DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 2
1. Tổng quan về công ty Tài Chính Dầu Khí 2
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Tài Chính Dầu Khí 2
1.1.1.Giới thiệu về công ty Tài Chính Dầu Khí. 2
1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển công ty 3
1.1.3.Các lĩnh vực kinh doanh: 4
1.1.3.1.Dịch vụ đầu tư: 4
1.1.3.2. Hợp tác đầu tư: 4
1.1.3.3. Hoạt động thu xếp vốn: 4
1.1.3.4.Dịch vụ, tín dụng cá nhân: 4
1.1.3.5.Thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp: 4
1.1.3.6.Dịch vụ tài chính: 4
1.1.4. Các lĩnh vực đầu tư của công ty: 5
1.1.5.Mạng lưới của PVFC 6
2.Thực trạng đầu tư tại công ty. 7
2.1.Tổng quản nguồn hình thành vốn đầu tư của công ty. 7
2.1.1.Vốn điều lệ. 7
2.1.2. Vốn huy động. 8
2.1.3. Vốn uỷ thác: 8
2.1.4. Vốn tự bổ sung: 9
2.2.Tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm 15
2.2.1.Tình hình chung: 15
2.2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư 22
2.2.2.1. Đầu tư dự án: 23
2.2.2.2. Đầu tư cổ phần. 25
2.2.2.3. Đầu tư vào lĩnh vực chứng từ có giá (CTCG) 30
2.2.2.4. Đánh giá chung: 32
3. Đánh giá hoạt động đầu tư tại công ty Tài Chính Dầu Khí. 36
3.1. Những thế mạnh mà PVFC có được trong thời gian qua: 36
3.2. Những kết quả và hiệu quả đạt được. 36
3.2.1.Kết quả kinh doanh 37
3.2.2. Kết quả của hoạt động đầu tư dự án: 39
3.2.3. Kết quả của hoạt động đầu tư chứng từ có giá 41
3. 2.4. Kết quả của hoạt động Đầu tư cổ phần: 42
3. 2.5. Các hiệu quả chung đạt được: 43
3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 48
3.3.1. Vấn đề về Hạn mức đầu tư: 48
3.3.2.Vấn đề về nguồn nhân lực thực hiện công tác đầu tư 49
3.3.3. Các Vấn đề của thị trường tài chính 50
3.4. Về lĩnh vực đầu tư 50
3.5. Kế hoạch đầu tư. 50
3.6. Đầu tư còn theo cảm tính 50
3.7. Đào tạo nghiệp vụ chưa thường xuyên và nhiều 51
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 52
1. Chiến lược phát triển chung 52
1.1.Định hướng chung 52
1.1.1.Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025: 52
1.1.2. Nội dung chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm 2025 53
2. Các định hướng cụ thể các lĩnh vực trong giai đoạn 2006-2010 54
2.1. Kế hoạch đầu tư dự án: 55
2.2.Kế hoạch đầu tư cổ phần và CTCG: 58
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư ở công ty tài chính Dầu Khí 59
3.1. Các giải pháp khắc phục hạn mức đầu tư: 59
3.2. Giải pháp cho nguồn nhân lực: 60
3.3. Các giải pháp về các vấn đề về thị trường tài chính: 61
3.4. Các giải pháp nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng kế hoạch đầu tư 61
3.5. Giải pháp cho việc xem xét, đánh giá các dự án đầu tư và đầu tư cổ phần 62
3.6. Các biện pháp khác: 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư của công ty Tài Chính Dầu Khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ tục thực hiện, tạo sự thuận lợi cho khách hàng, nâng cao uy tín của PVFC thông qua các hoạt động:
+ Danh mục REPO được cập nhật hàng Quý.
+ Đã đưa ra quy định về hạn mức giao dịch đối với một khách hàng và một loại cổ phiếu.nhằm giảm thiểu rủi ro cho PVFC.
+ Quy định rõ ràng về lãi suất, kỳ hạn REPO, giá trị REPO, các thủ tục thực hiện, các biểu mẫu (đơn đề nghị REPO, Hợp đồng .. được đăng tải trên mạng Internet)
+ Quy định về thời gian gặp gỡ khách hàng
REPO Trái phiếu:
Luợng trái phiếu REPO (đã và sắp đáo hạn) tương đối lớn đang tiếp tục được giao dịch tiếp:
Trái phiếu EVN: 20 tỷ (Đáo hạn 19/05/2006)
Trái phiếu NHNNPTNT: 30 tỷ (Đáo hạn 13/06/2006)
Trái phiếu HCMA0204, TP1A0205, CP4A4000 : 45 tỷ (Đáo hạn 25/07/2006)
Trái phiếu PVFC mà các Công ty chứng khoán mua của PVFC
Một số Công ty Chứng khoán có nhu cầu REPO TP thì chào PVFC với lãi suất cao, xấp xỉ mức Phòng Dòng tiền sử dụng vốn (khó khăn trong việc thương lượng lãi suất); Bên cạnh đó, Các công ty chứng khoán thường muốn làm repo với kỳ hạn dài (06 tháng hoặc 01 năm) nhưng dòng tiền của công ty không đáp ứng được các nhu cầu kỳ hạn dài với lãi suất tương ứng.
