Đề tài Tình hình cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang

MỤC LỤC

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU 3

CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

I. Khái niệm ngân hàng thương mại 4

II. Tín dụng 4

1. Khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng 4

1.1 Khái niệm tín dụng 4

1.2 Tín dụng ngân hàng 5

1.3 Bản chất tín dụng 5

1.4 Vai trò của tín dụng 5

2. Một số khái niệm liên quan 5

2.1 Doanh số cho vay 5

2.2 Doanh số thu nợ 5

2.3 Dư nợ 5

2.4 Nợ quá hạn 5

2.5 Nợ xấu 6

CHƯƠNG III – SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KT – XH TỈNH AN GIANG 7

I. Tiềm năng, lợi thế của Tỉnh 7

1. Vị trí và thuận lợi 7

2. Tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ 7

II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội An Giang 8

1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội An Giang trong những năm gần đây 8

2. Tình hình kinh tế - xã hội An Giang giai đoạn 2009 – 2011 9

2.1 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2009 9

2.2 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2010 10

2.3 Hoạt động kinh tế An Giang 5 tháng đầu năm 2011 11

III. Chính sách tiền tệ, định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh, dự đoán nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tới của các thành phần kinh tế thông qua các dự án đầu tư 12

1. Chính sách tiền tệ của Tỉnh thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ – CP 12

1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng 12

1.2 Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công 13

1.3 Thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kìm chế nhập siêu 13

2. Định hướng phát triển 13

3. Nhu cầu sử dụng vốn của Tỉnh 14

CHƯƠNG IV – TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 15

I. Tổng quan các hoạt động của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh 15

II. Tình hình cấp tín dụng của các NHTM từ năm 2007 15

III. Hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng trên địa bàn Tỉnh 20

1. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam chi nhánh An Giang 20

2. Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín chi nhánh An Giang 23

3. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang 26

4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang 28

5. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh An Giang 33

IV. Nhận định về tình hình cấp tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tỉnh 36

V. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM 37

CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 39

PHỤ LỤC 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định theo kế hoạnh của Chính phủ. Tình hình cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Tình hình tín dụng của tỉnh An Giang từ năm 2006 – 2011 (năm tháng đầu năm) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 31/5/2011 Huy động vốn 6.402 8.409 12.097 21.702 16.707 Doanh số cho vay 22.384 21.246 57.518 77.650 4.625 Doanh số thu nợ 13.425 19.879 49.228 66.950 - Tổng dư nợ 11.445 15.353 23.722 33.800 33.332 Năm 2007 Trong năm 2007, theo thống kê của NHNN chi nhánh Tỉnh An Giang “các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã huy động tại chỗ được gần 6.402tỷ đồng, (tăng 83% so cùng kỳ), tổng doanh số cho vay 22.384 tỷ, tổng doanh số thu nợ 13.425 tỷ (tăng 65%), tổng dư nợ gần 11.445 tỷ (tăng 35%), trong đó nợ quá hạn chiếm 2,8%”, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là ở các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, mua bán lương thực, nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất công nghiệp là thế mạnh của Tỉnh. Bên cạnh đó là số lượng ngân hàng được cấp phép mở chi nhánh đã đạt hơn 15, làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. Trong năm 2007, công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng đã phát triển vượt bậc, thanh toán thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng mạnh. Tốc độ tăng tổng tài sản của các NHTMCP đã đạt trên 30%, lợi nhuận của các NHTM đạt cao hơn năm trước. Trong Nghị quyết 03/2007/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội năm 2007 đã xác định nhiệm vụ tiền tệ, tín dụng như sau: “Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm kiểm soát được tỷ giá, lãi suất, lạm phát…” và kế hoạch tiền tệ, tín dụng năm 2007 là: Tổng phương tiện thanh toán tăng 20% – 23% và dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 18 – 22% so với năm 2006 cùng với nhiều cơ chế, chính sách đi kèm. Theo đó, UBND Tỉnh chỉ đạo các NHTM thực hiện nghị quyết Chính phủ đề ra. So với chỉ tiêu đề ra đầu năm thì tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2007 quá cao, lượng cung tiền tệ tăng quá mức cần thiết của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong vấn đề này, có thể khẳng định là có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do năm 2007, lượng ngoại tệ vào nhiều thông qua con đường FDI, FII và kiều hối chuyển về, xuất khẩu tăng… Về nguyên nhân chủ quan là do chưa chú trọng đúng mức việc thắt chặt tiền tệ ngay từ đầu năm mà đôi khi lại áp dụng chính sách có phần nới lỏng như phát hành tiền ra quá mức để mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ một cách ồ ạt như trong 6 tháng đầu năm 2007. Theo kinh nghiệm nhiều năm trước đây thì tổng phương tiện thanh toán tăng ở mức 20 – 23% so với năm 2006 như kế hoạch đề ra là phù hợp. Nếu có sự tăng đột biến cung ngoại tệ vào nền kinh tế thì nên có giải pháp khác, không phải phát hành tiền ra mua ngoại tệ thì sẽ tốt hơn. Thực tế trong năm 2007, nền kinh tế có nhu cầu về vốn rất lớn cho phát triển, nhưng với tốc độ tăng huy động vốn quá cao, làm cho cầu về vốn tăng mạnh, gây ra áp lực tăng lãi suất tiền gửi làm ảnh hưởng không tốt đến tình hình đầu tư và hiệu quả của nền kinh tế. Việc tăng lãi suất quá cao có thể góp kiềm chế được lạm phát, nhưng có thể gây ra giảm đầu tư và hiệu quả của nền kinh tế lại bị tổn hại trong tương lai và nền kinh tế theo vòng xoáy lại có thể gặp khó khăn ở sự trì trệ và chậm tốc độ phát triển. Năm 2008 Trong năm 2008, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu gây ra nhưng tình hình tín dụng của các ngân hàng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh An Giang đã được mức tăng trưởng nhất định. Hoạt động ngân sách trên địa bàn tỉnh cũng đạt chỉ tiêu đề ra. Tính đến cuối tháng 11, thu ngân sách đạt 182 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 175,7 tỷ. Luỹ kế 11 tháng thu ngân sách đạt 2.617 tỷ đồng, tăng 34,3% so cùng kỳ và đạt 119% kế hoạch năm; trong đó, thu nội địa đạt 2.565 tỷ đồng, đạt 117,6% kế hoạch năm và tăng 34% so cùng kỳ, riêng thu xổ số kiến thiết đạt 387 tỷ đồng, đạt 138% kế hoạch và tăng 21,4% so cùng kỳ. Chi ngân sách trong tháng 284,5 tỷ đồng, trong đó chi xây dựng cơ bản 23 tỷ, chi thường xuyên 259,4 tỷ. Luỹ kế 11 tháng chi ngân sách 3.760 tỷ đồng, tăng 30,5% so cùng kỳ và và tăng trên 16% so kế hoạch năm; trong đó chi đầu tư xây dựng chiếm 36% (tăng gần 27% so cùng kỳ); chi thường xuyên chiếm 62% (tăng 36%). Trong năm, giá cả tiếp tục có chiều hướng giảm mạnh đã kéo chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh trong tháng 11 giảm 1,86% so tháng trước. Chỉ số giá liên tục giảm và có mức giảm mạnh nhất (tháng 9 giảm 0,29%, tháng 10 giảm 0,31%). Các nhóm hàng giảm mạnh nhất là lương thực giảm 7,92%, thực phẩm giảm 1,67%, nhóm phương tiện đi lại và vật liệu xây dựng giảm từ 3,49 - 3,58%, riêng nhóm thiết bị đồ dùng gia đình, dược phẩm y tế, hàng may mặc, văn hóa giải trí và giáo dục tăng từ 0,23 - 0,5%. Tính chung tốc độ trược giá 11 tháng năm 2008 là 19,57% (cao hơn cùng kỳ năm 2007 là 9,85%). Về tín dụng, Chính phủ đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản xuống còn 