Đề tài Tình hình cán cân thanh toán ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Lý thuyết chung về cán cân thanh toán 2

1. Khái niệm chung 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Ý nghĩa của cán cân thanh toán 2

1.3. Trạng thái thặng dư và thâm hụt của cán cân 3

2. Nội dung của cán cân thanh toán 3

2.1. Cán cân vãng lai 3

2.2. Cán cân vốn 7

2.3. Lỗi và sai sót 8

2.4. Cán cân tổng thể 9

2.5. Cán cân bù đắp chính thức 9

3. Ý nghĩa của một số cán cân chủ yếu 10

3.1.Cán cân thương mại 10

3.2. Cán cân vãng lai 10

3.3. Cán cân tổng thể 12

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán 13

5. Điều chỉnh cán cân thanh toán 14

5.1. Khi cán cân bội thu 14

5.2. Khi cán cân bội chi 15

II. Tình hình cán cân thanh toán ở Việt Nam 17

1. Tổng quan tình hình kinh tế 17

2. Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian qua 18

2.1. Cán cân vãng lai và thâm hụt thương mại. 18

2.2. Cán cân vốn và cán cân tổng thể 20

2.3. Dự trữ ngoại tệ. 22

3. Những nguy cơ tiềm ẩn 22

4. Các chính sách tác động đến cán cân thanh toán 25

4.1. Các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán. 25

4.2. Các biện pháp đối với môi trường kinh tế vĩ mô. 27

KẾT LUẬN 29

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình cán cân thanh toán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều hạng mục phong phú và chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối…Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, các nguồn vốn có thể tự do tru chuyển trong thời gian ngắn và chi phí thấp. Điều này khiến cho cán cân vốn ngắn hạn trở nên có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán nói chung của một quốc gia. Một nguyên nhân chính khiến cho các luồng vốn ngắn hạn tăng lên nhanh chóng là xu hướng thả nổi tỷ giá sau năm 1973, cũng như chính sách kinh tế tài chính thị trường tự do cùng xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Chuyển giao vốn một chiều là hạng mục bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho các mục đích đầu tư và các khoản nợ được xóa. 2.3. Lỗi và sai sót Như đã trình bày, do áp dụng nguyên tắc hạch toán kép nên cán cân thanh toán luôn được cân bằng. Số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Hạng mục nhầm lẫn và sai sót thống kế bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có nhầm lẫn, không được chính xác. 2.4. Cán cân tổng thể Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối, thì cán cân tổng thể bằng tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá trình thu thập số liệu và lập cán cân thanh toán, do đó thường phát sinh nhầm lẫn và sai sót. Do đó, cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn và hạng mục nhầm lẫn sai sót trong thống kê. Cán cân tổng thể= Cán cân vãng lai+ cán cân vốn+ Nhầm lẫn và sai sót 2.5. Cán cân bù đắp chính thức Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các hạng mục: - Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia - Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác - Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân. Theo quy tắc, cán cân thanh toán được lập trên cơ sở vị thế của nền kinh tế, tức là không tính đến những hoạt động của ngân hàng trung ương(NHTW). Tuy nhiên, với vai trò điều tiết nền kinh tế của mình, ngân hàng trung ương cần ra tay tác động vào cán cân nhằm đạt được một số mục tiêu nhất định như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá…Những can thiệp này sẽ được ghi lại trong mục bù đắp chính thức, với vai trò của ngân hàng trung ương giống như người không cư trú do ngân hàng trung ương không được tính là một phần của nền kinh tế. Khi NHTW can thiệp bán ra ngoại tệ, làm cho dự trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng cung ngoại hối cho nền kinh tế nên được ghi co (+). Ngược lại, khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào, làm cho dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với nền kinh tế ta ghi nợ (-). Khi cán cân tổng thể thặng dư, cán cân bù đắp chính thức là âm. Điều này là vì NHTW đã tiến hành mua ngoại tệ vàom nghĩa là tăng cầu ngoại tệ đối với nền kinh tế, đồng thời làm dự trữ ngoại hối tăng. Còn khi cán cân tổng thể thâm hụt, cán cân bù đắp chính thức là dương do khi này, NHTW