Trong năm 2006, Phòng Đầu tư đã đẩy mạnh họat động này và mở rộng sang REPO cổ phiếu, tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và các doanh nghiệp trong ngành dầu khí. Bộ phận kinh doanh luôn bám sát nhu cầu về vốn của PVFC cũng như chủ động liên hệ với các Công ty Chứng khoán để triển khai mua bán kỳ hạn trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác. Tính đến hết Quý III năm 2006 đã hoàn thành khá tốt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với kết quả doanh thu đạt 117,87% và lợi nhuận đạt 190,25% kế hoạch được giao. Tổng giá trị giao dịch mua bán kỳ hạn trái phiếu và các loại chứng từ có giá đạt gần 538 tỷ đồng , doanh thu đạt 25 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3,6 tỷ đồng.
Nguồn vốn dùng cho họat động này 100% là vốn tự có. Cơ cấu danh mục phân bổ như sau:
- Nguồn vốn sử dụng Repo các công ty trong ngành Tài chính ngân Hàng chiếm 77,81 %;
- Nguồn vốn sử dụng Repo các công ty trong Ngành Dầu khí chiếm 8,7% - Nguồn vốn sử dụng Repo các công ty trong các ngành khác chiếm 13,4%.
Hoạt động kinh doanh cổ phiếu niêm yết:
Cho đến tháng 09/2006, nguồn vốn dùng cho hoạt động này là 1.4 tỷ, hoàn toàn là vốn tự có. Số vốn này dùng hoàn toàn cho hoạt động kinh doanh cổ phiếu với danh mục kinh doanh rải đều cho hầu hết các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn căn cứ vào sự đánh giá khả năng tăng trưởng của từng loại trong từng thời kỳ.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán niêm yết là hoạt động đã được tiến hành ngay từ rất sớm và đến nay đã khá ổn định. Tuy nhiên qui mô hoạt động quá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tỷ trọng cần có trong hoạt động kinh doanh chứng khoán ( thông thường danh mục niêm yết chiếm khoảng 20 % trong tổng danh mục của các quỹ đầu tư). Trong các năm vừa qua, bộ phận kinh doanh niêm yết đã theo sát thị trường, linh động sáng tạo trong kinh doanh nhưng và đã tạo được kỹ năng kinh doanh. Tuy vậy, kết quả kinh doanh mới đạt ở mức trung bình so với thị trường cho thất hiệu quả hoạt động chưa cao. Quy mô kinh doanh chưa có sự tăng trưởng qua các năm để theo kịp sự tăng trưởng của thị trường niêm yết. Do vậy, đây là lĩnh vực cần phải mở rộng trong thời gian tới.
Hoạt động kinh doanh OTC:
Đây là một hoạt động kinh doanh khá mới, bắt đầu được triển khai thí điểm từ giữa năm 2005 và được triển khai mạnh từ tháng 05/2006.
Toàn bộ nguồn vốn dùng cho hạt động này là từ nguồn vốn tự có của Công ty và được sử dụng hoàn toàn cho hoạt động kinh doanh cổ phiếu
Danh mục kinh doanh OTC hiện có tập trung nhiều vào các loại cổ phiếu ngành năng lượng và dầu khí. Ngoài ra phân bổ ở một số lĩnh vực khác như xây dựng, vận tải
Tình hình hoạt trong năm 2005 và 2006 cho kết quả rất tốt chính thức được triển khai vào giữa năm 2006 nhưng hoạt động kinh doanh OTC trở nên sôi nổi thu hút được sự quan tâm lớn và cũng là nguồn lợi thu không nhỏ của PVFC trong năm 2006. Góp phần vào thành công tài chính của năm 2006
Vốn đầu tư thực hiện để đầu tư vào dự án là không ổn định qua các năm.
Kể từ khi Công ty thành lập đến nay, lãi phân chia về đến tài khoản của PVFC chỉ có dự án Tàu FPSO. Dự án này có doanh thu đều đặn và ổn định, kể từ năm 2006 hiệu quả dự án này được nâng lên rõ rệt là nguồn thu chủ yếu từ hoạt động đầu tư dự án.
