việt Nam 25

II. Khai thông nguồn Cho thuê tài chính ở Việt Nam 36

III. Việc giảm lãi Cho thuê tài chính 38

IV. Cty tài chính Việt Nam được phép “Cho thuê vận hành” 39

V. Thị trường Cho thuê tài chính VN- Không nên dừng lại ở động sản 41

VI.Tình hình Cty CTTC ở VN 42

1. Các Cty Cho thuê tài chính Việt Nam 42

2. Nội dung hoạt động chính của Cty CTTC 43

2.1 Cty CTTC được phép huy động vốn từ các nguồn 43

2.2. Cty CTTC được thực hiện các nghiệp vụ 43

2.3. Hoạt động ngoại hối 43

3. Nguồn vốn của các Cty CTTC – Cánh tay nối dài của các NHTM 43

 

PHẦN III: ÁP DỤNG TÍN DỤNG THUÊ MUA TRONG VẬN TẢI BIỂN

I. Sự lưu thông của hàng hóa và thực trạng vận tải biển của VN 47

1. Thực trạng hoạt động của đội tàu biển VN 47

2. Thị trường hàng hóa và dự báo nhu cầu vận tải trong tương lai 48

3. Vận tải biển với tình hình phát triển ngoại thương 49

II. Sự cần thiết của việc áp dụng “Tín dụng thuê mua” vào ngành vận tải biển 51

1. So sánh các nguồn viện trợ khác trong ngành Vận tải biển 51

2. Việc cần thiết áp dụng Tín dụng thuê mua trong ngành VTB 51

III. Nhu cầu tín dụng thuê mua tại Việt Nam 53

1. Nhu cầu của thị trường Tín dụng thuê mua 53

2. Các nguồn cung cho thị trường Tín dụng thuê mua 57

IV. Lợi ích của Tín dụng thuê mua trong ngành VTB 58

1. Đối với ngành kinh tế Vận tải biển 58

2. Đối với bên cho thuê 60

3. Đối với bên đi thuê 60

 

V. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai Cho thuê tài chính tại Việt Nam trong những năm qua 64

1. Thuận lợi 64

2. Khó khăn 67

 

VI. Định hướng phát triển – Nâng cao việc huy động vốn thông qua hoạt động Cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp VTB 72

Các loại tài sản cần cho thuê tài chính trong điều kiện Vận tải biển Việt Nam hiện nay 75

 

PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 76

I. Nhận xét 77

II. Kiến nghị 78

PHỤ LỤC 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng thuê mua ở Việt Nam và việc áp dụng trong ngành vận tải biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tải biển do sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên không thể có sản xuất dự trữ. Điều này gây nên hậu quả có tính chất kinh tế cho vận tải là trong sản xuất vận tải biển nhất thiết phải có dự trữ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của vận tải ngay cả ở thời kỳ lớn nhất, do đó Thuê mua tài chính - hình thức tài trợ vốn bổ sung bên cạnh các hình thức tài trợ truyền thống, nó có thể giải quyết nhu cầu vốn lưu động lẫn vốn cố định cho các doanh nghiệp Vận Tải Biển. Khi áp dụng tín dụng thuê mua, các nhà đầu tư được nhận nguồn tài trợ với lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu chi phí thực tế trả cho khoản vay, thuận tiện nhanh chóng, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư. Các nhà tài trợ có cơ hội đầu tư vào ngành dầu khí, một ngành kinh tế mũi nhọn và có hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, tiết kiệm thời gian và nhân lực. Trường hợp doanh nghiệp Vận Tải Biển có nhu cầu về vốn lưu động nhưng không giải quyết được bằng phương thức tài trợ cổ điển thì thuê tài chính là một hình thức tài trợ hữu hiệu có thể vừa giải quyết nhu cầu vốn vừa duy trì được cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp. Nền kinh tế Vận Tải Biển Việt Nam đang trên đà phát triển, tín dụng thuê mua đáp ứng nhu cầu về vốn để thực hiện các dự án đầu tư máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển sản xuất nhưng thiếu vốn bắt kịp cơ hội đầu tư. Đối với các doanh nghiệp VTB, hàng hóa thông qua của các Công ty cũng mang tính thời vụ. Có những thời kỳ nhu cầu về tàu thuyền, trang thiết bị xếp dỡ tăng cao do lượng hàng hóa cao nhưng cũng có những lúc máy móc thiết bị, công cụ xếp dỡ bị bỏ không do hàng hóa ít hơn. Vì vậy để khắc phục tình trạng này và cũng để tăng vốn đầu tư, các Công ty VTB đã có hình thức cho thuê định hạn để những lúc lượng hàng cao mà Công ty VTB không có thiết bị xếp dỡ phù hợp hay thiếu phương tiện thì có thể đi thuê của Công ty khác, còn những lúc lượng hàng ít thì công ty có thể cho các nơi khác thuê lại để tránh tình trạng máy móc, thiết bị bỏ không và cũng để tăng nguồn lợi nhuận cho Công ty. Tín dụng thuê mua không tác động đến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, do đó làm cho các chỉ số tài chính vẫn lành mạnh và không ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của Ngân hàng mà doanh nghiệp đã được duyệt, góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp vận tải. Thương mại bằng thuê tài chính giúp các doanh nghiệp vận tải hạn chế rủi ro khi tài sản bị lạc hậu do doanh nghiệp được phép khấu hao nhanh tránh được hao mòn hữu hình lẫn vô hình từ đó giúp cho doanh nghiệp vận tải có thể trang bị được hệ thống các trang thiết bị hiện đại mặc dù khả năng vốn cố định của doanh nghiệp bị hạn chế. Do nghiệp vụ tín dụng thuê mua được các công ty chuyên về cho thuê tài chính thực hiện nên hệ thống các thông tin về giá cả thiết bị, kỹ thuật của thiết bị được đảm bảo cho doanh nghiệp đi thuê. III. thị trường tín dụng thuê mua tại việt nam : 1. Nhu cầu của thị trường Tín dụng thuê mua: Trong tình hình cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cộng đồng với việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thì vai trò của hoạt động tín dụng lại càng quan trọng hơn. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DNNN CỦA TPHCM Nguồn: chi cục tài chính doanh nghiệp TPHCM ( báo thời báo Kinh Tế Sài Gòn số 2/5/2004) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng số DNNN Số DN công ích Số DN sản xuất kinh doanh Số DN có lãi Số DN hoà vốn Số DN lỗ 406 406 350 26 30 396 50 346 344 17 35 382 56 326 332 25 25 Kết quả kinh doanh Doanh thu ( tỷ đồng ) Lãi thực hiện ( trước thuế ) Lỗ ( Cộng dồn ) 27.593 585 568 25.185 625 279 24.653 744 210 Với tình hình hoạt động và quy mô sản xuất kinh doanh như bảng trên đã mô tả thì các doanh nghiệp rất khó huy động được vốn trên thị trường vốn. Tín dụng thuê mua có vai trò quan trọng trong chiến lược tài trợ của các doanh nghiệp, đây là giải pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp lựa chọn trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn tài trợ. Thuê tài chính “bổ sung vào các hình thức mượn vốn để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh” đang được gắn chặt với quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Dự tính, lượng tín dụng vào năm 2010 khoảng 9 tỷ USD, như vậy lượng cho vay trung-dài hạn sẽ khoảng 2,7 đến 3,6 tỷ USD. Từ con số này, và số vốn tự có của doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có thể hình dung ra khả năng mua sắm thiết bị qua con đường thuê tài chính vài năm tới sẽ là cỡ bao nhiêu. Và trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình giao thông đang là ngành có nhu cầu thuê tài chính lớn nhất. Như chúng ta đã biết, thiết bị và công nghệ là “xương sống” của phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhu cầu đầu tư này vô cùng to lớn nhưng vốn ngân sách và vốn tín dụng thường chưa thể đáp ứng được, vì vậy cần tạo lập và mở rộng một loại hình tín dụng thích hợp mà ở đó, DN chỉ cần ít vốn vẫn có thiết bị để sản xuất kinh doanh. Đó chính là tín dụng thuê mua. Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km gần ngang với biên giới đất liền và tương đối phát triển so với diện tích lục địa , trung bình khoảng 100km2 diện tích đất liền thì có 1 km bờ biển, vì vậy vận tải biển nói chung và ven biển nói riêng đóng một vai trò quan trọng mà không có một phương tiện nào có thể thay thế được. Qui mô cảng ngày càng tăng, cuối năm 1995 nước ta chỉ có hơn 70 cảng thì đến nay VN đã xây dựng được hệ thống cảng biển gồm hơn 90 cảng lớn nhỏ với 25.617m cầu bến, trải dài từ Bắc chí Nam. Ngoài ra còncó trên 10 khu chuyển tải để tăng cường khả năng thông qua của cảng và tạo điều kiện cho những tàu có trọng tải lớn ra vào cảng dễ dàng, an toàn. Ngoài ra còn có cảng than và dầu trực thuộc Bộ Năng Lượng. Tuy nhiên qui mô cảng nước ta còn nhỏ so với quốc tế và mức đầu tư đã tăng lên nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Yêu cầu đầu tư cải tạo còn vượt xa khả năng đầu tư, vì vậy tăng cường đầu tư phát triển cảng biển cũng là một nhu cầu cấp thiết. Để thấy rõ triển vọng to lớn về thị trường công trình cảng biển có thể xem bảng dưới đây : CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM TRONG NGÀNH VẬN TẢI BIỂN Tên Hạng Mục Cảng Biển 106 USD Thời Gian Dự Kiến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cảng Cái Lân Cảng Hải Phòng Cảng Đình Vũ (giai đoạn 2) Cảng Đà Nẵng Cảng Tiên Sa Cảng Thị Nại Cảng Cam Ranh hoặc Hòn La Vũng Tàu(Bấn Đình, Sao Mai) Cảng Cái Mép-Thị Vải Cảng Sài Gòn 280 120 14 50 45,974 2 320 320 345 100-120 1997-2010 2004-2008 2005-2007 1995-1998 2001-2005 2004-2006 1997-2010 1996-2005 2004-2010 1995-2000 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG VÀ KINH PHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THUỶ TÊN DỰ ÁN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 1996 - 2000 2001 - 2010 A Dự án vận tải đường sông 1 Nâng cấp cụm cảng Hà Nội-Khuyến Lương Đạt 2,5 triệu tấn/năm 3 triệu tấn/năm 2 Nâng cấp cụm cảng Ninh Bình- Ninh Phú 1,5 triệu tấn/năm 2 triệu tấn/năm 3 Nâng cấp cụm cảng Hoà