sẽ bán ra ngoại tệ, tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế đồng thời giảm dự trữ ngoại hối. 3. Ý nghĩa của một số cán cân chủ yếu 3.1.Cán cân thương mại Chệnh lệch cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa. Là bộ phận chính của cán cân vãng lai, nó phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai, từ đó làm cơ sở cho việc dự báo và đánh giá nền kinh tế. Trạng thái thâm hụt hay thặng dư của cán cân thương mại có thể được dùng để đánh giá tình hình thương mại quốc tế cũng như trình độ cạnh tranh của hàng hóa trong nước và hàng xuất khẩu của một quốc gia. Với các nước đang phát triển, tình trạng nhập siêu là phổ biến do tính cạnh tranh của hàng hóa chưa cao. 3.2. Cán cân vãng lai Cán cân vãng lai bao gồm cả cán cân vô hình và cán cân hữu hình, nên nhìn tổng thể thì nó có ý nghĩa quan trọng hơn cán cân thương mại. Nếu cán cân thặng dư, điều đó có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú là lớn hơn so với khoản chi bỏ ra cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú tăng lên. Ngược lại, nếu thâm hụt có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người không cư trú giảm xuống. Trạng thái của cán cân vãng lai luôn là một bộ phận không thể thiếu trong phân tích vĩ mô đối với một nền kinh tế. Trạng thái của cán cân vãng lai có khả năng ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp đến các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Những biến động của cán cân vãng lai phản ánh những diễn biến trong thương mại quốc tế, về tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Trạng thái của cán cân vãng lai phản ánh một phần lớn nguồn cung cầu ngoại tệ trong ngắn hạn và mức độ phát triển, canh tranh của nền kinh tế. Do đó, nó có thể ảnh hưởng nhanh chóng đến tỷ giá và các chỉ tiêu khác của nền kinh tế. Cán cân vãng lai là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách xuất nhập khẩu trong một thời gian cho nền kinh tế như chính sách xuất nhập khẩu như thuế quan, hạn ngạch, hàng rào bảo hộ hay khuyến khích xuất khẩu… nhằm tác động vào thương mại quốc tế để đạt được mục đích trong từng thời kỳ. Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái của cán cân vãng lai là lý tưởng để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia. Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái nợ tổng nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai cân bằng cho thấy tổng nợ quốc gia là không thay đổi. Cán cân thặng dự phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối với phần còn lại của thế giới được tăng lên, ngược lại cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối với nước ngoài tăng lên. 3.3. Cán cân tổng thể Cán cân tổng thể có ý nghĩa quan trọng, bởi nó cho biết số tiền mà một quốc gia phải trả hay có thể sử dụng trong mua bán ngoại hối dự trữ. Phần thâm hụt của cán cân tổng thể chính là phần mà NHTW phải bù đắp bằng cách bán ra ngoại hối, làm giảm dự trữ và ngược lại, NHTW mua vào ngoại hối tăng dự trữ khi cán cân tổng thể thặng dư. Nếu một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể kéo dài, thì chính phủ có thể sẽ không đủ sức tài trợ cho những mất mát và gây ra trạng thái bất ổn trong nền kinh tế. Trạng thái của cán cân tổng thể là căn cứ quan trọng đối với các nước có chế độ tỷ giá cố định, bởi NHTW phải dựa vào trạng thái của cán cân tổng thể mà đánh giá cung cầu ngoại tệ, từ đó đánh giá các áp lực dẫn đến phải nâng giá hay phá giá đồng nội tệ. Trong hệ thống tỷ giá cố định, một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn hơn cầu, do đó để tránh phá giá, NHTW phải bán ngoại tệ để tăng sức cầu nội tệ. Tuy nhiên, khi phân tích cán cân tổng thể cũng cần đánh giá toàn diện trạng thái của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Nhiều trường hợp, thâm hụt cán cân tổng thể chưa hẳn là nguy hiểm cho nền kinh tế, nếu như chính phủ đang thi hành chính sách tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Như vậy, mặc dù trong ngắn hạn, cán cân tổng thể bị thâm hụt, ngoại tệ chảy ra nước ngoài nhưng sự thâm hụt này lại hứa hẹn những nguồn thu ổn định trong tương lai. Hoặc khi cán cân tổng thể cân bằng hoặc có thặng dư, nhưng trong đó những thâm hụt của cán cân thương mại hay cán cân vãng lai