Các dự án còn lại mới trong giai đoạn giải ngân, xây lắp nên chưa có doanh thu. Dự án CTCP Cavico lãi cổ tức đến nay vẫn chưa nhận được.
Doanh thu từ dịch vụ thấp, không đáng kể. chính vì những lý do trên dẫn đến đầu tư vào dự án kém hấp dẫn hơn so với các lĩnh vực khác và đặc biệt là yêu cầu quay vòng nhanh đối với đồng vốn làm cho PVFC không danh một tỷ trọng cao vào đầu tư dự án trong những năm gần đây. Bảng biểu thể hiện chỉ số đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán được thể hiện trong bảng sau:
Dựa vào biểu đồ trên như cho ta thấy rằng hoạt động đầu tư cổ phần như chỉ có năm 2006 mới thực sự có. Trên thực tế các năm trước có nhưng là không đáng kể. Số vốn mà PVFC dành cho đầu tư cổ phần là rất nhỏ so với năm 2006 do cơn sốt trên thị trường chứng khoán và số vốn của PVFC dành cho đầu tư cổ phần cũng như số vốn mà khách hang uỷ thác đầu tư năm 2006 tăng vọt đã làm nên thành tích nhảy vọt trong lĩnh vực đầu tư cô phần không những năm 2006 vốn đầu tư cổ phần tăng vọt so với các năm mà so với các lĩnh vực đầu tư khác lĩnh vực này cũng tăng vọt lên một mức kỷ lục.
2.2.2.3. Đầu tư vào lĩnh vực chứng từ có giá (CTCG)
Khác với đầu tư vào kinh doanh cổ phần. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chứng từ có giá là đầu tư vào các giấy tờ, chứng từ có giá và mục đích lâu dài hơn so với kinh doanh cổ phần. Nếu một loại cổ phiếu được mua với mục tiêu chiến lược lâu dài thì theo cách sắp xếp của PVFC sẽ cho nó vào đầu tư CTCG còn nếu một cổ phiếu được đầu tư mua bán ngay trên thị trường thì được coi là đầu tư kinh doanh cổ phần. Chính vì vậy đầu tư chứng từ có giá có tầm quan sát xa hơn và chiến lược hơn phù hợp với các chính sách của công ty những năm đầu hoạt động hoạt động đầu tư hầu hết là đầu tư CTCG khác còn tổng GTĐT cổ phần bằng không. Đến năm 2004 hoạt động đầu tư cổ phần đã có bước tiến triển và năm 2005, tổng GTĐT cổ phần đã chiếm 48% trên tổng GTĐT.
Trong năm đầu giá trị đầu tư của CTCG chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư. Năm 2003, giá trị đầu tư gấp 23 lần so với năm 2002, đạt mức tăng trưởng 2251.95%. Hoạt động đầu tư khởi sắc nhất vào giai đoạn năm 2005-2006. Tuy nhiên mức tăng trưởng của giá trị đầu tư chưa tương xứng với mức tăng trưởng của Vốn ĐL.
Trong những năm đầu (2001-2002) danh mục CTCG do các NHTM phát hành chiếm hầu hết. Tỷ trọng GTĐT của loại CTCG do các NHTM cổ phần phát hành giảm dần qua các năm do mức lãi suất chưa thực sự cạnh tranh.
Trái phiếu đô thị địa phương chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong danh mục đầu tư qua các năm nguyên nhân là hình thức tham gia đầu tư loại này chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu với mức lãi suất thấp không hiệu quả.
Giai đoạn 2005-2006, PVFC mới tham gia đầu tư Trái phiếu của các Doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng của loại trái phiếu này chiếm tỷ trọng tương đối do loại CTCG này thường có lãi suất hấp dẫn nhất so với các loại CTCG khác.
Trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng từ 14-30% trong cơ cấu danh mục đầu tư. Tuy loại trái phiếu này có mức lãi suất không hấp dẫn nhưng độ rủi ro bằng không và có tính thanh khoản cao.
Mạc dù là lĩnh vực đầu tư vào các giấy tờ có giá mang tính chiến lược đầu tư lâu dài của công ty song đến năm 2005,2006 thì số vốn dành cho đầu tư vào các CTCG cũng tăng hơn so với các năm rất lớn một phần là do được tăng mức vốn đầu tư ( nhờ tăng vốn điều lệ) một phần là tăng vốn đầu tư của cả công ty nên số lượng vốn dành cho đầu tư CTCG tăng theo. Một lý do nữa cũng không kém phần quan trọng là cùng với sự sôi động của thị trường thì các loại CTCG cũng được chào bán nhiều hơn trong năm 2006 và cơ hội đầu tư là nhiều hơn trong năm 2006.