12% năm, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống còn từ 14 -18%/năm. Vốn tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và người dân phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Tuy chịu sự ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thực trạng lạm phát cao của cả nước nhưng tình hình huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Để thu hút nguồn vốn các ngân hàng đã nâng lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn cao. Khách hàng gửi tiền không kỳ hạn chủ yếu là để dễ dàng thực hiện giao dịch trong việc mua bán, kinh doanh, gửi tiền tiết kiệm nhằm tranh thủ lãi suât cao hoặc các chính sách khuyến mãi gửi tiết kiệm, chính điều này đã tạo điệu kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng, làm cho tiền gửi tiết kiệm của khách hàng có bước phát triển đáng kể. Về hoạt động cho vay phân theo thời gian, hầu hết các khoản tín dụng ngân hàng đều tập trung vào ngắn hạn với mức tăng trưởng và tỷ trọng tương đối cao. Trong khi các khoản dài hạn dường như tăng trưởng rất ít hoặc có xu hướng giảm nhẹ. Vì phần lớn các khoản vay ngắn hạn dùng để đầu tư ngắn hạn với mức độ rủi ro thấp, thời gian hoàn vốn tương đối nhanh. Trong khi đó, các khoản vay dài hạn chủ yếu được sủ dụng vào đầu tư, sản xuất kinh doanh dài hạn với mức rủi ro cao do những biến động khó lường của nền kinh tế suy thoái cũng như những thay đổi trong chính sách điều hành của Chính phủ. Điều đó dẫn đến sự chênh lệch về tỷ trọng cũng như xu hướng biến động của các khoản tín dụng ngắn hạn so với các khoản tín dụng dài hạn. Mặc dù doanh số cho vay của các ngân hàng trong năm không tăng nhưng nhìn chung, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng là có hiệu quả, thể hiện qua lượng vốn huy động được cao hơn năm trước; các Ngân hàng có chính sách thu hút vốn hấp dẫn, sự hấp dẫn của lãi suất cũng như cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp đã thu hút nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Năm 2009 Đến ngày 20/10/2009, nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 12.097 tỷ đồng, tăng 59,4% so với cùng kỳ 2008. Dư nợ cho vay toàn tỉnh là 23.722 tỷ đồng, tăng 56,6% so với cùng kỳ, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 73,6% tổng dư nợ, nợ trung và dài hạn 26,3% (nợ quá hạn chiếm 1,15% tổng dư nợ). Thực hiện các chính sách kích cầu của Chính phủ cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân. Đến ngày 15/10/2009, tổng dư nợ cho vay là 7.588 tỷ đồng, chiếm 32% tổng dư nợ toàn tỉnh, số lượng khách hàng được hỗ trợ là 14.888 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hành vay là 146,8 tỷ đồng; trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất vốn ngắn hạn theo Quyết định 131/QĐ-TTg là 7.190 tỷ đồng; hỗ trợ lãi suất vốn vay trung và dài hạn theo Quyết định số 443/QĐ-TTg là 395 tỷ đồng; hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định số 497/QĐ-TTg là 2,2 tỷ đồng. Thực hiện bảo lãnh tín dụng theo Quyết định 14/2009/QĐ-TTg, đến nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh đã nhận tổng công 70 hồ sơ xin bảo lãnh với tổng số vốn 367,8 tỷ đồng, qua đó đã cấp 49 chứng thư bảo lãnh cho các ngân hàng thương mại cho 43 doanh nghiệp với số tiền là 226,2 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2009, NHNN Việt Nam triển khai chủ trương kích cầu của Chính phủ thông qua các Quyết định số 131/QĐ-TTg, Quyết định số 443/QĐ-TTg, Quyết định số 497/QĐ-TTg và Quyết định số 597/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất là cơ chế mới, chưa từng có trong tiền lệ và chỉ trong một thời gian ngắn mà các tổ chức tín dụng phải giải ngân một lượng vốn lớn cho nhiều đối tượng khách hàng trong nền kinh tế (trong khoảng thời gian từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 6- 2009 các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã giải ngân cho vay hỗ trợ lãi suất chiếm 32,5%/ tổng dư nợ, tháng 10- 2009 NHTW tổ chức hội nghị sơ kết công tác cho vay hỗ trợ lãi suất thì An Giang xếp vị trí thứ 2 ở ĐBSCL (sau Cần Thơ) và vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố) từ đó dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quá nhanh (năm 2009 khoảng trên 42,5%). Hệ quả đó đã dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của từng chi nhánh do Hội sở chính giao trong thời điểm của những tháng cuối năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn (do đã vượt từ quý III- 2009). Trong khi đó, nhu cầu vốn quý IV- 2009 của các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh rất lớn và để đáp ứng các nhu cầu chủ yếu của nền kinh tế địa phương, các tổ chức tín dụng đã tập trung vốn đầu tư: Cho vay thu mua thủy sản xuất khẩu; cho vay thu mua lương thực vụ thu đông khoảng từ 200.000 - 300.000 tấn; cho vay chi phí sản xuất vụ đông xuân năm 2009-2010 khoảng 220.000 ha; cho vay dự trữ hàng hóa phục vụ cho Tết Nguyên đán; cho vay các doanh nghiệp nhỏ, vừa... Mặt khác, Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp, do đó việc từ chối cho vay cũng là một hoạt động bình thường trong quyết định đầu tư, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững. Năm 2009, tổng số hồ sơ đề nghị vay vốn đã nhận được là 112.338 bộ, trong đó số hồ sơ đề nghị vay vốn đã được chấp thuận là 107.058 bộ, chiếm 95,3%. Tổng số hồ sơ đã thẩm định và tổ chức tín dụng không quyết định cho vay là 5.280 bộ, chiếm 4,7%. Trong đó, có các nguyên nhân chủ yếu: Vi phạm nguyên tắc cho vay 118 bộ, chiếm 2,2%; không đủ điều kiện cho vay 5.162 bộ, chiếm 97,8%. Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện nội dung quy định tại Khoản 3, Điều 15, thẩm định và quyết định cho vay ban hành kèm theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31- 12- 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có đến gần 98% số bộ hồ sơ mà các tổ chức tín dụng buộc phải từ chối cho vay là chưa đủ điều kiện như: Thiếu năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; thiếu khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; thiếu dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc thiếu dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; chưa thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, trong năm 2009 nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhờ có những giải pháp hợp lý, kịp thời, ngành Ngân hàng An Giang đã đạt được những nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu. Số dư vốn huy động tại chỗ tăng 31% so cùng kỳ năm 2008; việc điều hòa lưu thông tiền mặt và giao dịch tiền mặt giữa chi nhánh Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh luôn được thường xuyên, liên tục và thông suốt, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tiền mặt tại địa phương. Tổng thu tiền mặt năm 2009 tăng 54% so cùng kỳ năm 2008. Tổng chi tiền mặt năm 2009 tăng 58% so cùng kỳ năm 2008. Tổng số tiền thừa trả lại khách hàng trong năm 2009 là 2,135 tỷ đồng/2.826 món. Năm 2009, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung thực hiện chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất, tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều kênh chuyển vốn đầu tư vào lĩnh vực: Nông nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế biên giới..., đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu theo các chương trình mục tiêu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Cụ thể: Tổng doanh số cho vay tăng 11% so cùng kỳ năm 2008. Trong đó: Ngắn hạn chiếm 91%; trung, dài hạn chiếm 9%. Năm 2010 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai kế hoạch đầu tư vốn tín dụng cho mục tiêu phát triển của nền kinh tế, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, tiếp tục chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, bảo đảm cung ứng đầy đủ tiền mặt phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế, tổ chức tốt các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt… Thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND, từ ngày 15/12/2010, lãi suất huy động VND bình quân ở mức 12,44%/năm; lãi suất cho vay bình quân ở mức 14,96%/năm (cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 12-14%/năm, lĩnh vực khác là 15-18%/năm). Lãi suất bằng USD ít biến động so với tháng 11/2010, hiện lãi suất huy động USD bình quân là 4,08%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân là 6,26%/năm. Tính đến cuối tháng 10/2010, toàn tỉnh có 53 tổ chức tín dụng và chi nhánh tín dụng đang hoạt động (tăng 02 tổ chức), trong đó có 25 tổ chức quỹ tín dụng. Vốn huy động tại chỗ trong năm của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 21.702 tỷ đồng (tăng 88% so năm 2009); tổng doanh số cho vay trên 77.650 tỷ đồng (tăng 35%); tổng doanh số thu nợ đạt gần 67 ngàn tỷ đồng (tăng 36%); tổng dư nợ khoảng 33.800 tỷ đồng (tăng 40%). Cùng với tình hình phát triển chung của hệ thống ngân hàng cả nước, việc tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng không dễ dàng. Do chịu ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế - chính trị trong và ngoài nước, các ngân thi nhau chạy đua lãi suất tiền gửi để thu hút khách hàng làm mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận tăng; các khách hàng, nhất là doanh nghiệp đã phải tính toán rất kỹ trong việc sử dụng vốn vay. Tuy chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tiêu cựu của nền kinh tế, các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn, quy mô sản xuất thu hẹp nhưng trong hoạt động tín dụng năm 2010 các ngân hàng trong tỉnh vẫn có tăng trưởng và phát triển tương đối ổn định. Những tháng đầu năm 2011 Nổ lực vượt qua khó khăn do lạm phát, giá cả, lãi suất tăng cao ... kinh tế - xã hội tỉnh An Giang vẫn tiếp tục phát triển ổn định trong 5 tháng đầu năm 2011. Tính đến ngày 25/5/2011, tổng dư vốn huy động tại chỗ là 16.707 tỷ đồng; doanh số cho vay đạt 4.625 tỷ đồng, tăng 48,9% so cùng kỳ năm 2010, trong đó cho vay ngắn hạn là 4.056 tỷ đồng chiếm gần 87,7%, trung và dài hạn là 569 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 33.332 tỷ đồng, trong đó: ngắn hạn 23.680 tỷ đồng, chiếm 71%, trung và dài hạn là 9.652 tỷ đồng, chiếm 29%. Tổng dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg và Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 128,6 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 4, số lượng khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất là 90 khách hàng, sốtiền lãi vay đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 1.948 triệu đồng. Biểu đồ thể hiện tình hình cấp tín dụng của tỉnh An Giang từ năm 2006 – 2011 (năm tháng đầu năm) Hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ngân hàng Quốc tế Việt Nam – CN An Giang (VIB) Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp. Ngân hàng Quốc Tế cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định. Ngân hàng TMCP Quốc Tế An Giang được thành lập ngày 10/10/2006 theo quyết định số 1896/QĐ – NHNN Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB An Giang từ 2007 đến 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 16.905 98.092 78.550 81.187 480,25 -19.542 -19,92 Tổng chi phí 17.365 93.499 70.707 76.134 438,43 -22.792 -24,38 Lợi nhuận -460 4.593 7.843 5.053 -1.098,48 3.250 70,76 Đơn vị : triệu đồng (Nguồn: Báo cáo Thu nhập chi phí của Chi nhánh trong 3 năm từ 2007 đến 2009) Cùng với việc chú trọng quản lý chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2007, do mới đi vào hoạt động chi phí ban đầu cao, khách hàng chưa nhiều nên Ngân hàng lỗ 460 triệu đồng. Sau khi hoạt động đi vào ổn định, năm 2008, lợi nhuận đạt 4.593 triệu đồng, tăng 5.053 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, mặc dù doanh thu giảm 19,92% so với năm 2008, nhưng chi phí lại giảm nhiều hơn (24,38%) nên