được bù đắp bằng nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ngắn hạn thì phải nhận thức được nền kinh tế có những nguy cơ tiềm tàng, sức cạnh tranh của thương mại trong nước kém hay nguy cơ khi nguồn vốn ngắn hạn tháo chạy sẽ gây náo loạn trong nền kinh tế… 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào tình trạng bội chi hoặc bội thu. Tình trạng này không cố định theo thời gian mà luôn luôn thay đổi vị trí. Các yếu tố ảnh hưởng đến CCTTQT đó là: cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị của đất nước, khả năng trình độ quản lý kinh tế của chính phủ. Cán cân mậu dịch là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Ví dụ như: - Thương mại hữu hình: là một trong những hạng mục thường xuyên của BOP. Tùy theo trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà có một số quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu. - Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch. Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới. Lạm phát :Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, thực chất khi lạm phát tăng, khối lượng xuất khẩu giảm nhưng giá tăng, do đó giá trị xuất khẩu không thể hiện rõ ràng là tăng hay giảm. Do vậy, thực chất tác động của lạm phát là không rõ ràng và khó mà tính toán được. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng, bao gồm cả việc tăng tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu khiến nhập khẩu lấn át xuất khẩu trong cán cân thương mại. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm. Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia: Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế, đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển. Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ: Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận. 5. Điều chỉnh cán cân thanh toán 5.1. Khi cán cân bội thu Khi cán cân bội thu, hướng điều chỉnh của chính phủ là tăng dự trữ ngoại hối và tăng đầu tư ra nước ngoài của quốc gia, thường là dưới dạng chứng khoán. Điều chỉnh tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia thực chất chính là việc NHTW tiến hành nghiệp vụ mua vào lượng ngoại tệ bội thu, nhằm giảm nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đồng thời tăng dự trữ ngoại hối, tăng tính ổn định cho nền kinh tế. Khi chính phủ thực hiện tăng đầu tư ra nước ngoài, cán cân thanh toán được cải thiện theo hướng tăng xuất khẩu của cán cân vốn, lấy phần đó bù đắp cho phần thặng dư của cán cân bộ phận khác. Nếu như chính phủ tăng cường đầu tư ra nước ngoài thì đương nhiên không thể tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia, tuy nhiên lại hứa hẹn những khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trong những thời gian tới. Khi lựa chọn đầu tư trong trường hợp này, chứng khoán ngắn hạn thường được ưa thích bởi có tính thanh khoản cao, có thể nhanh chóng được chuyển thành tiền khi có nhu cầu để bù đắp cho lượng dự trữ ngoại hối sẵn có của quốc gia. 5.2. Khi cán cân bội chi Khi cán cân bội chi, nền kinh tế có nguy cơ cao hơn nhiều so với khi bội thu, vì vậy các biện pháp điều chỉnh cũng phức tạp hơn. Có một số biện pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tác động khi cán cân tổng thể bội chi. Thứ nhất, chính sách cắt giảm chi tiêu có thể được áp dụng. Việc cắt giảm chi tiêu, đặc biệt chi cho hàng nhập khẩu sẽ giúp hạn chế thâm hụt thương mại và được thực hiện thông qua những chính sách tài khóa và tiền tệ. Với chính sách tài khóa, trước hết chính phủ tự thực hiện tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu của mình. Ngoài ra, chính phủ có thể áp dụng thuế, tăng thuế thu nhập, hay thuế đối với một số loại hàng hóa để hạn chế tiêu dùng của người dân. Với chính sách tiển tệ, NHTW có thể thực hiện thay đổi lãi suất hay nghiệp vụ thị trường mở. Thay đổi lãi suất, NHTW có thể thu hút được nguồn ngoại tệ nước ngoài đổ vào trong nước để hưởng chênh lệch lãi suất, cải thiện cán cân vốn. Ngoài ra, thay đổi lãi suất sẽ tác động đến giá cả hàng hóa, cụ thể lãi suất tăng, lạm phát trong nước cũng tăng và đồng nội tệ trở nên mất giá, từ đó kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại và cán cân dịch vụ. Nghiệp vụ thị trường mở thực chất là việc NHTW tiến hành bán