Bình - Việt Trì 1,5 triệu tấn/năm 3 triệu tấn/năm 4 Nâng cấp cụm cảng Tân Thuận 3 triệu tấn/năm 5 triệu tấn/năm 5 Xây các cảng mới 4 triệu tấn/năm 6 triệu tấn/năm 6 Đóng tàu mới, sà lan, vận tải 1 triệu tấn/năm 2 triệu tấn/năm B Dự án vận tải biển 1 Nâng cấp và xây mới cụm cảng phía Bắc (Hải Phòng-Cái Lân) Đạt 16 triệu tấn/năm 44,5 triệu tấn/năm 2 Nâng cấp và xây mới cụm cảng miền Trung (Đà Nẵng- Dung Quất-Qui Nhơn) 6,6 triệu tấn/năm 30 triệu tấn/năm 3 Nâng cấp và xây mới cụm cảng miền Nam (Sài Gòn- Thị Vải-Cần Thơ) 18,2 triệu tấn/năm 53 triệu tấn/năm 4 Xây cảng dầu thô 25 triệu tấn/năm 40 triệu tấn/năm 5 Xây dựng cảng hàng quá cảnh 4,5 triệu tấn/năm 12 triệu tấn/năm 6 Xây dựng đội tàu vận tải biển 1,5 triệu tấn/năm 3 triệu tấn/năm 7 Mua, thuê tàu chở dầu cỡ lớn 2 tàu 85.000 tấn C Tổng đầu tư dự kiến 1400 triệu USD 3600 triệu USD QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2010 Bộ Kế Hoạch Đầu Tư vừa trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch vận tải biển Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Theo dự tính, nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu giai đoạn 2003-2010 lên tới 32.313 tỷ đồng, trung bình khoảng 4.500 tỷ đồng/năm. Bộ KHĐT kiến nghị Chính phủ, từ năm 2003 đến năm 2010, cho phép Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam giữ lại tồn bộ thuế thu nhập hàng năm để bổ sung nguồn vốn cho phát triển đội tàu. Với mức vốn đầu tư lớn, dự kiến thị phần vận chuyển hàng hố XNK của đội tàu cơng nghiệp tăng 10-15%, tăng gấp 2,5 lần vào năm 2010. (theo TBKTVN) ĐỘI TÀU TRỌNG TẢI ( năm 2010) Đội tàu xa biển 3.550.000 DWT Đội tàu ven biển 847.000 DWT Đội tàu Container Trên 2000 TEUs Đội tàu chở dầu 280.000 DWT Tàu chở hàng rời đi khu vực Châu Á 15.000 – 20000 DWT Tàu chở hàng container đi khu vực Châu Á 1000 -3000 TEUS Trên cơ sở các loại tàu vận tải hợp lý, chúng ta lập quy hoạch phát triển đội tàu đến năm 2010 dựa trên luồng hàng vận chuyển, năng suất vận tải bình quân như sau : Theo như qui hoạch phát triển vận tải biển VN đến 2010 – 2020 thì từ 2003 – 2005, các doanh nghiệp vận tải biển VN cần đầu tư đóng mới và mua tàu đang kinh doanh từ nước ngoài là 102 tàu các loại có trọng tải từ 1000 đến 100.000 tấn. Tuy nhiên, trong 2004, các nhà máy đóng tàu của VN như Bạch Đằng, Hạ Long… chỉ đủ khả năng đáp ứng cỡ tàu trọng tải 12.500 tấn và đang nâng cấp thiết bị để đóng tàu 22.500 tấn. Nhu cầu bổ sung cho đội tàu đến năm 2010 là 115 chiếc với tổng trọng tải 1.286.000 DWT, trong đó tàu hàng rời 24 chiếc đạt 131.000 DWT, tàu bách hoá là 44 chiếc đạt 392.000 DWT, tàu container 28 chiếc với trọng tải 40.000 DWT. Đội tàu tổng công ty hàng hải theo quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt định hướng đến năm 2010 sẽ phát triển 75 chiếc với 938.000 DWT đồng thời một số tàu cũ cần thanh lý. Đối với tuyến nội địa sử dụng tàu dưới 5.000 DWT đóng trong nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đầu tư khai thác . Đối với cỡ tàu lớn chạy tuyến quốc tế các doanh nghiệp nhà nước sẽ đầu tư mua sắm thông qua các hình thức như vốn tự có, vay tín dụng, ưu đãi hay thuê mua trả chậm. Vì nguồn vốn của các doanh nghiệp hiện nay không lớn lắm, chưa thể đáp ứng được một các hoàn toàn kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó thì nguồn vốn vay trung – dài hạn ngày càng hạn chế. Mặt khác nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị là loại đầu tư trung và dài hạn nhưng trong điều kiện hiện nay, các định chế tài chính thường không muốn cho vay trung và dài hạn, bởi: Do thời hạn cho vay dài, các khoản cho vay trung và dài hạn chứa đựng những khả năng tiềm tàng xuất hiện nhiều rủi ro hơn các khoản cho vay ngắn hạn. Do các khoản cho vay trung và dài hạn có hiệu quả