2.2.2.4. Đánh giá chung:
Hoạt động đầu tư của PVFC nhìn chung là có sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn qua các năm nếu như năm 2001 là 9 tỷ thì năm 2006 đã tăng lên hơn 1600 tỷ. Đi vào từng lĩnh vực ngoài lĩnh vực đầu tư dự án trong năm 2004 có sự giảm sút về lượng vốn thì các lĩnh vực qua các năm đều có sự tăng trưởng tuyệt đối về lượng vốn tuy vậy xét trên chỉ tiêu số tương đối thì các lĩnh vực có sự tăng trưởng khác nhau. Nếu như năm 2006 lĩnh vực đầu tư vào chứng từ có giá cũng có một lượng vốn lớn được đưa đi đầu tư (270 tỷ) thì so với lĩnh vực đầu tư vào cổ phần năm 2006 là hơn 1.390 tỷ tăng hơn 5,15 lần và nếu so với đầu tư dự án cùng thời điểm ( hơn 19 tỷ) thì tăng 73,16 lần đây là sự chênh lệnh rất lớn trong cơ cấu các lĩnh vực đầu tư mà điều đáng nói nữa là tỷ lệ này các năm trước đo không có nhiều sự chênh lệch.
Bảng 7: Tốc độ tăng của nguồn vốn phân theo lĩnh vực đầu tư
Đơn vị %
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tăngđịnh gốc
dự án
0
45,68
60,17
-8,72
114,48
236,02
cổ phần
-
-
0
50
185,75
1.737.672
CTCG
0
73,77
107,19
234,56
3762,19
8337,5
2
Tăng liên hoàn
dự án
100
45,68
9,95
-43,01
134,98
56,66
cổ phần
-
-
100
50
90,5
608044,1
CTCG
100
73,77
19,23
61,48
1054,4
118,46
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy một nhận định chung đó là tốc độ tăng của nguồn vốn phân theo lĩnh vực đầu tư không đều trên cả ba lĩnh vực đầu tư, xét trên quan điểm tốc độ tăng định gốc thì chỉ có vốn dành cho CTCG là có sự tăng đều hơn trong giai đoạn 2001-2006 sỡ dĩ có điều đó là vốn đầu tư qua các năm tăng thì lượng vốn được dành cho đầu tư CTCG được tăng theo, Các sản phẩm đầu tư của Chứng từ có giá là các trái phiếu chính phủ và các công ty chính vì vậy tỷ lệ lãi suất hay cũng như sự biến động trên thị trường là gần như rất nhỏ PVFC đầu tư hoàn toàn có thể có những dự đoán chính xác và xác định mua những trái phiếu dựa vào lượng vốn của mình . Lĩnh vực mà có sự thay đổi nhất vẫn là đầu tư cho cổ phần lên đến một con số cực lớn tăng hơn 1.737.672% tức là hơn 17.377 lần so với đầu tư cho cổ phiếu ở thời điểm 2003 tất nhiên cũng phải nói rằng số vốn dành cho đầu tư cổ phiếu trong giai đoạn 2003 là rất bé chỉ khoảng 80 triệu ( đây là một con số rất nhỏ). Tuy vậy ta cũng thấy lĩnh vực đầu tư này có sự tăng trưởng nhảy vọt.
Nhìn vào tôc độ tăng liên hoàn cũng cho chúng ta thấy được số vốn dành cho dự án giảm dần cho đến năm 2004 và tăng lên mạnh mẽ vào các năm 2005, 2006 dĩ nhiên lúc số vốn của công ty lớn mạnh thì công ty sẽ có những nguồn vốn dồi dào cho đầu tư phát triển. Đầu tư trái phiếu vẫn có sự tăng trưởng của mình nhưng năm 2003 có sự giảm sút so với các năm còn lại còn riêng năm 2005 nó có sự tăng đột biến lên 1054% nhưng sang năm 2006 nó lại giảm xuống 118% điều này cũng dễ hiểu khi một lượng lớn đã dành để đầu tư cô phần và mặc dù về số tuyệt đối có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhìn vào số tương đối có mức tăng giảm hơn 1 năm trước đó . Nhìn vào bảng trên cũng thể hiện rất rõ số vốn dành cho cổ phần ( trong đó phần lớn là số vốn dành cho cổ phiếu) tăng lên rất nhanh năm 2005 tăng 90,5% và năm sau đó tăng 608044% đó là những con số thay đổi rất lớn cục diện đầu tư cũng như nguồn vốn của cả công ty. Chúng ta có thể khẳng định số vốn dành cho đầu tư cổ phần là số vồn nhiều nhất mà PVFC đầu tư trong thời gian qua. Tuy nhiên trong phần vốn mà PVFC có được để đầu tư vào lĩnh vực cổ phần có một phần khá lớn là từ các nguồn ủy thác.