ra ngoại tệ để tăng cung cho thị trường, giúp bình ổn tỷ giá và nghiệp vụ này được phản ánh trong cán cân bù đắp chính thức. Thứ hai là chính sách tăng cường thu hút vốn, nhằm cải thiện theo hướng cải thiện cán cân vốn. Các biện pháp tăng cường thu hút vốn bao gồm tăng lãi suất, tích cực đi vay và tìm viện trợ nước ngoài, tạo môi trường đầu tư lành mạnh , thủ tục đơn giản thuận tiện để thu hút nhà đầu tư. Khi áp dụng những chính sách thu hút vốn, các nhà lập pháp cần chú trọng đến cơ cấu giữa vốn dài hạn và ngắn hạn, và những tác động cá biệt của những chính sách điều hành tới từng loại vốn. Thu hút nhà đầu tư bằng cách tạo môi trường đầu tư lành mạnh, đơn giản hóa thủ tục là biện pháp lâu dài, tuy nhiên phải cần nhiều thời gian mới có thể thực hiện và phát huy tác dụng. Biện pháp thứ ba là chính sách tỷ giá. Do tính chất phản ánh những giao dịch với nước ngoài, những biến động về tỷ giá và chính sách tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán. Thực hiện chính sách tỷ giá như tăng tỷ giá, bán ngoại tệ trên thị trường mở sẽ hạn chế tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bù đắp thâm hụt. Tuy nhiên, cũng như chính sách lãi suất, thay đổi tỷ giá có thể tác động đến nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế mà rất khó có thể kiểm soát, do vậy khi thực hiện cần hết sức cẩn trọng. Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng những biện pháp hành chính đề can thiệp. Những biện pháp hành chính có thể đưa ra như dựng hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch, đặt hạn ngạch… để hạn chế nhập khẩu, hay khuyến khích xuất khẩu bằng cách trợ giá, cấp tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ về các yếu tố… hay thi hành chính sách quản chế ngoại hối chặt chẽ, khiến cho đồng ngoại tệ khó di chuyển trên thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, thực hiện những biện pháp hành chính có thể vấp phải sự phản đối của các quốc gia khác trên thế giới, có thể dẫn đến bất đồng hay bị áp thuế, hạn chế xuất khẩu. Biện pháp cưỡng bách là con bài cuối cùng của các quốc gia khi lâm vào tình trạng thâm hụt triền miên. Biện pháp cưỡng bách bao gồm xuất dự trữ trả nợ, hoặc khi không còn khả năng trả nợ, chính phủ sẽ buộc phải tuyên bố vỡ nợ. Khi tuyên bố vỡ nợ, quốc gia đó sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề, như chịu phụ thuộc vào các quốc gia đứng ra trả nợ thay. Nếu không có quốc gia nào đứng ra trả nợ, quốc gia đó sẽ phải chịu trừng phạt của quốc tế, như cấm vận, đóng cửa biên giới và chịu cô lập trong thời gian dài. II. Tình hình cán cân thanh toán ở Việt Nam 1. Tổng quan tình hình kinh tế Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua có nhiều biến động sâu sắc. Sau thời kỳ phát triển nhanh chóng, trong năm 2007-2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng nổ và lan rộng ra khắp thế giới, gây những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ, kéo theo thị trường chứng khoán phái sinh, các ngân hàng thực hiện cho vay nhà đất lâm vào tình trạng khó khăn, một loạt các ngân hàng trong nước và quốc tế khác phá sản hoặc bị quốc hữu hóa. Thị trường tài chính chao đảo, thị trường tín dụng đóng băng, nguồn vốn khó khăn kéo thị trường chứng khoản giảm mạnh. Nửa đầu năm năm 2008, lạm phát liên tục tăng cao khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thị trường và cắt giảm chi tiêu. Hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, một loạt các công ty phá sản, cắt giảm nhân công và thu hẹp sản xuất khiến những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Nhật và nhiều nước EU rơi vào suy thoái. Trong suốt thời gian khủng hoảng và suy thoái cho tới nay, các ngân hàng trung ương không ngừng cắt giảm lãi suất và đưa ra các gói kích thích trợ giúp các công ty và nền kinh tế, nhưng nhiều nhà kinh tế dự đoán, cuộc suy thoái sẽ còn kéo dài và tình hình sẽ chỉ có khả năng bắt đầu khá hơn vào cuối năm 2009. Với tình hình kinh tế thế giới như vậy, những diễn biến trong nền kinh tế Việt Nam cũng không mấy khác biệt. Những năm gần đây, nền kinh tế mở cửa đón nhận các nguồn vốn nước ngoài chảy vào ồ ạt, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, khiến cho thị trường phát triển quá nóng và có dấu hiệu thị trường bong