thấp nên các định chế tài chính không cố gắng huy động. Do đó ta có thể hình dung ra được lượng nhu cầu về tín dụng thuê mua đối với Vận Tải Biển trong những năm tới sẽ phát triển mạnh đến như thế nào. 2. Các nguồn cung cho thị trường Tín dụng thuê mua: Quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường là khi đã có cầu thì tất sẽ có cung. Như đã phân tích ở trên, lượng nhu cầu của thị trường rất lớn do đó chắc chắn sẽ hứa hẹn một nguồn cung phong phú trong tương lai. Theo quy chế của chính phủ thì nguồn cung cho thị trường thuê tài chính là các công ty cho thuê tài chính có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoạt động. Và theo quy chế của Chính phủ, chương II, mục I, điều 5 quy định rõ ràng: “Công ty cho thuê tài chính là một loại công ty tài chính hoạt động chủ yếu là cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam bao gồm : Công ty cho thuê tài chính do Ngân hàng, do Công ty tài chính hoặc do Công ty tài chính cùng với doanh nghiệp khác của Việt Nam thành lập. Công ty cho thuê tài chính thành lập do liên doanh giữa một bên là Việt Nam gồm một hoặc nhiều Ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp khác với một bên là nước ngoài gồm một hoặc nhiều Ngân hàng, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tài chính quốc tế. Công ty cho thê tài chính 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng, công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính nươc ngoài.” Một số công ty cho thuê tài chính chủ lực tại TP HCM. Công ty VENA LEASING ( 63 Nguyễn Trãi- Quận 5 TPHCM) Công ty cho thuê tài chính LEACO ( chi nhánh của ngân hàng ngoại thương VietcomBank ) Công ty cho thuê tài chính KEXIM Việt Nam ( 34 Lê Duẩn ) Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam Công ty cho thuê tài chính 1 và 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Công ty cho thê tài chính ANZ V– TRAC ( liên doanh giữa hai đối tác là ngân hàng ANZ Việt Nam và đại lý độc quyền Cartepilla tại Việt Nam ( V- Trac ) Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam ( 29 Lê Duẩn ) Công ty cho thuê tài chính II (BLC II) thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (146 Nguyễn Công Trứ _ Q.1_ TP.HCM) Các phòng cho thuê tài chính – bước chuẩn bị của các định chế tài chính trong nước. Các nguồn khác trong tương lai: Các định chế tài chính quốc tế cũng đã và đang tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị thành lập khi có đủ điều kiện và cơ sở pháp lý. Khi có sự cho phép của Nhà nước, hệ thống luật riêng rẽ liên quan tới cho thuê tài chính được ban hành đầy đủ, họ sẽ tham gia kinh doanh ở thị trường cho thuê tài chính Việt Nam. Các tổ chức này bao gồm: Các công ty cho thuê tài chính thuộc khối ASEAN Công ty cho thuê tài chính Phương Đông- Nhật Bản Các công ty cho thuê tài chính Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc…… Hiện nay, do thị trường máy móc thiết bị Việt Nam còn khá mới mẻ, hệ thống pháp lý, thuế khoá chưa hoàn chỉnh, các chính sách ưu đãi chưa được quy dịnh cụ thể và tính khuyến khích chưa cao. Hơn nữa, thuê mua máy móc thiết bị, tài sản phương tiện sản xuất chưa phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam và nhất là chưa có sự hoạt động của nhiều công ty cho thuê tài chính quốc tế, do đó mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa gay gắt. Trên một thị trường hoàn toàn mới và chưa được khai thác này, nếu doanh nghiệp nào có mặt trước sẽ tận dụng và nắm bắt các cơ hội ban đầu và như thế sẽ tạo được chỗ đứng thuận lợi và vững chắc trong tương lai. Đây cũng chính là lý do mà nhiều công ty cho thuê tài chính quốc tế và hầu hết các định chế tài chính lớn trong nước đều đã đang xúc tiến triển khai hoạt động kinh doanh cho thuê tài chính. IV. Lợi ích của hoạt động thuê tài chính trong ngành vận tải Biển: Hiện nay, tín dụng thuê mua là một trong những hình thức khá phát triển trên Thế giới. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động thuê mua phát triển mạnh mẽ là do những lợi ích mà chúng đem lại cho nền kinh tế nói chung và cho các bên tham gia vào loại hình tài trợ này nói riêng. 1. Đối với nền kinh tế vận tải biển: Thuê mua góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế: Nền kinh tế đất nước ta hiện nay đang cần một lượng vốn rất lớn cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sức mạnh của nền công nghiệp hóa nằm chủ yếu ở trang thiết bị, đặc biệt là trong ngành vận tải thì nhu cầu cho việc đổi mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng cao. Tuy nhiên ở hầu hết các doanh nghiệp, nhiều máy móc đã bị hư hỏng, lỗi thời dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao. Để cạnh tranh doanh nghiệp cần được trang bị lại để có thể nâng cao sản lượng, chất lượng hàng hóa, giành ưu thế trong xuất khẩu. Với sự đa dạng của mình, loại hình tín dụng thuê mua đã đáp ứng được yêu cầu vốn riêng biệt cho từng doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có nhu cầu cao về vốn trung và dài hạn. Do tính chất của tín dụng thuê mua có mức độ rủi ro thấp, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn so với các hình thức tín dụng khác nên thuê mua có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân và nhất là các định chế tài chính đầu tư vốn để kinh doanh. Do đó, hoạt động thuê mua đã huy động được những nguồn vốn lớn nhàn rỗi từ dân cư qua hình thức tiết kiệm, hay từ trong nội bộ nền kinh tế, thậm chí thu hút được vốn từ các lãnh vực đầu tư khác. Mặt khác, trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày nay, tín dụng thuê mua góp phần giúp các quốc gia thu hút các nguồn vốn quốc tế cho nền kinh tế thông qua các loại máy móc thiết bị cho thuê mà các quốc gia đó nhận được, Đồng thời, hình thức thu vốn đầu tư nước ngoài này không làm gia tăng nợ nước ngoài cho quốc gia nhận được thiết bị cho thuê. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, tín dụng thuê mua ngày càng phát huy tác dụng mạnh mẽ bởi việc tích luỹ vốn của các nền kinh tế này thường gặp khó khăn, do các doanh nghiệp đều thuộc loại vừa và nhỏ, thu nhập quốc dân thấp, hiệu quả nền kinh tế thấp nên tín dụng thuê mua có thể thu hút vốn quốc tế giúp các doanh nghiệp hiện đại hoá sản xuất, gia tăng công suất, hiệu quả, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Thuê mua góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật: Thông qua hoạt động của tín dụng thuê mua, các loại máy móc thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư. Đối với các quốc gia chậm phát triển, nếu có những biện pháp đúng đắn, đồng bộ và toàn diện thì tác dụng của tín dụng thuê mua còn mạnh mẽ hơn nhiều. Nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ ngày nay, việc đầu tư công nghệ một cách kịp thời, nhanh chóng đối với các nền kinh tế chậm phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Nếu có chính sách đúng đắn thì hoạt động thuê mua có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Tóm lại, thuê tài chính thông qua những hoạt động của mình sẽ góp phần thu hút vốn từ bên ngoài vào cho nền kinh tế, thúc đẩy kỹ thuật, đổi mới công nghệ đồng thời góp phần đa dạng các tổ chức tài chính cung ứng nguồn tín dụng trung – dài hạn, là cơ sở cho việc tạo lập thi trường vốn vững chắc sau này. Đối với bên cho thuê: Tín dụng thuê mua là hình thức tài trợ mức độ an toàn cao: Trong suốt thời hạn cho thuê, người cho thuê tài chính có quyền sở hữu pháp lý đối với thiết bị thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản bên