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện phân lĩnh vực đầu tư qua các năm:
Đơn vị %
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Đầu tư cho dự án
64,44
60,31
58,06
32,84
9,13
1,16
2
Đầu tư cổ phần
0
0
0.5
0.74
0.17
82,77
3
Đầu tư trái phiếu
35,56
39,67
41,44
66,41
90,7
16,07
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đầu tư PVFC 2001-2006
Qua bảng trên cho ta nhận thấy cơ cấu vốn có sự chuyển dịch nhanh chóng qua các năm nếu như từ 2001-2004 thì tỷ trọng vốn dành cho đầu tư dự án luôn chiếm một tỷ trọng cao. Còn tỷ trọng dành cho đầu tư cổ phần là rât nhỏ không đáng kể. Đến 2004 và một năm sau đó 2005 tỷ trọng vốn cao nhất thuộc về đầu tư các chứng từ có giá có thể giải thích bằng việc trong năm 2005 rất nhiều loại trái phiếu được chào bán và là một đối tác mà PVFC có thể hoàn toàn tin tưởng để đầu tư vào các Trái phiếu này chính vì vậy năm 2005 tỷ trọng vốn dành cho đầu tư CTCG là rất lớn và cũng từ năm 2004 thì tỷ trọng vốn dành cho các dự án của PVFC nhỏ dần qua các năm (nhỏ một cách tương đối). Sang 2006 tỷ lệ vốn dành cho dự án còn rất nhỏ so với vốn dành cho đầu tư trái phiếu hay cô phiếu. Năm 2006 tỷ trọng vốn dành cho đầu tư cổ phiếu là 82,77% và đầu tư CTCG giảm xuống là 16,07%.
3. Đánh giá hoạt động đầu tư tại công ty Tài Chính Dầu Khí.
3.1. Những thế mạnh mà PVFC có được trong thời gian qua:
- Công ty PVFC luôn là một công ty Tài Chính có số vốn điều lệ được cấp phép hoạt động cao nhất tại Việt Nam
Sự quan tâm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng sự giúp đỡ nhiều mặt của Tổng công ty ngay từ thời gian đầu cũng như hiện nay không dừng lại ở mức đơn vị chủ quản PVFC cũng được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo ngành ngân hàng tài chính.
Công ty có đội ngũ nhân viên, chuyên viên, chuyên gia được đào tạo tại các trường đại học trong và ngoài nước. Có nhiều người là các chuyên gia cao cấp làm trong ngành tài chính ngân hàng. trong số nhân viên làm việc tại công ty có trên 90% trình độ từ đại học trở lên. trong đó có nhiều tiến sỹ đây là một vốn rât quý đối với các doanh nghiệp.
Là đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên các công trình đề án lớn từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác,chế biến, kinh doanh đều được giành ưu tiên cho PVFC đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho PVFC cung cấp dịch vụ. Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có rất nhiều đơn vị lớn trực thuộc nên dĩ nhiên các mối quan hệ của PVFC trong Tập đoàn cũng dễ dàng hơn rất nhiều
Trong những năm vừa qua PVFC đã là đơn vị mạnh và là địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động đối tác tài chính của công ty
Thương hiệu của PVFC luôn gắn liền với Tập đoàn Dầu khí nên uy tín trên thị trường ngay từ đầu đã có
3.2. Những kết quả và hiệu quả đạt được.
Nếu xét trên quan điểm là một doanh nghiệp thì trước tiên chúng ta sẽ xem xét Kết quả kinh doanh kinh doanh của doanh nghiệp:
3.2.1.Kết quả kinh doanh
Giai đoạn 2001-2005 kết quả kinh doanh là rất khả quan. Giai đoạn này tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận trước thuế đều rất tốt.