bóng. Đến cuối năm 2007, đầu năm 2008, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán lao dốc, đe dọa tính thanh khoản của các ngân hàng vốn đã mở rộng cho vay quá nhiều vào chứng khoán và bất động sản. Tín dụng và đầu tư bị thắt chặt. Nửa đầu năm 2008, lạm phát tăng cao chóng mặt do tác động của giá nhiên liệu thế giới leo thang và có những dấu hiệu không kiểm soát được. Lãi suất cho vay quá cao, có lúc lên tới 21%, tính thanh khoản của hệ thống kém khiến cho việc tiếp cận với nguồn vốn vay của các công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng với diễn biến kinh tế của thế giới, những tháng gần đây, lạm phát và lãi suất đã xuống thấp. GDP năm 2008 sau khi giảm mục tiêu từ hơn 9%, xuống còn 8% và chỉ đạt được 6.4%. Tuy chưa rơi vào suy thoái, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP suy giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nhập siêu lớn cùng với nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn cho thấy, nền kinh tế Việt Nam có những nguy cơ tiểm ẩn. 2. Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian qua 2.1. Cán cân vãng lai và thâm hụt thương mại. Trong những năm vừa qua, từ khi gia nhập WTO, tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, tình hình xuất nhập khẩu có nhiều tiến triển, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng, thâm hụt thương mại kéo dài. Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu kéo dài và chưa có dấu hiệu cải thiện tình hình. Trong giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu ở mức cao, bình quân 17,4%/ năm. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 37 tỷ USD, chiếm tới 70,2% GDP, tăng 15,7%. Nhập khẩu những năm sau tiếp tục ở mức cao, năm 2006, nhập khẩu chiếm 73,6% GDP, năm 2007 chiếm 85,7% và năm 2008 có thể lên đến 91% GDP. Trong khi đó, xuất khẩu tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều, năm 2006 chiếm 63,8% GDP, năm 2007 chiếm 68.3% GDP và năm 2008 ước tính 69% GDP. Như vậy, thâm hụt thương mại vẫn ở mức cao, một phần do tác động của việc gia nhập WTO. Khi các hàng rào thuế quan dần bị gỡ bỏ, hàng hóa trong nước và hàng xuất khẩu đang ngày càng dễ dàng di chuyển theo quy luật thị trường tự do cạnh tranh, hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao do các yếu tố chất lượng, giá thành và cả cơ cấu xuất khẩu. Nhóm ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như điện tử và linh kiện, vi tính, dây điện và dây cáp điện,… có chiếm tỷ lệ thấp trong kim ngạch xuất khẩu do trình độ kỹ thuật của nước ta chưa cao. Hàng dệt may, giày dép chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch chủ yếu do lợi thế giá rẻ. Tuy nhiên, nhóm ngành này khó có tiềm năng phát triển xuất khẩu bởi gặp sự cạnh tranh trực tiếp mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ, những nước cũng có lợi thế nhân công giá rẻ. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là hàng hóa thô, như gạo ,cà phê, than đá, chè,… tuy lượng xuất khẩu lớn nhưng là nguyên liệu thô nên hàm lượng giá trị gia tăng không cao. Về nhập khẩu, một điều đã được dự báo trước là sau khi gia nhập WTO, dỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan, bảo hộ, các ngành sản xuất trong nước trở nên khó khăn hơn khi cố gắng cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Việt Nam nằm ở vị trí gần lãnh thổ Thái Lan và Trung Quốc, do vậy các ngành sản xuất rất khó có thể cạnh tranh với nguồn hàng giá rẻ được nhập ồ ạt, không thể kiểm soát từ các nước này. Một nguyên nhân khác cho tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của kim ngạch nhập khẩu là do hàm lượng nhập khẩu trong các hàng hóa của Việt Nam sản xuất là rất lớn, kể cả hàng xuất khẩu. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, chiếm tới trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu. Với diễn biến xuất nhập khẩu như vậy, thâm hụt thương mại nước ta vẫn kéo dài và không có dấu hiệu giảm khi mà môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn. Trong những năm 2003 đến năm 2005, thâm hụt đã có xu hướng giảm, nhưng từ sau 2005 thâm hụt ngày một tăng cao. Thâm hụt thương mại năm 2006 là 5,4 tỷ USD, trong khi năm 2007 là 12,4 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 17% GDP. Thâm hụt thương mại trong 4 tháng đầu năm năm 2008 đã ước tính lên tới 11,2 tỷ USD. Với diễn biến kinh tế năm 2008, khi mà nhập khẩu vẫn ồ ạt trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ước tính thâm hụt thương mại có thể lên tới 20% GDP. Thâm hụt cán cân vãng lai cũng có những diễn biến xấu khi mà cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao một chiều không bù đắp được cho cán cân thương mại. Năm 2006, cán cân vãng lai thâm hụt 164 triệu USD và năm 2007 là 6,6 tỷ USD, chiếm tới 15% GDP. Đây là một con số lớn và là tiềm ẩn của nhiều nguy cơ cho nền kinh tế 2.2. Cán cân vốn và cán cân tổng thể Mặc dù thâm hụt vãng lai lớn, cán cân tổng thể vẫn có thặng dư. Năm 2005, thặng dư là 1,9 tỷ USD, và con số năm 2006 và 2007 là lớn hơn nhiều. Nguyên nhân của điều này là do cán cân thanh toán Việt Nam trong thời gian qua được tài trợ mạnh mẽ bởi cán cân vốn. Là nước đang phát triển và có nhiều tiềm năng, những năm gần đây nguồn vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào nước ta, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO với việc chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm soát luồng vốn nước ngoài. Thặng dư cán cân vốn năm 2006 là khoảng 6 tỷ USD, năm 2007 là 12,4 tỷ USD với sự bùng phát của nền kinh tế cùng thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Thặng dư vốn năm 2008 ước tính cũng sẽ vào khoảng từ 10 đến 14 tỷ USD. Đối với tài khoản vốn, FDI và ODA luôn là 2 nguồn vốn chủ đạo đóng góp vào cán cân thanh toán của Việt nam trong suất nhiều năm qua. Nguồn vốn FDI tăng mạnh năm 2007 cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế và thị trường bất động sản. Năm 2007, nguồn vốn FDI đạt khoảng 6 tỷ USD từ 2,4 tỷ USD năm 2006. Ty nhiên, hiện nay chất lượng vốn FDI của Việt nam không cao. Vốn FDI giải ngân mới tập trung quá nhiều vào bất động sản, lĩnh vực mang tính đầu cơ cao, và việc giữ cam kết sẽ đảo chiều nếu thị trường gặp bất lợi. Điều này đã từng xảy ra tại Thái lan năm 1997 khi hàng loạt các công trình dở dang do không được tiếp tục cấp vốn để hoàn thành. Thực tế, FDI chính là một nguyên nhân của bong bóng bất động sản trong năm 2006, nửa đầu năm 2007 ở nước ta vừa qua. Vấn đề của nguồn vốn FDI và ODA là làm sao để quản lí tốt, đạt được mục đích sử dụng và tăng tốc độ giải ngân, điều mà trước nay vẫn là điểm yếu của Việt Nam. Một nguồn vốn đặc biệt quan trọng là nguồn vốn gián tiếp (FII). Đây là nguồn vốn ngắn hạn đầu tư chủ yếu qua các Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Nó cũng chính là nguồn vốn đã kích thích sự nóng lên của thị trường chứng khoán. Dòng vốn FII chảy mạnh vào Việt nam thông qua sự phát triển của thị trường trái phiếu và thị trường vốn sau những lần IPO cổ phần hóa của những doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007 cũng là năm phát triển nóng của bất động sản, và một phần lớn của FII cũng chảy sang lĩnh vực này. Như vậy có thể thấy dòng vốn FII mang tính đầu cơ cao, và chảy mạnh vào Việt nam với kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhanh chóng và tạo rất nhiều bong bóng kinh tế. Cho nên khi thị trường hoặc nền kinh tế vĩ mô gặp bất lợi như trong thời gian vừa qua và năm tới, nguồn vốn này sẽ giảm rất nhanh. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một số liệu chính xác về dòng vốn FII. Tính đến cuối năm 2007, số liệu của IMF và CEIC ước tính nguồn vốn này khoảng 6-6.5 tỷ USD, và tăng đặc biệt mạnh trong năm 2007. So sánh với lượng vốn FDI ròng giải ngân, có thể thấy vốn FII đã vượt xa và là nguồn tài trợ chính cho lượng thiếu hụt ngoại tệ của Việt nam hiện nay. Vấn đề quan trọng của Việt nam là làm sao để không để việc tài trợ dựa quá nhiều vào nguồn không ổn định này. Một trong những nguồn tài trợ thâm hụt thương mại chính là kiều hối. Kết quả thống kê cho thấy lượng kiều hồi hàng năm là rất ổn định, trung bình 6-7% GDP. Năm 2007, lượng kiều hối tăng đột biến đạt 8,3% GDP. Dự báo năm 2008 lượng kiều hối khó tăng đột biến do những khó khăn nhất định của kinh tế các nước và Mỹ, khi mà những nền kinh tế lớn của thế giới đều rơi vào suy thoái và người dân phải cắt giảm chi tiêu khi mà nguy cơ thất nghiệp tăng cao. Tuy vậy tính cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22180.doc
Tài liệu liên quan