lợi nhuận vẫn tăng hơn so với năm 2008. Cụ thể, lợi nhuận năm 2009 đạt 7.843 triệu đồng, tăng 3.250 triệu đồng tương ứng tăng 70,76%. Thông qua kết quả kinh doanh trong 3 năm của VIB Chi nhánh An Giang ta nhận thấy Chi nhánh hoạt động hiệu quả, mặc dù thành lập chưa lâu nhưng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tình hình tín dụng của Ngân hàng VIB từ năm 2007-2009 Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn huy động 44.575 154.577 202.783 Doanh số cho vay 225.722 883.358 1.451.375 Doanh số thu nợ 89.236 864.897 1.235.333 Tổng dư nợ 189.246 207.707 423.749 Nợ quá hạn 12.800 0 0 Vốn huy động Nguồn vốn huy động của Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nhanh và khá ổn định qua các năm. Đặc biệt là năm 2009, nguồn vốn tăng 1,95 lần – gần gấp đôi so với năm trước. Cụ thể: Năm 2007 tổng nguồn vốn là 195.805 triệu đồng, sang năm 2008 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng thêm 28.508 triệu đồng, đạt 224.313 triệu đồng tương ứng tăng 14,56% so với năm 2007. Kết thúc năm 2009, tổng nguồn vốn đạt 438.113 triệu đồng, tăng 213.800 triệu đồng tương ứng tăng 95,31% so với năm 2008. Năm 2008, mặc dù lượng vốn điều chuyển có giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn gia tăng là nhờ sự gia tăng của nguồn vốn huy động, đây là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớncủa lực lượng làm công tác huy động vốn. Doanh số cho vay Doanh số cho vay của Chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm, cụ thể năm 2007 đạt 225.722 triệu đồng chiếm 0,79% tổng doanh số cho vay toàn tỉnh; sang năm 2008 tăng thêm 657.636 triệu đồng tương đương tăng 291,35% so với năm 2007, đạt 83.358 triệu đồng chiếm 2,30% tổng doanh số cho vay toàn tỉnh; đến năm 2009 tiếp tục tăng 64,30% so với năm 2008 đạt 1.451.375 triệu đồng chiếm 2,52% tổngdoanh số cho vay toàn tỉnh(8). Chỉ trong khoản thời gian hơn 3 năm kể từ khi hoạt động, tỷ trọng doanh số cho vay của Chi nhánh trong tổng doanh số cho vay toàn địa bàn không ngừng gia tăng cho thấy thị trường tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng. Doanh số thu nợ Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng ở mỗi thời kỳ doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2007 đạt 89.236 triệu đồng; năm 2008 doanh số thu nợ tăng vọt, đạt 864.897 triệu đồng, tăng 775.661 triệu đồng tương ứng tăng 869,22% so với năm 2007; sang năm 2009, doanh số thu nợ đạt 1.235.333 triệu đồng tăng 42,83% so với năm 2008. Doanh số thu nợ tăng cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay đã thể hiện công tác thẩm định trước khi cho vay của Ngân hàng khá chính xác, bên cạnh đó Ngân hàng còn thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Dư nợ cho vay Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụngđã góp phần làm tăng tổng dư nợ của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2007 dư nợ là 189.246 triệu đồng; sang năm 2008 dư nợ của Chi nhánh tăng lên 207.707 triệu đồng, tăng 9,76% tương đương tăng 18.461 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 đạt 423.749 triệu đồng tăng đến 104,01% so với năm 2008. Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng góp phần gia tăng tổng dư nợ, trong những năm qua Ngân hàng đã chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn Tại Chi nhánh, nợ quá hạn có xu hướng giảm, năm 2007, nợ quá hạn là 12.800 triệu đồng, đến năm 2008 và 2009, tổng nợ quá hạn của Chi nhánh đã trở về 0, đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ công tác thẩm định và theo dõi nguồn vốn cho vay của Ngân hàng hết sức sát sao. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã chọn An Giang là nơi đầu tiên phát huy mạng lưới ra các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 1998, VPĐD Sacombank đầu tiên được thành lập tại An Giang, đến 03-8-2005 Sacombank chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh An Giang và đến năm 2007 Sacombank đã phủ kín mạng lưới hoạt động toàn khu vực miền Tây Nam Bộ. Sau gần 6 năm không ngừng phát triển, Sacombank Chi nhánh An Giang đã trở thành một thương hiệu uy tín, gần gũi, thân thiện trên địa bàn. Không những đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngân hàng tiện ích của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế mà còn thể hiện trách nhiệm đối với xã hội thông qua việc tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động hướng đến cộng đồng nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang từ 2007 đến 2009 Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 số tiền % số tiền % Doanh thu 34.508,78 57.062,42 74.531,55 22.553,64 65,36 17.469,13 30,61 Chi phí 9.016,65 13.834,00 15.393,40 4.817,35 53,43 1.559,40 11,27 Thu nhập trước thuế 25.492,13 43.228,42 59.138,15 17.736,29 69,58 15.909,73 36,80 Thuế 7.137,80 12.103,96 16.558,68 4.966,16 69,58 4.454,72 36,80 Thu nhập sau thuế 18.354,33 31.124,46 42.579,47 12.770,13 69,58 11.455,01 36,80 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sacombank An Giang) Qua kết quả cho thấy, lợi nhuận đạt được của Sacombank An Giang tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, thu nhập sau thuế là 18.354,33 triệu đồng, đến năm 2008 thu nhập sau thuế của Sacombank An Giang đã tăng đến 31.124,46 triệu đồng, tăng thêm 12.770,13 triệu đồng với tốc độ tăng 69,58% so với năm 2007. Đến năm 2009, thu nhập sau thuế cũng có tăng nhưng không cao chỉ đạt 42579,47 triệu đồng hay tăng 36,8% so với năm 2008. Mức tăng trưởng của Sacombank như vậy là tương đối tốt trong môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh như địa bản tỉnh An Giang hiện nay. Vài nét về tình hình huy động vốn và cho vay tại Sacombank An Giang Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn huy động 409.725,85 543.412,76 982.266,53 Doanh số cho vay 1.559.639,00 2.772.886,00 4.477.592,00 Doanh số thu nợ 1.245.916,00 2.587.397,00 4.282.097,00 Tổng dư nợ 553.741,00 739.230,00 934.732,00 Nợ quá hạn 457,84 2.242,00 2.638,50 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động - phòng kế toán và ngân quỹ) Vốn huy động Vốn huy động chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Sacombank An Giang và không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2007, huy động vốn đạt 409.725,85 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 543.412,76 triệu đồng, tức tăng 133.686,91 triệu đồng hay tăng thêm 32,63%. Đặc biệt, đến năm 2009 nguồn vốn huy động lại được tăng lên khá cao đạt 982.266,53 triệu đồng với tốc độ tăng 80,76% so với năm 2008. Do vậy trong năm 2009 Sacombank An Giang không sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển tử Hội sở để bổ sung cho nguồn vốn của chi nhánh. Trong giai đoạn năm 2007 đến 2009, nền kinh tế cả thế giới đang chịu áp lực lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, làm các nhà đầu tư hoang mang, lo lắng trong việc gửi tiền vào ngân hàng nhưng với nhiều nổ lực cùng các giải pháp tức thời: đưa ra các kì hạn gửi tiền linh hoạt, đẩy mạnh quang bá thương hiệu, cung ứng các sản phẩm thanh toán, phát hành nhiều đợt huy động kỳ phiếu,…đã giúp Sacombank An Giang huy động được lượng lớn tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư và khách hàng thân thiết. Doanh số cho vay Doanh số cho vay có bước phát triển qua từng năm. Nhìn chung, tỉ trọng doanh số cho vay theo ngắn hạn (hơn 80%) và doanh số cho vay theo cá thể chiếm tỉ trọng cao (giai đoạn 2007 – 2009), nguyên nhân do trên địa bàn Thành phố Long Xuyên trước đây có đặt văn phòng của Sacombank nên người dân đã được tiếp cận từ trước và sớm làm quen với các loại hình cho vay của Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng tập trung cho vay sản xuất kinh doanh (chiếm tỉ trọng hơn 60%) để giúp các công ty mới thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang.doc
Tài liệu liên quan