Bảng 9: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2001 - 2005
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Tổng tài sản, Tỷ VNĐ
360
1.231
2.900
4.291
6.877
2
Doanh thu, Tỷ VNĐ
16,8
64
105
214
421
3
Lợi nhuận trước thuế, Tỷ VNĐ
2,02
5,1
6
8,3
29,4
4
Nộp ngân sách, Tỷ VNĐ
0,97
2,36
2,91
2,3
8,7
5
Nộp Tổng công ty, Triệu VNĐ
168
300
501
755
2.300
Nguồn: www.PVFC.com.vn
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy giai đoạn 2001 -2005 các chỉ tiêu kinh doanh đều rất tốt. Năm 2005 tổng tài sản lên tới 6.877 tỷ đồng, doanh thu năm 2005 là 421 tỷ đồng. Và đặc biệt 1016 tỷ là doanh thu đạt được năm 2006 một kết quả tuyệt vời cho một công ty tài chính mới như Tài Chính Dầu Khí các chỉ tiêu về lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu về nộp ngân sách đều vượt so với kế hoạch. Giai đoạn 2001 - 2003 là giai đoạn bắt đầu bước vào thị trường kết hợp với thời điểm 2001 -2003 người dân không mặn mà lắm với các hoạt động tài chính trên thị trường phi ngân hàng. Các chỉ tiêu đầu tư hay tổng tài sản của công ty cũng không cao là những khó khăn nhất định cho việc co được môt doanh thu và lợi nhuận đáng kể. Tuy vậy với những cố gắng của mình giai đoạn đầu tiên PVFC cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công nếu đưa ra so sánh với các công ty tài chính tại cùng thời điểm. Tốc độ tăng của các kết quả kinh doanh trong giai đoạn sẽ là những chỉ tiêu phản ảnh tốt nhất và cho ta nhìn nhận mọt cách dễ hiểu hơn về tốc độ tăng tương tương quan giưa là chỉ số trong kết quả kinh doanh.
Bảng 10: Tốc độ tăng của các kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: %
TT
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
1
Tổng tài sản
Tăng định gốc
0
241,9
705,6
1091,9
1810,3
Tăng Liên Hoàn
100
241,94
135,58
47,97
60,27
2
Doanh thu
Tăng định gốc
0
280,95
525
1173,81
2405,95
Tăng liên Hoàn
100
280,95
64,06
103,81
96,73
3
Lợi nhuận
trước thuế
Tăng định gốc
0
152,48
197,03
310,89
1355,45
Tăng liên Hoàn
100
152,48
17,65
38,33
254,22
4
Nộp ngân sách
Tăng định gốc
0
143,30
200
137,11
796,91
Tăng liên hoàn
100
143,30
23,31
-20,96
278,26
5
Nộp Tổng công ty
Tăng định gốc
0
78,57
198,21
349,40
1269,05
Tăng liên hoàn
100
78,57
67
50,70
204,64
Nguồn: Tổng hợp
Từ Bảng kết quả kinh doanh tổng hợp từ năm 2001 đến năm 2005 cho ta thấy được sự tăng trưởng mạnh của công ty trong những năm qua từ Tổng tài sản, Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, Thu nhập bình quân. sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty trong giai đoạn vừa qua cho thấy còn đường đúng đắn đã lựa chọn của công ty. Các chỉ tiêu tăng trưởng tốt từ thị trường và thương hiệu PVFC càng ngày càng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính là một minh chứng cho thấy được sức mạnh của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam trong lĩnh vực tài chính được thể hiện qua PVFC. Từ năm2001 đến năm 2005 số vốn tổng tài sản của PVFC tăng lên 6.517 tỷ đồng tăng hơn 18,1 lần so với năm 2001. đặc biệt trong chỉ số tăng liên hoàn năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 tăng 60,27%. So với tốc độ tăng liên hoàn của các năm trước thì đây không phải là một chỉ số cao nhưng nếu so sánh con số tài sản 4291 tỷ thì đó là một con số đáng kể cũng như so với năm 2004 con số này chỉ dừng lại ở con số 47,97%. Sự cải cách phù hợp với chiến lược thị trường, sự nhanh nhạy với thị trường tài chính của PVFC. Năm 2005 đánh dấu bằng việc các sản phẩm của PVFC trên thị trường tài chính được thị trường đánh giá cao và coi là một đối tác tin cậy cho các chương trình và dự án của các công ty.
Kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua cho thấy một chỉ số tăng trưởng mạnh vào thời điểm 2005 và các chỉ số tăng đều của các năm trước đó doanh thu năm 2005 tăng 404 tỷ so với năm 2001 và tăng 207 tỷ năm 2004. Lợi nhuận trước thuế tăng trong giai đoạn này cũng rất lớn tăng 21.4 tỷ so với năm 2004.
Sẽ có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho việc các chỉ số năm 2005 đều tăng vọt so với năm 2004 và các năm trước đó nhưng một sản phẩm mà năm 2005 đã bắt đầu có sự nóng lên từ ngay năm 2005 là đầu tư cố phiếu. để sau đó các chỉ số của công ty còn tăng lên rất nhiều vào thời điểm năm 2006 ( thời điểm các cơn sốt trên thị trường chứng khoán thực sự diễn ra). Năm 2006 cũng đánh dấu một mốc mới của PVFC khi doanh thu năm 2006 vượt 1000 tỷ đồng .
Trên quan điểm là nhà đầu tư chúng ta sẽ xem xét kết quả của hoạt động đầu tư của PVFC xét trên 3 lĩnh vực:
3.2.2. Kết quả của hoạt động đầu tư dự án:
Trong giai đoạn 2001-2006 lợi nhuận của vốn dành cho đầu tư luôn luôn ở mức khả quan tuy nhiên phải nói rằng 3 năm đầu tư 2001 -2003 vốn đầu tư chỉ vỏn vẹn 27,152 tỷ đến năm 2004 thỉ số này cũng rất bé chỉ 3,6 tỷ tuy vậy lợi nhuận trong cả 3 năm 2001-2003 chỉ vào khoảng 0.8 tỷ trong lúc năm 2004 là 3,333 tỷ. tất nhiên chúng ta luôn có tính đến độ trễ thời gian của dự án. Năm 2005 mức lợi nhuận lại giảm nhưng đến năm 2006 lợi nhuận lại tăng thêm 4,688 tỷ. Trong lúc đó khâu hao thu về trong 3 năm 2004,2005,2006 gần 3,7 tỷ.
Bảng 11: Kết qủa của hoạt động đầu tư Dự án.
Đơn vị: Tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
2001-2003
2004
2005
2006
1
Vốn đầu tư (đã giải ngân)
27,152
3,6
12,440
19,489
2
Doanh thu
21,993
18,826
18,931
22,499
3
Chi phí
19,554
15,492
16,532
17,914
4
Lợi nhuận
2,379
3,333
2,398
4,584
5
Khấu hao thu về
4,290
3,686
3,688
3,688
6
Lợi nhuận Tăng thêm/ Vốn đầu tư
0.087
0.265
-0.075
0.112
Nguồn: Báo cáo đầu tư
Như vậy kết quả đầu tư xét về mặt tài chính trong giai đoạn 2001-2006 là tương đối khả quan. Số vốn đầu tư được rải ngân là khá tốt với mức vốn đầu tư của công ty thì tỷ lệ số vốn đầu tư cho dự án ngày càng giảm (bảng 9) do cơ hội đồng vốn dành cho đầu tư dự án là thấp hơn so với các lĩnh vực đầu tư ở thời kỳ sau Tuy nhiên xét trên con số tuyệt đối thì luôn có sự tăng trưởng mạnh. Chỉ tiêu lợi nhuận tăng qua các năm, riêng 2005 có giảm sút tuy nhiên sang năm 2006 lại có một sự tăng tiến đáng kể tuy nhiên các kết quả trên chỉ phản ánh một cách tương đối vì hầu hết các kết quả đầu tư dự án lớn đều có độ trễ rất lớn nên khó có thể xem xét chính xác mức lợi nhuận năm nào cao nhất trên vốn đầu tư. Nếu ta giả sử vốn đầu tư phát huy hết tác dụng trong năm đó thì ta có đánh giá nhờ vào dòng kết quả cuối cùng của bảng trên. Ta thấy rằng hiệu suất đầu tư năm 2006 là cao nhất và hiệu suất thấp nhất thuộc về năm 2005
Đối với chính phủ và các công ty, tổng công ty khác PVFC là một trong những đối tác, kênh huy động vốn tốt thực hiện các đầu tư các dự án của mình. Các dự án mà PVFC đã tham gia dàn xếp vốn cũng là một thành công lớn của PVFC thời gian gần đây. Tuy nhiên ở đây PVFC đóng vai trò trung gian nên không coi là nhà đầu tư trong trường hợp này.