đi thuê. Nếu xét thấy bên đi thuê có hành vi vi phạm hợp đồng, người cho thuê có thể thu hồi lại tài sản bất cứ lúc nào. Như vậy người cho thuê có thể tránh được những thiệt hại, mất vốn tài trợ. Trong khi đó đối với nhiều hình thức tài trợ khác, người tài trợ khó thực hiện được các biện pháp này. Khi tiến hành tài trợ thông qua thuê mua sẽ đảm bảo cho khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người tài trợ đã yêu cầu. Nhờ vậy đảm bảo khả năng trả nợ của người vay. Trong trường hợp doanh nghiệp đi thuê lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản thuê tài chính không bị phát mãi mà vẫn đảm bảo tính sở hữu hợp pháp của chủ cho thuê đối với tài sản. Phương thức kinh doanh thuê mua cho phép người cho thuê linh hoạt trong kinh doanh: Thuê tài chính là một hình thức tài trợ bổ sung bên cạnh những hình thức tài trợ truyền thống mà Ngân hàng đã có. Do đó nó làm hoạt động của Ngân hàng thêm phong phú, việc sử dụng đồng vốn thêm linh hoạt và có hiệu quả. Trong thời gian diễn ra giao dịch thuê mua, vốn tài trợ được thu hồi dần cho phép người cho thuê tái đầu tư chúng vào hoạt động kinh doanh sinh lời và giữ vững nhịp độ hoạt động. Người cho thuê do tập trung vào lãnh vực hẹp của họ nên có điều kiện đầu tư theo chiều sâu cả về kiến thức kinh tế kỹ thuật và kỹ năng nghiệp vụ tín dụng. Do đó có thể ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ. 3. Đối với bên đi thuê : Bên thuê ở đây là các Công ty VTB hay rộng hơn nữa là các Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh lực khác trong xã hội. 3.1. Người đi thuê được tài trợ toàn bộ số tiền đầu tư : Người đi thuê được tài trợ toàn bộ số tiền đầu tư ( 100% chi phí đầu tư) tài sản đảm bảo ít hơn so với di vay ngân hàng, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng so với các loại tài trợ khác như đi vay để mua tài sản, mua tài sản trả chậm có sự bảo lãnh của ngân hàng. Bởi lẽ người cho thuê giữ lại quyền sở hữu tài sản, cho phép người cho thuê dễ dàng lấy lại tài sản trong trường hợp hợp đồng không được tuân thủ. Nhờ tài trợ 100% vốn nên cho phép người đi thuê thực hiện những đầu tư cần thiết nhưng chưa được dự kiến và nắm bắt cơ hội tốt nhất của thị trường mà không làm đảo lộn cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Việc tài trợ cho thuê tài chính do các công ty cho thuê tài chính chuyên nghiệp thực hiện nên các doanh nghiệp VTB có khả năng đưa các quyết định nhanh hơn so với các nhà tài trợ khác và hình thức tài trợ này không yêu cầu thế chấp tài sản nên doanh nghiệp thuê tài chính không cần xem xét đánh giá kỹ lưỡng như ngân hàng nên quá trình xử lý hồ sơ tài trợ được tiến hành nhanh chóng. 3.2. Bên thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư: Trong quá trình kinh doanh, nhu cầu tăng công suất của các doanh nghiệp có thể được đặt ra bất cứ lúc nào . Việc áp dụng các nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn vốn tích lũy. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn. Nếu đi vay theo tín dụng thông thường lại thiếu tài sản thế chấp. Đối với các doanh nghiệp VTB, hàng hóa thông qua của các Công ty cũng mang tính thời vụ. Có những thời kỳ nhu cầu về tàu thuyền, trang thiết bị xếp dỡ tăng cao do lượng hàng hóa cao nhưng cũng có những lúc máy móc thiết bị, công cụ xếp dỡ bị bỏ không do hàng hóa ít hơn. Vì vậy để khắc phục tình trạng này và cũng để tăng lợi nhuận, các Công ty VTB đã có hình thức cho thuê định hạn. Vì thế thông qua tín dụng thuê mua, các doanh nghiệp có thể từ tay không mà vẫn có được máy móc thiết bị phục vụ yêu cầu của sản xuất và sau mo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTín dụng thuê mua ở Việt Nam và việc áp dụng trong ngành vận tải biển (102trang).doc
Tài liệu liên quan