3.2.3. Kết quả của hoạt động đầu tư chứng từ có giá
Kết quả từ bảng sau giúp ta hiểu rõ hơn về doanh thu lợi nhuận của đầu tư vào lĩnh vực chứng từ có giá:
Bảng 12: Doanh thu và lợi nhuận của đầu tư CTCG qua các năm
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận
Tổng GT
Tỷ lệ tăng
Tổng GT
Tỷ lệ tăng
2001
56,691,250
8,589,583
2002
272,267,188
380.26%
41,252,604
380.26%
2003
2,397,285,576
780.49%
158,409,795
284.00%
2004
8,019,931,000
234.54%
373,754,821
135.94%
2005
19,072,486,556
137.81%
647,264,607
73.18%
2006
24,532,430,132
28.63%
704,764,433
8.88%
Xét trên quan điểm kinh doanh lấy lợi nhuận hàng năm ra làm chuẩn thì những năm 2002 và 2003 là những năm có tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận là cao nhất. và đến năm 2006 thì tỷ lệ tăng trưởng là rất thấp 8,88%. Tuy nhiên với một số vốn đầu tư cho dự án năm 2006 tăng hơn hẳn so với các năm trước mà kết quả của các đầu tư Chứng từ có giá cũng phải có một thời gian khá dài mới khẳng định được hiệu quả (Độ trễ về thời gian) do vậy doanh thu của năm 2006 là thấp tương đối so với mức chi cho đầu tư Chứng từ có giá năm 2006 chính vì vậy có một tỷ lệ tăng trưởng dưới một con số khác hẳn với các năm trước là 2 thậm chí là 3 con số.
Những đóng góp của PVFC trong việc tham gia vào mua các CTCG đã thúc đẩy thị trường này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn và là một trong những đơn vị chiến lược trong việc thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam thêm sôi động góp phần tích cực vào việc giúp các đơn vị có đủ lượng vốn để thực hiện các công trình đầu tư của mình.
3. 2.4. Kết quả của hoạt động Đầu tư cổ phần:
Có 2 cách tham gia vào thị trường đầu tư cổ phần của PVFC
- Tham gia đầu tư kinh doanh cô phiếu niêm yết
- Tham gia hoạt động đầu tư OTC
Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh cổ phiếu niêm yết
Đơn vị tính: Triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
03 quý 2006
Doanh thu
342.709
306.077
6.659.177
Tỷ suất LN
16.14 %
14 %
33.53%
Nguồn : Phòng đầu tư PVFC
Việc kinh doanh cô phiếu niêm yết chỉ được coi là chính thức tại thời điểm 2004 trước đó là không đáng kể. tuy vậy tỷ lệ lợi nhuận vẫn đạt rất cao hơn 16% và cùng với cơn sốt của thị trường chứng khoán 2006 tỷ suất lợi nhuận đã là 33,53%. Các năm 2004, 2005 tỷ lệ lợi nhuận cũng khá cao tuy vậy lĩnh vực kinh doanh cô phiếu rất ít được quan tâm một phần là do tâm lý lo ngại về thị trường cô phiếu ở Việt Nam và thói quen đầu tư của Các công ty Tài chính là vẫn dành nhiều cho đầu tư dự án. Một lý do nữa là nhân sự cho việc đầu tư cô phần cũng cần được đào tạo và trải nghiệm qua thị trường nên đến tận những năm sau hoạt động đầu tư này mới càng được chú trọng
Hoạt động đầu tư OTC cũng chỉ mới được bắt đầu vào năm 2005 nhưng cũng gặt hái được nhiều thành công nhất định. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận không phải là quá cao nhưng dựa vào một số vốn lớn hoạt động OTC cũng đã đem lại một nguồn thu rất lơn trong năm qua. Hoạt động OTC xét trên một phương diện nào đó nếu trong năm 2005, 2006 có một sự tích cực nhất định hơn và chủ động hơn thì lợi nhuận thu được từ hoạt động này hoàn toàn không nhỏ. Với diễn biến năm 2006 cũng cho thấy rằng PVFC chưa thật chú trọng các hoạt động OTC ngay từ đầu nên kết quả chưa được như mong muốn
3. 2.5. Các hiệu quả chung đạt được:
Ngoài những kết quả cụ thể cho từng lĩnh vựcđầu tư cụ thể thì việc đầu tư của công ty trong những năm qua đã đưa lại những kết quả và hiệu quả cũng như những ngoại ứng tích cực của nó. Từ các chỉ tiêu tài chính đến các chỉ tiêu về kinh tế xã hội mà nó đạt được
- Doanh thu tăng thêm : Doanh thu tăng thêm trong những năm qua có một sự tăng trưởng nhất định trong thời điểm 2001 -2004 và tăng lên mạnh mẽ năm 2005 với doanh thu 421 tỷ và Năm 2006 là hơn 1013 tỷ đồng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh thu cũng như các chỉ tiểu khác khi đánh giá sự thành công của PVFC đã cho thấy sự thành công nhất định trên thị trường tài chính của PVFC càng ngày càng được khẳng định vai trò chỗ đứng của mình trên thị trường. Năm 2001 đến năm 2004 các tỷ lệ tăng định gốc ở mức trung bình và đến năm 2005 và theo kết qua mới đây năm 2006 thì mức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3035.doc